Nghiên cứu, hoàn thiện hệ hóa phẩm xử lý nhiễm bẩn vô cơ vùng cận đáy giếng trong vỉa cát kết nhằm nâng cao hiệu quả khai thác dầu
Công nghệ sử dụng hóa phẩm để xử lý vùng cận đáy giếng giúp loại bỏ nhiễm bẩn vô cơ là giải pháp hữu hiệu để phục hồi năng suất
giếng, nâng cao hiệu quả khai thác. Tuy nhiên vào giai đoạn khai thác cuối của mỏ, xuất hiện sự suy giảm áp suất vỉa, gia tăng hàm lượng
nước trong dòng dầu khai thác và biến đổi tính chất dầu thô. nên các hệ hóa phẩm cần được nghiên cứu, hoàn thiện.
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu hoàn thiện hệ hóa phẩm xử lý vùng cận đáy cho đối tượng cát kết tại mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng
với mục đích tối ưu thành phần các acid trong hệ hóa phẩm, nghiên cứu bổ sung phụ gia để nâng cao hiệu quả phòng ngừa kết tủa thứ
cấp và phụ gia để cải thiện tính tương hợp của hệ hóa phẩm với lưu thể vỉa
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu, hoàn thiện hệ hóa phẩm xử lý nhiễm bẩn vô cơ vùng cận đáy giếng trong vỉa cát kết nhằm nâng cao hiệu quả khai thác dầu
49DẦU KHÍ - SỐ 1/2021 PETROVIETNAM NGHIÊN CỨU, HOÀN THIỆN HỆ HÓA PHẨM XỬ LÝ NHIỄM BẨN VÔ CƠ VÙNG CẬN ĐÁY GIẾNG TRONG VỈA CÁT KẾT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC DẦU TẠP CHÍ DẦU KHÍ Số 1 - 2021, trang 49 - 57 ISSN 2615-9902 Lê Văn Công1, 2, Phạm Ngọc Sơn1, Đỗ Thành Trung1, Nguyễn Văn Ngọ1, Nguyễn Quốc Dũng3 1Tổng công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí - CTCP (PVChem) 2Đại học Bách khoa Hà Nội 3Liên doanh Việt - Nga “Vietsovpetro” Email: conglv@pvchem.com.vn https://doi.org/10.47800/PVJ.2021.01-03 Tóm tắt Công nghệ sử dụng hóa phẩm để xử lý vùng cận đáy giếng giúp loại bỏ nhiễm bẩn vô cơ là giải pháp hữu hiệu để phục hồi năng suất giếng, nâng cao hiệu quả khai thác. Tuy nhiên vào giai đoạn khai thác cuối của mỏ, xuất hiện sự suy giảm áp suất vỉa, gia tăng hàm lượng nước trong dòng dầu khai thác và biến đổi tính chất dầu thô... nên các hệ hóa phẩm cần được nghiên cứu, hoàn thiện. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu hoàn thiện hệ hóa phẩm xử lý vùng cận đáy cho đối tượng cát kết tại mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng với mục đích tối ưu thành phần các acid trong hệ hóa phẩm, nghiên cứu bổ sung phụ gia để nâng cao hiệu quả phòng ngừa kết tủa thứ cấp và phụ gia để cải thiện tính tương hợp của hệ hóa phẩm với lưu thể vỉa. Từ khóa: Xử lý acid, vùng cận đáy giếng, cát kết, nhiễm bẩn vô cơ, nâng cao hiệu quả khai thác dầu. 1. Giới thiệu Trong quá trình khai thác dầu khí, các dạng nhiễm bẩn vô cơ (lắng đọng muối CaCO3, MgCO3, các khoáng sét, SiO2...) là dạng nhiễm bẩn thường gặp và là yếu tố gây nhiễm bẩn vùng cận đáy giếng, dẫn đến suy giảm sản lượng khai thác. Vì vậy, công nghệ xử lý vùng cận đáy giếng bằng các hệ hóa phẩm khác nhau nhằm loại bỏ các dạng nhiễm bẩn vô cơ là giải pháp hữu hiệu để phục