Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm hệ thống làm lạnh bay hơi sử dụng chất hút ẩm lỏng

Bài báo trình bày nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm hệ thống làm lạnh bay hơi sử dụng chất hút ẩm lỏng, trong đó tập trung vào hai thiết bị chính của hệ thống là tháp tách ẩm (thiết bị tách ẩm) và tháp tái sinh (thiết bị hoàn nguyên).

Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm hệ thống làm lạnh bay hơi sử dụng chất hút ẩm lỏng trang 1

Trang 1

Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm hệ thống làm lạnh bay hơi sử dụng chất hút ẩm lỏng trang 2

Trang 2

Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm hệ thống làm lạnh bay hơi sử dụng chất hút ẩm lỏng trang 3

Trang 3

Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm hệ thống làm lạnh bay hơi sử dụng chất hút ẩm lỏng trang 4

Trang 4

Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm hệ thống làm lạnh bay hơi sử dụng chất hút ẩm lỏng trang 5

Trang 5

Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm hệ thống làm lạnh bay hơi sử dụng chất hút ẩm lỏng trang 6

Trang 6

Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm hệ thống làm lạnh bay hơi sử dụng chất hút ẩm lỏng trang 7

Trang 7

Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm hệ thống làm lạnh bay hơi sử dụng chất hút ẩm lỏng trang 8

Trang 8

Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm hệ thống làm lạnh bay hơi sử dụng chất hút ẩm lỏng trang 9

Trang 9

pdf 9 trang Danh Thịnh 12/01/2024 2760
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm hệ thống làm lạnh bay hơi sử dụng chất hút ẩm lỏng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm hệ thống làm lạnh bay hơi sử dụng chất hút ẩm lỏng

Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm hệ thống làm lạnh bay hơi sử dụng chất hút ẩm lỏng
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 20, SỐ K1-2017 
11 
Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm hệ 
thống làm lạnh bay hơi sử dụng chất hút ẩm 
lỏng 
Nguyễn Thế Bảo 
 
