Một số ngành thiết kế trong mỹ thuật ứng dụng - Từ quan niệm đến thực trạng đào tạo
Mỹ thuật ứng dụng là khái niệm ngày nay được dùng trong danh mục mã số đào
tạo đại học, cao đẳng và thạc sỹ của BGD - ĐT ban hành thay cho khái niệm mỹ thuật
công nghiệp là khái niệm được dùng để chỉ các hoạt động sáng tạo mỹ thuật được đưa
vào ứng dụng trong cuộc sống thường ngày. Khác với khái niệm "Mỹ thuật thuần túy"
- phục vụ cho các cảm xúc mỹ thuật hàn lâm.
Mỹ thuật ứng dụng rất thường gặp và có tầm quan trọng trong cuộc sống: thiết
kế một trang báo, kiểu dáng một chiếc áo mới, kiểu dáng và cách trang trí mới trên
một đồ vật .Các lĩnh vực thuộc Mỹ thuật ứng dụng bao gồm:
Thiết kế đồ họa
Thiết kế tạo dáng công nghiệp
Thiết kế thời trang
Thiết kế nội thất
Nghệ thuật trang trí
Mỹ thuật đa truyền thông
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số ngành thiết kế trong mỹ thuật ứng dụng - Từ quan niệm đến thực trạng đào tạo
Hội thảo “Đào tạo Kiến trúc & các ngành Thiết kế, Xây dựng trong xu hướng toàn cầu hóa “ _________________________________________________________________________________________ 260 MOÄT SOÁ NGAØNH THIEÁT KEÁ TRONG MYÕ THUAÄT ÖÙNG DUÏNG - TÖØ QUAN NIEÄM ÑEÁN THÖÏC TRAÏNG ÑAØO TAÏO PTS.TS. CUNG DÖÔNG HAÈNG Tröôøng ÑH Myõ thuaät TP. HCM Mỹ thuật ứng dụng là khái niệm ngày nay được dùng trong danh mục mã số đào tạo đại học, cao đẳng và thạc sỹ của BGD - ĐT ban hành thay cho khái niệm mỹ thuật công nghiệp là khái niệm được dùng để chỉ các hoạt động sáng tạo mỹ thuật được đưa vào ứng dụng trong cuộc sống thường ngày. Khác với khái niệm "Mỹ thuật thuần túy" - phục vụ cho các cảm xúc mỹ thuật hàn lâm. Mỹ thuật ứng dụng rất thường gặp và có tầm quan trọng trong cuộc sống: thiết kế một trang báo, kiểu dáng một chiếc áo mới, kiểu dáng và cách trang trí mới trên một đồ vật ...Các lĩnh vực thuộc Mỹ thuật ứng dụng bao gồm: Thiết kế đồ họa Thiết kế tạo dáng công nghiệp Thiết kế thời trang Thiết kế nội thất Nghệ thuật trang trí Mỹ thuật đa truyền thông Người tốt nghiệp những lĩnh vực này có khả năng làm tốt một nhà thiết kế mỹ thuật ứng dụng có trình độ lý luận chuyên sâu nắm vững phương pháp sáng tác và nghiên cứu về lịch sử mỹ thuật ứng dụng của Việt Nam và thế giới có khả giảng dạy và hướng dẫn sinh viên. Tuy nhiên, sự nhận thức trì trệ, bảo thủ, lạc hậu kéo dài ở ta về tương quan giữa mỹ thuật tạo hình và mỹ thuật ứng dụng, ảnh hưởng đến chương trình, nội dung đào tạo mỹ thuật ứng dụng, khác biệt châu Âu luôn đổi mới trong nhận thức và hành động. QUAN NIỆM VỀ MỸ THUẬT ỨNG DỤNG Trong tiếng Anh, tiếng Pháp, danh từ "Art"; tiếng Đức danh từ "Kunst" dịch ra tiếng Việt là "nghệ thuật", là đúng theo nghĩa rộng của nó trong bản ngữ của nó: cho dù đó là mỹ thuật, nghệ thuật sân khấu, điện ảnh, âm nhạc, văn học...Tuy nhiên, không hiểu do đâu, danh từ "mỹ thuật" lại có ngữ nghĩa rất hẹp và phiến diện "thuật làm đẹp", nghĩa là dùng tài trí sử dụng phương tiện nghệ thuật và kỹ thuật tạo ra sản phẩm Hội thảo “Đào tạo