Môi trường lắng đọng tập E trầm tích Oligoxen và dự báo phân bố thân cát khu vực Đông Nam bể Cửu Long

Trên cơ sở nghiên cứu số liệu vật lý vỉa, địa vật lý, môi trường lắng đọng và tướng đá, của thân cát

tập E Oligoxen đã được xác định. Việc thiết lập thành công mặt cắt hỗn hợp giếng khoan và địa

chấn đã xác minh đặc trưng phân bố của đối tượng nghiên cứu. Ứng dụng tổ hợp phương pháp

vật lý vỉa, đường cong địa vật lý giếng khoan, minh giải môi trường lắng đọng, bản đồ thuộc tính

địa chấn đối với á tập Oligoxen E trên, dưới khu vực Đông Nam bể Cửu Long, bài báo trình bày đặc

trưng phân bố, yếu tố ảnh hưởng đến khả năng bảo tồn độ rỗng thấm của tập E cũng như khả

năng cho dòng công nghiệp của đá chứa clastic. Theo đó tập E có phạm vi phân bố lớn bao phủ

toàn bộ vùng Tây Nam, trung tâm và phần lớn vùng Tây bắc bể, với nhiều tích tụ dầu khí trải dài

theo rìa Đông Nam của bể, liên quan đến sự hiện diện của bán địa hào dọc đới nâng Côn Sơn, có

thành phần chủ yếu cát kết xen kẹp đá phiến, bột kết. Sự hiện diện của lớp phiến sét bitum với bề

dày khoảng 20 ÷ 70 m đóng vai trò khiên đỡ bảo tồn độ rỗng hiệu dụng của tập E lớn hơn nhiều

so với thông thường (lên đến 18%), tương ứng hai vỉa chứa cát kết chất lượng tốt, độ sâu phân bố

lần lượt: 2.600÷2.700 mMD và 3.000÷3.400 mMD. Để làm sáng tỏ tiềm năng dầu khí của tập E, cần

tập trung thăm dò hệ thống dầu khí, đặc biệt bẫy địa tầng, cũng như chính xác hoá mô hình tầng chứa

Môi trường lắng đọng tập E trầm tích Oligoxen và dự báo phân bố thân cát khu vực Đông Nam bể Cửu Long trang 1

Trang 1

Môi trường lắng đọng tập E trầm tích Oligoxen và dự báo phân bố thân cát khu vực Đông Nam bể Cửu Long trang 2

Trang 2

Môi trường lắng đọng tập E trầm tích Oligoxen và dự báo phân bố thân cát khu vực Đông Nam bể Cửu Long trang 3

Trang 3

Môi trường lắng đọng tập E trầm tích Oligoxen và dự báo phân bố thân cát khu vực Đông Nam bể Cửu Long trang 4

Trang 4

Môi trường lắng đọng tập E trầm tích Oligoxen và dự báo phân bố thân cát khu vực Đông Nam bể Cửu Long trang 5

Trang 5

Môi trường lắng đọng tập E trầm tích Oligoxen và dự báo phân bố thân cát khu vực Đông Nam bể Cửu Long trang 6

Trang 6

Môi trường lắng đọng tập E trầm tích Oligoxen và dự báo phân bố thân cát khu vực Đông Nam bể Cửu Long trang 7

Trang 7

Môi trường lắng đọng tập E trầm tích Oligoxen và dự báo phân bố thân cát khu vực Đông Nam bể Cửu Long trang 8

Trang 8

Môi trường lắng đọng tập E trầm tích Oligoxen và dự báo phân bố thân cát khu vực Đông Nam bể Cửu Long trang 9

Trang 9

Môi trường lắng đọng tập E trầm tích Oligoxen và dự báo phân bố thân cát khu vực Đông Nam bể Cửu Long trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 17 trang viethung 9820
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Môi trường lắng đọng tập E trầm tích Oligoxen và dự báo phân bố thân cát khu vực Đông Nam bể Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Môi trường lắng đọng tập E trầm tích Oligoxen và dự báo phân bố thân cát khu vực Đông Nam bể Cửu Long