Tóm tắt— Bài báo trình bày nghiên cứu lý thuyết 
và thực nghiệm hệ thống làm lạnh bay hơi sử dụng 
chất hút ẩm lỏng, trong đó tập trung vào hai thiết bị 
chính của hệ thống là tháp tách ẩm (thiết bị tách ẩm) 
và tháp tái sinh (thiết bị hoàn nguyên). Kết quả giữa 
lý thuyết và thực nghiệm cho thấy lý thuyết phân tích 
nói chung và chương trình mô phỏng nói riêng cho 
độ chính xác và tin cậy chấp nhận được. Từ đó, 
chương trình mô phỏng này có thể được dùng mô 
phỏng các hệ thống làm lạnh bay hơi sử dụng chất 
hút ẩm cũng như để phân tích kinh tế - kỹ thuật và 
đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ làm lạnh bay 
hơi sử dụng chất hút ẩm lỏng trong các hệ thống điều 
hòa không khí vào Việt Nam. 
Từ khóa— điều hòa không khí, làm lạnh bay hơi, 
chất hút ẩm, chất hút ẩm lỏng. 
1 TỔNG QUAN 
iệt Nam là quốc gia nằm trong vùng khí hậu 
nhiệt đới. Theo các thống kê thì công suất 
điện tiêu cho hệ thống điều hòa trong các công 
trình như cao ốc văn phòng, khách sạn chiếm từ 
50-75% tổng lượng điện tiêu thụ [1]. Mặc dù hiện 
nay có rất nhiều hệ thống điều hòa không khí được 
cải tiến nhằm tiết kiệm năng lượng như hệ thống 
điều hòa trung tâm có lưu lượng nước, lưu lượng 
gió thay đổi theo phụ tải,...v.v. trên cơ sở hiệu 
chỉnh năng suất lạnh sát với phụ tải thực tế, tuy 
nhiên các hệ thống này đều sử dụng nguồn năng 
lượng cao cấp là điện. Các hệ thống điều hòa nói 
Bài nhận ngày 07 tháng 11 năm 2016, hoàn chỉnh sửa chữa 
ngày 12 tháng 4 năm 2017. 
Bài báo này là một phần kết quả của Đề tài Nghiên cứu 
Khoa học “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ làm lạnh bay hơi 
nước dùng chất hút ẩm dạng lỏng trong một số hệ thống điều 
hòa không khí” năm 2010 do Sở Khoa học và Công nghệ 
TP.HCM cấp kinh phí. 
Nguyễn Thế Bảo - Viện Phát triển Năng lượng Bền vững 
ISED (e-mail: drthebao@gmail.com). 
trên đều phải làm lạnh cả nhiệt hiện lẫn nhiệt ẩn, 
mà lượng nhiệt ẩn thường chiếm từ 20%-60% tổng 
năng suất lạnh tùy loại công trình văn phòng, nhà 
hàng, siêu thị, điều kiện thời tiết bên ngoài. Vì vậy 
hệ thống điều hòa thông thường phải tốn lượng 
điện để khử đi lượng nhiệt ẩn rất đáng kể. Để khắc 
phục vấn đề trên, một trong số các giải pháp được 
đánh giá cao là kết hợp hệ thống điều hoà với chất 
hút ẩm rắn hoặc lỏng để khử đi phần nhiệt ẩn 
không cần dùng nguồn năng lượng cao cấp điện 
mà chỉ sử dụng năng lượng mặt trời hay nguồn 
nhiệt thải thế năng thấp sẵn có, giúp tiết kiệm được 
điện năng tiêu thụ đáng kể. 
Có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới về lý 
thuyết và thực nghiệm công nghệ làm lạnh bay hơi 
sử dụng chất hút ẩm lỏng hay rắn cho điều hòa 
không khí [2,3]. Liu và cộng sự [4] đã so sánh hoạt 
động của hai loại chất hút ẩm thông dụng là LiCl 
và LiBr và kết luận rằng LiCl tách ẩm tốt hơn 
LiBr, trong khi LiBr lại thực hiện việc tái tạo tốt 
hơn. Luo và cộng sự [5] đã nghiên cứu hai loại 
tháp tách ẩm thong dụng là loại tháp đoạn nhiệt 
(adiabatic dehumidifier) và loại làm lạnh bên trong 
(internally cooled dehumidifier). Loại đoạn nhiệt 
tuy đơn giản hơn nhưng sự gia nhiệt trong quá 
trình tách ẩm làm giảm hiệu suất thiết bị. Nhược 
điểm này được khắc phục bằng loại tháp tách ẩm 
làm lạnh bên trong. Xiong và cộng sự [6] đã đề 
xuất loại thiết bị tách ẩm hai tầng (two-stage 
dehumidification unit) kết hợp phân tích exergy. 
Trong thiết bị này không khí đi qua dung dịch 
CaCl2 trước khi qua dung dịch LiCl. Ưu điểm của 
quá trình tiền tách ẩm sử dụng CaCl2 là giảm bớt 
sự không thuận nghịch của quá trình tách ẩm. Mặt 
khác, trong quá trình tái tạo thì LiCl được tái tạo 
trước rồi đến CaCl2. Hiệu suất nhiệt của thiết bị 
này được báo cáo đạt 73% trong khi hiệu suất 
exergy đạt 23%. Trong hướng nghiên cứu khác, 
Kim và cộng sự [7] đã làm nghiên cứu hệ thống 
làm lạnh bay hơi kết hợp thiết bị tách ẩm lỏng sử 
V 
12 SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 20, No.K1- 2017 
dụng 100% không khí tươi ngoài trời và cho thấy 
hệ thống này sử dụng 51% tải lạnh ít hơn loại 
VAV thông thường. Khalil [8] đã kết hợp hệ thống 
tách ẩm sử dụng LiCl với hệ thống lạnh sử dụng 
máy nến thong thường và cho kết quả hệ thống này 
tiết kiệm được 53% hằng năm so với hệ thống lạnh 
máy nén thông thường. 
Các mô hình toán cho thiết bị tách ẩm sử dụng 
chất hút ẩm dạng lỏng cũng được nhiều tác giả 
nghiên cứu, từ mô hình truyền chất động học [9], 
mạng thần kinh nhân tạo (artificial neural network) 
[10], mô hình dựa trên phương pháp Runge-Kutta 
[11] đến phương pháp phân tích đơn giản [12]. 
Đặc điểm chung của các nghiên cứu này là không 
tách riêng từng thiết bị (tháp tách ẩm, thiết bị tái 
tạo, tháp làm mát, thiết bị làm mát) theo từng 
module để dễ viết chương trình mô phỏng 
(simulation) cho hệ thống làm lạnh bay hơi sử 
dụng chất hút ẩm dạng lỏng. Vì vậy bài báo này sẽ 
tập trung theo hướng module hóa về mặt toán học 
cho từng thiết bị. 
Vấn đề chất hút ẩm bị cuốn theo vào không gian 
điều hòa do hệ thống hở cũng đã được nhiều tác 
giả nghiên cứu và tìm cách khắc phục. Một giải 
pháp là cho không khí đi qua màng xốp cực nhỏ 
(micro-porous membrane)để hạn chế việc chất hút 
ẩm bị cuốn theo [13]. Kumar và công sự [14] đề 
xuất sử dụng hai vòng tuần hoàn chất hút ẩm lỏng 
riêng lẻ, mỗi vòng tuần hoàn sử dụng nhiều bộ hấp 
thụ dựa trên thiết kế màng rơi (falling film based 
absorbers). Đề xuất này không những hạn chế việc 
chất hút ẩm bị cuốn vào hệ thống đồng thời còn 
giúp tăng hệ số COP của hệ thống nói chung. 
Ở Việt Nam có khá ít công trình nghiên cứu về 
công nghệ này [15, 16]. Vì vậy bài báo này mong 
muốn góp một phần vào việc nghiên cứu khả năng 
ứng dụng công nghệ làm lạnh bay hơi sử dụng chất 
hút ẩm lỏng cho điều hòa không khí tại Việt Nam. 
2 PHÂN TÍCH LỰA CHỌN HỆ THỐNG 
Phương pháp tách ẩm bằng chất hút ẩm để làm 
khô không khí có thể ... a = 
a
aiDaV