Kiến trúc & các ngành Thiết kế, Xây dựng trong xu hướng toàn cầu hóa “ _________________________________________________________________________________________ 261 đẹp. Do đó người ta cho rằng nó là chỉ mỹ thuật tạo hình: vẽ tranh, tạc tượng mới tạo ra tác phẩm mỹ thuật, còn tạo ra cái đẹp khác không thuộc mỹ thuật. Phạm trù mỹ thuật gồm hai lĩnh vực: Mỹ thuật tạo hình và Mỹ thuật ứng dụng. Mỹ thuật tạo hình (tiếng Đức: Bildende Kunst) là tạo ra hình ảnh, hình tượng, với hai ngành chính: Hội họa và Điêu khắc (vẽ tranh và tạc tượng), phản ánh thế giới khách quan, tự nhiên, con người, xã hội, có nhiều thể loại tranh sơn dầu, sơn mài, tranh khắc... chất liệu khác nhau, treo trên tường, tiền sảnh, ngoài trời và các tượng đồng, đá, gỗ, thạnh cao, composite... tùy theo chất liệu đặt ở trong nhà, ngoài trời để mọi người thưởng thức, được gọi là loại hình văn hóa nghệ thuật phi vật thể... Khác biệt với Mỹ thuật tạo hình, Mỹ thuật ứng dụng (tiếng Đức: Angewandte Kunst, tiếng Anh: Applied Art) không tạo ra hình ảnh, hình tượng, không phản ánh thế giới khách quan, tự nhiên, con người, xã hội, mà sáng tạo ra tác phẩm vật chất cụ thể, cái đẹp bao hàm cái thực dụng. Mỹ thuật ứng dụng vừa để nhìn ngắm thưởng thức cái đẹp bằng cảm thụ thị giác và là vật thể sử dụng, nên nó thuộc loại hình nghệ thuật tổng hợp. Mỹ thuật ứng dụng bao gồm mỹ nghệ thủ công như: Mây tre đan, gốm sứ, sơn mài.., Mỹ thuật công nghiệp, Design sản phẩm, Design công nghiệp, Design môi trường, Design ánh sáng... Riêng đề tài Design là sáng chế, sáng tạo, thiết kế, tạo dáng, cải tiến các loại: Diều gió, roto gió, quạt trần, quạt bàn, thông gió, điều hòa không khí, máy bay... kể cả đề tài Design phế liệu là sáng chế, sáng tạo trong lĩnh vực biến các phế thải thành sản phẩm công nghiệp như: Giấy vụn trở thành đồ chơi; ôtô, hàng tiêu dùng, máy móc, các loại vứt đi thành sản phẩm công nghiệp; biến khí thải thành lò sưởi... Đó là vũ khí cạnh tranh thị trường rất hữu hiệu nên được chủ nghĩa tư bản sử dụng trở nên giàu có nhanh... Tuy nhiên, từ thế kỷ XIX đến gần giữa thế kỷ XX ở phương Tây, khi mỹ thuật tạo hình lên ngôi, có quan niệm hạ thấp và không thừa nhận sự tồn tại của mỹ thuật ứng dụng, mỹ nghệ thủ công. Các họa sĩ vẽ tranh, tạc tượng khinh thường mỹ thuật ứng dụng, không coi nó là tác phẩm mỹ thuật, tầm thường hóa mỹ thuật ứng dụng, hạ thấp giá trị của nó kéo dài, trở thành quan điểm đối lập. Những họa sĩ tạo hình cho rằng loại hình mỹ nghệ thủ công, mỹ thuật ứng dụng là Miner (nhỏ hèn, yếu kém, thiểu số...); còn tranh, tượng mới là Majeur (đa số, lớn hơn, chủ yếu, trọng đại hơn...). Quan điểm đối lập đó, dẫn đến cuộc đấu tranh nảy lửa kéo dài gần một thế kỷ. Không bị lép vế, những họa sĩ mỹ thuật ứng dụng thành lập các trường đào tạo (trường Nghệ thuật thủ công dệt ở Cologne, Tây Đức ra đời năm 1879, sau này trở thành trường Đại học Design), các Viện, Hội Mỹ thuật Thủ công tiếp tục xuất hiện khắp châu Âu: Đức, Anh, Pháp, Italia, Bỉ, Hà lan... với số