Mối liên hệ giữa chất liệu và bố cục trong điêu khắc công cộng thành phố Hồ Chí Minh

Điêu khắc công cộng Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng nhiều về số lượng lẫn chất lượng, góp một

phần không nhỏ vào việc giáo dục tư tưởng thẩm mỹ. Bên cạnh những thành quả đạt được, vẫn còn

không ít tác phẩm bị “thô”, đi vào lối mòn và thiếu sót về mối quan hệ chất liệu - bố cục. Mỗi chất liệu

có tính vật lý, biểu cảm khác nhau nên phù hợp với từng dạng bố cục khác nhau. Bố cục được tư duy

dựa trên nội dung của đề tài, một phương pháp làm việc mang ý đồ chiến lược của tác giả cho việc xây

dựng một hình tượng nghệ thuật. Đối tượng chính được ngắm nhìn là tác phẩm điêu khắc nhưng để có

được sự hoàn mỹ cần một tổng thể các yếu tố kết hợp một cách logic. Chất liệu – bố cục trong điêu khắc

công cộng là một tổng thể, có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau để tạo nên một tác phẩm trường tồn cùng

năm tháng

Mối liên hệ giữa chất liệu và bố cục trong điêu khắc công cộng thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Mối liên hệ giữa chất liệu và bố cục trong điêu khắc công cộng thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Mối liên hệ giữa chất liệu và bố cục trong điêu khắc công cộng thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Mối liên hệ giữa chất liệu và bố cục trong điêu khắc công cộng thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Mối liên hệ giữa chất liệu và bố cục trong điêu khắc công cộng thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Mối liên hệ giữa chất liệu và bố cục trong điêu khắc công cộng thành phố Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Mối liên hệ giữa chất liệu và bố cục trong điêu khắc công cộng thành phố Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

Mối liên hệ giữa chất liệu và bố cục trong điêu khắc công cộng thành phố Hồ Chí Minh trang 8

Trang 8

Mối liên hệ giữa chất liệu và bố cục trong điêu khắc công cộng thành phố Hồ Chí Minh trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 8820
Bạn đang xem tài liệu "Mối liên hệ giữa chất liệu và bố cục trong điêu khắc công cộng thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mối liên hệ giữa chất liệu và bố cục trong điêu khắc công cộng thành phố Hồ Chí Minh