hồi năng suất giếng, nâng cao hiệu quả khai thác. Một trong các hệ hóa phẩm đã được nghiên cứu và đưa vào áp dụng trong thực tế là hệ hóa phẩm trên cơ sở chất chelate và muối NH4HF2 [1, 2]. Hệ hóa phẩm này giúp tăng chiều sâu xâm nhập, hạn chế kết tủa thứ cấp, giảm thiểu tốc độ ăn mòn cần ống khai thác và thiết bị lòng giếng... Nghiên cứu [3, 4] đã theo hướng trên khi chế tạo hệ hóa phẩm trên cơ sở hydroxyethylidene-1,1-diphosphonic acid (HEDP) và muối NH4HF2 để nội sinh tạo acid HF nhằm hòa tan các nhiễm bẩn vô cơ như khoáng sét, SiO2 (hệ HV-HF). Thành phần của hệ hóa phẩm chi tiết như Bảng 1. Theo kết quả nghiên cứu, hệ hóa phẩm trên có khả năng giảm 50% tốc độ phản ứng với đá vỉa, giúp hóa phẩm xâm nhập sâu hơn vào vỉa, hạn chế và giảm tốc độ ăn mòn hơn 50%, nâng cao hiệu quả phòng ngừa kết tủa thứ cấp (các hợp chất của Al3+, Fe3+, Si4+...) so với trường hợp không sử dụng chất HEDP. Hệ hóa phẩm trên đã được áp dụng thử nghiệm thành công tại các mỏ của Liên doanh Việt - Nga “Vietsovpetro”. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hiệu quả xử lý vùng cận đáy giếng, đặc biệt tại các mỏ đang bước vào giai đoạn khai thác cuối (như mỏ Bạch Hổ, mỏ Rồng...) ngày càng suy giảm. Nguyên nhân của hiện tượng trên do sự suy giảm áp suất vỉa, gia tăng hàm lượng nước trong dòng dầu khai thác và biến đổi tính chất dầu thô ở giai đoạn khai thác cuối. Các hệ hóa phẩm acid mặc dù đã từng phát huy hiệu quả trong thời gian trước đây thì nay trở nên không phù hợp. Vì vậy, cần nghiên cứu hoàn thiện hệ hóa phẩm để đáp ứng điều kiện mỏ trong giai đoạn khai thác cuối, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả xử lý các nhiễm bẩn vô cơ, nâng cao hiệu quả khai thác dầu. Trong bài báo này, nhóm tác giả sẽ trình bày kết quả nghiên cứu hoàn thiện hệ hóa phẩm xử lý nhiễm bẩn vô cơ đã nêu tại Bảng 1 theo 3 hướng chính sau: (i) hoàn thiện thành phần acid trong hệ hóa phẩm; (ii) nghiên cứu nâng Ngày nhận bài: 20/8/2020. Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 20 - 31/8/2020. Ngày bài báo được duyệt đăng: 28/12/2020. 50 DẦU KHÍ - SỐ 1/2021 THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ PETROVIETNAM cao khả năng phòng ngừa kết tủa thứ cấp và (iii) nghiên cứu, bổ sung các phụ gia để cải thiện tính tương hợp của hệ hóa phẩm với dầu thô và lưu thể vỉa. 2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 2.1. Kết quả nghiên cứu hoàn thiện thành phần hệ acid Để xử lý nhiễm bẩn vô cơ cho đối tượng vỉa cát kết, thành phần truyền thống thường được sử dụng là hỗn hợp acid HCl/HF. Thành phần hệ acid để xử lý vùng cận đáy giếng các vỉa cát kết sẽ được lựa chọn trên cơ sở các điều kiện của giếng như: nhiệt độ, độ thấm, thành phần khoáng vật (thạch anh, sét). Các tiêu chí và hướng dẫn lựa chọn được nêu tại Bảng 2. Trên cơ sở các tiêu chí trên và căn cứ vào điều kiện cụ thể của các đối tượng cát kết thuộc mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng của Vietsovpetro (Bảng 3) cho thấy: + Các đối tượng đều có hàm lượng CaCO3 thấp, do vậy phải sử dụng thành phần acid có chứa HF để xử lý nhiễm bẩn vùng cận đáy giếng. Tuy nhiên, đối với đối tượng Oligocene trên có hàm lượng CaCO3 cao hơn (5 - 9%), do vậy cần lưu ý khi xử lý phải có thêm hệ hóa phẩm tiền xử lý là dung dịch acid không có chứa HF để xử lý, hòa tan CaCO3, tránh hiện tượng tạo kết tủa CaF2 khi tiếp xúc với hệ hóa phẩm xử lý chính (có chứa HF). Nhìn chung, đối với các đối tượng trên, để giảm thiểu các nguy cơ kết tủa thứ cấp không đáng có (CaF2, KF...) trong xử lý thường sẽ Bảng 2. Tiêu chí và hướng dẫn lựa chọn thành phần acid để xử lý vùng cận đáy giếng đối tượng cát kết [5, 6] TT Tên cấu tử Nồng độ (% khối lượng) Chức năng 1 Acid HCl 1,47 - Tác dụng với NH4HF2 tạo một phần HF; - Hỗ trợ chống kết tủa thứ cấp từ gel SiO2; gel Fe(OH)3; gel nhôm. 2 Chất chelate HEDP 5,36 - 8,72 - Chống hiện tượng kết tủa thứ cấp; - Tác dụng với NH4HF2 tạo một phần HF. 3 Muối NH4HF2 (tạo ra 1,5 - 2,5% HF) 2,16 - 3,6 - Tác dụng với HCl, HEDP để tạo HF. 4 Chất ức chế ăn mòn 2 - Ức chế ăn mòn kim loại. 5 Chất hoạt động bề mặt 1,5 - Tăng mức độ tiếp xúc của hóa phẩm với đá vỉa. 6 Nước - Môi trường hòa tan, phân tán. Bảng 1. Thành phần của hệ hóa phẩm xử lý nhiễm bẩn vô cơ trên cơ sở HV-HF [3] 1983 Tiêu chí l ... m dầu mô phỏng qua mẫu lõi theo chiều thuận, xác định độ thấm K2; - Bơm dung dịch NH4Cl theo chiều nghịch, thể tích bơm 2Vr; - Bơm hệ hóa phẩm tiền xử lý theo chiều nghịch, thể tích bơm 2Vr; - Bơm hệ hóa phẩm xử lý chính theo chiều nghịch, thể tích bơm 3Vr; - Lưu giữ mô hình vỉa ở điều kiện vỉa trong 60 phút; - Bơm dung dịch NH4Cl theo chiều nghịch, thể tích bơm 2Vr; - Bơm đẩy dầu mô phỏng theo chiều thuận, xác định độ thấm K3. Tính hệ số phục hồi độ thấm của mẫu lõi theo công thức: Kph = K3/[(K1+ K2)/2] x 100% Các hệ hóa phẩm được sử dụng trong thí nghiệm có thành phần như sau: Hệ hóa phẩm tiền xử lý acid DMC-0 (là hệ acid DMC-3 không có NH4HF2) và hệ hóa phẩm xử lý chính acid DMC-3. Ngoài ra, với vai trò dung dịch bơm đẩy sử dụng dung dịch NH4Cl 5%. Bảng 5 trình bày kết quả thí nghiệm trên 2 mẫu cát kết thuộc mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng sau khi xử lý bằng hệ hóa phẩm hoàn thiện (mẫu BH19 và R-32), đồng thời so sánh kết quả đánh giá hệ số phục hồi độ thấm của hệ hóa phẩm hoàn thiện với hệ hóa phẩm tại Bảng 1 [4]. Kết quả thí nghiệm cho thấy, hệ hóa phẩm hoàn thiện có hiệu quả phục hồi độ thấm cao hơn hẳn so với hệ Hình 3. Sự thay đổi nồng độ các ion trong dung dịch đi qua mẫu lõi sau khi xử lý bằng hệ hóa phẩm tối ưu TT Th ôn g ti n m ẫu 1 M ẫu BH -1 6 - M ẫu s o sá nh [4 ] ВH -1 9 R- 32 2 Đ ối tư ợn g O lig oc en e O lig oc en e M io ce ne 3 Đ ộ th ấm k hí (m D ) - 40 ,9 11 4, 5 4 N hi ệt đ ộ (o C) 13 0 12 0 10 0 5 Á p su ất (a tm ) 10 0 10 0 10 0 6 Đ ộ th ấm d ầu b an đ ầu (K 1 58 ,6 10 ,5 49 13 ,8 97 Th ứ tự đ án h gi á 7 M ô ph ỏn g nh iễ m b ẩn v ô cơ : 1 V rỗ ng d un g dị ch А v à 1 V r ỗn g du ng d ịc h B 8 Đ ộ th ấm d ầu s au k hi m ô ph ỏn g nh iễ m b ẩn K 2 ( m D ) 4, 4 2, 20 4 3, 77 2 9 Th ứ tự b ơm + A ci d m uố i ( 10 % H Cl + 5 % C H 3C O O H ): 2V 0 + A ci d H V- H F: 3 V 0 (t ạo ra 1 ,5 % H F) + D ừn g để p hả n ứn g: 15 – 3 0 ph út + N H 4C l 5 % : 2V 0 + A ci d D M C- 0: 2 V 0 + A ci d D M C- 3: 3 V 0 + D ừn g để p hả n ứn g: 3 0 - 6 0 ph út + N H 4C l 5 % - 2V 0 + N H 4C l 5 % : 2 V 0 + A ci d D M C- 0: 2 V 0 + A ci d D M C- 3: 3 V 0 + D ừn g để p hả n ứn g: 6 0 ph út + N H 4C l 5 % - 2V 0 10 Đ ộ th ấm d ầu s au k hi x ử lý K 3 ( m D ) 28 9, 92 5 13 ,3 85 11 H ệ số p hụ c hồ i đ ộ th ấm K = K 3/ [( K 1 + K 2) /2 ] × 10 0% 89 15 5, 66 15 1, 5 ) ph Bả ng 5. Kế t q uả xá c đ ịnh hệ số ph ục hồ i đ ộ t hấ m m ẫu lõ i tr ên th iết bị m ô h ình vỉ a s au kh i x ử l ý b ằn g h ệ c ác hệ hó a p hẩ m 12000 10000 8000 6000 4000 2000 0 NH4Cl 5% NH4Cl 5% 300 250 200 150 100 50 0 DMC-0 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thể tích bơm (Vo) Ca2+ Mg2+ Fe3+ Al 3+ Si4+ DMC-3 Nồ ng độ cá c i on Al 3+ , F e3+ (m g/ l) Nồ ng độ cá c i on M g2 + , C a2+ Si 4 ( m g/ l) 55DẦU KHÍ - SỐ 1/2021 PETROVIETNAM hóa phẩm HV-HF. Hệ số phục hồi độ thấm mẫu lõi của hệ hóa phẩm hoàn thiện cao gấp 1,7 lần so với hệ hóa phẩm HV-HF. Trong quá trình thí nghiệm, tiến hành thu thập các mẫu dung dịch bơm qua mẫu lõi và tiến hành phân tích thành phần các ion Al3+, Fe3+, Ca2+, Mg2+, Si4+ bằng phương pháp ICP-MS. Kết quả phân tích thành phần các ion trong quá trình bơm các dung dịch trên Hình 3 cho thấy, khi phản ứng với acid, lượng lớn các ion Al3+, Fe3+ từ các khoáng sét đã được giải phóng và hòa tan vào dung dịch, nồng độ các ion này lên tới 3.700 ppm Al3+, 9.960 ppm Fe3+. Các dung dịch đi ra từ mẫu lõi có màu trong suốt, không quan sát thấy hiện tượng kết tủa. Như vậy, khi đánh giá khả năng phục hồi độ thấm trên mẫu lõi, kết quả thí nghiệm cho thấy các hệ hóa phẩm có khả năng tốt trong việc xử lý, loại trừ các nhiễm bẩn vô cơ. Kết quả phân tích hàm lượng các ion trong dung dịch sau phản ứng cũng gián tiếp cho thấy hệ hóa phẩm hoàn thiện có phòng ngừa kết tủa thứ cấp rất tốt. 2.5. Kết quả thử nghiệm hệ hóa phẩm tại giếng 2001BB/ BK-2 thuộc mỏ Bạch Hổ của Vietsovpetro Giếng 2001BB thuộc giàn BK-2, thuộc mỏ Bạch Hổ của Vietsovpetro, giếng khai thác ở tầng Miocene dưới bằng phương pháp gaslift, bắt đầu từ ngày 12/1/2019. Lưu lượng khai thác dầu trung bình tháng 2/2019 là 39,12 tấn dầu/ ngày, độ ngập nước là 1%. Vào tháng 9/2019, sản lượng khai thác dầu suy giảm còn 26,15 tấn/ngày, độ ngập nước 2,8%. Theo kết quả khảo sát, giếng có hệ số nhiễm bẩn (hệ số skin) là +8,5, nhiệt độ vỉa là 112 oC, áp suất vỉa 140 atm. Như vậy có thể thấy rằng sản lượng khai thác của giếng bị suy giảm