lượng đông đảo đối lập với mỹ thuật tạo hình, nâng cao vai trò và tầm quan trọng của mỹ thuật ứng dụng, mỹ nghệ thủ công trong đời sống xã hội, trong sản xuất kinh doanh. Năm 1919, trường phái mỹ Hội thảo “Đào tạo Kiến trúc & các ngành Thiết kế, Xây dựng trong xu hướng toàn cầu hóa “ _________________________________________________________________________________________ 262 thuật công nghiệp Bauhaus ra đời với tiêu chí: "Đưa nghệ thuật quán rượu vào phân xưởng" (đưa mỹ thuật tạo hình tham gia mỹ thuật công nghiệp), sau này trở thành Design công nghiệp đã lên ngôi và phát triển mạnh mẽ từ sau Thế chiến thứ II, khẳng định mỹ thuật ứng dụng, mà điển hình là Design công nghiệp, phục vụ dân sinh, phục vụ cuộc sống rõ nét thì cuộc đấu tranh không còn tiếp diễn nữa. Mặc dầu lịch sử tranh luận quan điểm khác nhau giữa mỹ thuật tạo h ... vực, cũng như toàn quốc, tranh, tượng áp đảo về số lượng; mỹ thuật ứng dụng bị lép vế. Ngay triển lãm ngành Trang trí hàng năm, đúng nghĩa là triển lãm mỹ thuật ứng dụng, nhưng toàn là tranh, chỉ có một vài sản phẩm gốm, gọi là mỹ thuật ứng dụng, nhưng chỉ là mẫu sáng tác chưa được sản xuất hàng loạt để ứng dụng thực tiễn. Những người tổ chức triển lãm mỹ thuật ứng dụng mà hiểu mỹ thuật ứng dụng chí là mây tre đan, gốm sứ, sơn mài và loại trừ các loại hình Mỹ thuật hiện đại, Mỹ thuật công nghiệp, Design sản phẩm..., thì còn ai hiểu được thực chất mỹ thuật ứng dụng. Đó là sự thật xảy ra đáng buồn trong nhiều thập niên qua đã kìm hãm mỹ thuật ứng dụng phát triển phục vụ đa số công chúng. Hiện tượng đề cao mỹ thuật tạo hình và tầm thường hóa mỹ thuật ứng dụng là phản ánh nhận thức chưa đầy đủ về khái niệm mỹ thuật ứng dụng của nhiều họa sĩ do không được đào tạo đúng hướng, do ít thông tin, do tầm nhìn hạn hẹp, chưa thấy được vai trò và tầm quan trọng của mỹ thuật ứng dụng trong đời sống xã hội, trong sản xuất kinh doanh ở Việt Nam và trên thế giới. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Bảo từng nêu nhận xét: "Mỹ thuật tạo hình làm giàu cho cá nhân, Design công nghiệp làm giàu cho đất nước", còn họa sĩ Lê Lam nói: "Design công nghiệp, loại hình nghệ thuật thật là vĩ đại", nhưng thực tế ở ta mỹ thuật ứng dụng, Design công nghiệp chưa được coi trọng. Họa sĩ Lê Lam còn nói thêm: "Đến nỗi tranh cổ động của tôi in ra 40.000 bản để vận động, tuyên truyền trong kháng chiến chống Mỹ vẫn không thừa nhận là tác phẩm". 1.THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO MỸ THUẬT ỨNG DỤNG Ở PHÍA NAM Ngay từ 1905, ông Rousseau - một đại biểu cho Hội mỹ thuật Việt - Pháp đã đánh giá cao nền mỹ thuật Việt Nam: "Nghệ thuật mỹ thuật Việt Nam là một trong nhiều ứng dụng nghệ thuật trang trí... Các nhà điêu khắc Việt Nam đã thể hiện những điều kỳ diệu về nhận thức và nghệ thuật nếu ta không ép buộc họ phải theo những kích thước hoặc mẫu mực lấy trong vựng tập của Viện bảo tàng Lonvre. Làm như vậy tiếc rằng không để họ sáng kiến. Nghệ thuật của họ không có gì chung đụng với người Tàu, người