Mối liên hệ giữa chất liệu và bố cục trong điêu khắc công cộng thành phố Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL 
 ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY 
 Số 66 (6/2019) No. 66 (6/2019) 
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn 
85 
MỐI LIÊN HỆ GIỮA CHẤT LIỆU VÀ BỐ CỤC TRONG ĐIÊU KHẮC 
CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
The relationship between material and structure 
in public sculpture in Ho Chi Minh City 
ThS. Phạm Tấn Phước 
Trường Đại học Thủ Dầu Một 
TÓM TẮT 
Điêu khắc công cộng Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng nhiều về số lượng lẫn chất lượng, góp một 
phần không nhỏ vào việc giáo dục tư tưởng thẩm mỹ. Bên cạnh những thành quả đạt được, vẫn còn 
không ít tác phẩm bị “thô”, đi vào lối mòn và thiếu sót về mối quan hệ chất liệu - bố cục. Mỗi chất liệu 
có tính vật lý, biểu cảm khác nhau nên phù hợp với từng dạng bố cục khác nhau. Bố cục được tư duy 
dựa trên nội dung của đề tài, một phương pháp làm việc mang ý đồ chiến lược của tác giả cho việc xây 
dựng một hình tượng nghệ thuật. Đối tượng chính được ngắm nhìn là tác phẩm điêu khắc nhưng để có 
được sự hoàn mỹ cần một tổng thể các yếu tố kết hợp một cách logic. Chất liệu – bố cục trong điêu khắc 
công cộng là một tổng thể, có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau để tạo nên một tác phẩm trường tồn cùng 
năm tháng. 
Từ khóa: bố cục, chất liệu, điêu khắc 
ABSTRACT 
Public sculpture in Ho Chi Minh city has increasingly grown in both quality and quantity, which makes 
a significant contribution to aesthetic education. Besides some achievements, there are several crude 
sculptures stuck in a rut and poor in the material-structure relationship. Each material has its own 
texture and expression that suits a different structure. The structure is thought based on the theme, 
which is a strategic method of sculptors for building an artistic image. The main object is the sculpture 
itself, yet to achieve perfection requires a logical composition of elements. Material- structure in public 
sculpture is such composition with a mutual relationship serving a lasting piece of work. 
Keywords: structure, material, sculpture 
1. Giới thiệu tổng quan về chất liệu, 
bố cục trong điêu khắc và điêu khắc 
công cộng 
1.1. Khái niệm chất liệu 
“Chất liệu (danh từ): cái dùng làm vật 
liệu, tư liệu để sáng tạo nên tác phẩm nghệ 
thuật” (Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn 
Khang, Vũ Quang Hào, Phan Xuân Thành, 
2013, tr. 248). Một nhà điêu khắc có thể cho 
trí tưởng tượng bay cao, bay xa cùng với 
dòng cảm xúc của mình nhưng khi thể hiện 
tác phẩm thực tế thì cần phải có một giải 
pháp hiện thực và thực hiện được. Từ khi 
hình thành ý tưởng đến lúc thể hiện ở dạng 
phác thảo, tác giả phải tư duy để tìm ra một 
phương án hoàn hảo về chất liệu mà không 
vi phạm các quy luật thông thường của chất 
liệu. Chất liệu thể hiện trước tiên là về tính 
Email: phuocpt1985@tdmu.edu.vn 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 66 (6/2019) 
86 
vật lý của chất liệu. Khả năng chịu lực, tiến 
hành chọn chất liệu nào có cấu trúc, kết cấu 
phù hợp nhất để khi thể hiện ra thực tế 
nhằm đạt được hiệu quả tối ưu với bố cục. 
Chất liệu đó phải phù hợp với không gian 
đặt tác phẩm và phải bền vững cùng thời 
gian. Cấu trúc phân tử của bề mặt chất liệu 
