Nghiên cứu chỉ số CBR của đất bùn lòng sông đầm chặt gia cường hỗn hợp xi măng – cát

Nghiên cứu đề xuất giải pháp cải tạo đất bùn nạo vét lòng sông sử dụng xi măng và hỗn hợp xi măng cát kết hợp với phương pháp đầm chặt. Cường độ của mẫu thí nghiệm được kiểm nghiệm thông qua thí nghiệm xác định chỉ số California Bearing Ratio (CBR).

Nghiên cứu chỉ số CBR của đất bùn lòng sông đầm chặt gia cường hỗn hợp xi măng – cát trang 1

Trang 1

Nghiên cứu chỉ số CBR của đất bùn lòng sông đầm chặt gia cường hỗn hợp xi măng – cát trang 2

Trang 2

Nghiên cứu chỉ số CBR của đất bùn lòng sông đầm chặt gia cường hỗn hợp xi măng – cát trang 3

Trang 3

Nghiên cứu chỉ số CBR của đất bùn lòng sông đầm chặt gia cường hỗn hợp xi măng – cát trang 4

Trang 4

Nghiên cứu chỉ số CBR của đất bùn lòng sông đầm chặt gia cường hỗn hợp xi măng – cát trang 5

Trang 5

Nghiên cứu chỉ số CBR của đất bùn lòng sông đầm chặt gia cường hỗn hợp xi măng – cát trang 6

Trang 6

Nghiên cứu chỉ số CBR của đất bùn lòng sông đầm chặt gia cường hỗn hợp xi măng – cát trang 7

Trang 7

Nghiên cứu chỉ số CBR của đất bùn lòng sông đầm chặt gia cường hỗn hợp xi măng – cát trang 8

Trang 8

Nghiên cứu chỉ số CBR của đất bùn lòng sông đầm chặt gia cường hỗn hợp xi măng – cát trang 9

Trang 9

Nghiên cứu chỉ số CBR của đất bùn lòng sông đầm chặt gia cường hỗn hợp xi măng – cát trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang Danh Thịnh 12/01/2024 2180
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu chỉ số CBR của đất bùn lòng sông đầm chặt gia cường hỗn hợp xi măng – cát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu chỉ số CBR của đất bùn lòng sông đầm chặt gia cường hỗn hợp xi măng – cát