Nhật." (1). Ngày Hội thảo “Đào tạo Kiến trúc & các ngành Thiết kế, Xây dựng trong xu hướng toàn cầu hóa “ _________________________________________________________________________________________ 263 27/11/1915, ông F.Gras trong một cuộc hội thảo đã nói về sự giáo dục nghệ thuật ở An Nam "Phải thận trọng mà tránh bỏ những ý định áp đặt các nghệ sĩ tương lai của bản xứ những quan điểm nghệ thuật của chúng ta, cái nhìn phương Tây của chúng ta. Hãy tạo điều kiện cho từng người hoặc từng nhóm đi vào đền chùa cung điện của họ. Họ sẽ tìm thấy những mẫu, những kiểu đẹp nhất của nghệ thuật An Nam." (2). Cũng phải nói ngay trên cơ sở nhận thức đúng đắn đó, trước khi thành lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Ðông Dương, sự đòi hỏi của đời sống xã hội nhằm khai thác và phát huy làng nghề, nghệ nhân tài hoa ở khắp mọi miền đất nước, đáp ứng nhu cầu về mỹ thuật mà cụ thể là sản phẩm mỹ thuật thủ công ngày một nhiều và chất lượng ngày một cao, vì thế chính quyền thuộc Pháp đã lần lượt mở các trường mỹ thuật và mỹ nghệ ở Nam Bộ. - Năm 1901 mở trường mỹ nghệ đồ mộc ở Thủ Dầu Một. - Năm 1903 thành lập trường mỹ nghệ Biên Hoà đào tạo thợ gốm và đúc tượng trang trí nhỏ. - Năm 1913 lập trường dạy vẽ tại trung tâm tỉnh Gia Ðịnh, tên thường gọi là trường vẽ Gia Ðịnh. - Năm 1917 từ trường vẽ Gia Ðịnh được nâng cấp và đổi tên thành trường Trang trí mỹ thuật Gia Ðịnh. Một trung tâm mỹ thuật duy nhất ở niềm Nam ở bậc trung học chuyên nghiệp đệ nhất cấp và đã được nhận làm hội viên Hiệp hội trung ương mỹ thuật trang trí Paris. Cả ba trường mỹ thuật trên đều là những cơ sở đào tạo mỹ thuật ứng dụng nhằm đáp ứng những đòi hỏi mạnh mẽ từ sự phát triện công nghiệp, đô thị và kinh tế thị trường ở Nam Bộ. Ngày nay, ở Nam Bộ không có được một trường Đại học Mỹ thuật ứng dụng với quy mô chuyên ngành ít ra cũng tầm cỡ trường Đại học MTCN ở tính tập trung của nó, trong lúc công việc đào tạo này phân tán nhỏ lẻ khắp nơi, không kể số lượng các trung tâm đào tạo mỹ thuật ứng dụng (MTƯD) được thành lập phục vụ nhu cầu học tập của giới trẻ, hiện nay có khoảng 15 trường CĐ, ĐH mở khoa Mỹ thuật công nghiệp (MTCN). Nhiều ngành nghề lúc này được ra đời theo quy luật cung - cầu của xã hội. Một số trường như ĐH Kiến trúc, ĐH Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Dân lập Văn Lang, ĐH Quốc tế Hồng Bàng đã mở khoa MTCN. Phần lớn các trường quan tâm đào tạo 4 lĩnh vực: thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, tạo dáng công nghiệp, trang trí nội thất. Điều này cũng dễ hiểu: khi đời sống người dân được nâng cao, nhiều công trình nhà cửa xây mới và hiệu ứng nảy sinh, môn thiết kế nội thất đã thu hút nhiều sinh viên theo học. Còn ngành thiết kế tạo dáng công nghiệp, tuy là lĩnh vực chủ chốt nhưng chưa phải là thế mạnh khi nền công nghiệp Việt Nam của chúng ta chưa phát triển cao. Chúng ta đang thực hiện quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhưng mỹ thuật công nghiệp đang đứng ngoài quá trình này. Hội