không chỉ mang yếu tố vật lý bền vững mà 
còn có một khả năng khác là năng lực biểu 
cảm bằng ngôn ngữ riêng (“chất” của chất 
liệu). 
1.2. Khái niệm bố cục 
“Bố cục là phương pháp tìm tòi, xác 
định cách biểu đạt thích hợp nhất cho một 
nội dung” (Đàm Luyện, 2011, tr. 5). “Bố 
cục: 1. Tổ chức, sắp xếp một cách hợp lí 
giữa các phần để tạo thành một tác phẩm 
hoàn chỉnh; bố cục lại cho chặt chẽ hơn. 2. 
Sự sắp xếp bố trí các phần trong một chỉnh 
thể” (Nguyễn v.v., 2013, tr. 138) hay “bố 
cục là sự sắp xếp (sắp đặt) các yếu tố tạo 
hình sao cho hợp lí, logic và đạt được hiệu 
quả cao nhất trong một tác phẩm mĩ thuật” 
(Tạ Phương Thảo, 1998, tr. 61). Bố cục 
trong điêu khắc là sự sắp đặt hợp lí nhằm 
nêu bật được nội dung chủ đề mà tác giả 
cần truyền đạt đến công chúng một cách 
hiệu quả nhất, thông qua một phương pháp 
tìm tòi, tự rèn luyện bằng nhận thức và cả 
thực hành. Quá trình làm việc, nghiên cứu, 
sáng tạo kể cả yếu tố kỹ năng và kỹ 
thuật nhằm xác định cách biểu đạt thích 
hợp nhất cho một tác phẩm theo đúng ý đồ 
tác giả. Bố cục còn là phương pháp làm 
việc mang tính ý đồ chiến lược, suy tính và 
hình dung trước các bước cho việc xây 
dựng nên một hình tượng nghệ thuật. 
1.3. Khái niệm điêu khắc công cộng 
Từ điển Mĩ thuật phổ thông định nghĩa 
điêu khắc là “Nghệ thuật thực hiện những 
tác phẩm có không gian 3 chiều (tượng 
tròn) hoặc 2 chiều (chạm khắc, chạm nổi) 
bằng cách gọt, đẽo, gò, đắp, gắn những 
khối vật liệu rắn chắc như gỗ, đá, kim 
loại Điêu khắc còn là nghệ thuật nặn 
tượng hoặc tạc tượng bằng đôi bàn tay 
khéo léo của người nghệ sĩ” (Nguyễn 
Thị Hiên, 2008, tr. 11). 
“Công cộng (tính từ): chung cho hoặc 
thuộc về mọi người” (Nguyễn v.v., 2013, 
tr. 454). Điêu khắc công cộng là tác phẩm 
điêu khắc được sáng tạo nhằm mục đích đặt 
để trong một không gian công cộng (ngoài 
trời hay trong nhà). Điêu khắc ngoài trời là 
một loại hình điêu khắc gắn bó mật thiết với 
kiến trúc cảnh quan, một yếu tố tô điểm cho 
đô thị. Trên thế giới, đặc biệt là ở các nước 
phương Tây, Mỹ đô thị được trang trí 
bằng rất nhiều công trình điêu khắc. 
2. Nội dung 
2.1. Thực trạng các công trình điêu 
khắc công cộng thành phố Hồ Chí Minh 
trong việc kết hợp chất liệu – bố cục 
2.1.1. Chất liệu - bố cục của tác phẩm 
điêu khắc đặt ở công viên - vườn hoa 
Thành phố Hồ Chí Minh 
Trong khuôn viên Công viên Lê Văn 
Tám, tác phẩm Đuốc sống với chất liệu bê 
tông, sơn màu và kết hợp với hồ nước phía 
sau. Qua năm tháng, Tác phẩm chịu tác 
động của nhiệt độ và độ ẩm đã gây ra hiện 
tượng lớp sơn bị bong, tróc, nứt chân 
chim làm mất thẩm mỹ và phản cảm. 
Bức tượng nếu được thi công bởi chất liệu 
đá hay đồng thì giá trị thẩm mỹ sẽ tăng lên 
gấp  ... bền 
vững. 
Hình 4: Nguyễn Xuân Tiên – Bưu điện thời 
kỳ kháng chiến – Đồng – 5m – 2000, 2001 
Tác giả đã xây dựng bố cục Bưu điện 
thời kỳ kháng chiến với hình ảnh hai nhân 
vật trong tư thế hiên ngang, kiên cường của 
người chiến sĩ cách mạng. Tác phẩm sử 
dụng hình ảnh điển hình của “Lực lượng 
Giao bưu - Thông tin” là cô gái Giao liên 
với chiếc “nón tay bèo”, vai khoác súng 
Carbine và hình tượng người nam chiến sĩ 
Thông tin vai mang máy vô tuyến. Bố cục 
theo hình chữ nhật nhằm thể hiện cái khỏe 
khoắn, kiên cường của hai nhân vật thể 
hiện ở dáng đứng, bước đi. Tác giả rất 
khéo khi chọn bố cục, phong cách thể hiện 
theo dạng Tân cổ điển để có được mô típ 
