Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, Đồng Nai đã vươn lên trở thành một trong những tỉnh có GDP bình quân đầu người cao nhất cả nước, và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bình quân đạt khoảng12,8%/năm.

Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trang 1

Trang 1

Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trang 2

Trang 2

Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trang 3

Trang 3

Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trang 4

Trang 4

Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trang 5

Trang 5

Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trang 6

Trang 6

Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trang 7

Trang 7

Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trang 8

Trang 8

Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trang 9

Trang 9

Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trang 10

Trang 10

pdf 10 trang Danh Thịnh 11/01/2024 1240
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Số 14 (24) - Tháng 01-02/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
47
1. Giới thiệu
1.1. Vấn đề nghiên cứu
Sau hơn 30 năm xây dựng và 
phát triển, từ một nền kinh tế nông 
nghiệp lạc hậu, Đồng Nai đã vươn 
lên trở thành một trong những tỉnh 
có GDP bình quân đầu ngườicao 
nhất cả nước, và có tốc độ tăng 
trưởng kinh tế cao, bình quân đạt 
khoảng12,8%/năm. Sự phát triển 
năng động này không thể phủ nhận 
có vai trò đóng góp quan trọng của 
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước 
ngoài (FDI) với mức đóng góp trên 
40% thu ngân sách trên địa bàn 
tỉnh. 
Kể từ khi Luật Đầu tư nước 
ngoài được ban hành, Đồng Nai 
luôn là một trong những địa phương 
dẫn đầu cả nước xét về số lượng dự 
án, vốn đầu tư và vốn đầu tư thực 
hiện. Điều này có được một phần 
là nhờ các hoạt động xúc tiến đầu 
tư (XTĐT) mà tỉnh Đồng Nai đã 
không ngừng thực hiện đổi mới và 
sáng tạo trong thời gian qua. Tuy 
nhiên, đến hiện tại Đồng Nai vẫn 
chưa có một cơ quan chuyên trách 
và một chiến lược XTĐT làm cơ 
sở để thực hiện đồng bộ, hiệu quả 
các giải pháp xúc tiến thu hútđầu 
tư. Nhận thức được sự ảnh hưởng 
không nhỏ của vấn đề trên cũng như 
tầm quan trọng của XTĐT trực tiếp 
nước ngoài nghiên cứu này nhằm 
tìm hiểu và phân tích thực trạng 
hoạt động XTĐT nước ngoài tại 
Đồng Nai trong thời gian qua: “Ai 
đang thực hiện? Thực hiện những 
gì? Và thực hiện như thế nào?” 
Đồng thời, đánh giá chất lượng 
hoạt động XTĐT đã thực hiện và 
hiệu quả của chúng đối với kết quả 
thu hút FDI tại tỉnh. Sau đó, trên cơ 
sở phân tích điểm mạnh, điểm yếu 
hoạt động XTĐT tại Đồng Nai và 
những cơ hội, thách thức tác động 
đến việc thu hút FDI hiện nay, đưa 
ra giải pháp trả lời câu hỏi: Cần làm 
gì để nâng cao hiệu quả hoạt động 
XTĐT nước ngoài đi những yếu 
tố nền tảng mang tính định hướng 
này đã ảnh hưởng thế nào đến chất 
lượng của các hoạt động XTĐT 
diễn ra ở tỉnh trong thời gian qua?
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm định hướng 