thảo “Đào tạo Kiến trúc & các ngành Thiết kế, Xây dựng trong xu hướng toàn cầu hóa “ _________________________________________________________________________________________ 264 Thực trạng đào tạo hiện nay khá ngổn ngang, do mạnh ai nấy làm! Có trường còn “sáng tạo” ra những môn học chiều theo thị hiếu người tiêu dùng như chép tranh; học nhái Manga; hoạt hình Nhật Bản Về chương trình học, có nơi tự lược bỏ những môn học cơ bản, cơ sở tạo hình, biến đào tạo thành chiến lược kinh tế bất chấp mọi kiến thức đầu vào, đầu ra, trình độ người dạy, bất chấp môi trường của người học Thậm chí có thầy học mỹ thuật tạo hình, chưa một ngày học mỹ thuật công nghiệp, vẫn dạy mỹ thuật công nghiệp, truyền bá quan điểm mỹ thuật tạo hình ở đây. Có nhà trường coi ngành MTCN chỉ là hình thức. Họ cho rằng đào tạo MTCN tốn kém và không có lãi như các ngành khác, nên không quan tâm đầu tư cơ sở vật chất. Lớp học nhồi nhét sinh viên nhằm giảm chi phí cho đội ngũ giáo viên. Sinh viên tăng nhưng lượng lấn át chất! Về chuyên môn hiện tại cũng lâm vào tình trạng thiếu giáo trình mới. Việc gắn bó với thực tiễn xã hội còn nhiều bất cập. Một số nơi chưa là cầu nối cho sinh viên đến được các cơ sở sản xuất để tham quan, thực tập, thực hành. Điều này khiến khi ra trường, sinh viên thiếu thực tế, ngơ ngác trước các phương tiện kỹ thuật có liên quan tới ngành nghề. Có khi, họ phải mất 1 - 2 năm để tiếp cận sản xuấtTốt nghiệp đại học rồi khi cần đào tạo cao học họ không có cửa để đi tiếp mà phải lẽo đẽo theo chuyên ngành lý luận lịch sử mỹ thuật chung chung bỏ mất nghiệp chính của nhà thiết kế, ngành tạo dáng. Do đó hiện nay cần có quan niệm đúng của các cấp, các ngành có trách nhiệm quản lý để có các giải pháp về phát triển hoạt động MTƯD, xây dựng tại Nam Bộ một trường đại học lớn về đào tạo ngành MTCN, nhằm tạo ra những nhà thiết kế tâm huyết, có trình độ mỹ thuật, kỹ thuật cao để họ làm ra nhiều hàng hóa sản phẩm mới, chất lượng cao, mẫu mã mới. Ngoài ra tạo ra sự kết nối đào tạo lớn của thế giới tạo cơ hội hội nhập cho mỹ thuật ứng dụng Việt Nam. 2. NHU CẦU MỞ MÃ NGÀNH ĐÀO TẠO CAO HỌC MỸ THUẬT ỨNG DỤNG Năm 2013, trường Vẽ Gia Định năm xưa, trường Đại học Mỹ thuật thành phố ngày nay tròn hơn 100 tuổi. Trong một thế kỷ qua nhà trường trải bao thăng trầm nhưng vẫn từng bước phát triển và đã đào tạo bao thế hệ họa sỹ, nhà thiết kế, nhà quản lý và nhà giáo cho ngành mỹ thuật nước nhà. Sứ mệnh lịch sử đặt lên vai nhà trường rất nặng nề, trường tồn tại và phát triển ở một đô thị có dân số đông nhất nước, trong tương lai gần 1/10 dân số Việt Nam sống ở đây. Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập mạnh mẽ với một gia tốc cao. Vấn đề đang đặt ra cho các trường đại học có ngành Mỹ Thuật ứng dụng là làm sao đào tạo cho thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác trong vùng Nam Bộ và Nam Trung Bộ và Tây Nguyên không chỉ những họa sỹ có trình độ chuyên môn được nâng cao mà còn phải đào tạo những nhà thiết kế và các giảng viên mỹ thuật ứng dụng đáp ứng nhu cầu phát triển của thời đại đã nêu trên đây. Một thực tiễn đáng lưu Hội thảo “Đào tạo Kiến trúc & các ngành Thiết kế, Xây dựng trong xu hướng toàn cầu hóa “ _________________________________________________________________________________________ 265 tâm, đó là thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam vẫn chưa có một trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp hay là Mỹ thuật ứng dụng theo kiểu như trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội để tập trung nguồn lực đào tạo cho ngành mỹ thuật có tầm quan trọng đặc biệt này. Bài học lịch sử cho thấy, người Pháp đầu thế kỷ XX lần lượt cho ra đời 3 trường Mỹ thuật ở Bình Dương, Biên Hòa và Gia Định ý tưởng của họ trước hết hướng ngành mỹ thuật đến với công nghiệp, thủ công nghiệp và hướng tới thị trường. So với sự phát triển đầu thế kỷ XX, vùng đất phương Nam đã trở thành vùng trọng điểm phát triển kinh tế và xã hội năng động và hội nhập lớn nhất cả nước. Nhu cầu về đào tạo mỹ thuật công nghiệp và mỹ thuật ứng dụng đã gia tăng mạnh mẽ hơn xưa bội phần. Trong xu hướng hội nhập và nền kinh tế thị trường hiện nay sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các công ty trong nước và cả các doanh nghiệp, các công ty nước ngoài tại Việt Nam ngày càng trở nên gay gắt hơn. Để khách hàng và người tiêu dùng biết đến, các doanh nghiệp và công ty phải cần đến các công ty quảng cáo chuyên nghiệp và các công ty chuyên về thiết kế đồ hoạ. Hiện nay theo số liệu của hiệp hội quảng cáo Việt Nam (VAA) tại Việt Nam có khoảng 50 công ty quảng cáo nước ngoài, gần 3000 công ty của Việt Nam, ngoài ra còn hàng ngàn công ty chuyên về thiết kế đồ hoạ. Doanh thu của ngành quảng cáo năm 2005 là 5000 tỷ và sẽ là 20000 tỷ trong 10 năm tới, hàng năm mức tăng trưởng của quảng cáo tại Việt Nam tăng từ 20% - 30%. Riêng tại thành phố HCM có khoảng hơn 1300 công ty quảng cáo và hàng trăm công ty thiết kế đồ họa lớn nhỏ. Các nhà xuất bản, các cơ quan báo chí, đài truyền hình, các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, các nhà in, các công ty chuyên tổ chức sự kiện, các công ty truyền thông... đều có nhu cầu tuyển dụng các nhà thiết kế mỹ thuật ứng dụng trên mọi phương tiện và đa ngành nghề. Các trường có khối Mỹ thuật cũng đã nhạy bén trước đòi hỏi đó của thực tiễn đã xây dựng khoa Mỹ thuật ứng dụng, tuy với quy mô còn nhỏ, chỉ có vài ngành thiết kế đồ hoạ, thiết kế nội thất, thiết kế thời trang và tạo dáng sản phẩm bước đầu đã chuyển hướng đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, nhu cầu thị trường đào tạo này rất lớn. Đó là công việc đào tạo cử nhân các ngành nghề mới là hết sức cần thiết như thiết kế đồ họa đa phương tiện, thời trang, nội thất, gốm, công nghiệp... Đáp ứng một nhu cầu cần thiết, cấp bách về nguồn nhân lực sáng tác mới của kinh tế - xã hội hiện nay.... Các bạn trẻ quan tâm và nơi đào tạo chuyên nghiệp ở trình độ đại học và sau đại học để đáp ứng hàng năm của các công ty