hài hòa với hình khối tổng thể của công 
trình kiến trúc. Đối với nhóm tượng Bưu 
điện thời kỳ hiện đại, tác giả thay đổi bố 
cục với mục đích tránh sự lặp lại gây cảm 
giác nhàm chán cho người xem và để phù 
hợp với nội dung tác phẩm. Hai nhân vật 
cùng đưa tay cao lên hướng đến hội nhập, 
PHẠM TẤN PHƯỚC TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
89 
chi tiết quả cầu bay vào tương lai được đưa 
vào hợp lý, nói lên được tính toàn cầu hóa, 
hội nhập, phát triển. 
Bố cục hình chữ nhật được thay bằng 
hình mũi tên tạo nên bởi hình ảnh hai cánh 
tay vươn lên tạo thành đường dẫn thị giác, 
hướng mắt người xem đi từ bố cục bên trái 
là quá khứ đến bên phải là hiện đại, kế tiếp 
là sự hòa nhập toàn cầu. Ý đồ bố cục tác 
phẩm ở đây rất rõ ràng và đạt hiệu quả 
thẩm mỹ khi kết hợp với tòa nhà Bưu điện, 
bởi với bố cục đó nếu kết hợp với công 
trình kiến trúc khác thì hiệu quả thẩm mỹ 
của tác phẩm không thể đạt được tối đa mà 
đôi khi là có hiệu quả ngược lại. 
Hình 5: Nguyễn Xuân Tiên – Bưu điện thời 
kỳ hiện đại – Đồng – 5m – 2000, 2001 
Trên cổng Trường đua Phú Thọ, bức 
tượng một chú ngựa đua làm “điểm nhấn” 
cho công trình kiến trúc. Vì đặc điểm đó 
của bức tượng, nên việc lựa chọn chất liệu 
đồng là một thành công của tác giả khi khai 
thác và phát huy được đặc tính của chất 
liệu đồng. Đó là sự dẻo dai, nhẹ nhàng hơn 
so với chất liệu bê tông nặng trĩu, sự căng 
tròn của các khối cơ được phát huy tối đa, 
tạo nên một sự rắn chắc, khỏe khoắn của 
ngựa đua. 
Chất liệu thép trắng (inox) cũng được 
tác giả Phan Nhất Phương sử dụng rất 
thành công ở tác phẩm Gia đình. Tính cách 
điệu, trang trí và bố cục phù hợp với chất 
liệu inox, khối tượng được hàn ghép từ các 
mảng phẳng của những mảnh thép dày 2 
mm diễn tả một gia đình đang đi mua sắm 
trong siêu thị. Có hồ nước bao quanh, nên 
tác giả sử dụng chất liệu inox rất phù hợp 
vì chất liệu này kém bị ôxy hóa. Tác phẩm 
không chỉ đạt được sự phù hợp về tính vật 
lý của chất liệu mà cả về tính thẩm mỹ, sự 
hài hòa của chất liệu inox với chất liệu 
công trình kiến trúc. 
Tại khuôn viên Trường Đoàn Lý Tự 
Trọng, nhóm tượng Thiếu nhi được tác giả 
Phan Gia Hương chọn hình thức bố cục với 
bàn tay nâng thiếu nhi bay lên, hình khối 
mang tính trang trí nêu lên sự quan tâm 
chăm sóc đến thế hệ tương lai. Tác giả đã 
xử lý khoảng trống khá hợp lý tạo cho tác 
phẩm sự thanh thoát, nhẹ nhàng, bay bổng 
như chủ đề của tác phẩm. 
2.1.3. Chất liệu - bố cục của công 
trình điêu khắc hoành tráng Thành phố Hồ 
Chí Minh 
Nhiều công trình điêu khắc đã được 
xây dựng trong lửa đạn chiến tranh, nhưng 
do nền kinh tế của đất nước thời kỳ đó bị 
ảnh hưởng nặng của chiến tranh nên phần 
lớn các công trình không được thể hiện 
bằng chất liệu quý hiếm, đắt tiền, bền 
vững Đất nước được giải phóng, hoàn 
toàn thống nhất thì điêu khắc hoành tráng 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 66 (6/2019) 
90 
vẫn phát triển nhưng vấn đề chất liệu chưa 
đáp ứng đủ sức sáng tạo của các nghệ sĩ. 
Điều kiện kinh tế nhiều khó khăn, chịu ảnh 
hưởng nặng nề của lối sống bao cấp nên 
“với nguồn kinh phí hạn hẹp không cho 
phép các tác giả sử dụng những chất liệu 
quý hiếm, đắt tiền, bền vững do đó các 
công trình hầu hết được làm bằng bê tông 
cốt thép” (Nguyễn Xuân Tiên, 2009, 
tr. 226). Sự phát triển của khoa học kỹ 
thuật đã tạo ra những vật liệu trong kiến 