4000 < Rea < 60.000; 0,3 < Sc < 3.000 
Hệ số tỏa nhiệt trên bề mặt không khí được tính 
bằng tương quan Reynolds theo [18]: 
3/2
)(LemhpmCcak (10) 
Trong đó hệ số Lewis Le = Sc/Pra 
Sc – là hệ số Schmidt, xác định bằng: Sc = ν / D, 
với ν là độ nhớt động học và D là hệ số khuếch tán 
khối lượng được tính theo công thức: 
3/2
1/3 1/3 2
A BA B
435,7T 1 1
D= +
μ μp(V +V )
Trong đó T, p, V và µ lần lượt là nhiệt độ, áp 
suất, thể tích và độ nhớt của không khí, 
Hệ số tỏa nhiệt bề mặt dung dịch cho dòng chảy 
tầng của lớp mỏng được xác định là: 
33,0
Pr11,0
Re67,0 
La
Sr
ssNu (11) 
với Res < 2300 
Trong đó: 
a
s


4
Re ; 
iDTN
sG
  (12) 
Giảm chiều dày lớp CHA cho pha đơn xác định 
theo công thức: 
 với 
3/1
81,9
2
3
0 

s
s
S

Res < 1600 (13) 
Cho dòng song song hai pha đi xuống khi pha 
hơi tách riêng ra nó trở thành : 
S = [1 – 0,022(Va – 4)]So (14) 
3/1
Re9085,0 s
S
TS (15) 
Hệ số tỏa nhiệt liên kết là: 
h
rS
sKsNu
s (16) 
Hệ số tỏa nhiệt phía nước được xác định theo 
[17] 
,
3/1
Pr
55,0
Re36,0 wwwNu 
2000 < Rew <1.000.000 (17) 
eqD
wKwNu
wh (18) 
Trong đó: 
oD
oDtP
eqD
 8/
2
423,0
2
8 
 (19) 
Tiết diện dòng 
tP
sBoDtPsD
sa
 (20) 
Hệ số truyền nhiệt tổng từ dung dịch đến nước 
là: 
wK
oD
iD
oD
whwU 2
ln
11
 0002,0
1
shiD
oD
 (21) 
Trong đó, số hạng cuối cùng là giá trị đặc trưng 
cho hệ số sai số của phép đo. 
3.2 Bình tái tạo (regenerator) 
Dựa trên phương trình cân bằng năng lượng và 
cân bằng chất của dòng chảy đều đặn ta có: 
Phương trình cân bằng chất : 
Cho không khí: 
 aewPmh
dZ
ad
aG 

 (22) 
Cho dung dịch: 
 aewPmh
dZ
sdC
sG  (23) 
Phương trình cân bằng năng lượng: 
Cho không khí: 
 aTsTaPaU
dZ
adT
pmCaG (24) 
Cho dung dịch : 
fg
I
dZ
ad
aGaTsTaPaU
dZ
sdI
sG

 (25) 
Hệ số truyền nhiệt và truyền chất trong các công 
thức trên được xác định là: 
Cho dòng giới hạn của khí, số Nusselt được cho 
bởi [19]: 
  
 13/2Pr
2
7,121
2/1000RePr
f
af
Nu (26) 
Khoảng cho phép là: 0,5 < Pr < 200 
 2300 < Rea < 5x 106 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 20, SỐ K1-2017 
15 
Ở đây: 28,3Reln58,1
1
 a
f
 (27) 
Hệ số truyền nhiệt: 
h
D
aKNu
ch
 (28) 
Trong đó Dh là đường kính trong nước. Dùng 
phép ngoại suy của Reynold 
 3/2Le
pmCmh
ch 
 (29) 
Hệ số truyền chất hm được xác định từ: 
 3/2LepmC
ch
mh (30) 
Chương trình mô phỏng hệ thống dựa trên các 
phương trình truyền nhiệt và truyền chất, các thông 
số nhiệt động của các chất tham gia vào quá trình 
như không khí, nước và dung dịch hấp thụ dựa trên 
các công thức hay số liệu thực nghiệm được sử 
dụng rộng rãi để tính toán hệ thống điều hòa 
truyền thống, riêng dung dịch chất hút ẩm lỏng 
được tính theo tài liệu [20]. 
4 MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM. 
Mô hình thực nghiệm nghiên cứu quá trình hút 
ẩm bằng chất hút ẩm lỏng để ứng dụng trong hệ 
thống điều hòa không khí. Sơ đồ nguyên lý hệ 
thống được trình bày trên Hình 4 và mô hình thực 
nghiệm được thể hiện Hình 5. 
Do trong thực nghiệm nhiệt độ dung dịch đậm 
đặc trước khi vào tháp tách ẩm ta yêu cầu khoảng 
(20÷35)0C, do đó nước làm mát dung dịch có thể 
là nước sinh hoạt hoặc nước lạnh từ máy làm lạnh 
nước (máy lạnh water chiller). Nên mô hình gồm 
có một máy lạnh water chiller để làm lạnh dung 
dịch khi qui trình yêu cầu nhiệt độ thấp và một 
tháp giải nhiệt nước làm mát dung dịch khi nhiệt 
độ dung dịch yêu cầu không quá thấp. 
Hình 4. Sơ đồ nguyên lý hệ thống thực nghiệm 
Tháp tách ẩm 
Tháp hoàn nguyên 
Van 3 ngã 
Van 3 ngã 
Máy lạnh 
Water Chiller 
Bình chứa dd 
LiCl/CaCl2 đđ 
Bình chứa dd 
LiCl/CaCl2 loãng 
Bình 
ngưng tụ 
Máy nén 
Bơm nước lạnh 
Bơmdd LiCl/CaCl2 
đđ 
Không khí 
hoàn nguyên 
Không khí 
ngoài trời 
Không khí đã làm khô đưa vào không 
gian ĐHKK 
Không khí thải ra ngoài Tháp giải 
nhiệt nước 
Không khí cần xử lý (khử ẩm) 
Dung dịch Không khí 
Z 
dZ 
ωa, Ia, Ta ωs, Is, Ts 
ωa + dωa ωs + dωs 
Ia + dIa Is + dIs 
Hình 3. Cân bằng nhiệt và chất qua tháp tái tạo 
Hình 5. Hệ thống thực nghiệm 
Tháp tách ẩm 
Tháp giải nhiệt Tháp hoàn nguyên 
Máy lạnh 
Chiller 
Hệ thống gia nhiệt 
16 SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 20, No.K1- 2017 
5 SO SÁNH KẾT QUẢ LÝ THUYẾT VÀ THỰC 
NGHIỆM. 
Từ lý thuyết trình bày trong phần trên, một 
chương trình mô phỏng đã được viết [15,16]. Kết 
quả thực nhiệm với không khí vào tháp với các 
thông số t = 34oC, ϕ = 70%. Dung dịch đậm đặc 
vào tháp tách ẩm với lưu lượng 4lít/phút (lưu 
lượng dung dịch vào hai tháp như nhau), nồng độ 
= 40%, nhiệt độ dung dịch = 27oC và nhiệt độ 
dung dịch hoàn nguyên dung dịch =75oC. Thay đổi 
tốc độ không khí vào (tốc độ không khí vào hai 
tháp là như nhau) và đo các thông số đầu ra ứng 