các giải pháp, kiến nghị về chính 
sách thích hợp giúp tỉnh Đồng Nai 
nâng cao chất lượng cho hoạt động 
XTĐT và thu hút nguồn vốn FDI. 
Để trả lời cho các câu hỏi đặt ra, 
bài viết cần đạt được các mục tiêu 
cụ thể sau:
- Phân tích thực trạng về hoạt 
động xúc tiến đầu tư nước ngoài tại 
tỉnh Đồng Nai.
- Phân tích kết quả về việc thu 
hút FDI tại Đồng Nai.
- Kiến nghị chính sách và đưa 
ra các giải pháp nhằm nang cao 
hiệu quả cho hoạt động XTĐT và 
thu hút FDI tại Đồng Nai.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sơ bộ: Thực hiện 
TS. PHẠM THỊ MINH LÝ & NGÔ THIÊN THẢO
Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Nâng cao hiệu quả hoạt động 
xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài 
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Nghiên cứu tập trung phân tích về hoạt động xúc tiến đầu tư (XTĐT) trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Nghiên cứu kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như thống kê mô tả, so sánh, tổng 
hợp,... để phân tích các số liệu thu thập được từ bộ dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Nghiên 
cứu được thực hiện nhằm các mục tiêu gồm: (1) Phân tích thực trạng và đánh giá chất 
lượng hoạt động XTĐT tại Đồng Nai trong thời gian qua; (2) Đánh giá kết quả thu hút 
FDI tại tỉnh; và (3) Đưa ra các kiến nghị nhằm đề xuất những giải pháp để nâng cao 
hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Từ khóa: Đầu tư trực tiếp, FDI, xúc tiến đầu tư, Đồng Nai, hiệu quả kinh tế.
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 14 (24) - Tháng 01-02/2014
Nghiên Cứu & Trao Đổi
48
bằng cách phỏng vấn trực tiếp đối 
với các cán bộ phụ trách công tác 
XTĐT tại Phòng đầu tư – Ban 
quản lý Khu công nghiệp (KCN) 
Đồng Nai và Phòng đầu tư nước 
ngoài – Sở Kế hoạch và Đầu tư 
(KH-ĐT) tỉnh Đồng Nai; phỏng 
vấn qua điện thoại đối với trưởng 
bộ phận đầu tư, kinh doanh của các 
công ty có đầu tư kinh doanh cơ 
sở hạ tầng (CSHT) trong các KCN 
của tỉnh. Qua đó, thu thập được 
những thông tin sơ bộ về tình hình 
hoạt động XTĐT của các đơn vị, 
từ đó sử dụng làm cơ sở để thiết kế 
bảng câu hỏi.
Nghiên cứu chính thức: Được 
thực hiện thông qua gửi các bảng 
câu hỏi khảo sát trực tuyến đến các 
đối tượng thuộc Sở KH-ĐT Đồng 
Nai, Ban quản lý các KCN Đồng 
Nai và các doanh nghiệp kinh 
doanh CSHT trong các KCN của 
tỉnh.
Bảng khảo sát được chia làm 
các phần: Phần mở đầu gồm có các 
câu hỏi chung về tổ chức hoạt động 
XTĐT, tiếp theo là các câu hỏi đánh 
giá mức độ hiệu quả, và cuối cùng 
là các câu hỏi về thông tin doanh 
nghiệp. Nghiên cứu sử dụng thang 
đo 5 điểm với 1 tương úng với mức 
độ kém nhất và 5 tương ứng với 
mức độ tốt nhất.
1.4. Dữ liệu nghiên cứu
Đề tài thực hiện phân tích đánh 
giá dựa trên cả bộ dữ liệu sơ cấp và 
dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu sơ cấp là 
bản khảo sát trực tiếp và trực tuyến 
về tình hình XTĐT nước ngoài 
được gửi đến Sở KH-ĐT, Ban 
quản lý các KCN Đồng Nai và các 
doanh nghiệp kinh doanh CSHT 
tại Đồng Nai có liên quan đến hoạt 