Nghiên cứu chỉ số CBR của đất bùn lòng sông đầm chặt gia cường hỗn hợp xi măng – cát
Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng NUCE 2019. 13 (5V): 112–123
NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ CBR CỦA ĐẤT BÙN LÒNG SÔNG
ĐẦM CHẶT GIA CƯỜNG HỖN HỢP XI MĂNG – CÁT
Nguyễn Minh Đứca,∗, Lê Anh Thắnga, Nguyễn Quang Khảia
aKhoa Xây dựng, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh,
1 đường Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nhận ngày 06/08/2019, Sửa xong 10/10/2019, Chấp nhận đăng 10/10/2019
Tóm tắt
Nghiên cứu đề xuất giải pháp cải tạo đất bùn nạo vét lòng sông sử dụng xi măng và hỗn hợp xi măng cát kết
hợp với phương pháp đầm chặt. Cường độ của mẫu thí nghiệm được kiểm nghiệm thông qua thí nghiệm xác
định chỉ số California Bearing Ratio (CBR). Kết quả cho thấy đất sau khi đầm chặt với xi măng cho phép gia
tăng chỉ số CBR từ 2,8 đến 3,8 lần so với đất chỉ được đầm chặt không gia cường. Hàm lượng xi măng càng
tăng, cường độ của đất gia cường càng lớn. Khi gia cường bằng hỗn hợp xi măng cát, cường độ của đất bùn sét
được gia tăng từ 3,6 đến 5,9 lần so với mẫu không gia cường. Nghiên cứu đề xuất hàm lượng xi măng và cát
nhằm tối ưu cường độ và vật liệu cho đất bùn sét gia cường.
Từ khoá: đất lòng sông; gia cường; hỗn hợp xi măng cát; CBR; đầm chặt.
RESEARCH ON THE CALIFORNIA BEARING RATIO OF SOFT CLAY COMPACTED WITH CEMENT
AND SAND MIXTURE
Abstract
The research proposed an improvement method using cement and cement-sand mixture to increase the bear-
ing capacity of riverbed clay. The strength of reinforced specimens was evaluated by standard test method
for California Bearing Ratio (CBR) of laboratory-compacted Soils. The results revealed that combining with
compaction process, the cement reinforced specimens increased from 2.8 to 3.8 times compared to that of un-
reinforced specimens. The higher cement content, the higher CBR of reinforced specimens was obtained. The
compacted clay reinforced by cement and sand mixture further improved its bearing capacity. In particular, the
CBR value of cement-sand mixture reinforced clay was up to 3.6-5.9 times of the CBR of unreinforced clay.
The optimum sand and cement content were also proposed to achieve the best performance of reinforced clay
specimens.
Keywords: riverbed clay; reinforced; mixture of cement and sand; CBR; compaction.
https://doi.org/10.31814/stce.nuce2019-13(5V)-13 c© 2019 Trường Đại học Xây dựng (NUCE)
1. Giới thiệu
Hàng năm, quá trình nạo vét lòng sông nhằm đảm bảo lưu thông kênh rạch tại đồng bằng sông
Cửu Long tạo ra một lượng bùn thải rất lớn. Bùn sét yếu từ quá trình nạo vét có khả năng chịu tải rất
thấp, khả năng thoát nước rất kém, khó khăn trong ứng dụng làm đất nền móng công trình. Nhằm tận
dụng lượng bùn thải này làm đất đắp cho nền, móng đường cho công trình giao thông và công trình
kho bãi chứa cho công trình xây dựng dân dụng công nghiệp, bùn thải cần được cải thiện khả năng
chịu tải, gia tăng độ đặc chắc, giảm khả năng nén lún.
∗Tác giả chính. Địa chỉ e-mail: ducnm@hcmute.edu.vn (Đức, N. M.)
112
Đức, N. M., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
Phương pháp ổn định đất sử dụng hỗn hợp xi măng và cốt liệu đã được ứng dụng rộng rãi trong
xây dựng dân dụng và công nghiệp. Cường độ và khả năng chịu tải của đất sét sau khi gia cường bằng