Môi trường lắng đọng tập E trầm tích Oligoxen và dự báo phân bố thân cát khu vực Đông Nam bể Cửu Long
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(2):530-546
Open Access Full Text Article Bài nghiên cứu
Trường ĐH Bách khoa, ĐHQG-HCM
Liên hệ
Trần Văn Xuân, Trường ĐH Bách khoa,
ĐHQG-HCM
Email: tvxuan@hcmut.edu.vn
Lịch sử
 Ngày nhận: 12-3-2020
 Ngày chấp nhận: 7-5-2020 
 Ngày đăng: 15-6-2020
DOI :10.32508/stdjns.v4i2.894 
Bản quyền
© ĐHQG Tp.HCM. Đây là bài báo công bố
mở được phát hành theo các điều khoản của
the Creative Commons Attribution 4.0
International license.
Môi trường lắng đọng tập E trầm tích Oligoxen và dự báo phân bố
thân cát khu vực Đông Nam bể Cửu Long
Trần Văn Xuân*, Nguyễn Đình Chức, Nguyễn Tuấn, Trương Quốc Thanh, Phạm Việt Âu
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
TÓM TẮT
Trên cơ sở nghiên cứu số liệu vật lý vỉa, địa vật lý, môi trường lắng đọng và tướng đá, của thân cát
tập E Oligoxen đã được xác định. Việc thiết lập thành công mặt cắt hỗn hợp giếng khoan và địa
chấn đã xác minh đặc trưng phân bố của đối tượng nghiên cứu. Ứng dụng tổ hợp phương pháp
vật lý vỉa, đường cong địa vật lý giếng khoan, minh giải môi trường lắng đọng, bản đồ thuộc tính
địa chấn đối với á tập Oligoxen E trên, dưới khu vực Đông Nam bể Cửu Long, bài báo trình bày đặc
trưng phân bố, yếu tố ảnh hưởng đến khả năng bảo tồn độ rỗng thấm của tập E cũng như khả
năng cho dòng công nghiệp của đá chứa clastic. Theo đó tập E có phạm vi phân bố lớn bao phủ
toàn bộ vùng Tây Nam, trung tâm và phần lớn vùng Tây bắc bể, với nhiều tích tụ dầu khí trải dài
theo rìa Đông Nam của bể, liên quan đến sự hiện diện của bán địa hào dọc đới nâng Côn Sơn, có
thành phần chủ yếu cát kết xen kẹp đá phiến, bột kết. Sự hiện diện của lớp phiến sét bitum với bề
dày khoảng 20 70 m đóng vai trò khiên đỡ bảo tồn độ rỗng hiệu dụng của tập E lớn hơn nhiều
so với thông thường (lên đến 18%), tương ứng hai vỉa chứa cát kết chất lượng tốt, độ sâu phân bố
lần lượt: 2.6002.700mMD và 3.0003.400mMD. Để làm sáng tỏ tiềm năng dầu khí của tập E, cần
tập trung thăm dò hệ thống dầu khí, đặc biệt bẫy địa tầng, cũng như chính xác hoá mô hình tầng
chứa.
Từ khoá: dự báo phân bố, bảo tồn rỗng-thấm, tầng chứa Oligoxen
MỞĐẦU
Mục đích của nghiên cứu nhằm xác định tướng trầm
tích dựa vào tài liệu thạch học và địa vật lý, thiết lập
các tuyến liên kết giữa tài liệu giếng khoan và địa chấn
để xác định sự phân bố của tập E Oligoxen trong bể
Cửu Long, thiết lập bản đồ tổng hợp môi trường lắng
đọng trầm tích trong các tập E trên và dưới Oligoxen,
bản đồ thuộc tính địa chấn của tập E trên và dưới
Oligoxen trong khu vực Đông Nam của bể, và cuối
cùng là dự báo phân bố cát trong tập E Oligoxen trên
và dưới trong khu vực nghiên cứu.
Tổng quan về tập E Oligoxen, bể Cửu Long
Đối tượng chứa chính trong bể Cửu Long là đá móng