trúc phát triển nhanh chóng đã làm cho 
chất liệu của điêu khắc không còn phù hợp 
với không gian đô thị. 
Các công trình điêu khắc hoành tráng 
thường được thể hiện bằng chất liệu bền 
vững nhưng đa số tượng đài xây dựng 
trước năm 1975 ở Thành phố Hồ Chí Minh 
đều được xây dựng bằng chất liệu bê tông 
cốt thép, do đó qua năm tháng tượng đài đã 
xuống cấp. Đáng chú ý hơn là tượng Thánh 
Gióng đã bị bong xi măng, làm giảm giá trị 
thẩm mỹ và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. 
Mặc dù kinh tế còn khó khăn nhưng 
cũng đã có một số công trình điêu khắc 
hoành tráng được tác giả chuyển sang chất 
liệu bền vững như đồng, đá, hợp kim. Khi 
tác phẩm được chuyển ra chất liệu thì lại 
xuất hiện vấn đề là tác phẩm có sự thay đổi 
so với phác thảo ban đầu, “thậm chí có 
công trình chỉ đạt được 60 - 70 % so với 
phác thảo ban đầu” (Nguyễn Xuân Tiên, 
2009, tr. 226). 
Một phần là do việc “khoán trắng” cho 
những người thợ làm nghề hoặc là tác giả 
không có đủ kinh nghiệm về kỹ thuật chất 
liệu để có thể quán xuyến được công đoạn 
này. Việc đấu thầu để chọn những nhà thầu 
có đủ điều kiện thực hiện và lúc này người 
trúng thầu đã không phải là tác giả, không 
là cha đẻ của tác phẩm, không hiểu hết về 
tác phẩm nên khi thực hiện việc chuyển 
chất liệu đã dẫn đến sai lệch ý tưởng, dẫn 
đến chất lượng thẩm mỹ kém. Trong khuôn 
viên nghĩa trang liệt sĩ Thành phố Hồ Chí 
Minh, bức tượng Mẹ Tổ Quốc nằm ở trung 
tâm trong quần thể tượng tưởng niệm, đây 
là tượng đài mang hình tượng người mẹ 
Việt Nam cao nhất tại Thành phố Hồ Chí 
Minh hiện nay. Mẫu phác thảo ban đầu 
được nhà điêu khắc Nguyễn Hải bố cục 
khá đẹp và hoàn chỉnh, nhưng đến giai 
đoạn thi công và hoàn thiện thì “đã để xảy 
ra tình trạng chỉnh sửa mẫu phác thảo vô 
tình đã phá hủy toàn bộ cấu trúc và ngôn 
ngữ mạnh mẽ” (Nguyễn Hoàng Ánh, 2006, 
tr. 43) khi bức tượng được dựng lên từ 
1400 viên đá nhỏ. 
Hình 6: Nguyễn Hải - Mẹ Tổ quốc – Đá 
granite – 25m – 1990 
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, một số 
công trình tượng đài được thực hiện trước 
PHẠM TẤN PHƯỚC TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
91 
năm 1975, chủ đề ca ngợi các vị anh hùng 
dân tộc có công với đất nước. Tuy nhiên, về 
mặt bố cục, bút pháp và hình thức thể hiện 
thì các tác phẩm chưa thể hiện được chất 
hoành tráng khi “hình thức thể hiện, bố cục, 
bút pháp quá nghèo nàn, tay nghề chuyên 
môn yếu, thậm chí sai cả tỷ lệ cơ bản của 
cấu tạo con người” (Nguyễn Xuân Tiên, 
2009, tr. 218), dẫn đến sự bức xúc của 
người dân về tượng đài và có người đã ví 
các tác phẩm đó như là một trong những tác 
nhân gây ô nhiễm môi trường sống ở đô thị. 
Điêu khắc hoành tráng ngoài trời 
thường thể hiện đề tài lớn về lịch sử, tinh 
thần thời đại. Tượng hoành tráng được xây 
dựng những năm trước khi đất nước thống 
nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn 
nguyên giá trị về mặt tinh thần nhưng hình 
thức bên ngoài đã không có được mối liên 
hệ chặt chẽ giữa chất liệu – bố cục làm cho 
tính thẩm mỹ còn rất thấp và gây nên phản 
cảm cho người xem. Những công trình 
điêu khắc hoành tráng được xây dựng từ 
khi đất nước thống nhất đến nay đã có 
những bước tiến xa về bố cục, sử dụng chất 
liệu bền vững như: tượng Mẹ Tổ Quốc, 
Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trước 
trụ sở Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân 
