Nghiên cứu các loài ếch cây phục vụ giảng dạy và nghiên cứu

Lần đầu tiên ghi nhận 13 loài ếch cây thuộc 6 giống ở vùng Quảng Ngãi kèm theo dẫn liệu về phân bố, đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen quý hiếm, các mối đe dọa, đồng thời đề ra một số giải pháp phát triển bền vững các loài ếch cây. Các dẫn liệu khoa học là tư liệu góp phần giảng dạy và nghiên cứu môn Động vật có xương sống ở đại học, cao đẳng và trung học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.

Nghiên cứu các loài ếch cây phục vụ giảng dạy và nghiên cứu trang 1

Trang 1

Nghiên cứu các loài ếch cây phục vụ giảng dạy và nghiên cứu trang 2

Trang 2

Nghiên cứu các loài ếch cây phục vụ giảng dạy và nghiên cứu trang 3

Trang 3

Nghiên cứu các loài ếch cây phục vụ giảng dạy và nghiên cứu trang 4

Trang 4

Nghiên cứu các loài ếch cây phục vụ giảng dạy và nghiên cứu trang 5

Trang 5

Nghiên cứu các loài ếch cây phục vụ giảng dạy và nghiên cứu trang 6

Trang 6

Nghiên cứu các loài ếch cây phục vụ giảng dạy và nghiên cứu trang 7

Trang 7

Nghiên cứu các loài ếch cây phục vụ giảng dạy và nghiên cứu trang 8

Trang 8

pdf 8 trang Danh Thịnh 08/01/2024 680
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu các loài ếch cây phục vụ giảng dạy và nghiên cứu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu các loài ếch cây phục vụ giảng dạy và nghiên cứu