động XTĐT. Dữ liệu thứ cấp là các 
số liệu về kết quả đầu tư từ các báo 
cáo lưu trữ, tài liệu của Sở KH-ĐT 
Đồng Nai, Ban quản lý các KCN 
Đồng Nai, sách, báo, tạp chí khoa 
học, Internet,
2. Cơ sở lý luận 
2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1.1. Khái niệm và phân loại 
các hình thức đầu tư trực tiếp nước 
ngoài
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, 
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 
là đầu tư có lợi ích lâu dài của một 
doanh nghiệp tại một nước khác 
(nước nhận đầu tư), không phải tại 
nước mà doanh nghiệp đang hoạt 
động (nước đi đầu tư) với mục 
đích quản lý một cách có hiệu quả 
doanh nghiệp”. Khái niệm này 
nhấn mạnh đến tính lâu dài trong 
hoạt động đầu tư và động cơ của 
các nhà đầu tư (NĐT) là tìm kiếm 
lợi nhuận, kiểm soát hoạt động của 
các doanh nghiệp và mở rộng thị 
trường.
FDI thường có các hình thức cơ 
bản sau: hình thức doanh nghiệp 
liên doanh và doanh nghiệp 100% 
có vốn đầu tư nước ngoài. 
2.1.2. Xu hướng FDI trên thế 
giới và VN hiện nay
Theo Báo cáo về xu hướng đầu 
tư toàn cầu của Cơ quan Liên Hiệp ... ãnh thổ. Trong 
số đó, hình thức liên doanh với 
Nhà nước là 63 dự án, vốn đầu tư 
936,587 triệu USD - chiếm 6,38% 
tổng số vốn, còn lại là hình thức 
100% vốn FDI. Trong số các dự 
án được cấp phép còn hiệu lực, số 
dự án đi vào hoạt động là 82,4%; 
4% dự án đang xây dựng; 5% dự 
án chưa triển khai xây dựng và 
8,6% dự án ngưng hoạt động. Nhìn 
chung, trong giai đoạn 1988-2012, 
nhịp độ thu hút FDI trên địa bàn 
Đồng Nai tăng nhanh, có thể chia 
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 14 (24) - Tháng 01-02/2014
Nghiên Cứu & Trao Đổi
54
thành các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1 (1988-1993): Tiếp 
cận nguồn vốn FDI. Trong thời 
gian này tuy đã có các dự án FDI 
lớn nhưng đa số còn trong giai 
đoạn xây dựng nhà xưởng, lắp ráp 
thiết bị nên sự tác động đến hiệu 
quả kinh tế xã hội của tỉnh Đồng 
Nai chưa rõ nét.
Giai đoạn 2 (1994-1998): Phát 
triển tăng tốc cả về số dự án, vốn 
đăng ký và vốn thực hiện. Bình 
quân mỗi năm có 30 dự án với vốn 
đăng ký 705 triệu USD. 
Giai đoạn 3 (1999-2000): Suy 
giảm do ảnh hưởng cuộc khủng 
hoảng tài chính tiền tệ khu vực và 
thế giới vào năm 1998. Giai đoạn 
này Đồng Nai cấp mới 43 dự án 
với tổng vốn đăng ký 289 triệu 
USD, so với giai đoạn 1997-1998 
chỉ bằng 42% về vốn đầu tư và 
bằng 70% về số dự án.
Giai đoạn 4 (2001-2005): Phục 
hồi và tăng trưởng ổn định. Bình 
quân mỗi năm có 84 dự án với vốn 
đăng ký 770 triệu USD. So với cả 
nước, Đồng Nai đóng vai trò quan 
trọng trong thu hút FDI với tỷ trọng 
chiếm 12,12% số dự án và 15,18% 
vốn đầu tư của cả nước. Giai đoạn 
này, bắt đầu từ năm 2004, Đồng 
Nai cũng đã từng bước tiến hành 
các hoạt động XTĐT như thiết lập 
mối quan hệ với các Trung tâm 
XTĐT tại các thị trường trọng 
điểm, tổ chức các phái đoàn XTĐT 
ra nước ngoài,...
Giai đoạn 5 (2006-2012): Tăng 
trưởng nhanh cả về số lượng, chất 
lượng và vốn đăng ký dự án. Trong 
3 năm 2009, 2010, 2011 số dự án 
có bị sụt giảm do suy thoái kinh tế 