dân Thành phố Hồ Chí Minh. 
2.2. Giải pháp 
“Khái niệm Điêu khắc mới được dùng 
phổ thông trong thế kỷ 20 ở Việt Nam” 
(Phan Cẩm Thượng, 1997, tr. 5). Loại hình 
nghệ thuật này, đặc biệt là điêu khắc công 
cộng mới chỉ “chập chững” những bức đi 
đầu tiên trong nền điêu khắc Việt Nam. Để 
có được những bước tiến về giá trị nghệ 
thuật cũng như mối liên hệ giữa chất liệu 
và bố cục trong tác phẩm điêu khắc công 
cộng thì “người nghệ sĩ phải hoạch định 
cho tác phẩm là sử dụng chất liệu gì, xử lý 
bề mặt như thế nào để phát huy tối ưu hiệu 
quả, bộc lộ khả năng biểu cảm cho tác 
phẩm” (Nguyễn Xuân Vinh, 2004, tr. 39). 
Tác giả cần phải hiểu, cảm nhận được từng 
chất liệu như lạnh, nặng, xù xì, nhẵn, của 
đá; trầm, ấm, xù xì, nhẵn và có tính chất 
ánh kim của đồng; mộc mạc, nhẵn, xốp của 
gốm; trong suốt, phản quang, nhẵn, bóng 
của thủy tinh. Mỗi chất liệu có sự kết hợp 
hoàn hảo với một hình thức bố cục riêng 
nhằm nêu lên được nội dung, chủ đề tác 
phẩm. Khi tư duy bố cục cần tránh sự vội 
vàng, ảo tưởng về ý tưởng hay đi theo lối 
mòn của một hình thức bố cục đã thành 
công trước đó. 
 Các nhà điêu khắc không chỉ tham 
khảo trên sách vở mà cần học hỏi trực 
quan kinh nghiệm của các nước trong khu 
vực và thế giới thông qua các hoạt động 
như Trại sáng tác, triển lãm, hội thảo 
chuyên đề, trao đổi học thuật, giúp cho 
nghệ sĩ Việt Nam có cơ hội được làm việc, 
học hỏi và trao đổi kinh nghiệm chuyên 
môn với các chuyên gia nước ngoài giúp 
nâng cao năng lực và tư duy sáng tác, “các 
nhà điêu khắc tiếp cận, chà sát với môi 
trường điêu khắc hiện đại trong khu vực, 
trên thế giới để tiếp cận những cái mới” 
(Nguyễn Xuân Tiên, Trịnh Dũng, Hoàng 
Minh Phúc, Trần Ngọc Vân, Phạm Thị 
Yến, 2014, tr. 159). 
3. Kết luận 
Điêu khắc công cộng Thành phố Hồ 
Chí Minh trải qua một chặng đường tuy 
không gọi là dài nhưng cũng đủ để thấy 
được những thành tựu đáng kể cần phát 
huy. Đó là một quá trình phát triển, để lại 
dấu ấn và hình ảnh đẹp trong lòng người 
dân thành phố. Sự góp mặt của điêu khắc 
công cộng ngày càng nhiều về số lượng lẫn 
chất lượng là thành quả lao động của các 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 66 (6/2019) 
92 
nhà điêu khắc, góp một phần không nhỏ 
vào việc giáo dục tư tưởng thẩm mỹ không 
chỉ dành riêng cho giới yêu nghệ thuật mà 
dành cho tất cả mọi người có thể tiếp xúc 
và cảm thụ thẩm mỹ. Sự hưởng ứng và 
tham gia nhiệt tình của các nhà điêu khắc 
là một điều đáng được khích lệ. Bên cạnh 
những thành quả đạt được, song song đó 
vẫn còn không ít tác phẩm bị “thô”, đi vào 
lối mòn và thiếu sót về mối quan hệ chất 
liệu - bố cục. Tác phẩm được sáng tạo nên 
từ sự dâng trào cảm xúc của tác giả nhưng 
sự thành công của tác phẩm không phải là 
một sự “ăn may” mà nó là sản phẩm có sự 
tính toán từ trước tới từng chi tiết, sự kết 
hợp giữa tâm hồn của một thi sĩ và khối óc 
của một kỹ sư. Phải có ý đồ, sự tính toán 
nhằm mục đích dẫn mắt người xem (nghệ 
thuật thị giác) đi đúng với những gì tác giả 
đã dự toán trước. 
Chọn chất liệu cho tác phẩm ít được 
các nhà điêu khắc quan tâm mà chỉ tập 
trung vào việc sáng tạo nên một tác phẩm 
thật hoàn hảo, điều đó đã làm cho tác phẩm 
không thể phát huy được giá trị thẩm mỹ 
khi kết hợp ý tưởng sáng tạo với một chất 
liệu kém. Nghệ sĩ chính là người có tri thức 
hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật chứ 