nứt nẻ trước Đệ Tam, cát kết Mioxen dưới và cát kết
Oligoxen dưới. Tuy nhiên, cát kếtOligoxen dưới có sự
phân bố phức tạp, độ rôñg thấp. Cát kết chặt xít với độ
rôñg từ 10 đến 15%, độ thấm nhỏ hơn 10 mD. Tại các
giếng khoan không có dòng chảy tự nhiên. Trong bể
Cửu Long trầm tích tập E Oligoxen được chôn vùi ở
độ sâu lớn và biến đổi nhiều theo diện phân bố, do đó
trầm tích này đã bị biến đổi không đồng đều và phức
tạp (Hình 1). Tuy nhiên tại một số khu vực rìa như:
Đông Bắc BạchHổ, Sư TửNâu và KìnhNgư Trắng, đã
phát hiệnmột số vỉa chứa có độ rỗng và độ thấm trung
bình, cho dòng dầu tự nhiên từ 1.000 đến hơn 3.000
thùng ngày (Hình 2). Các giếng khoan gần đây của
PVEP tại khu vựcKìnhNgưTrắng và KìnhNgưTrắng
Nam cũng như các giếng khoanmỏThăng Long cũng
cho thấy tập cát kết E Oligoxen là vỉa chứa chính. Đây
chính là thách thức và tiền đề nghiên cứu làm sáng tỏ
đặc trưng, tiềm năng đối tượng này.
Đặc điểm địa chất khu vực nghiên cứu
Các thành tạo địa chất
Các thành tạo địa chất của bể Cửu Long có thể chia
thành 2 phần chính: đá móng trước Kainozoi và trầm
tích Đệ Tam phủ bên trên (Hình 3).
Đámóng trướcKainozoi có thành phần thạch học chủ
yếu là granite, granodiorit và monzodiorit thạch anh,
đá biến chất và vụn núi lửa (mạch basal và andesit).
Đá móng trước Kainozoi được bắt gặp tại các giếng
có thể chia thành hai đới: trên và dưới.
Oligoxen muộn hệ tầng Trà Tân dưới E/F (bề dày từ
0-1.500m): tập này nằm dưới lớp sét giàu hữu cơ, đặc
trưng bởi cát kết hạt thô, cuội kết nằmkề áp trên thành
hệ móng phong hóa. Hệ tầng Trà Tân bề dày thường
mỏng thậm chí vắng mặt trên hầu hết các vùng và chỉ
hiện diện tại sườn của các cấu tạo. Hệ tầng này bao
gồm cả đá mẹ và các vỉa chứa chất lượng tốt. Môi
Trích dẫn bài báo này: Xuân T V, Chức N D, Tuấn N, Thanh T Q, Âu P V. Môi trường lắng đọng tập E trầm 
tích Oligoxen và dự báo phân bố thân cát khu vực Đông Nam bể Cửu Long. Sci. Tech. Dev. J. - Nat. Sci.; 
4(2):530-546.
530
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(2):530-546
Hình1: Tuyếnđịa chấnđi qua cấu tạoST, lô 15.1, thểhiện sựphânbố trầm tíchOligoxen theophương thẳng
đứng 1 .
Hình 2: Các phát hiện dầu khí ở bể Cửu Long 2 .
531
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(2):530-546
Hình 3: Cột địa tầng tổng hợp bể Cửu Long 2 .
trường thành tạo chủ yếu là sông hồ.
Oligoxenmuộn hệ tầng Trà Tân giữa tập D (bề dày từ
300 đến hơn 2.000 m): tập này có thành phần chủ yếu
là sét vôi xen kẹp với cát kết hạt mịn đến trung bình
và bột kết. Đây là tầng đá mẹ và đá chắn chính của
bể Cửu Long. Phần dưới của tập D được xác định bởi
tầng D40 liên kết từ mỏ Sư Tử Nâu với thành phần là
cát kết hạt kích thước trung bình đến thô, có biểu hiện
dầu khí tốt. Tuy nhiên thân cát chặt xít độ rỗng thấp.
Oligoxen muộn hệ tầng Trà Tân trên – tập C (bề dày
0-250 m): tập này gồm cát kết xen kẹp với sét lẫn ít