thế giới nhưng thời kì này lại thu 
hút được các dự án có quy mô lớn, 
đầu tư trong lĩnh vực kỹ thuật cao 
nên Đồng Nai vẫn là 1 trong những 
địa phương dẫn đầu cả nước về quy 
mô thu hút FDI. 
Xét theo quy mô dự án và chất 
lượng dự án FDI thì từ 1988–2005 
Đồng Nai vẫn nằm trong xu hướng 
chung của các địa phương khác 
trong việc thu hút FDI, đó là quy 
mô bình quân/dự án giảm dần. 
3.3.2. Thu hút FDI theo các tiêu 
chí phân loại khác nhau 
Theo đối tác đầu tư: Trong số 36 
quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại 
Đồng Nai đến cuối tháng 12/2012, 
Đài Loan vẫn là đối tác đầu tư chủ 
yếu với 245 dự án trong tổng số 879 
dự án đầu tư tại Đồng Nai, dẫn đầu 
về nguồn vốn đăng ký với 3.369,67 
triệu USD (chiếm 22,96% tổng vốn 
đầu tư vào Đồng Nai). Theo sau là 
9 đối tác lớn khác với số vốn đầu 
tư trên 100 triệu USD theo thứ tự 
là: Hàn Quốc, Nhật, British Virgin 
Islands, Trung Quốc, Singapore, 
Thái Lan, Malaysia, Brunei, Mỹ. 
Các đối tác này chiếm đến 88,96% 
tổng số dự án và 88,61% tổng số 
vốn FDI, trong đó có 8 đối tác ở 
châu Á với 81,9% số dự án, chiếm 
77,76% tổng vốn đầu tư.
Theo ngành: Trong những năm 
qua, các dự án FDI đầu tư vào 
Đồng Nai đã phủ rộng vào hầu hết 
các ngành kinh tế, nhưng chủ yếu 
tập trung vào những ngành nghề có 
lợi nhuận cao và thời gian thu hồi 
vốn nhanh. 
Theo hình thức đầu tư: Đến cuối 
năm 2012, hình thức liên doanh 
chỉ có 63 dự án, chiếm 7,17% số 
dự án và 6,38% tổng vốn đăng ký 
của Đồng Nai; trong khi đó, hình 
thức đầu tư 100% vốn đầu tư nước 
ngoài vẫn được các NĐT lựa chọn 
chủ yếu, chiếm đến 93,2% số dự án 
và 93,62% vốn đăng ký. Điều này 
cho thấy các NĐT nước ngoài rất 
tin tưởng vào chính sách đầu tư của 
Chính phủ VN nói chung và của 
tỉnh Đồng Nai nói riêng nên hình 
thức 100% vốn đầu tư nước ngoài 
luôn giữ tỉ trọng cao trong cơ cấu. 
Dự báo trong những năm tới, hình 
thức đầu tư này sẽ vẫn tiếp tục tăng 
cả về số dự án và vốn đăng ký.
4. Một số giải pháp nhằm nâng 
cao hiệu quả hoạt động XTĐT 
tại tỉnh Đồng Nai
4.1. Thành lập Trung tâm XTĐT 
trực thuộc UBND tỉnh
Việc thành lập Trung tâm xúc 
tiến đầu tư cho phép chuyên môn 
hóa, chuyên nghiệp hóa các hoạt 
động XTĐT của tỉnh Đồng Nai, 
đồng thời cho phép tập trung được 
các nguồn lực nhằm đẩy mạnh 
hoạt động XTĐT, tránh tình trạng 
hoạt động dàn trải, manh mún của 
các doanh nghiệp phát triển CSHT 
cũng như cơ quan quản lý đầu tư 
tại Đồng Nai như hiện nay.
Mô hình này nên là một cơ 
quan riêng của tỉnh, bởi trước hết 
việc chuyên môn hóa vào một 
chức năng nhiệm vụ chính sẽ giúp 
cho hoạt động của cơ quan hiệu 
quả, không gây chồng chéo trong 
các khâu chức năng. 
4.2. Xây dựng chiến lược xúc tiến 
đầu tư có trọng điểm
Một chiến lược XTĐT FDI có 
trọng điểm yêu cầu phải xác định 
được ngành nghề, hoạt động, quốc 
gia và cả các công ty cần tập trung 
vận động đầu tư. Đối với Đồng 
Nai, việc đầu tiên là cần xác định 
vị trí của mình so với các đối thủ 
cạnh tranh là các địa phương khác 
trong cả nước nhằm xác định điểm 
mạnh cũng như điểm yếu của mình 