không phải đơn thuần là thể hiện kỹ năng 
nghề nghiệp, cần có một sự tính toán trên 
cơ sở khoa học chứ không phải là dựa trên 
cảm hứng tùy ý. Mỗi chất liệu có tính vật 
lý, biểu cảm khác nhau nên phù hợp với 
từng dạng bố cục khác nhau. Bố cục được 
tư duy dựa trên nội dung của đề tài, một 
phương pháp làm việc mang ý đồ chiến 
lược của tác giả cho việc xây dựng một 
hình tượng nghệ thuật. Nó không chỉ mang 
yếu tố kỹ năng, kỹ thuật còn là sự suy tính 
và hình dung trước các bước, quá trình 
sáng tạo ra một hình thức gắn chặt với nội 
dung của chủ đề tác phẩm. Cùng một đề tài 
nhưng sử dụng các dạng bố cục khác nhau 
sẽ đưa đến một thông điệp khác nhau. Vì 
bố cục là vấn đề cốt yếu nhất của tác phẩm 
nghệ thuật, nó được coi như bộ khung 
xương của tác phẩm. Đặc trưng quan trọng 
của phong cách cá nhân, thậm chí còn được 
đánh giá như đặc điểm sống còn của một 
trường phái hay trào lưu nghệ thuật. 
Khi công chúng cảm thụ tác phẩm, đó 
là thành quả của một quá trình làm việc, 
học tập và nghiên cứu. Tác phẩm nghệ 
thuật và người xem giống như là cây và 
đất, tác phẩm có sống được và ngày càng 
mới lạ ngày càng phong phú là nhờ còn có 
người xem còn có người chiêm ngưỡng và 
cảm thụ nơi trái tim của người tạo ra và 
người đón nhận. Trong cuộc sống, bất cứ ai 
đều cũng có những rung động về tình yêu, 
những cung bậc cảm xúc và đôi mắt chiêm 
ngưỡng nghệ thuật chính vì vậy mà người 
xem rất cần những tác phẩm có giá trị 
nhân văn và nghệ thuật để vun đắp đời 
sống tinh thần, nuôi dưỡng những ước mơ. 
Đối tượng chính được ngắm nhìn là tác 
phẩm điêu khắc nhưng để có được sự hoàn 
mỹ cần một tổng thể các yếu tố kết hợp 
một cách logic. Chất liệu – bố cục trong 
điêu khắc công cộng là một tổng thể, có 
mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau để tạo nên 
một tác phẩm trường tồn cùng năm tháng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Nguyễn Hoàng Ánh (2006). Hiệu ứng ngôn ngữ chất liệu điêu khắc tại Thành phố Hồ Chí 
Minh, Mỹ thuật tạo hình. Hồ Chí Minh: Trường Đại Học Mỹ Thuật thành phố Hồ 
Chí Minh. 
PHẠM TẤN PHƯỚC TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
93 
Nguyễn Thị Hiên (2008). Điêu khắc. Hà Nội: NXB Đại học Sư Phạm. 
Đàm Luyện (2011). Giáo trình bố cục. Hà Nội: NXB Đại học Sư Phạm. 
Tạ Phương Thảo (1998). Ký họa và bố cục. Hà Nội: NXB Giáo Dục. 
Phan Cẩm Thượng (1997). Điêu khắc cổ Việt Nam. Hà Nội: NXB Mỹ thuật. 
Nguyễn Xuân Tiên (2009). Điêu khắc hoành tráng Việt Nam thế kỷ XX thành tựu và vấn 
đề. Hà Nội: NXB Mỹ Thuật. 
Nguyễn Xuân Tiên (Chủ nhiệm đề tài), Trịnh Dũng, Hoàng Minh Phúc, Trần Ngọc Vân, 
Phạm Thị Yến (2014). Điêu khắc trong không gian văn hóa đô thị ở Nam Bộ. Báo 
cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu khoa học đề tài cấp Bộ - Trường Đại học Mỹ thuật 
Thành phố Hồ Chí Minh, trang 159. 
Nguyễn Xuân Vinh (2004). Một vài suy nghĩ về sử lý bề mặt chất liệu trong điêu khắc. Tạp 
chí Nghiên cứu Mỹ thuật Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội – Viện Mỹ thuật”, số 3 
(10-2004), tr.37-42. 
Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Vũ Quang Hào, Phan Xuân Thành (2013). Đại từ điển 
Tiếng Việt. Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh. 
Ngày nhận bài: 08/3/2019 Biên tập xong: 15/6/2019 Duyệt đăng: 20/6/2019 

File đính kèm:

  • pdfmoi_lien_he_giua_chat_lieu_va_bo_cuc_trong_dieu_khac_cong_co.pdf