bột kết. Nóc của tập này được xác định tại bất chỉnh
hợp nóc Oligoxen.
Mioxen sớm hệ tầng Bạch Hổ tập BI (bề dày từ 300-
1.250m): tập này phân bố rộng khắp trong khu vực bể
Cửu Long, chia làm thành hai hệ tầng Bạch Hổ dưới
tập BI.1 và hệ tầng BạchHổ trên tập BI.2; phần trên hệ
tầng Bạch ...  đến 65 mm). Cấu trúc hạt góc
cạnh đến hơi tròn cạnh, độ chọn lọc kém - rất kém.
Nhìn chung, cuội kết được phân bố tại các đáy của
tập trong chu kỳ hạt mịn dần lên (tại độ sâu 3.749 m,
3.753 m, 3.755 m) (Hình 18).
- Cát kết: cát kết có độ chọn lọc từ kém đến trung
bình. Các mảnh vụn hạt chủ yếu là thạch anh, felspat,
granit và ít vụn núi lửa. Kích thước hạt từ mịn đến rất
thô. Độ mài tròn thường là từ góc cạnh đến á tròn và
tròn cạnh. Đá được gắn kết tốt bởi ximăng zeolit chứa
ít khoáng vật sét, canxit và silicat.
- Sét kết: phần lớn sét kết phân lớp có chứa các mảnh
hạt nhỏ phân tán trong sét. Tại vị trí quan sát, sét kết
bị nứt nẻ, được lấp đầy bởi zeolite, canxit và thạch anh
540
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(2):530-546
Hình 16: Bản đồmôi trường trầm tích của hệ tầng Trà Tân dưới, tập E.
Hình 17: Bản mô tả và độ sâu mẫu từ 3.747 đến 3.761m, giếng KNT-2X lô 09-2/09. Hệ thống môi trường
lắng đọng: fluvial, môi trường lắng đọng: kết dải và kênh uốn khúc.
trong pha biến đổi thứ sinh. Sét màu nâu đỏ đại diện
cho sự xuất lộ trong môi trường lắng đọng châu thổ
ngập lụt. Bên cạnh đó, còn có sự ngưng kết của canxit
và sắt do tốc độ bay hơi cao trong môi trường này.
Trên tuyến địa chấn FS3g có một số tướng địa chấn
đặc trưng cho quạt alluvi. Trong thời kỳ này, nhiều
sông và suối chảy hội tụ đến thung lũng với nhiều
hướng khác nhau. Ranh giới của đới bị xói mòn và
miền cung cấp được phân định bởi các đường đẳng
isochoric 100-600m và trong phạm vi mà các giếng
khoan bắt gặp tập E (Hình 19).
Đồng bằng alluvi (nhóm F-1) phân bố phần lớn ở khu
vực phía Nam của bể và trên các lô 17, 16, 09 (phần
phíaTây bể). Tại khu vực phíaĐôngnhữngđồngbằng
này chỉ phân bố ở dạng các dải nhỏ. Tướng của tập cát
(theo đường cong GR) gồm Ib, IIa, b.
Môi trường đồng bằng châu thổ-ven bờ (nhóm F-2)
với một số đặc trưng: tập được bắt đầu là đá phiến
sét, bột sét của môi trường tiền châu thổ và dần dần
biến đổi thành bột và cát kết mỏng và được phủ bởi
541
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(2):530-546
Hình18: Môhình tổngquát của trầm tíchquạt alluvi (Sprearing1974)-độ sâumâũ lõi 3.761mgiếngLDV-3X
lô 15.1/05.
cát kết doi cát cửa sông với cỡ hạt trung bình đến thô
và độ chọn lọc trung bình.
Tiền châu thổ (vịnh hoặc đầm phá) được thể hiện bởi
các tập trầm tích thô dần lên. Trên bản đồ tướng-
môi trường lắng đọng của tập E, đường ranh giới giữa
hệ thống tam giác châu và hệ thống vịnh/hồ trong
Oligoxen dưới luôn thay đổi và được xác định bởi các
giếng bắt gặp trầm tích lắng đọng đồng bằng châu thổ.
