Nghiên cứu động lực học băng đạn và ảnh hưởng khe hở mắt băng đến thông số dịch chuyển của băng đạn súng đại liên khi bắn
Bài toán động lực học băng đạn khi tính đến lực cản và khe hở tác dụng lên mỗi mắt băng rất phức tạp và chưa được nghiên cứu cụ thể. Để làm sáng tỏ nội dung trên bài báo xây dựng mô hình băng đạn với khối lượng của đạn và mắt băng được đặt tại các mắt băng, nối với nhau bằng các liên kết đàn hồi không khối lượng, có độ cứng Kb, chịu tác dụng của các ngoại lực.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu động lực học băng đạn và ảnh hưởng khe hở mắt băng đến thông số dịch chuyển của băng đạn súng đại liên khi bắn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu động lực học băng đạn và ảnh hưởng khe hở mắt băng đến thông số dịch chuyển của băng đạn súng đại liên khi bắn
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.K8- 2015 Page 76 Nghiên cứu động lực học băng đạn và ảnh hưởng khe hở mắt băng đến thông số dịch chuyển của băng đạn súng đại liên khi bắn Vũ Xuân Long Khoa Vũ khí, Học viện Kỹ thuật Quân Sự, 236-Hoàng Quốc việt-Bắc Từ Liêm- Hà Nội (Bài nhận ngày 30 tháng 10 năm 2015, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 10 tháng 11 năm 2015) TÓM TẮT Bài toán động lực học băng đạn khi tính đến lực cản và khe hở tác dụng lên mỗi mắt băng rất phức tạp và chưa được nghiên cứu cụ thể. Để làm sáng tỏ nội dung trên bài báo xây dựng mô hình băng đạn với khối lượng của đạn và mắt băng được đặt tại các mắt băng, nối với nhau bằng các liên kết đàn hồi không khối lượng, có độ cứng Kb, chịu tác dụng của các ngoại lực. Xem xét đánh giá ảnh hưởng của khe hở giữa các mắt băng đến quá trình kéo băng của súng đại liên. Áp dụng vào súng đại liên PKMS để giải bài toán tổng hợp máy tự động và băng đạn khi bắn loạt. Từ khóa: Động lực học, khe hở, đại liên, băng đạn. 1. GIỚI THIỆU CHUNG Khi bắn khâu cơ sở lùi, ngoàm kéo đạn trên khâu cơ sở rút viên đạn trong băng đạn để thực hiện phát bắn tiếp theo. Đồng thời, khâu cơ sở tác dụng vào cơ cấu kéo băng, cơ cấu kéo băng làm bàn trượt kéo băng đi vào, kéo viên đạn vào vị trí chờ rút đạn. Đây là nguyên nhân chính gây nên chuyển động băng đạn. Hình 1.1. Vị trí các viên đạn trong băng đạn Khi bắt đầu làm việc, chỉ có đoạn băng bị bàn trượt giữ sẽ cùng chuyển động với bàn trượt, phần băng còn lại đứng yên do có khe hở và độ đàn hồi. Sau đó đoạn băng ở sát bàn trượt bắt đầu dịch chuyển và biến dạng đàn hồi, dần dần toàn phần băng treo bị dịch chuyển và biến dạng đàn hồi. Chuyển động của các viên đạn trên băng xảy ra trong những mặt phẳng khác nhau với tốc độ khác nhau. Sau khi bàn kéo băng ngừng chuyển động, phần băng đạn ở ngoài bàn kéo băng vẫn tiếp tục chuyển động với vận tốc khác nhau cho đến khi phát bắn thứ hai. Chuyển động của băng đạn ở những phát bắn kế tiếp trong loạt bắn càng phức tạp, không những phụ thuộc vào tốc độ ban đầu của băng đạn và vị trí của chúng trong không gian. Khâu cơ sở TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ K8- 2015 Trang 77 2. ĐỘNG LỰC HỌC BĂNG ĐẠN KHI KỂ ĐẾN KHE HỞ VÀ CÁC LỰC CẢN TẬP TRUNG TẠI MẮT BĂNG 2.1 Các giả thiết và mô hình tính toán 2.1.1 Các giả thiết Để nghiên cứu tách bạch chuyển động băng đạn khi bắn loạt, với giả thiết hộp súng được khóa cố định, mọi chuyển động của băng đạn khi bắn đều do móng kéo băng tác động, gây nên chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến theo các phương khác nhau. Trên cơ sở các nghiên cứu về cơ học dây mềm và nửa mềm cũng như các phương pháp mô phỏng tính chất đàn nhớt của dây mềm, nửa mềm, băng đạn được rời rạc hoá thành n phần tử ứng với mỗi viên đạn và các mắt băng để giải quyết. Bài toán này coi khối lượng của đạn, mắt băng được đặt tại các mắt băng, nối với nhau bằng các liên kết đàn nhớt và các khớp quay phi mô men (hình 2.1), chịu tác dụng của các ngoại lực như lực kéo băng, lực cản của móng giữ băng, trọng lượng của từng viên đạn và mắt băng, lực giữ tại cửa ra của hộp chứa băng đạn. Lực ma sát giữa viên đạn và máng dẫn hướng của bệ tiếp đạn là fm , phản lực giữa mặt nghiêng của bệ tiếp đạn với viên đạn thứ 3 trong băng đạn fpl . 2.1.2 Mô hình cơ học của băng đạn Mô hình hệ vật Hình 2.1. Mô hình tính toán chuyển động băng đạn khi bắn Từ những giả thiết đã đưa ra, mô hình chung cho băng đạn với n viên đạn trên đoạn treo của băng là np vật rắn. Hệ trục toạ độ O0X0Y0Z0 trùng với trục của nòng súng (vị trí nòng súng nằm phía dưới của bệ tiếp đạn chứa dây băng). Vật 1: Viên đạn 1, nằm trong móng kéo băng, khối lượng mđ, có khối tâm đặt tại O1. Vật 2: Viên đạn 2, nằm trong máng dẫn của bệ tiếp đạn, khối lượng mđ và có khối tâm đặt tại O2. Vật 3: Viên đạn 3, nằm trên mặt nghiêng của bệ tiếp đạn, khối lượng mđ và có khối tâm đặt tại O3. Vật 4: Viên đạn 4, được treo trên dây băng, khối lượng mđ và có khối tâm đặt tại O4. Vật np: Viên đạn thứ n, là viên đạn tại cửa ra của hộp tiếp đạn, khối lượng mđ và có khối tâm đặt tại On (hình 2.1). 2.1.3 Các hệ trục tọa độ, toạ độ suy rộng, các lực tác dụng lên băng đạn. Các hệ trục toạ độ: Chọn hệ quy chiếu quán tính cố định gắn với trái đất và gắn cho mỗi vật thuộc hệ một hệ trục tọa độ. Các hệ trục tọa độ được chọn như hình 2.1 bao gồm: R = {O0X0Y0Z0}; R1 = {O1X1Y1Z1}; R2 = {O2X2Y2Z2}; Ri = {OiXiYiZi}; Tọa độ suy rộng và bậc tự do của cơ hệ: Cơ hệ khảo sát gồm np vật rắn nên có 6np tọa độ suy rộng. Do liên kết giữa các vật và các viên đạn chỉ chuyển động trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng bắn và đường trục nòng nên 6np tọa độ này không độc lập, cần xác định được các phương trình liên kết để loại bỏ số bậc tự do dư của cơ hệ. Chuyển động của viên đạn được xác định trong 2 trường hợp: Trường hợp thứ nhất là giữa các viên đạn đồng thời có khe hở, giữa các viên đạn không có liên kết và lực đàn hồi. Trong trường hợp này, viên đạn thứ 1 và 2 loại bỏ được 5 bậc tự do, các viên đạn từ thứ 3 đến n viên còn lại loại bỏ được 3 bậc tự do. Trường hợp còn lại khi không có khe hở giữa các viên đạn xuất hiện thêm các lực đàn hồi tại các mắt băng. Để thuận tiện trong quá trình xây dựng và chương trình hóa khi giải hệ phương trình vi phân mô tả chuyển động của cơ hệ, gọi số vật là np. Gọi số bậc tự do của cơ hệ là nq. 6 3 4 3 4q p p pn n n n SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.K8- 2015 Page 78 Véc tơ tọa độ suy rộng của cơ hệ là: 1 2 3 4 5 ... q T nq q q q q qq 1 2 3 3 ... p p p T n n nx x x x y Xác định các lực tác dụng lên cơ hệ: Ta dễ dàng xác định được các lực trọng trường tác dụng lên các vật thuộc cơ hệ đặt tại khối tâm của vật Oi , lực kéo băng đạn, lực cản móng giữ băng, lực ma sát giữa viên đạn trong khung bệ tiếp đạn [6],[7],[8]. Lực đàn hồi trong các mắt băng. Gọi
File đính kèm:
- nghien_cuu_dong_luc_hoc_bang_dan_va_anh_huong_khe_ho_mat_ban.pdf