với từng tốc độ tương ứng. 
Chạy chương trình mô phỏng với các thông số 
như trên, so sánh kết quả của chương trình với các 
số liệu thực nghiệm và được thể hiện dưới dạng đồ 
thị như dưới đây: 
 Tháp Tách ẩm 
Sai lệch nhiệt độ, độ ẩm tương đối và nhiệt độ 
dung dịch trong tháp tách ẩm giữa thực nghiệm và 
lý thuyết thể hiện lần lượt trên các Hình 6, 7 & 8. 
Biên dạng của hai đồ thị tương đối giống nhau, độ 
sai lệch lần lượt khoảng 7%, 11% & 10% tương 
ứng. 
 Tháp Tái Sinh 
Tương tự, sai lệch nhiệt độ, độ ẩm tương đối và 
nhiệt độ dung dịch trong tháp tái sinh giữa thí 
nghiệm và chương trình mô phỏng thể hiện lần 
lượt trên các Hình 9, 10 & 11. Biên dạng của hai 
đồ thị tương đối giống nhau, độ sai lệch lần lượt 
khoảng 10%, 23% & 4% tương ứng. 
Qua kết quả tính toán lý thuyết và thực nghiệm, 
sai số trung bình đối với nhiệt độ không khí là 
11%, độ ẩm tương đối là 23%, nhiệt độ dung dịch 
là 11%. Các sai số này bao gồm sai số các thiết bị 
đo, sai số do bố trí các thiết bị đo chưa thích hợp, 
sai số do hệ thống chưa thật hoàn chỉnh, v.v. 
Kết quả so sánh giữa tính toán lý thuyết từ 
chương trình mô phỏng và mô hình thực nghiệm 
cho thấy lý thuyết phân tích ở trên cũng như 
chương trình mô phỏng cho ra các kết quả tương 
đối xác thực tế và có thể ứng dụng để mô phỏng 
các thiết hút ẩm và tái sinh hay cả hệ thống làm 
Hình 6. Sự sai lệch nhiệt độ trong tháp tách ẩm 
giữa lý thuyết và thực nghiệm 
Hình 7. Sự sai lệch độ ẩm tương đối trong tháp tách ẩm 
giữa lý thuyết và thực nghiệm 
Hình 8. Sự sai lệch nhiệt độ dung dịch trong tháp tách 
ẩm giữa lý thuyết và thực nghiệm 
Hình 9. Sự sai lệch nhiệt độ trong tháp tái sinh giữa 
lý thuyết và thực nghiệm 
Hình 10. Sự sai lệch độ ẩm tương đối trong tháp tái 
sinh giữa lý thuyết và thực nghiệm 
Hình 11. Sự sai lệch nhiệt độ dung dịch trong tháp tái 
sinh giữa lý thuyết và thực nghiệm 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 20, SỐ K1-2017 
17 
điều hòa không khí có sử dụng chất hút ẩm. 
Chương trình mô phỏng này đã được dùng để phân 
tích kinh tế - kỹ thuật giữa hệ thống làm lạnh bay 
hơi sử dụng chất hút ẩm lỏng trong các hệ thống 
điều hòa không khí (ĐHKK), hệ thông ĐHKK sử 
dụng máy nén giải nhiệt nước, hệ thống ĐHKK sử 
dụng máy nén giải nhiệt gió cho dãi tải lạnh từ 20 
tấn lạnh (RT) đến 60 RT [15, 16]. Kết quả cho 
thấy mặc dù chi phí đầu tư cho hệ thống làm lạnh 
bay hơi cao hơn, nhưng bù lại chi phí vận hành 
thấp hơn. Trong dãi công suất nói trên (20 – 60 
RT), thời gian hoàn vốn của hệ thống làm lạnh bay 
hơi sử dụng chất hút ẩm lỏng là 0,68 đến 0,40 năm 
so với hệ thông ĐHKK sử dụng máy nén giải nhiệt 
nước và 1,05 đến 0,61 năm đối với hệ thống 
ĐHKK sử dụng máy nén giải nhiệt gió (tải lạnh 
càng lớn hoàn vốn càng nhanh). 
6 KẾT LUẬN 
Bài báo đã tiến hành nghiên cứu lý thuyết và 
thực nghiệm hệ thống làm lạnh bay hơi sử dụng 
chất hút ẩm lỏng, trong đó tập trung vào hai thiết 
bị chính của hệ thống là tháp tách ẩm (thiết bị tách 
ẩm) và tháp tái sinh (thiết bị hoàn nguyên). Kết 
quả giữa lý thuyết và thực nghiệm cho thấy lý 