mạnh, vùng cận đáy giếng có bị nhiễm bẩn. Trên cơ sở các thông số của giếng, Vietsovpetro và PVChem đã lựa chọn thành phần hóa phẩm để xử lý vùng cận đáy giếng với mục đích phục hồi và nâng cao hiệu quả khai thác dầu. Ngày 1/10/2019, Vietsovpetro và PVChem đã tiến hành xử lý tại giếng khoan. Trình tự và thể tích các dung dịch sử dụng để xử lý nêu tại Bảng 6. Động thái các thông số làm việc của giếng trước và sau khi xử lý được nêu tại Hình 4. Thời gian Mô tả công việc Mục đích 1/10/2019 12:55 - 13:15 Lắp đường ống từ tàu lên giàn BK-2. Ép thử kín đường ống với áp suất 300 atm trong thời gian 10 phút. Đường ống kín. Kiểm tra thử độ kín khi lắp đặt hệ thống bơm hóa phẩm vào giếng. 13:15 - 13:25 Đóng ngoài cần. Bơm bằng máy bơm SSP-500 vào cần khai thác V1= 4 m3 diesel. Dung dịch đệm là dung dịch NH4Cl 5% + chất chống tạo nhũ DMC-nonemulsi er 5%. Mục đích: Kiểm tra độ kín của thiết bị lòng giếng, thử độ tiếp nhận của giếng. 13:25 - 13:48 Đóng ngoài cần. Bơm bằng máy bơm SSP-500 vào cần khai thác V2 = 7 m3 dung dịch đệm (cần khai thác và lòng giếng kín). 13:48 - 14:00 Đóng ngoài cần. Bơm bằng máy bơm SSP-500 vào cần khai thác V3 = 3 m3. DMC-deorganic. DMC-deorganic có thành phần là các dung môi hữu cơ có tác dụng hòa tan các nhiễm bẩn hữu cơ để làm sạch bề mặt đá vỉa, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ acid xử lý, hòa tan nhiễm bẩn vô cơ. 14:05 - 14: 41 Đóng ngoài cần. Bơm bằng máy bơm SSP-500 vào cần khai thác V4 = 6 m3 hệ hóa phẩm tiền xử lý. Hệ hóa phẩm tiền xử lý có thành phần HCl 3%, HCOOH 10%, CH3COOH 5%, NH4Cl 5%, chất chelate DMC-PSP 4%, chất hoạt động bề mặt 2%, chất chống tạo nhũ DMC- nonemulsi er 5%, chất ức chế ăn mòn 3% (hệ acid có sử dụng acid hữu cơ để thay thế cho 1 phần HCl nhằm giảm tác động quá mức của HCl lên khoáng sét). Mục đích: để hòa tan lắng đọng muối, thành phần CaCO3 trong đá vỉa. 14:41 - 14:45 Đóng ngoài cần. Bơm bằng máy bơm SSP-500 vào cần khai thác V5 = 2 m3 dung dịch đệm. Dung dịch đệm để ngăn cách giữa các dung dịch xử lý. 14:45 - 15:42 Đóng ngoài cần. Bơm bằng máy bơm SSP-500 vào cần khai thác V6 = 11 m3 hệ hóa phẩm xử lý chính Thành phần tương tự như hệ hóa phẩm tiền xử lý + NH4HF2 0,71% (để tạo ra 0,5% HF). Mục đích: Là dung dịch xử lý chính các nhiễm bẩn vô cơ: sét, SiO2 15:42 - 16:30 Đóng ngoài cần. Bơm bằng máy bơm SSP-500 vào cần khai thác V7 = 8 m3 dung dịch đệm. Bơm đẩy các dung dịch xử lý vào vỉa. 16:30 - 17:30 Chờ 1 giờ để phản ứng. Dừng để các hệ hóa phẩm phản ứng, hòa tan các nhiễm bẩn. Từ 17:30 Gọi dòng Vgaslift = 25.000 m3/ngày. Đưa giếng hoạt động trở lại. Bảng 6. Trình tự bơm các dung dịch để xử lý vùng cận đáy giếng tại giếng 2001BB/MSP2 56 DẦU KHÍ - SỐ 1/2021 THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ PETROVIETNAM Kết quả theo dõi các thông số làm việc của giếng sau khi xử lý cho thấy, hệ hóa phẩm đã giúp sản lượng khai thác của giếng tăng và