Mĩ học hiện sinh và sự lên ngôi của nhân vị

Bằng cái nhìn về bản chất “di trú” của loài người nguyên thủy, triết thuyết hiện sinh quan niệm

con người là kẻ “di dân” đi vào chốn xa lạ để tìm kiếm những giá trị trong không gian sống. Điều mà chủ

nghĩa sinh tồn quan tâm là xác định cho được một chủ thể sinh tồn - chủ thể thực hiện hành vi tính

người. Đây là sự cộng hưởng của những giá trị nhân vị để làm nên sức ám ảnh của mĩ học hiện sinh

trong hành trình lên ngôi của nhân vị. Nghĩa là từ góc nhìn của mĩ học hiện sinh, con người chìm trong

vòng xoáy thực tại. Mĩ học hiện sinh quan tâm nhiều đến vấn đề vai trò tham dự của con người vào ý

nghĩa vong tồn của từng hữu thể, sự nổi loạn trong nghệ thuật. Tất cả tạo thành chức năng của nghệ

thuật là lừa dối và tự lừa dối; kết thúc bằng mục đích nhân đạo cao cả của nghệ thuật. Đây cũng là giá

trị nhân bản của nghệ thuật chân chính

Mĩ học hiện sinh và sự lên ngôi của nhân vị trang 1

Trang 1

Mĩ học hiện sinh và sự lên ngôi của nhân vị trang 2

Trang 2

Mĩ học hiện sinh và sự lên ngôi của nhân vị trang 3

Trang 3

Mĩ học hiện sinh và sự lên ngôi của nhân vị trang 4

Trang 4

Mĩ học hiện sinh và sự lên ngôi của nhân vị trang 5

Trang 5

Mĩ học hiện sinh và sự lên ngôi của nhân vị trang 6

Trang 6

Mĩ học hiện sinh và sự lên ngôi của nhân vị trang 7

Trang 7

Mĩ học hiện sinh và sự lên ngôi của nhân vị trang 8

Trang 8

Mĩ học hiện sinh và sự lên ngôi của nhân vị trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 8960
Bạn đang xem tài liệu "Mĩ học hiện sinh và sự lên ngôi của nhân vị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mĩ học hiện sinh và sự lên ngôi của nhân vị