- có nghĩa là cần xác định khả năng 
và những lợi thế thu hút của Đồng 
Nai. Những lợi thế này có thể kể 
đến như: vị trí địa lý thuận lợi, 
nguồn nhân lực trẻ được đào tạo cơ 
bản, đông đảo và chi phí thấp; tốc 
độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn 
định qua các năm; có nhiều KCN 
Số 14 (24) - Tháng 01-02/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
55
phát triển tương đối hoàn chỉnh và 
CSHT tương đối đồng bộ;Trong 
bối cảnh của cạnh tranh gay gắt 
giữa các quốc gia thu hút FDI, việc 
XTĐT của Đồng Nai càng phải 
chú trọng xác định không chỉ với 
các ngành mà cả những hoạt động, 
những khu vực kinh tế mới,để 
có thể nâng lợi thế lên mức tối đa.
Đối với các lĩnh vực trung tâm 
XTĐT:
- Ngành công nghiệp: Ưu tiên 
thu hút đầu tư các nhóm ngành 
công nghiệp mũi nhọn, công nghệ 
cao như các ngành điện - điện tử; 
cơ khí; hóa chất - cao su - plastic 
- công nghệ sinh học và ngành 
công nghiệp hỗ trợ; nhóm ngành 
công nghiệp ưu tiên phát triển như: 
ngành công nghiệp chế biến nông 
sản thực phẩm, dệt may giày dép; 
sản xuất và chế biến gỗ; giấy và 
sản phẩm từ giấy; khai thác và sản 
xuất vật liệu xây dựng; ngành sản 
xuất, phân phối điện nước, ngành 
nghề tiểu thủ công nghiệp truyền 
thống.
- Ngành thương mại, dịch vụ: 
Ưu tiên thu hút đầu tư vào các 
ngành dịch vụ chất lượng cao như: 
giáo dục, y tế, tài chính, thông tin 
truyền thông, khoa học công nghệ, 
phân phối, cảng – kho bãi, giao 
thông vận tải. Đẩy mạnh phát triển 
các loại hình thương mại dịch vụ 
phục vụ công nhân (nhà ở, xe đưa 
rước), nông dân - nông nghiệp - 
nông thôn.
- Ngành nông - lâm nghiệp - 
thủy sản: Tập trung thu hút đầu tư 
nước ngoài vào các dự án chăn nuôi 
đại gia súc và gia cầm (chăn nuôi 
bò sữa, bò thịt, heo, gia cầm); trồng 
cây công nghiệp, cây ăn trái, trồng 
rau sạch, trồng hoa, cây kiểng.
Đối với khu vực trọng tâm 
XTĐT: Với các lĩnh vực trọng tâm 
XTĐT đã xác định trên đây, các 
hoạt động XTĐT của Đồng Nai 
nói chung và các KCN nói riêng 
cần phải tập trung vào các quốc gia 
tiềm năng có thế mạnh ở các ngành 
công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp 
để xúc tiến, kêu gọi đầu tư.
4.3. Hợp tác chặt chẽ với các nhà 
tư vấn đầu tư chuyên nghiệp, các 
hiệp hội, đại diện phòng thương 
mại và công nghiệp của các quốc 
gia và vùng lãnh thổ tại VN
Các nhà tư vấn môi giới đóng vai 
trò rất quan trọng trong việc quyết 
định lựa chọn địa điểm đầu tư của 
NĐT. Việc sử dụng các nhà tư vấn 
chuyên nghiệp không chỉ giúp cho 
nâng cao chất lượng các dự án kêu 
gọi đầu tư, gây được lòng tin của 
các NĐT mà còn là cơ hội tốt để 
đào tạo nguồn nhân lực. Đây chính 
là những kênh “ăng-ten” vươn dài 
giúp cho việc thu hút FDI hiệu quả 
tại những nước ngoài tiềm năng.
4.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng 
trang Web trong XTĐT
Trong thời gian tới, tỉnh Đồng 
Nai nên cần chú ý nâng cấp, hoàn 
thiện và cập nhật thông tin hàng 
ngày trên trang web, quan tâm hơn 
việc cung cấp đầy đủ thông tin về 
môi trường đầu tư và pháp luật liên 