thuyết phân tích nói chung và chương trình mô 
phỏng nói riêng cho độ chính xác và tin cậy chấp 
nhận được. Từ đó, chương trình mô phỏng này có 
thể được dùng mô phỏng các hệ thống làm lạnh 
bay hơi sử dụng chất hút ẩm cũng như để phân tích 
kinh tế - kỹ thuật và đánh giá khả năng ứng dụng 
công nghệ làm lạnh bay hơi sử dụng chất hút ẩm 
lỏng trong các hệ thống điều hòa không khí vào 
Việt Nam. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Nguyễn Thế Bảo, Bảo toàn và quản lý năng lượng 
trong công nghiệp và trong các tòa nhà. Nhà Xuất 
Bản Khoa Học và Kỹ Thuật, 2015. 
[2]. Daou K., Wang R.Z. and Xia Z.Z , “Desiccant cooling 
air conditioning: a review”, Renewable and 
Sustainable Reviews, vol. 10, no. 2, pp. 55-77, 2006. 
[3]. Sahlot M. & Riffat S.B. , “Desiccant cooling systems: 
a review”, International Journal of Low-Carbon 
Technologies (11) 489-505, 2016. 
[4]. Liu XH, Yi XQ, Jiang Y , “Mass transfer performance 
comparison of two commonly used liquid desiccants: 
LiBr and LiCl”, Energy Conservation Management, 
vol. 52, no. 1, pp. 180-190, 2011. 
[5]. Luo YM, Yang HX, Lu L , “A review of 
mathematical models for predicting the heat and mass 
transfer process in the liquid desiccant dehumidifier”, 
Renewable and Sustainable Energy Review, vol. 31, 
pp. 587-599, 2014. 
[6]. Xiong ZQ, Dai YJ, Wang RZ, “Development of a 
novel two-stage liquid desiccant dehumidification 
system assisted by CaCl2 solution using exergy 
analysis method”, Applied Energy, vol. 87, no. 5, pp. 
1495-1504, 2010. 
[7]. Kim MH, Park JS, Jeong JW, “Energy saving 
potential of liquid desiccant in evaporative-cooling 
assisted 100% outdoor air system”, Energy, vol. 59, 
pp. 726-736, 2013. 
[8]. Khalil A, “An experimental study on multi-purpose 
desiccant integrated vapor-compression air-
conditioning system”, International Journal Energy 
Resources, vol. 36, no. 4, pp. 535-544, 2012. 
[9]. Li XW, Zhang XS, Wang F, “A kinetic mass transfer 
model of liquid dehumidification for liquid desiccant 
cooling system”, Energy Buildings, vol. 61, pp. 93-99, 
2013. 
[10]. Gandhidasan P & Mohandes MA, “Artificial neural 
network analysis of liquid desiccant dehumidification 
system”, Energy, vol. 36, no. 2, pp. 1180-1186, 2011. 
[11]. Koronaki IP, Christodoulaki RI, Papaefthimiou VD, 
“Thermodynamic analysis of a counter flow adiabatic 
dehumidifier with different liquid desiccant 
materials”, Applied Thermal Engineering, vol. 50, no. 
1, pp. 361-373, 2013. 
[12]. Bassuoni MM, “A simple analytical method to 
estimate all exit parameters of a cross-flow air 
dehumidifier using liquid desiccant”, Journal of 
Advanced Resources, vol. 5, no. 2, pp. 175-182, 2014. 
[13]. Jain S, Tripathi S, Das RS, “Eperimental performance 
of a liquid desiccant demumidification system under 
tropical climates”, Energy Conservation Management 
vol. 52, no. 6, pp. 2461-2466, 2011. 
[14]. Kumar R, Dhar PL, Jain S, “Multi absorber stand 
alone liquid desiccant air-conditioning systems for 
higher performance”, Solar Energy, vol. 83, no. 5, pp. 
761 -772, 2009. 