Mĩ học hiện sinh và sự lên ngôi của nhân vị
UED Journal of Sciences, Humanities & Education – ISSN 1859 - 4603 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC 
 Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 5, số 4A(2015), 123-131 | 123 
* Liên hệ tác giả 
Nguyễn Thanh trường 
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng 
Email: thanhtruong2806@yahoo.com 
Nhận bài: 
 26 – 05 – 2015 
Chấp nhận đăng: 
 01 – 11 – 2015 
MĨ HỌC HIỆN SINH VÀ SỰ LÊN NGÔI CỦA NHÂN VỊ 
Nguyễn Thanh Trường 
Tóm tắt: Bằng cái nhìn về bản chất “di trú” của loài người nguyên thủy, triết thuyết hiện sinh quan niệm 
con người là kẻ “di dân” đi vào chốn xa lạ để tìm kiếm những giá trị trong không gian sống. Điều mà chủ 
nghĩa sinh tồn quan tâm là xác định cho được một chủ thể sinh tồn - chủ thể thực hiện hành vi tính 
người. Đây là sự cộng hưởng của những giá trị nhân vị để làm nên sức ám ảnh của mĩ học hiện sinh 
trong hành trình lên ngôi của nhân vị. Nghĩa là từ góc nhìn của mĩ học hiện sinh, con người chìm trong 
vòng xoáy thực tại. Mĩ học hiện sinh quan tâm nhiều đến vấn đề vai trò tham dự của con người vào ý 
nghĩa vong tồn của từng hữu thể, sự nổi loạn trong nghệ thuật. Tất cả tạo thành chức năng của nghệ 
thuật là lừa dối và tự lừa dối; kết thúc bằng mục đích nhân đạo cao cả của nghệ thuật. Đây cũng là giá 
trị nhân bản của nghệ thuật chân chính. 
Từ khóa: mĩ học hiện sinh; nhân vị; nghệ thuật; chủ nghĩa hiện sinh; chủ thể. 
1. Đặt vấn đề 
“Con người giải quyết số phận của mình trong tình 
trạng hoàn toàn cô độc” (Sartre). Tuyên ngôn phận 
người đầy kiêu hãnh được hiểu như đường dẫn tới 
khung giá trị về con người của chủ nghĩa hiện sinh - 
khơi nguồn cho những ý nghĩa của mĩ học về bản thể 
sinh tồn. Với các triết gia hiện sinh hay các nghệ sĩ hiện 
sinh, nghệ thuật là không gian để triết thuyết của họ 
được thực chứng. Đối với người hiện sinh, hình tượng 
nghệ thuật là phát ngôn của triết lí hiện sinh. Mỗi trường 
phái là một quan niệm mĩ học khác nhau. Song lớn hơn 
một cuộc gặp gỡ, tất cả đều hướng về năng lực phục 
dựng thế giới nhân vị. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Con người, từ yếu tính tự nhiên đến nhân vị 
Con người tự nhiên và những khám phá đầu tiên 
được khởi đi từ trong tư tưởng triết học Hy Lạp cổ đại, 
với quan niệm chủ quan diễn giải thế đứng con người 
giữa vũ trụ quan, mà theo lí thuyết thông diễn đã đưa 
đến mối hòa giải giữa nhân sinh quan và vũ trụ luận. 
Hơn nữa, trong mối quan tâm sâu sắc giữa thực thể tồn 
tại của loài người từ thuở hồng hoang như một dấu hỏi 
dài chưa tìm ra được lối thoát thì các nhà tự nhiên chủ 
nghĩa đã hướng tới nhận diện, định giá nhân tính - tính 
cách người tiềm tại như những hạt phân tử được tác hợp 
từ các mẩu ghép bản thể nguyên sơ, một sự khai sinh tự 
nhiên, trần trụi của thế giới người nguyên thủy. 
Đối với triết học cổ đại Hy Lạp, chủ nghĩa tự nhiên 
lí giải con người là sự hợp thành của những sự vật khác 
nhau xoay quanh phạm trù thân xác và linh hồn. Linh 
hồn là một loại bản thể, tham dự vào lí tính, phù hợp với 
việc cai quản thân xác. Theo Augustine, linh hồn và thể 
xác khác nhau về mặt siêu hình học. Tính nguyên hợp 
trong mỗi cá thể người cần tới phương thức đa hợp giữa 