Đồng bằng bồi tích-ven biển (nhómF-3): Trên đường
log GR, tướng này chứa các lớp cát kết ở đồng bằng
ven biển hoặc đồng bằng châu thổ và đồng bằng
(tướng VI, VII).
Các tướng của đồng bằng bồi tích-ven biển nhận biết
trong các giếng: RB-3X, RB-4X, COD, Emerald, Jade,
BH-10X, BH-9X, 17-C-1X và 17-VT-1X. Tướng này
phân bố ở phía Nam, Tây và Đông của bể.
Môi trường tiền châu thổ, vịnh, đầm, hồ (nhóm F-4):
Trên đường log GR, tướng này đặc trưng với các lớp
sét kết và cát xen kẽ, không gian tích tụ trong điều kiện
nước ổn định như vịnh, đầm, hồ và tiền châu thổ bao
gồm tập E và F bắt gặp trong các giếng Emerald-1X,
Jade-1X, COD-1X và BH-10X.
Lát cắt địa chất của đồng bằng bồi tích được mô
tả bằng mẫu lõi khoảng chiều dài 14m (3.096,7 m–
3.125,5 m, giếng Ruby-4X). Kết quả phân tích minh
giải thành phần thạch học của tập E cho thấy kích
thước hạt có xu thế mịn dần hướng lên. Tập cát gồm
dạng gợn sóng, với lớp bột kết mỏng và sét kết ở phần
trên. Bột kết thường có màu đỏ, đôi khi màu tối5.
Về mặt trầm tích, các trầm tích hạt thô dày thường
được lắng đọng trong các doi cát cửa sông trong khi
các lớp trầm tích hạtmịn được lắng đọng ở vùng đồng
bằng ngập lụt tại đê/bờ sông (trầm tích bãi bồi ven
sông). Mô hình đường cong GR của các thân cát và
doi cát cửa sông có hình dạng từ hình trụ và hình khối
với sự chuyển đổi đột ngột ở ranh giới dưới và trên
sang hình răng cưa. Trong khu vực nghiên cứu, các
trầm tích môi trường sông Oligoxen sớm (dòng chảy
uốn khúc hoặc kết dải) phân bố trên các khu vực rộng
lớn ở phía nam của bể (lô 17, 16, 09) và trên các khu
vực nhỏ trong các lô còn lại. Địa hào trung tâm theo
phươngĐông Bắc-TâyNam (khu vực sụt lún) chủ yếu
bao gồm các trầm tích môi trường hồ/vịnh với bề dày
lên đến 1.800 m. Trong bản đồ tướng trầm tích, ranh
giới giữa đồng bằng ven biển, tam giác châu và môi
trường hồ/vịnh luôn thay đổi theo thời gian.
Dựđoánsựbảo tồnrỗng-thấmtrongtậpcát
E
Tại khu vực nghiên cứu, tập E có thành phần chủ yếu
là cát kết xen kẹp đá phiến, bột kết. Độ rỗng xác định
theo kết quả phân tích vật lý vỉa được hiệu chỉnh bằng
tài liệu mẫu lõi. Kết quả phân tích tham số vật lý vỉa
cho thấy bề dày của vỉa chứa thay đổi từ hàng chục
đến hàng trăm mét. Trong tập E có sự hiện diện của
lớp phiến sét bitum với bề dày khoảng 20 - 70 m đóng
vai trò khiên đỡ áp lực địa tĩnh, là nhân tố tiềm năng
bảo toàn độ rỗng cho tập.
Kết quả phân tích vật lý vỉa cho thấy sự suy giảm độ
rỗng của khu vực này khác với xu thế suy giảm độ
rỗng theo độ sâu phổ biến trong bể Cửu Long, khi mà
độ rỗng gần như giảm đến 10% tại độ sâu 3.100 m
(Hình 20).
Tương tự như Đông-Bắc mỏ Bạch Hổ; Sử Tử Nâu;
Diamond, trong khu vực nghiên cứu độ rỗng bảo tồn
tốt, độ rỗng hiệu dụng của tập E thay đổi từ 11 đến
15%, lên đến 18% tại một số giếng. Dựa trên các kết
quả phân tích vật lý vỉa và mẫu lõi, mối quan hệ của