quan đến đầu tư, không chỉ bằng 
tiếng Việt và tiếng Anh mà nên sử 
dụng một số ngôn ngữ khác như 
tiếng Nhật, Hàn và Trung Quốc. 
Điều quan trọng hơn là đào tạo và 
hỗ trợ cho những người làm việc 
trong lĩnh vực liên quan đến FDI 
để có thể sử dụng hiệu quả trang 
Web trong công việc, cũng như là 
công cụ hiện đại, hiệu quả trong 
thu hút các doanh nghiệp FDI.
4.5. Cải thiện môi trường đầu tư 
đáp ứng yêu cầu của các ngành 
nghề thuộc lĩnh vực trọng tâm
Thứ nhất, tỉnh cần xây dựng 
chính sách thu hút, sử dụng và đào 
tạo, phát triển nguồn nhân lực phù 
hợp; tiếp tục cải thiện thủ tục hành 
chính để cung cấp tốt hơn nữa dịch 
vụ công.
Thứ hai, tỉnh Đồng Nai còn 
phải không ngừng hoàn thiện quy 
hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng 
bên trong và ngoài KCN; hoàn 
thiện hệ thống xử lý nước thải các 
KCN tập trung; đảm bảo cho một 
số ngành công nghiệp ô nhiễm 
(hóa chất, cao su,...) có nơi sản xuất 
và xử lý tốt.
Thứ ba, Đồng Nai cần ưu tiên 
thu hút các dự án đầu tư thuộc 
nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ để 
có thể cung ứng sản phẩm trực tiếp 
cho các doanh nghiệp FDI có nhu 
cầu trên địa bàn tỉnh.
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 14 (24) - Tháng 01-02/2014
Nghiên Cứu & Trao Đổi
56
4.6. Nhóm các giải pháp cải thiện 
từng nội dung của hoạt động 
XTĐT:
4.6.1. Xây dựng hình ảnh
Thứ nhất, tỉnh nên xâydựng một 
thông điệp marketing hấp dẫn hơn 
như: “Đồng Nai - điểm vàng cho 
đầu tư - khởi đầu của bền vững”. 
Ở thông điệp này, không những nói 
lên những lợi thế hấp dẫn mà NĐT 
chỉ có được ở Đồng Nai mà còn 
chuyển tải thông điệp luôn cố gắng 
cải thiện môi trường đầu tư, nhằm 
bắt kịp với các xu thế đầu tư của 
thế giới, tạo an tâm cho NĐT kinh 
doanh lâu dài.
Thứ hai, Đồng Nai cần kết nối 
mạnh hơn nữa với các báo đài 
truyền thông ở nước ngoài, đặc biệt 
ở những thị trường trọng điểm như 
Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, EU,...
và ngay cả các điểm tin của các 
hiệp hội ngành, trung tâm XTĐT, 
các công ty tư vấn lớn như KPMG, 
PriceWaterhouseCoopers,
Thứ ba, trong việc tổ chức hội 
thảo, hội nghị đầu tư, tỉnh Đồng 
Nai nên có sự kết hợp giữa các 
doanh nghiệp với nhau để tránh 
tình trạng manh mún, tổ chức lẻ tẻ, 
gây tốn kém. 
4.6.2. Vận động, thu hút nhà đầu 
tư mục tiêu
Thứ nhất, việc mà tỉnh cần làm 
ngay đó là phải xây dựng cơ sở dữ 
liệu về các NĐT tiềm năng– công 
việc mà hiện nay các đơn vị được 
khảo sát còn bỏ ngỏ rất nhiều. 
Bằng cách liên hệ với các tổ chức 
trung gian (Đại sứ quán, công ty tư 
vấn, đại lý môi giới, các trung tâm/
hiệp hội XTĐT, thương mại,) 
hoặc qua mối quan hệ với những 
NĐT hiện tại để có được thông tin 
về NĐT tiềm năng. Trên nền tảng 
đó sẽ thực hiện marketing trực 
tiếp qua gửi thư và gọi điện thoại, 
thuyết trình tại công ty để “tiếp cận 
trực tiếp, đón đầu cơ hội”.
Thứ hai, Đồng Nai cần tổ chức 
các phái đoàn XTĐT, cần có sự 
liên kết giữa các doanh nghiệp và 
chính quyền để tiết kiệm chi phí, 
đẩy mạnh năng lực ngoại ngữ của 
các cán bộ đi xúc tiến, đồng thời 