linh hồn và thân xác, và ở đó, linh hồn cao hơn thân xác. 
Điều này thể hiện ở sự phân loại các sự vật theo thứ bậc 
chức năng, đó là nhóm những sự vật tồn tại là nó, sự vật 
tồn tại để sống và những sự vật sống một cách lí tính. 
Đây là lí do N.Blasquez thừa nhận thuyết nhị nguyên 
của Augustine về các bản thể thân xác và linh hồn 
không ngăn cản ông coi sự thống nhất giữa thân xác và 
 Nguyễn Thanh Trường 
124 
linh hồn như là tự thân bản thể. Còn với Aristote, con 
người là con vật khả tử có lí tính (animal rationale 
mortale). Theo lí thuyết về hiện tượng con người, 
Chardin lại cho sự xuất hiện đầu tiên của con người 
đồng hành với ngưỡng cá thể của sự phản tư. Đó là hình 
thái tồn tại bản nguyên của loài người như một cá thể 
sinh tồn. 
Tiến trình tự nhiên của con người đặt con người 
vào hai giá trị nghĩa, thứ nhất con người là sinh linh đẹp 
nhất, thứ hai con người còn là sinh linh tự giác nhất. Với 
ý nghĩa tư cách thứ hai, con người tự thân trở thành tác 
nhân của quá trình tạo ra thế giới, cảm nhận thế giới. Và 
con người tự nhiên với hai tư cách tồn tại đã trở thành 
nền tảng mà các nhà mĩ học hiện sinh quan tâm. Như 
vậy, cuối cùng con người được trả về bản nguyên của 
giá trị đích thực. Con người tạo dựng được chỗ đứng 
cho nó với tư cách làm chủ hoạt động thẩm mĩ, tất nhiên 
trong đó có sáng tạo nghệ thuật. 
Đến quan điểm của triết học hiện sinh, Marcel xác 
nhận thân xác vừa là sở hữu vừa là hiện hữu trong ta. 
Tuy nhiên, điều quan trọng là Marcel đưa ra nhận định 
sâu sắc về tính năng, vai trò chủ thể sinh hoạt của thân 
xác. Bằng cách tạo ra thế lưỡng phân giữa cái nhìn cá 
thể và môi trường sống, kể cả môi trường hẹp - tha nhân 
và với cái nhìn về bản chất “di trú” của loài người 
nguyên thủy, triết thuyết hiện sinh cho rằng con người 
là những kẻ “di dân” đi vào chốn xa lạ để tìm kiếm 
những giá trị trong thế giới sống1. Theo đó, Marcel đã 
lập thuyết cho thân xác có những yếu tính tương tác với 
linh hồn và là phương diện thể chất của linh hồn. 
1Marcel nhấn mạnh tính chủ thể của thân xác: “Chính xác 
ta nhìn sự vật, chính tai ta nghe âm thanh, chính xác ta tri giác 
thấy vũ trụ muôn màu và thiên hình vạn trạng. Không có xác 
chủ thể, chúng ta chỉ có thể suy tưởng về những màu sắc, suy 
nghĩ về những âm thanh và suy nghĩ về những hình thể thôi; 
không thân xác chủ thể, ta không bao giờ có những tri giác mà 
chỉ có những ý tưởng thôi. [5, tr.272] 
Trên quan điểm hiện tượng luận, Husserl đã thể 
hiện một cách nhận thức khác của mình về con người, 
đặt con người trong mối quan hệ giữa chủ thể và đối 
tượng. Để sắp xếp, tổ chức đời sống giữa phi ngã và tha 
nhân, mà theo Heidegger, đó là thế giới đã được thuộc 
địa hóa. Thế giới đó chính là đời. Đi vào thế giới là đi 
vào đời. Sống ở đời nghĩa là cách t ... hể hiện sinh tự cấp cho mình cái quyền 
năng kiểm chứng - là mang cái “vị thân” vào cuộc sống 
như hành vi đẩy chủ thể vào giữa tha nhân. Những biến 
động này đã gợi hứng cho va chạm của chủ thể sáng tạo 
trong những cuộc dấn thân. Khởi từ trạng thức lưỡng lự 
giữa khách quan tính và chủ quan tính. Trạng huống này 
không ngoài cái khát khao của chủ thế tính muốn vượt 
thoát mình. Hay đó còn là ham muốn tột cùng trong tạo 
dựng nhân cách, xác định tinh thần nhân vị với phương 