độ rỗng theo độ sâu được mô tả như trênHình 21.
Xu thế suy giảm theo độ sâu cho thấy độ rỗng của tập
E vẫn thuộc loại tốt cho đến khi độ sâu lớn 3.900 m,
542
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(2):530-546
Hình 19: Tập E dưới - tiền châu thổ, bồi tích của hệ thống dòng chảy dọc trục khu vực KNT.
Hình 20: Suy giảm độ rỗng theo độ sâu, bể Cửu Long.
543
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(2):530-546
độ rỗng hiệu dụng vẫn được bảo tồn (# 10%) tới độ
sâu 4.000 mTVD.
Tương quan độ thấm-độ sâu tại khu vực nghiên cứu
cho thấy, trong tập Oligoxen tại một số giếng độ thấm
vẫn có thể đạt tới hàng trăm mD (Hình 22).
Dự đoán sự phân bố của tập cát E
Từ kết quả thu được trong khu vực nghiên cứu, có
thể dự báo sự phân bố tập cát E như sau: theo hướng
của dòng chảy và hướng bổ cấp nguồn vật liệu, Tây
Nam đến Đông Bắc, có tướng chủ yếu là quạt bồi tích;
nóc của tập trầm tích tương ứng bất chỉnh hợp tuổi
Oligoxen sớmbị xóimònmạnh; đáy của tập (hoặc nóc
móng) là bềmặt bất chỉnh hợp. Hầu hết tập cát E phân
bố theo phương Đông Bắc-Tây Nam; theo độ sâu, tập
E gồm 2 tập là vỉa chứa cát kết chất lượng tốt, phân
bố ở 02 khoảng: 2.6002.700 mMD và 3.0003.400
mMD.
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho đến gần đây đã minh chứng
thêm về tiềm năng dầu và khí vỉa chứa Oligoxen dưới
ở rìa Đông Nam bể Cửu Long và phát hiện nhiều biểu
hiệu dầu khí mới. Những phát hiệnmới này cần được
chú trọng nghiên cứu nhằmdự đoán sự phân bố trong
khu vực nghiên cứu, phục vụ cho công tác tìm kiếm
thăm dò dầu khí tiếp theo.
Trong khu vực nghiên cứu, tập cát kết E trầm tích
Oligoxen: theo hướng của dòng chảy và hướng nguồn
vật liệu cấp (từ TâyNam đếnĐông Bắc), có tướng chủ
yếu là quạt bồi tích; nóc của tập trầm tích tương ứng
bất chỉnh hợp tuổi Oligoxen sớm bị xói mòn mạnh;
đáy của tập là bề mặt bất chỉnh hợp. Tập cát E có
xu thế phân bố chủ yếu theo phương Đông Bắc - Tây
Nam; Theo độ sâu (từ 2.600 m  2.700 m và từ 3.000
m 3.400 m), tập E gồm 2 tập là vỉa chứa cát kết chất
lượng tốt.
Sự hiện diện của tập sét bitum với bề dày lớn (lên đến
2070m) là nhân tố bảo tồn các đặc tính rỗng - thấm
vỉa chứa Eoxen - Oligoxen ở rìa Đông Nam bể Cửu
Long và có thể có cho dòng dầu và khí công nghiệp
trong các tướng trầm tích khác nhau. Chúng có diện
phân bố lớn trong khu vực nghiên cứu.
Thành phần thạch học của móng ở rìa Đông Nam bể
Cửu Long sâu hơn trở kháng âm học của thành hệ
móng; cho thấy đáy tập trầm tích clastic bên trên nóc
tầng móng granit phủ trên diện lớn và bề dày lớn hơn
so với trước đây. Như vậy tiềm năng dầu khí trong các
tích tụ Oligoxen dưới cũng cao hơn.
Tích tụ dầu và khí trong khu vực nghiên cứu phân
bố rộng rãi ở rìa Đông Nam bể Cửu Long và có thể
liên quan đến sự tồn tại của bán địa hào dọc theo đới
nâng Côn Sơn, trong tương lai cần tập trung nghiên