Nghiên cứu các loài ếch cây phục vụ giảng dạy và nghiên cứu
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 61 năm 2014 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
96 
NGHIÊN CỨU CÁC LOÀI ẾCH CÂY 
PHỤC VỤ GIẢNG DẠY VÀ NGHIÊN CỨU 
LÊ THỊ THANH*, ĐINH THỊ PHƯƠNG ANH** 
TÓM TẮT 
Lần đầu tiên ghi nhận 13 loài ếch cây thuộc 6 giống ở vùng Quảng Ngãi kèm theo 
dẫn liệu về phân bố, đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen quý hiếm, các mối đe dọa, đồng 
thời đề ra một số giải pháp phát triển bền vững các loài ếch cây. Các dẫn liệu khoa học là tư 
liệu góp phần giảng dạy và nghiên cứu môn Động vật có xương sống ở đại học, cao đẳng 
và trung học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. 
Từ khóa: ếch cây, Quảng Ngãi, tư liệu giáo dục. 
ABSTRACT 
Studying Rhacophorid frogs for education and research 
The study is the first record of 13 rhacophorid frogs belonging to 6 genera in Quang 
Ngai region with some data on distribution, biodiversity and conservation of precious 
gene, threats, and some solutions for rhacophorid’s sustainable development. The study 
supports the education and research of zoology in university-college and secondary 
schools, improving educational efficiency. 
Keywords: rhacophorid frogs, Quang Ngai, educational materials. 
1. Mở đầu 
Theo hệ thống học động vật, các loài ếch cây (rhacophorid frogs) được xếp vào 
họ Ếch cây (Rhacophoridae), lớp Lưỡng cư (Amphibia) thuộc phân ngành Động vật có 
xương sống (Vertebrata). Hệ thống phân loại này được đề cập trong môn học Động vật 
có xương sống (Vertebrates of zoology) ở bậc cao đẳng, đại học và phần Động vật có 
xương sống (học kì 2, Sinh học lớp 7). Nhằm góp phần bổ sung tư liệu trong giảng dạy, 
nghiên cứu Sinh học ở các cấp học, chúng tôi đã phân tích các mẫu ếch cây cùng tư 
liệu liên quan thu được từ các đợt khảo sát thực địa ở vùng Quảng Ngãi để có những 
dẫn liệu mới và hệ thống về thành phần loài, đặc trưng phân bố, đa dạng sinh học và 
giá trị bảo tồn nguồn gen quý hiếm, thực trạng bảo tồn và sinh tồn của các loài ếch cây 
hiện nay nhằm phục vụ nghiên cứu và giảng dạy Sinh học. 
* ThS, Trường Đại học Đồng Tháp; NCS Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 
** PGS TS, Đại học Đà Nẵng 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Lê Thị Thanh và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
97 
2. Phương pháp nghiên cứu 
Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Đã thực hiện 12 đợt khảo sát thực địa từ tháng 
9/2010 đến tháng 7/2013 dọc các khe suối, rừng phục hồi, rừng trồng, bản làng, ven lối 
mòn vào rừng thuộc địa bàn 3 huyện của tỉnh Quảng Ngãi: tại huyện Ba Tơ đã khảo 
sát 6 đợt, mỗi đợt từ 7 đến 20 ngày; tại huyện Trà Bồng, khảo sát 5 đợt, mỗi đợt từ 7 
đến 12 ngày; tại huyện Sơn Tây, khảo sát 20 ngày. Tọa độ các địa điểm thu mẫu: từ 
14049’23’’ đến 14049’55’’N, từ 108039’17’’ đến 108039’61’’E; 14039’40,8’’N, 
108036’25’’E; từ 15018’36,7’’ đến 15018’50,1’’N, từ 108026’4,7’’ đến 108026’16’’E; 
15023’11’’N, 108022’50’’E; từ 14o51’8’’ đến 14o55’21’’N; 108o22’50’’-108o28’45’’E. 
Phương pháp sưu tầm mẫu vật nghiên cứu: Theo phương pháp điều tra tuyến, 
điểm trong khu vực nghiên cứu. Các tuyến điều tra đi qua các sinh cảnh đặc trưng của 
vùng nghiên cứu. Mẫu vật được thu trực tiếp dọc theo các khe, suối; trảng cỏ, cây bụi 
ven đường mòn; khu vực có nước dưới tán rừng; bản làng, hoặc pha hóa chất, hướng dẫn 
người dân sống trong khu vực nghiên cứu về xử lí, bảo quản mẫu vật và nhờ họ thu mẫu 
giúp. Thời gian thu mẫu vật từ 18h đến 24h. Ngoài ra, một số thông tin về mẫu vật còn 
được xác nhận qua điều tra phỏng vấn người dân địa phương, các cán bộ kiểm lâm ở 
các trạm trong vùng nghiên cứu. Nội dung phỏng vấn: tên địa phương của loài, nơi 
sống, hiện trạng sử dụng, khai thác và bảo tồn loài ở địa phương Trong quá trình 
phỏng vấn, chúng tôi kết hợp thẩm định bằng bộ ảnh màu của loài. 
Phương pháp xác định đặc trưng về phân bố: Xác định độ cao và tọa độ địa lí 
bằng GPS, phân chia sinh cảnh dựa vào kết quả khảo sát thực địa về hiện trạng thảm 
thực vật và mức độ tác động của người dân kết hợp bản đồ địa hình của vùng nghiên 
cứu. Nơi hoạt động chủ yếu dựa vào thông tin thu thập được ghi trong nhật kí thực địa 
từ các đợt khảo sát. 
Phương pháp xác định tên loài, độ phong phú và cấp độ quý hiếm: Các mẫu vật 
được định tên trên cơ sở phân tích đặc điểm hình thái kết hợp tham khảo tài liệu của tác 
giả: Bourret (1942); Đào Văn Tiến (1977) [7]; Hồ Thu Cúc (2000) [2], [3]; Tran Thi 
Anh Đao et al. (2010); Orlov N. Et al. (2012) [10]; Nguyen Van Sang et al. (2009) [9]; 
Hoàng Xuân Quang & cs (2012) [4]; Lê Thị Thanh và Lê Nguyên Ngật (2011, 2012) 
[5], [6]... Xác định các cấp độ bảo tồn của loài quý hiếm theo Sách Đỏ Việt Nam năm 
2007 (SĐVN) [1]; Danh lục Đỏ IUCN năm 2013 (IUCN) [8]. Độ phong phú của loài 
được đánh giá thông qua tần số gặp của các loài thu được mẫu và tư liệu thu thập trong 
các đợt khảo sát thực địa, chia thành 3 mức: thường gặp (+++) khi có tần suất từ 51% 
đến 100% tổng số điểm thu mẫu; ít gặp (++) khi có tần suất từ 25% đến 50% tổng số 
điểm thu mẫu và hiếm gặp (+) khi tần suất nhỏ hơn 25% tổng số điểm thu mẫu. 
Phương pháp xử lí và bảo quản mẫu vật: Mẫu sống thu được tiến hành gây mê để 
chụp hình, tiếp theo là định hình trong hộp nhựa bằng dung dịch cồn 900 hoặc fomarlin 
4%, sau đó gắn nhãn mẫu vật rồi chuyển sang bảo quản bằng cồn 800 hoặc fomarlin 
5%. 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 61 năm 2014 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
98 
Phương pháp sử dụng mẫu vật: Mẫu vật trong bộ sưu tập mẫu thường ở trạng thái 
tự nhiên, nguyên vẹn và được lưu đầy đủ thông tin về mẫu gồm: Kí hiệu mẫu (nhãn 
mẫu vật), tên khoa học của loài, tên loài ở địa phương, ảnh màu của mẫu vật, ngày thu 
mẫu, địa điểm thu mẫu, người thu mẫu, trạng thái con vật khi thu mẫu, đặc trưng về 
phân bố, đặc điểm thời tiết khi thu mẫu, độ cao nơi thu mẫu, sinh cảnh 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_cac_loai_ech_cay_phuc_vu_giang_day_va_nghien_cuu.pdf