hỗn hợp xi măng và cốt liệu được gia tăng đáng kể [1–6]. Phương pháp trộn xi măng với đất nhằm
gia tăng cường độ của đất đã được áp dụng phổ biến trong các công trình sử dụng cọc xi măng đất
[7–9]. Một số nghiên cứu cho thấy khả năng cải tạo đất bùn sét yếu là tốt khi đất bùn được trộn trực
tiếp với chất kết dính vô cơ (xi măng, vôi bột, tro bay). Đất bùn sét sau khi cải tạo có thể được dùng
để phục vụ một số công trình thủy lợi [5, 10–15]. Phương pháp gia cường này có điểm khác biệt đối
với phương pháp cải tạo đất từ đầm chặt đó là kết hợp với vật liệu gia cường.
Đầm nén là một phương pháp gia tăng khả năng chịu lực của đất thông qua gia tăng độ chặt của
đất nền, giảm độ rỗng của đất. Đất nền khi được kết hợp giữa đầm chặt với gia cường hỗn hợp xi
măng sẽ càng gia tăng cường độ của đất sau khi xử lý. Độ ẩm và độ chặt là những điểm khác biệt giữa
phương pháp trộn xi măng đất và phương pháp đầm chặt đất - xi măng. Đối với phương pháp trộn xi
măng đất, độ ẩm của hỗn hợp cần phải đủ lớn nhằm (1) thủy hóa hoàn toàn của xi măng, (2) giảm
lực ma sát cần trộn (đối với phương pháp trộn cơ học) và (3) dễ dàng trong thi công (đối với phương
pháp jet grounting). Trong quá trình trộn, kết cấu đất sẽ bị phá hủy do đó kết cấu sau khi trộn vẫn có
độ rỗng lớn. Đối với phương pháp đầm chặt đất - xi măng, lượng nước chỉ cần vừa đủ nhằm thủy hóa
lượng xi măng trong đất. Độ ẩm trong hỗn hợp cần phù hợp và gần sát với độ ẩm tối ưu của đất, nhằm
đảm bảo độ đầm chặt tối ưu của hỗn hợp. Bên cạnh đó, sau khi kết thúc quá trình đầm chặt, kết cấu
đất vừa có độ chặt lớn lại có cường độ cao do sự liên kết các hạt đất và xi măng sau khi ninh kết.
Nhiều nghiên cứu ứng dụng đầm chặt xi măng – đất có hoặc không có cốt liệu. Nghiên cứu của
Horpibulsuk và cs. [16] cho thấy xi măng sẽ giúp phủ đầy các lỗ rỗng có trong đất, kết hợp với quá
trình đầm chặt để làm tăng độ chặt do các hạt đất trượt lên nhau dưới tác động của lực đầm chặt. Bên
cạnh đó, nhiều nghiên cứu sử dụng hỗn hợp xi măng, tro xỉ để gia cường đất sét đầm chặt [17–19].
Kết quả nghiên cứu cho thấy hỗn hợp xi măng – tro xỉ với tỷ lệ phù hợp sẽ gia tăng đáng kể cường độ
của đất sét yếu sau khi đầm chặt. Mousavi và Wong [20] nghiên cứu cường độ đất sét đầm chặt kết
hợp với hỗn hợp xi măng, tro than bùn, và cát silic. Nghiên cứu đã tìm ra được tỷ lệ vật liệu tối ưu cho
cường độ hỗn hợp sau khi đầm chặt. Nghiên cứu cũng cho thấy độ ẩm tối ưu của hỗn hợp là từ 18 –
21%, thu được từ thí nghiệm đầm Proctor tiêu chuẩn. Cường độ của đất sau khi cải tạo có thể tăng lên
từ 2-3 lần so với đất đầm chặt. Các nghiên cứu [21, 22] đều khẳng định khả năng gia cường đất bùn
sét sử dụng phương pháp đầm chặt kết hợp với xi măng và cốt liệu thô (cát silic hoặc đá núi lửa).
Thí nghiệm xác định chỉ số Califo ... 33,2 112,1 96,4 112,1 5,93
3.2. Ảnh hưởng của hàm lượng xi măng và cát đến chỉ số cường độ CBR mẫu gia cường
Tương quan tỷ số gia tăng cường độ, R theo hàm lượng xi măng của các trường hợp gia cường xi
măng có và không có cát được thể hiện trong Hình 5. Kết quả cho thấy gia tăng hàm lượng xi măng
119
Đức, N. M., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
trong mẫu thí nghiệm sẽ làm gia tăng tỷ số gia tăng cường độ. Kết quả này tương đồng với nhiều
nghiên cứu về hỗn hợp đất bùn gia cường xi măng ([5, 7–12]). Như đã nhận xét ở trên, khi hàm lượng
