Mô hình robot điều khiển từ xa bằng máy tính thông qua sóng radio
Hiện nay, các robot ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các quá trình công nghiệp cũng như
trong đời sống hàng ngày. Việc ứng dụng các loại robot vào trong công nghiệp sẽ giúp cho quá trình sản xuất được nhanh chóng và đảm bảo độ chính xác cao. Nhưng hiện nay ở Việt Nam, robot hầu như chưa được sử dụng rộng rãi, khái niệm robot đang được phổ biến trong mấy năm gần đây.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Bạn đang xem tài liệu "Mô hình robot điều khiển từ xa bằng máy tính thông qua sóng radio", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô hình robot điều khiển từ xa bằng máy tính thông qua sóng radio
Lê Hùng Linh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 71 - 77 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 71 MÔ HÌNH ROBOT ĐIỀU KHIỂN TỪ XA BẰNG MÁY TÍNH THÔNG QUA SÓNG RADIO Lê Hùng Linh *, Dương Chính Cương, Ngô Hữu Huy Khoa Công nghệ thông tin - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Hiện nay, các robot ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các quá trình công nghiệp cũng như trong đời sống hàng ngày. Việc ứng dụng các loại robot vào trong công nghiệp sẽ giúp cho quá trình sản xuất được nhanh chóng và đảm bảo độ chính xác cao. Nhưng hiện nay ở Việt Nam, robot hầu như chưa được sử dụng rộng rãi, khái niệm robot đang được phổ biến trong mấy năm gần đây. Do vậy, lĩnh vực nghiên cứu và chế tạo robot phục vụ cho sản xuất cũng như các mục đích dân dụng vẫn còn khá mới mẻ. Robot có rất nhiều loại như là robot sử dụng trong các dây chuyền sản xuất, robot dò đường, robot lau chùi cửa kính cho các toà nhà cao tầng, robot chống khủng bố. Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu tổng quan về các kiến thức liên quan đến nguyên lý hoạt động và cách thức điều khiển Robot và các mô hình robot; Tìm hiểu các tài liệu và thiết bị liên quan; Phân tích và thiết kế mô hình robot điều khiển từ xa bằng sóng điện từ. Xây dựng mạch điều khiển robot, thiết kế cơ khí cho robot và thực hiện điều khiển robot thông qua mô đun truyền thông bằng sóng điện từ. Xây dựng chương trình điều khiển robot trên máy tính và lưu lại quá trình hoạt động của robot, mô phỏng trạng thái hoạt động của robot trên máy tính. Từ khóa: Mô phỏng, trạng thái, sóng điện từ, mô hình, chương trình điều khiển. TỔNG QUAN CÁC MÔ HÌNH ROBOT Định nghĩa[4]: “Một kiểu mô hình là một triết lý hoặc một tập hợp những công nhận và kỹ thuật, mô tả đặc điểm cách tiếp cận một lớp các vấn đề. Nó vừa là cách xem xét thế giới, vừa là một tập hợp các công cụ giải quyết vấn đề.” Lịch sử phát triển robot đã trải qua 3 kiểu mô hình, đó là kiểu thứ bậc, kiểu phản hồi và kiểu tổng hợp. Trong một hệ thống robot, luôn luôn tồn tại ba nhóm chức năng cơ bản đó là Cảm nhận, Hành động và Lập kế hoạch. Các kiểu mô hình robot được xác định dựa trên mối quan hệ của 3 nhóm chức năng cơ bản đó. Kiểu mô hình thứ bậc: Đây là kiểu mô hình xuất hiện đầu tiên, trong đó robot cố bắt chước cách con người suy nghĩ: sau khi cảm nhận được về thế giới xung quanh, người ta sẽ suy nghĩ để lập kế hoạch, và hành động đáp ứng. Với cách này, dữ liệu cảm nhận thường phải đầy đủ để có một đánh giá bao quát về môi trường xung quanh, sau đó luôn qua xử lý ở bước lập kế hoạch. Tel: 0929077888 Hình 1. Kiểu mô hình thứ bậc Như vậy, kiểu này không cho phép dữ liệu truyền thẳng đến hành động như kiểu một phản xạ vô điều kiện, điều này làm cho robot trở nên thiếu nhanh nhẹn. Kiểu mô hình này đã không còn được sử dụng từ hơn 20 năm qua. Kiểu mô hình phản hồi: Kiểu phản xạ gần như ngược lại với kiểu thứ bậc, kiểu này không giữ lại phần lập kế hoạch, các cảm nhận của robot sẽ được truyền trực tiếp sang hành động. Hình 2. Kiểu mô hình phản hồi Theo kiểu này, robot chứa sẵn nhiều cặp tương ứng Cảm nhận – Hành động, được gọi là các bộ hành vi. Các hành vi xảy ra có tính đồng thời, do được xử lý riêng rẽ. Và vì robot có thể thực hiện nhiều hành vi một lúc, không lập kế hoạch nên nó tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Kiểu mô hình này đã mang đến nhiều thành tựu to lớn, nhưng rõ ràng nó không thích hợp với các loại robot nhiều chức năng. Kiểu này giống như kiểu người ta dạy các con vật mà không làm cho con vật đó Lê Hùng Linh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 71 - 77 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 72 suy nghĩ thông minh hơn. Kiểu mô hình này đòi hỏi sự hiểu biết về không gian hoạt động toàn cục trước khi lập trình để tìm ra tất cả các hành vi có thể có của robot. Các nhà nghiên cứu thực hiện mô hình này để giảm thiểu giá thành phần cứng của sản phẩm bằng cách tăng mức độ tính toán ban đầu khi tạo ra các hành vi của robot. Kiểu mô hình tổng hợp: Kiểu tổng hợp là sự kết hợp 2 kiểu mô hình trên, làm cho robot suy nghĩ uyển chuyển giống người hơn, và hiện nay hầu hết các nghiên cứu đi theo hướng này. Kiểu này tách việc lập kế hoạch ra khỏi các hành vi của robot. Hình 3. Kiểu mô hình tổng hợp Lập kế hoạch tương tác với các bộ hành vi bằng một phương thức mà người ta gọi là “nghe lén”. “Nghe lén” là một phương thức lấy thông tin từ bộ phận Cảm nhận để điều chỉnh lại các thông tin toàn cục, tác động trở lại các hành vi của robot. Với kiểu mô hình này, các robot thông minh hơn và cũng không tốn nhiều thời gian cho việc lập kế hoạch như ở mô hình thứ bậc, và lại cho phép robot thực hiện nhiều chức năng hơn so với mô hình phản hồi. Kiểu mô hình xác suất: Kiểu mô hình này là một kiểu mô hình mới sử dụng tất cả các kiểu mô hình trên, nhưng thay vì tính toán với các thông số cụ thể, tất cả các dữ liệu và trạng thái của robot đều ở dưới dạng xác suất và thống kê. Kiểu mô hình này cho phép robot giảm thiểu các tính toán, tăng khả năng hoạt động trong các môi trường thiếu thông tin, với các cảm biến có sai số lớn, và khả năng điều khiển bền vững. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH ROBOT ĐIỀU KHIỂN TỪ XA Lựa chọn được mô hình phù hợp nhất sẽ giúp cho việc giải quyết vấn đề dễ dàng hơn. Vì vậy, việc biết các kiểu mô hình của công nghệ robot là một chìa khoá để có thể thành công trong việc thiết kế cho mỗi ứng dụng. Mô hình điều khiển robot từ xa bằng máy tính thông qua sóng điện từ được xây dựng theo kiểu mô hình tổng hợp (Hình 3). Điều khiển robot từ xa cần có tín hiệu trạng thái phản hồi từ robot để biết được trạng thái của robot tại từng thời điểm, giúp cho việc điều khiển dễ dàng và chính xác. Robot được điều khiển từ xa bằng máy tính, việc lập kế hoạch, lưu trữ thông tin do máy tính thực hiện rồi gửi yêu cầu cần thực hiện cho robot. Robot trong hệ thống tiếp nhận
File đính kèm:
- mo_hinh_robot_dieu_khien_tu_xa_bang_may_tinh_thong_qua_song.pdf