nên thông tin trước cho phía đối 
tác trước 3 tháng để họ chuẩn bị, 
nghiên cứu các thông tin cần thiết 
và kêu gọi được các NĐT tiềm 
năng với số lượng lớn.
4.6.3. Hỗ trợ nhà đầu tư
Trước hết, đối với các dịch vụ 
trước cấp phép, tỉnh cần đẩy mạnh 
những dịch vụ tạo sự khác biệt 
như đưa đón, hỗ trợ NĐT các vấn 
đề về chỗ nghỉ, ăn uống; tổ chức 
cho chính quyền địa phương gặp 
gỡ sớm với NĐT để họ thấy được 
sự tiếp đón, hỗ trợ ngay từ đầu của 
chính quyền và rút ngắn thời gian 
thăm thực địa của NĐT.
Tiếp theo, đối với các dịch vụ 
sau cấp phép, Đồng Nai nên xây 
dựng hệ thống theo dõi dự án sau 
cấp phép trên mô hình điện tử, có 
liên kết với các đơn vị chức năng 
liên quan trong việc triển khai dự 
án của NĐT để liên tục cập nhật 
tình hình của dự án, hỗ trợ ngay khi 
khó khăn mới bắt đầul
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo Đầu tư (2012), Dự án công nghệ 
cao Nhật Bản đổ bộ vào Đồng Nai, 
20/12/2012 (
portal/public/vir/baivietkinhtedautu/
repository/collaboration/sites%20
content/live/vir/web%20contents/
c h u d e / k i n h t e d a u t u / d a u t u o d a /
b28930fe7f0000010136a0c65cf8215f)
Báo Đồng Nai (2013), 25 năm mở cửa thu 
hút FDI: FDI đóng góp lớn, 25/03/2013 
(ht tp: / /www.baodongnai .com.vn/
kinhte/201303/25-nam-mo-cua-thu-hut-
Fdi-Fdi-dong-gop-lon-2226931/)
Báo Nam Định (2013), Thu hút vốn 
FDI: Tại sao sụt giảm?, 05/03/2013 
( h t t p : / / b a o n a m d i n h . c o m . v n /
channel/5085/201303/Thu-hut-von-Fdi-
Tai-saosut-giam-2224558/)
Báo Xây dựng (2013), Đồng Nai dẫn đầu cả 
nước về thu hút FDI, 01/03/2013 (http://
www.baoxaydung.com.vn/news/vn/
kinh-te/ong-nai-dan-dau-ca-nuocve-thu-
hut-fdi.html)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003), Kỹ năng xúc 
tiến đầu tư, biên dịch, NXB Chính trị 
quốc gia.
IMF (2009), Balance of Payments and 
International Investment Position, 
Manual, 6th edition, Washington DC, 
2009, p.100.
Jacques Morisset and Kelly Andrews-
Johnson, The Effectiveness of Promotion 
Agencies at Attracting Foreign Direct 
Investment, FIAS Occasional Paper 16.
SRI International, An Assessment of 
Investment Promotion Activities, Final 
Report.
Trang web của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 
www.mpi.gov.vn
Trang web của UBND tỉnh Đồng Nai: www.
dongnai.gov.vn
Trang web của Ban quản lý các khu công 
nghiệp Đồng Nai: www.diza.vn
Trang web của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh 
Đồng Nai: www.dpidongnai.gov.vn
UNCTAD, World Investment Report 2012, 
Toward a New Generation of Investment 
Policies.
Vietin.net (2012), Sơ bộ tình hình FDI vào 
VN 2012, 26/12/2012 (
vietfin.net/so-bo-tinh-hinh-fdi-vao-viet-
nam-2012/)
WAIPA (2010), Investment Promotion 
Agencies and Sustainable FDI: Moving 
toward the fourth generation of 
investment promotion.
Wells, Jr., and Wint (2000), Marketing 
a country: Promotion as a Tool for 
Attracting Foreign Direct Investment 
(Revised Edition), FIAS March2000.

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_hoat_dong_xuc_tien_dau_tu_truc_tiep_nuoc_n.pdf