xi măng tăng lên, lượng liên kết giữa hạt đất và xi măng sau khi thủy hóa hoàn toàn tăng lên, từ đó
gia tăng cường độ của đất gia cường.
Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng NUCE 2018 
11 
lần. Do đó, để tối ưu lượng xi măng sử dụng, nhưng vẫn đảm bảo cường độ cao của đất 
gia cường, nghiên cứu đề xuất lượng cát 200 lít/m3 kèm theo lượng xi măng 200 kg/m3 
đối với đất bùn sét gia cường hỗn hợp xi măng cát (tương đương lần lượt là 10,7% và 
19,3% theo khối lượng hỗn hợp đầm chặt trong đó trọng lượng riêng hỗn hợp đầm chặt 
bằng 18,6 kN/m3). Kết quả phù hợp với nghiên cứu [22] trong đó đề xuất hàm lượng 
theo khối lượng xi măng và cát thô lần lượt là 9% và 20% c o cườ g độ tối ưu đối với 
hỗn hợp đầm chặt đất sét, xi măng và cát thô. Cường độ CBR hỗn hợp khi đó tăng lên 
8.8 lần [22]. Sự sai khác này có thể do sự sai khác về vật liệu và điều kiện đầm chặt 
giữa các thí nghiệm. 
Hình 5. Tương quan tỷ số gia tăng cường độ R theo hàm lượng xi măng và cát trong 
mẫu đất gia cường 
6. Kết luận 
Nghiên cứu gia cường cải tạo khả năng chịu lực của đất bùn nạo vét sông Cái Lớn, 
tỉnh Kiên Giang bằng phương pháp đầm chặt hỗn hợp cát vàng hạt to và xi măng 
Portland PC40 và đất bùn. Thí nghiệm xác định chỉ số cường độ CBR được áp dụng 
nhằm kiểm nghiệm khả năng chịu tải của đất bùn trước và sau khi gia cường. Kết quả 
nghiên cứu cho thấy với hàm lượng xi măng khảo sát từ 200-300 kg/m3 và hàm lượng 
cát từ 100-200 lít/m3, hỗn hợp sau khi được đầm chặt với mức năng lượng đầm 1200 
kJ/m3 và 7 ngày thủy hóa và ninh kết xi măng trong kết cấu đất, mẫu gia cường xi măng 
và hỗn hợp xi măng cát gia tăng cường độ từ 2,8-5,9 lần so với đất sét đầm chặt không 
gia cường. Kết quả cho thấy mặc dù mẫu gia cường chưa được đầm chặt tại độ ẩm tối 
ưu và dung trọng khô lớn nhất, đất sét sau khi gia cường bằng xi măng - cát tương đương 
vật liệu sỏi hoặc đá nghiền đầm chặt. Một số kết quả cụ thể như sau: 
2,8
3,5
3,83,6
3,9
4,2
5,0 5,1
5,9
0
1
2
3
4
5
6
7
8
200 250 300
T
ỷ
 s
ố
 g
ia
 t
ăn
g
 c
ư
ờ
n
g
 đ
ộ
, 
R
Hàm lượng xi măng (kg/1m3 đất gia cường)
Gia cường XM
Gia cường XM & 100 lít cát/m3
Gia cường XM & 200 lít cát/m3
3
3
Hình 5. Tương quan tỷ số gia tăng cường độ R theo hàm lượng xi măng và cát trong mẫu đất gia cường
Tuy nhiên, độ gia tăng cường độ là khác nhau khi gia tăng hàm lượng xi măng. Khi hàm lượng xi
măng tăng từ 200 kg/m3 lên 250 kg/m3, tỷ số gia tăng cường độ đối với đất gia cường xi măng tăng
đột biến, từ 2,8 lên 3,5. Kết quả với hàm lượng xi măng 200 kg/m3 (tương đương 10,7% về khối lượng
với trọng lượ g riêng hỗn hợp sau khi đầm chặt, 18,6 kN/m3) này phù hợp với kết quả thí nghiệm
đất sét đầm chặt với xi măng đề xuất bởi [21] tro đó cường độ nén 1 trục gia tăng 2,7 lần khi trộn
với 10% xi măng về khối lượng. Với hàm lượng nhỏ hơn (8%), cường độ CBR chỉ tăng lên khoảng
1,7 lần [20].
Khi tiếp tục tăng hàm lượng xi măng lên 300 kg/m3, tỷ số R chỉ gia tăng 1 khoảng nhỏ, R = 3,8.
Như vậy khi khảo sát hàm lượng xi măng từ 200-300 kg/m3 cho thấy đối với hỗn hợp gia cường đất
– xi măng, hàm lượng xi măng chỉ cần khoảng 250 kg/m3, nhằm tối ưu chi phí xi măng, thì vẫn đảm
cường độ của mẫu gia cường đất bùn sét – xi măng.
Đối với mẫu đất sét bùn gia cường hỗn hợp xi măng cát, chỉ số cường độ CBR vượt trội so với
mẫu sét bùn gia cường xi măng. Khi đất được trộn và đầm chặt với hỗn hợp xi măng cát, quá trình