[15]. Nguyễn Thế Bảo, Nghiên cứu ứng dụng công nghệ 
làm lạnh bay hơi nước dùng chất hút ẩm dạng lỏng 
trong một số hệ thống điều hòa không khí, Đề tài 
Nghiên cứu Khoa học Sở KH & CN TP. HCM, 2010. 
[16]. Nguyễn Thế Bảo & Lâm Thanh Hùng, “Sơ đồ mô 
phỏng hệ thống làm lạnh bay hơi có sử dụng chất hút 
ẩm Lithium Choloride trong điều hòa không khí nhằm 
tiết kiệm năng lượng”, Tạp chí Năng lượng Nhiệt, số 
92 (3) 1-5, 2010. 
[17]. J. Holman et al., Heat Transfer. McGraw-Hill 
Education Boston, 10th ed ed., 2010. 
[18]. Yunus A. Cengel, (2006) Heat and Mass Transfer: A 
Practical Approach (Third Edition). McGraw-Hill, 
Inc. 
[19]. Shan K. Wang (2000). Handbook of Air Conditioning 
and Refrigeration (Second Edition). McGraw-Hill, 
18 SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 20, No.K1- 2017 
Inc. 
[20]. Conde, M (2004). Aqueous solutions of lithium and 
calcium chlorides: - Property formulation for use in 
air conditioning equipment design. M. Conde 
Engineering, Zurich. 
Nguyễn Thế Bảo sinh năm 1966 tại Sài Gòn, 
Việt Nam. Ông Bảo tốt nghiệp Kỹ sư tại trường 
ĐHBK TP HCM năm 1989, tốt nghiệp Thạc sỹ 
Đại học Murdoch (Perth, Úc) năm 1994 và hoàn 
thành Tiến sỹ Đại học Murdoch (Perth, Úc) năm 
1998. 
 Từ năm 1990 đến 2008, ông Bảo là Giảng 
viên trường ĐHBK – Đại học Quốc gia TP HCM. 
Hiện nay Ông là Viện Trưởng Viện Phát triển 
Năng lượng Bền vững ISED đồng thời là Giảng 
viên thỉnh giảng tại trường ĐHBK – Đại học Quốc 
gia TP HCM và trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật 
TP.HCM. Ông đã xuất bản 4 cuốn sách chuyên 
ngành và có 34 bài báo đăng trên các tạp chí khoa 
học trong và ngoài nước trong các lĩnh vực: Lạnh 
& ĐHKK, Tiết kiệm & sử dụng hiệu quả năng 
lượng; Năng lượng tái tạo (Năng lượng mặt trời & 
Năng lượng gió). 
TS. Bảo được Bằng khen của 
UBND TP. HCM năm 2003 
“Vì những đóng góp trong sự 
nghiệp CNH, HĐH Thành 
phố” và Bằng khen của Bộ 
trưởng Bộ LĐ, TB & XH năm 
2010 vì “Có thành tích xuất 
sắc trong công tác đào tạo 
nghề » 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 20, SỐ K1-2017 
19 
A numerable and experimental study of 
evaporative cooling systems using liquid 
desiccants 
Nguyen The Bao 
Institute of Sustainable Energy 
Abstract— The paper presents a numerable and experimental study of evaporative cooling systems using 
liquid desiccants, especially focusing on two mains equipment of the systems including the dehumidifier 
and regenerator. A simulation program for evaporative cooling systems using liquid desiccants has been 
written based on the numerable study of this research. The results of the numerable and experimental 
study are very comparative, proving that the simulation program can be used to simulate the evaporative 
cooling systems using liquid desiccants in order to analyze the feasibility of these systems in Vietnam for 
energy conservation purposes. 
Index Terms— air conditioning, evaporative cooling, desiccants, liquid desiccants. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_ly_thuyet_va_thuc_nghiem_he_thong_lam_lanh_bay_ho.pdf