cứu làm sáng tỏ vai trò của nhân tố này.
LỜI CẢMƠN
Nhóm tác giả xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ và cho
phép sử dụng nguồn tài liệu của Tổng Công ty Thăm
dò Khai thác Dầu khí. Sự trợ giúp kỹ thuật và đóng
góp cho bài báo của đồng nghiệp từ Trường Đại học
Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Thăm dò
Khai thác Dầu khí.
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trường Đại học Bách
Khoa-ĐHQG-HCMtrong khuônkhổđề tàimã sốTo-
ĐCDK-2018-07.
DANHMỤC TỪ VIẾT TẮT
HI: Hydrocarbon Index
HC: Hydrocarbon
GR: Gamma Ray
SP: Spontaneous Potential
Công ty JVPC: Công ty Liên danh điều hành dầu khí
Nhật-Việt
Công ty Cửu Long JOC: Công ty Liên danh điều hành
dầu khí Cửu Long
Công ty PVEP: Tổng Công ty thăm dò khai thác dầu
khí
XUNGĐỘT LỢI ÍCH
Tôi là tác giả chính của bản thảo công bố kết quả
nghiên cứu: “Môi trường lắng đọng tập E trầm tích
Oligoxen và dự báo phân bố thân cát khu vực đông
nam bể Cửu Long”. Tôi xin cam kết như sau:
• Tôi và cộng sự đồng tác giả của bản thảo này đã
được phép của Đơn vị tài trợ và của Chủ nhiệm
đề tài để sử dụng và công bố kết quả nghiên cứu.
• Tất cả các tác giả có tên trong bài đều đã đọc bản
thảo, đã thỏa thuận về thứ tự tác giả và đồng ý
gửi bài đăng trên Tạp chí Thành viên Khoa học
Tự nhiên
• Công trình này không có bất kỳ sự xung đột về
lợi ích nào giữa các tác giả trong bài và với các
tác giả khác.
ĐÓNGGÓP CÁC TÁC GIẢ
• Trần Văn Xuân: Tác giả chính của bản thảo, là
người soạn thảo bài báo, thiết kế nghiên cứu,
phân tích diễn giải các dữ kiện, thu thập dữ kiện
và thực hiện các phân tích cơ bản và thống kê.
• Nguyễn Đình Chức: tham gia vào thiết kế và
thực hiện nghiên cứu, phân tích diễn giải các dữ
liệu, thu thập dữ kiện và thực hiện các phân tích
cơ bản và thống kê.
• Nguyễn Tuấn: tham gia chỉnh sửa bản thảo, cố
vấn cho quá trình nghiên cứu từ khi công trình
vừa bắt đầu.
544
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(2):530-546
Hình 21: Độ rỗng giảm theo độ sâu, tập E.
Hình 22: Biểu đồ quan hệ độ thấm và độ sâu - Tập Oligoxen.
• Trương Quốc Thanh: tham gia chỉnh sửa bản
thảo, cố vấn cho quá trình nghiên cứu từ khi
công trình vừa bắt đầu.
• Phạm Việt Âu: tham gia chỉnh sửa bản thảo, cố
vấn cho quá trình nghiên cứu từ khi công trình
vừa bắt đầu.
ĐẠOĐỨC TRONG CÔNG BỐ
Bản thảo được công bố với sự đồng thuận của các tác
giả có tên trong bản thảo. Các số liệu sử dụng trong
bản thảo là hoàn toàn trung thực và không có sự sao
chép từ các bản thảo khác.
TÀI LIỆU THAMKHẢO
1. PVEP-POC internal report. 2014;.
2. San NT, Hiệp N, Đông TL, et al. Địa chất và tài nguyên dầu khí
Việt Nam - Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Hà Nội. 2007;.
3. Southeast Asia tectonic model at 10ma, Robert hall. 2004;.
4. Seismic data interpretation, Schlumberger. 2014;.
5. Ruby field report, Petronas Carigali. 1999;.
545