thủy hóa xi măng sẽ tạo liên kết cát – hạt đất bùn và xi măng. Cát gia tăng khả năng chống cắt, tạo
ma sát giữa các hạt đất đối với đất sét được gia cường cát [16]. Khi có sự tham gia của xi măng với
vai trò là chất kết dính, tạo liên kết chặt chẽ giữa cát – hạt đất và xi măng, cường độ của đất sét gia
cường xi măng – cát gia tăng thêm nhiều lần nữa.
Khảo sát ảnh hưởng hàm lượng cát cho thấy cùng một hàm lượng xi măng, hàm lượng cát càng
cao, càng gia tăng cường độ của mẫu. Khi tăng hàm lượng cát lên mức 100-200 lít/m3, cường độ CBR
của mẫu tăng độ biến, lớn hơn gấp 3,6-5,9 lần mẫu không gia cường. Đối với các mẫu có hàm lượng
cát 200 lít/m3, khi tăng hàm lượng xi măng từ 200 kg/m3 lên 300 kg/m3, tỷ lệ gia tăng cường độ chỉ
tăng lên từ 5 lần lên xấp xỉ 6 lần. Do đó, để tối ưu lượng xi măng sử dụng, nhưng vẫn đảm bảo cường
độ cao của đất gia cường, nghiên cứu đề xuất lượng cát 200 lít/m3 kèm theo lượng xi măng 200 kg/m3
120
Đức, N. M., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
đối với đất bùn sét gia cường hỗn hợp xi măng cát (tương đương lần lượt là 10,7% và 19,3% theo khối
lượng hỗn hợp đầm chặt trong đó trọng lượng riêng hỗn hợp đầm chặt bằng 18,6 kN/m3). Kết quả phù
hợp với nghiên cứu [22] trong đó đề xuất hàm lượng theo khối lượng xi măng và cát thô lần lượt là
9% và 20% cho cường độ tối ưu đối với hỗn hợp đầm chặt đất sét, xi măng và cát thô. Cường độ CBR
hỗn hợp khi đó tăng lên 8,8 lần [22]. Sự sai khác này có thể do sự sai khác về vật liệu và điều kiện
đầm chặt giữa các thí nghiệm.
4. Kết luận
Nghiên cứu gia cường cải tạo khả năng chịu lực của đất bùn nạo vét sông Cái Lớn, tỉnh Kiên
Giang bằng phương pháp đầm chặt hỗn hợp cát vàng hạt to và xi măng Portland PC40 và đất bùn. Thí
nghiệm xác định chỉ số cường độ CBR được áp dụng nhằm kiểm nghiệm khả năng chịu tải của đất bùn
trước và sau khi gia cường. Kết quả nghiên cứu cho thấy với hàm lượng xi măng khảo sát từ 200-300
kg/m3 và hàm lượng cát từ 100-200 lít/m3, hỗn hợp sau khi được đầm chặt với mức năng lượng đầm
1200 kJ/m3 và 7 ngày thủy hóa và ninh kết xi măng trong kết cấu đất, mẫu gia cường xi măng và hỗn
hợp xi măng cát gia tăng cường độ từ 2,8-5,9 lần so với đất sét đầm chặt không gia cường. Kết quả
cho thấy mặc dù mẫu gia cường chưa được đầm chặt tại độ ẩm tối ưu và dung trọng khô lớn nhất, đất
sét sau khi gia cường bằng xi măng - cát tương đương vật liệu sỏi hoặc đá nghiền đầm chặt. Một số
kết quả cụ thể như sau:
- Hàm lượng xi măng trong mẫu tăng lên làm gia tăng chỉ số cường độ CBR của mẫu gia cường.
Do khi lượng xi măng tăng lên, làm gia tăng các liên kết giữa các hạt đất và cát trong mẫu gia cường,
từ đó gia tăng cường độ mẫu đất.
- Đối với mẫu đất bùn sét gia cường đất – xi măng, lượng xi măng tối ưu đề xuất là 250 kg/m3 đất
gia cường. Với hàm lượng xi măng đề xuất, cường độ đất sau khi cải tạo được tăng lên 3,5 lần so với
đất bùn sét sau khi đầm chặt.
- Đối với mẫu đất bùn sét gia cường hỗn hợp xi măng – cát, các hạt cát khi kết hợp với đất và xi
măng gia tăng đáng kể chỉ số cường độ CBR so với mẫu đất gia cường xi măng không cát. Hàm lượng
cát càng cao, càng gia tăng cường độ của đất bùn sau khi xử lý gia cường. Trong giới hạn số lượng
thí nghiệm, nghiên cứu đề xuất tỷ lệ hàm lượng cát là 200 lít/m3 kết hợp với hàm lượng xi măng thấp
nhất, 200 kg/m3 nhằm gia tăng 5 lần chỉ số cường độ CBR của đất gia cường xi măng – cát so với chỉ