quảng cáo trong và ngoài nước, các công ty chuyên về mỹ thuật về ngành thiết kế mỹ thuật ứng dụng, đa ngành nghề của các doanh nghiệp cần đến sự sáng tạo của các cử nhân, thạc sĩ mỹ thuật ứng dụng rất lớn. Trong thời gian qua, tại trường đại học Mỹ thuật TP.Hồ Chí Minh đã và đang đào tạo 15 khoá cao học đã cung cấp cho xã hội một số lượng gần 400 thạc sĩ: đội ngũ giảng viên, họa sĩ sáng tác chuyên sâu với mã ngành mỹ thuật tạo hình, những nhà Hội thảo “Đào tạo Kiến trúc & các ngành Thiết kế, Xây dựng trong xu hướng toàn cầu hóa “ _________________________________________________________________________________________ 266 nghiên cứu lý luận mỹ thuật với mã lý luận và phê bình và lịch sử mỹ thuật. Chương trình các khoá học đã nâng cao trình độ lý luận mỹ thuật, năng lực sáng tác chuyên sâu, cùng với trình độ ngoại ngữ, tin học vững vàng thêm một bước. Điều đáng ghi nhận, học viên tốt nghiệp với những tác phẩm sáng tác và luận văn lý luận mỹ thuật chất lượng cao. Tuy nhiên riêng về mảng mỹ thuật ứng dụng, bên cạnh một số thành tựu vẫn còn có một số bất cập, các học viên vốn là những cử nhân thiết kế đều phải thực hiện một luận văn theo chuyên ngành lý luận và lịch sử mỹ thuật. Phần ưu thế là họ được bổ sung và nâng cao về phương diện này so với mặt bằng đào tạo trước đó. Tuy nhiên, phần bất cập là họ sớm xa rời hoạt động thiết kế vốn là đòi hỏi chuyên nghiệp. Như họ bị chuyển từ sở trường sang sở đoản. Do đó, nếu các trường Đại học mở được mã ngành đào tạo cao học Mỹ thuật ứng dụng hay thiết kế thì bất cập này sẽ được khắc phục. Học viên sẽ phải làm đồ án tốt nghiệp với các đề tài thiết kế tạo dáng. Có như vậy, chúng ta tiếp tục cung cấp tri thức vừa nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo cho các nhà thiết kế tương lai. Có thể nói, đây chính là tính cấp bách mở mã ngành đào tạo thạc sĩ mỹ thuật ứng dụng, qua nhu cầu cấp bách của xã hội và nhu cầu đào tạo xây dựng một thế hệ nếu ngành được triển khai mở rộng đào tạo sẽ được rất nhiều sinh viên đăng ký học, nhiều nhất tại các trường đại học có ngành mỹ thuật ứng dụng, các ngành nghề cận mỹ thuật liên quan, như sư phạm mỹ thuật, các ngành thiết kế khác như văn bằng 2, hay văn bằng hoàn thiện trình độ đại học của người học. Ngoài ra còn nhiều sinh viên và các nhân viên văn phòng, quản lý... của các ngành khác muốn trang bị thêm cho mình những kỹ năng sáng tạo và kỹ thuật thiết kế mỹ thuật ứng dụng nâng cao. Với lực lượng PGS, TS của các trường ĐH có ngành Mỹ thuật ứng dụng và sự hợp tác của các GS.TS các đơn vị nghệ thuật, văn hoá có thể đủ năng lực triển khai mở mã ngành đào tạo mới Cao học Mỹ thuật ứng dụng. Từ đó có thể nâng cao vị thế của ngành nghề thiết kế trong và ngoài nước. Gắn nhà trường với quá trình sản xuất của xã hội, thu hút nguồn học viên cao học tạo ra tính năng động của ngành thiết kế ngay từ trường Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh.
File đính kèm:
- mot_so_nganh_thiet_ke_trong_my_thuat_ung_dung_tu_quan_niem_d.pdf