Science & Technology Development Journal – Natural Sciences, 4(2):530-546
Open Access Full Text Article Research Article
Ho Chi Minh City University of
Technology, VNU-HCM
Correspondence
Tran Van Xuan, Ho Chi Minh City
University of Technology, VNU-HCM
Email: tvxuan@hcmut.edu.vn
History
 Received: 12-3-2020 
 Accepted: 7-5-2020 
 Published: 15-6-2020
DOI :10.32508/stdjns.v4i2.894 
Copyright
© VNU-HCM Press. This is an open-
access article distributed under the
terms of the Creative Commons
Attribution 4.0 International license.
Depositional environment of E Oligocene sedimentary and
prediction of sand distribution in Southeast area, Cuu Long basin
Tran Van Xuan*, Nguyen Dinh Chuc, Nguyen Tuan, Truong Quoc Thanh, Pham Viet Au
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
ABSTRACT
According to petrophysic and geophysical data, the depositional facies of E Oligocene are deter-
mined, furthermore the correlation lines betweenwells and seismic line also created for confirming
Oligocene E distribution in Cuu Longbasin. Using appropriatemethods such as petrophysic curves,
geophysic characteristics, interpretation of gross depositional environment as well as mapping of
seismic attributes for sub-sequence Oligocene E upper and E lower in Southeast area, results of
prediction the sand distribution in Oligocene E upper and E lower sub-sequence, factors effect to
porosity-permeability preservation of E sand reservoirs in Southeast area, Cuu Long basin and oil-
gas industry flow-producing possibility in varied sedimentary facies were reported in this paper.
The E Oligocene sedimentary distributes in a large area with hydrocarbon accumulations along
the Southeast margin Cuu Long basin in relation with the existence of half-grabens along Con Son
swell, in which formation rocks consist of varying grain size, mainly sandstone interbed by siltstone
and shalestone. A bitum shale layer of 2070 m thickness exits to play the role of a shield to main-
tain a much higher effective porosity of the reservoir section than usual (up to 18%). In the area,
there are two sandstone reservoirs of exellent quality at 2,6002,700 mMD and 3,0003,400 mMD
depths. In order to determine the oil and gas potential of the target, petroleum systems in explo-
ration activities must careful evaluated, especially looking for stratigraphic traps, and the reservoir
modeling should be modified accurately.
Key words: distribution prediction, porosity-permeability preservation, Oligocene reservoir
Cite this article : Xuan T V, Chuc N D, Tuan N, Thanh T Q, Au P V. Depositional environment of E 
Oligocene sedimentary and prediction of sand distribution in Southeast area, Cuu Long basin. Sci. 
Tech. Dev. J. - Nat. Sci.; 4(2):530-546.
546

File đính kèm:

  • pdfmoi_truong_lang_dong_tap_e_tram_tich_oligoxen_va_du_bao_phan.pdf