số cường độ CBR của đất bùn đầm chặt tại độ ẩm tối ưu.
Nghiên cứu còn nhiều hạn chế về số lượng mẫu thí nghiệm, khoảng hàm lượng cát, hàm lượng
xi măng, đồng thời thiếu các điều kiện làm việc của đất (ví dụ như điều kiện đất bị bão hòa trong
quá trình làm việc). Nghiên cứu cũng chưa làm rõ ảnh hưởng của cát và hỗn hợp nước xi măng đến
ứng xử đầm nén của hỗn hợp đất sét gia cường. Ngoài ra, những phân tích ảnh hưởng tính chất cơ lý
của cát (kích thước, cấp phối thành phần hạt, khả năng chịu cắt, . . . ) đến cường độ của hỗn hợp chưa
được xem xét. Cuối cùng, kết quả thí nghiệm dựa trên những điều kiện trong phòng thí nghiệm. Tuy
nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp đầm chặt kết hợp với hỗn hợp xi măng cát gia tăng
rất lớn cường độ chịu lực của đất bùn. Phương pháp gia cường đề xuất giúp tăng thêm sự lựa chọn
biện pháp xử lý nền, móng đường cho các công trình giao thông và nền kho bãi cho công trình dân
dụng, công nghiệp.
Lời cảm ơn
Tác giả chân thành cảm ơn sự hỗ trợ tài chính và thiết bị của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
TP. HCM.
121
Đức, N. M., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
Tài liệu tham khảo
[1] Terashi, M., Tanaka, H., Okumura, T. (1979). Engineering properties of lime-treated marine soils and
DMM. Proc. of the 6th Asian Regional Conference on Soil Mechanics and Foundation Engineering,
191–194.
[2] Kawasaki, T., Niina, A., Saitoh, S., Suzuki, Y., Honjo, Y. (1981). Deep mixing method using cement
hardening agent. Proceedings of the 10th international conference on soil mechanics and foundation
engineering, 3:721–724.
[3] Clough, G. W., Sitar, N., Bachus, R. C., Rad, N. S. (1981). Cemented sands under static loading. Journal
of Geotechnical and Geoenvironmental Engineering, 107(GT6):799–817.
[4] Kamon, M., Bergado, D. T. (1992). Ground improvement techniques. Proc. of the 9th Asian Regional
Conference on Soil Mechanics and Foundation Engineering, 526–546.
[5] Yin, J. H., Lai, C. K. (1998). Strength and stiffness of Hong Kong marine deposits mixed with cement.
Geotechnical Engineering, 29(1):29–44.
[6] C¸okc¸a, E., Tilgen, H. P. (2010). Shear strength-suction relationship of compacted Ankara clay. Applied
Clay Science, 49(4):400–404.
[7] Sang, H. N. (2005). Xử lý nền đất yếu bằng phương pháp cọc đất xi măng kết hợp gia tải nén trước. Tạp
chí phát triển công nghệ Đại Học Quốc Gia Thành TP.HCM.
[8] Trung, N. V., Tuấn, V. M. (2014). Cọc đất xi măng phương pháp gia cố nền đất yếu. Nhà xuất bản Xây
dựng.
[9] Yên, Đ. P., Thắng, L. A., Hùng, N. S. (2017). Nghiên cứu thêm cát vào cọc đất – xi măng cải thiện nền
đất yếu. Tạp chí Xây dựng.
[10] Dũng, N. Q. (2015). Nghiên cứu giải pháp công nghệ xử lý nền đất yếu bằng thiết bị trộn đất tại chỗ với
chất kết dính vô cơ phục vụ xây dựng công trình thủy lợi. Viện khoa học thủy lợi.
[11] Wang, D., Abriak, N. E., Zentar, R. (2013). Strength and deformation properties of Dunkirk marine
sediments solidified with cement, lime and fly ash. Engineering Geology, 166:90–99.
[12] Valls, S., Vazquez, E. (2000). Stabilisation and solidification of sewage sludges with Portland cement.
Cement and Concrete Research, 30(10):1671–1678.
[13] Silitonga, E., Levacher, D., Mezazigh, S. (2009). Effects of the use of fly ash as a binder on the mechanical
behaviour of treated dredged sediments. Environmental technology, 30(8):799–807.