duy trì ổn định trong thời gian 9 tháng qua (từ tháng 11/2019 đến tháng 12/2020). Các thông số làm việc khác của giếng về cơ bản giữ ổn định so với trước khi xử lý. Theo tính toán sơ bộ, tổng lượng dầu khai thác thêm là hơn 1.925 tấn. Như vậy, với các kết quả thử nghiệm bước đầu tại mỏ đã cho thấy hệ hóa phẩm phát huy được hiệu quả xử lý các nhiễm bẩn vô cơ. Tuy nhiên, cần tiếp tục theo dõi, đánh giá và thử nghiệm trên các giếng khác để điều chỉnh, tối ưu thành phần của hệ hóa phẩm. 3. Kết luận Kết quả nghiên cứu hoàn thiện hệ hóa phẩm để xử lý các nhiễm bẩn vô cơ đối với đối tượng cát kết tại mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng cho thấy: - Cần giảm hàm lượng HF trong thành phần của dung dịch acid xử lý chính xuống còn 0,5 - 1%, đối với các đối tượng bở rời, có khả năng liên kết kém thì nồng độ HF cần giảm hơn nữa; - Khi bổ sung phụ gia chống tạo nhũ đã khắc phục được hiện tượng không tương hợp của hệ hóa phẩm với dầu vỉa. Phụ gia chống kết tủa thứ cấp đã đảm bảo khả năng giữ 90,2 - 98,3% các ion Al3+, Fe3+ còn lại ở trong dung dịch, qua đó đã nâng cao đáng kể khả năng chống kết tủa thứ cấp. - Kết quả đánh giá trên mô hình vỉa cho thấy hệ số phục hồi độ thấm mẫu lõi của hệ hóa phẩm hoàn thiện cao gấp 1,7 lần so với hệ hóa phẩm trên cơ sở HV-HF. - Kết quả áp dụng thử nghiệm ban đầu tại giếng 2001BB/BK-2 đã cho kết quả tích cực ban đầu, cần tiếp tục thử nghiệm ở các giếng khác để điều chỉnh, tối ưu thành phần hóa phẩm. Lời cảm ơn Nhóm tác giả trân trọng cảm ơn Bộ Công Thương, Liên doanh Việt - Nga “Vietsovpetro” hỗ trợ thực hiện công trình nghiên cứu này. Nghiên cứu được tài trợ bởi Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp quốc gia phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản đến năm 2025 - Bộ Công Thương trong khuôn khổ Dự án Sản xuất thử nghiệm mã số SXTN.03.2018/ĐMCNKK. Tài liệu tham khảo [1] US Pattent: US20060131022A1. Matrix treatment of damaged sandstone formations using buffered HF- acidizing solutions. Patent Application Publication, 2006. [2] Chike Uchendu, Linus Nwoke, Olatunji Akinlade, and James Arukhe, “A new approach to matrix sandstone acidizing using a single-step HF system: A Niger Delta Hình 4. Động thái các thông số làm việc của giếng 2001BB/BK-2 trước và sau khi xử lý Sản lượng khai thác dầu (tấn/ngày) 12/26/2018 3/16/2019 6/4/2019 8/23/2019 Thời gian 11/11/2019 1/30/2020 4/19/2020 7/8/2020 Sả n l ượ ng kh ai th ác dầ u ( tấ n/ ng ày ) Lư u l ượ ng ga sli ft (x 10 00 m 3 /n gà y) , % H 2 O Xu hướng sản lượng khai thác trước xử lý Hàm lượng nước trong dầu (%) Lưu lượng gaslift, x1000m3/ngày Trước khi xử lý Sau xử lý Ngày xử lý 1/10/2019 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 57DẦU KHÍ - SỐ 1/2021 PETROVIETNAM case study”, SPE Annual Technical Conference and Exhibition, San Antonio, Texas, 24 - 27 September, 2006. DOI: 10.2118/103041-MS. [3] Đỗ Thành Trung, Hoàng Linh Lan, Nguyễn Văn Ngọ, và Phan Văn Minh, “Nghiên cứu ứng dụng hệ hóa phẩm mới trên cơ sở HEDP và NH4HF2 thay thế hệ hóa phẩm truyền thống trên cơ sở HCl/HF trong xử lý acid vùng cận đáy giếng”, Tạp chí Dầu khí, Số 9, tr. 26 - 32, 2012. [4] Đỗ Thành Trung, Báo cáo tổng kết Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia “Nghiên cứu sản xuất hệ hóa phẩm mới có tính năng ăn mòn thấp ứng dụng cho xử lý hóa học vùng cận đáy giếng khoan vỉa cát kết nhằm tăng hiệu suất khai thác dầu”, Mã số: ĐT.07.10/ĐMCNKK thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản đến năm 2025. [5] H.Perthuis and R.Thomas, "Fluid selection guide for matrix treatment”, Tulsa, Oklahoma, USA, Dowell Schlumberger, 1991. [6] Curtis Crowe, JacquesMasmonteil, EricTouboul, and RonThomas, “Trend in matrix acidizing”, Oilfield Review, No. 4, pp. 24 - 40, 1992. [7] DMC/PVChem, Báo cáo “Nghiên cứu và lựa chọn hỗn hợp acid để xử lý vùng cận đáy giếng nhằm tăng hệ số sản phẩm của giếng khai thác và độ tiếp nhận của giếng bơm ép thuộc Oligocene dưới mỏ Bạch Hổ”, 2006. [8] D.E.Simon and M.S.Anderson, “Stability of clay minerals in acid”, SPE Formation Damage Control Symposium, Lafayette, Louisiana, 22 - 23 February, 1990. DOI: 10.2118/19422-MS. [9] Best Practices Series. Effective sandstone acidizing sandstone 2000TM. Halliburton, 1997. [10] Ю.Ю.Лурье, Справочник по аналитической химии. Москва, Химия, 1965. [11] American Petroleum Institute (API), Recommended practices for laboratory evaluation of surface active agents for well stimulation, API RP 42, 1/1977. Summary Using chemical systems for near-wellbore treatment to eliminate inorganic damage is an effective solution to restore oil and gas productivity and improve the efficiency of production. However, in the final stage of the fields, due to reservoir pressure decline, increased water content in oil produced and the changing properties of crude oil, the chemical systems need to be investigated and improved accordingly. The paper presents the results of a research on completing the chemical systems for near-wellbore treatment in sandstone formation of Bach Ho and Rong fields by optimising the composition of acids in the chemical systems, adding additives to inhibit secondary precipitation and improve the compatibility with formation fluids. Key words: Acidising treatment, near-wellbore, sandstone, inorganic damage, improve oil production. RESEARCH TO COMPLETE THE CHEMICAL SYSTEM FOR TREATING INORGANIC DAMAGE IN NEAR-WELLBORE SANDSTONE FORMATION TO IMPROVE OIL PRODUCTION Le Van Cong1, 2, Pham Ngoc Son1, Do Thanh Trung1, Nguyen Van Ngo1, Nguyen Quoc Dung3 1Petrovietnam Chemical and Services Corporation (PVChem) 2Hanoi University of Science and Technology 3Vietsovpetro Email: conglv@pvchem.com.vn
File đính kèm:
- nghien_cuu_hoan_thien_he_hoa_pham_xu_ly_nhiem_ban_vo_co_vung.pdf