[14] Miqueleiz, L., Ramírez, F., Seco, A., Nidzam, R. M., Kinuthia, J. M., Tair, A. A., Garcia, R. (2012). The
use of stabilised Spanish clay soil for sustainable construction materials. Engineering Geology, 133:9–15.
[15] Zentar, R., Wang, D., Abriak, N. E., Benzerzour, M., Chen, W. (2012). Utilization of siliceous–aluminous
fly ash and cement for solidification of marine sediments. Construction and Building Materials, 35:
856–863.
[16] Horpibulsuk, S., Rachan, R., Chinkulkijniwat, A., Raksachon, Y., Suddeepong, A. (2010). Analysis of
strength development in cement-stabilized silty clay from microstructural considerations. Construction
and Building Materials, 24(10):2011–2021.
[17] Horpibulsuk, S., Phojan, W., Suddeepong, A., Chinkulkijniwat, A., Liu, M. D. (2012). Strength develop-
ment in blended cement admixed saline clay. Applied Clay Science, 55:44–52.
[18] Kaniraj, S. R., Havanagi, V. G. (1999). Compressive strength of cement stabilized fly ash-soil mixtures.
Cement and Concrete Research, 29(5):673–677.
[19] Bin-Shafique, S., Rahman, K., Yaykiran, M., Azfar, I. (2010). The long-term performance of two fly ash
stabilized fine-grained soil subbases. Resources, Conservation and Recycling, 54(10):666–672.
[20] Mousavi, S., Wong, L. S. (2015). Mechanical behavior of compacted and stabilized clay with kaolin and
cement. Jordan Journal of Civil Engineering, 9(4):477–486.
[21] Bahar, R., Benazzoug, M., Kenai, S. (2004). Performance of compacted cement-stabilised soil. Cement
and Concrete Composites, 26(7):811–820.
[22] Goodary, R., Lecomte-Nana, G. L., Petit, C., Smith, D. S. (2012). Investigation of the strength develop-
ment in cement-stabilised soils of volcanic origin. Construction and Building Materials, 28(1):592–598.
[23] Koerner, R. M., Narejo, D. (1995). Bearing capacity of hydrated geosynthetic clay liners. Journal of
Geotechnical Engineering, 121(1):82–85.
122
Đức, N. M., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
[24] Moghaddas-Nejad, F., Small, J. C. (1996). Effect of geogrid reinforcement in model track tests on pave-
ments. Journal of Transportation Engineering, 122(6):468–474.
[25] ASTM D1883. Standard test method for california bearing ratio (CBR) of laboratory-compacted soils.
ASTM International, West Conshohocken, PA, USA.
[26] Farook, A. S. A. C. (2018). Role of compaction energy on dry density and CBR. International Research
Journal of Engineering and Technology (IRJET), 5(3):1848–1852.
[27] Chinh, N. H., Nam, T. H., Quân, L. V. (2016). Điểu chỉnh tỷ trọng vữa xi măng và sử dụng vữa xi măng
nặng để bơm trám các giếng khoan ở bể Nam Côn Sơn. Khoa học dầu khí, Tập đoàn dầu khí quốc gia
Việt Nam, truy cập 30/08/2019.
[28] Tám, M. D. (2012). Những vấn đề cần thiết khi thực hiện nghiên cứu theo hướng chuyên khảo về lý luận
và thực nghiệm trên đất sét yếu bão hòa nước của các khu vực đất yếu ở TP. Hồ Chí Minh và vùng châu
thổ sông mê kông phần cực Nam nước ta. Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (KHCNXD) - ĐHXD,
6(2):99–102.
[29] Mukabi, J. N. (2014). Necessity for review of resilient properties and conventional resilient modulus
models of characterizing pavement materials for MEPD. Electronic Print, Academia.
123

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_chi_so_cbr_cua_dat_bun_long_song_dam_chat_gia_cuo.pdf