châm - tự giải phóng khỏi sự trói buộc của cái cực đoan, 
phải tuyệt đối hóa trong giao diện khách quan hóa và 
chủ quan hóa. Vì vậy để trả con người về vị trí đích thực 
trong chân không vũ trụ, triết học hiện sinh đã đánh bật 
con người đến tận “gốc rễ”. Cuộc đại phẫu không né 
tránh, tất yếu tạo nên những luồng phản kháng tức thì, 
nguyên do quá trình cảm nhận tự do được đẩy cao đến 
thái quá (những giấc mơ quá trớn, những đề cao vượt 
giới hạn năng lực người). Song, hiệu ứng của sự phản 
đề không hoàn toàn triệt tiêu phẩm chất nhân vị, những 
thích ứng tự thân thuộc cơ chế xung năng trong năng lực 
người đã nhanh chóng tạo sinh lực đẩy mang tính xác 
quyết cho hành trình nhân vị lên ngôi. 
Các nhà hiện sinh quan tâm đến dự phần của con 
người trong nhiều vai. Thế giới bao quanh con người 
theo quan niệm này là cõi hỗn mang dày đặc, cõi hỗn 
mang vĩnh viễn. Và họ quan tâm đến quyền tự do nội 
tâm của cá thể người, tự do tuyệt đỉnh trong sáng tạo. 
Kể cả tự do trong tuyệt vọng cũng bắt gặp phạm trù 
tham dự của con người, để đích thực tự do. Còn theo 
Jaspers, sinh ra là người đã là tự do tuy nhiên đó không 
phải là tự do con người tự ban cho mình mà là tự do 
Thượng đế ban cho. Với nhà triết học hiện sinh này, con 
người không có tự do tuyệt đối mà chỉ có tự do hữu hạn. 
Có thể thấy bằng ý thức tham dự, các nhà hiện sinh cho 
rằng với họ, nghệ thuật là ngôn ngữ liên hệ. Liên hệ 
giữa hành vi tham dự và hệ quả tham dự. 
2.4. “Sự nổi loạn trong nghệ thuật” 
Siêu hình đứng bên trên tất cả các thực hành, như 
Lão tử đã nói: Đạo bảo rằng, đẹp thì đẹp thật, nhưng 
không thể ứng dụng; chính cái vĩ đại trong đạo là không 
thể ứng dụng, bởi sự ứng dụng sẽ dẫn tới sự chia cắt 
từng mảnh. Quan niệm này như tiền đề cho sự lí giải 
một cách siêu hình rằng theo thời gian, những sáng tạo 
của con người sẽ mất mát, sẽ thanh lọc và cần bổ sung. 
Với tư duy này, chỉ thời gian siêu hình còn đọng lại trên 
tất cả, trên con người, vĩnh viễn; cùng với thế giới, tinh 
thần và ý nghĩa của thế giới là “logos”, cũng là hướng 
đến sự tuyệt đối. 
Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa tự nhiên, cái 
đẹp hiện thân của tính mỏng manh của mọi sự biểu hiện 
cá thể, là quy luật định mệnh. Tuy nhiên cái đẹp không 
tách rời khỏi ý nghĩa khách quan. Nó vừa mang tính 
chất khải huyền vừa hiện thân của tinh thần. Cái đẹp 
chân chính đòi hỏi tính tự do lớn hơn so với yếu tính 
người; là biểu hiện của sự dung hợp các yếu tố của đời 
sống xã hội cao hơn tính nguyên hợp cổ xưa trong văn 
hóa nguyên thủy6. Trong số các học giả hiện sinh, Camus 
6Xem quan niệm về ý nghĩa nghệ thuật của Soloviev 
trong Soloviev (2011), Siêu lí tình yêu, Nxb Tri thức, H. 
quan tâm hơn cả đến phạm trù cái đẹp. Trong quan niệm 
siêu hình học, Camus cho rằng cái khổ hạnh dường như 
tiêu biểu cho mĩ học của các trường phái Nga tạo thành 
cái nghịch dị của quan niệm hiện thực. Trên cơ sở đó, 
nghệ thuật chính là băng chuyền trải hiện cho quan điểm 
của chủ nghĩa hiện sinh phi lí của Camus hướng tới cái 
đẹp, dù đó là cái đẹp của sự nổi loạn đến “sứt mẻ’. Như 
một sự triệt tiêu thái độ bất cần ngay trong bản lề mỗi 
hữu thể người, thuyết nghệ thuật phi lí - sự nổi loạn 
trong nghệ thuật đã nâng triết thuyết của Camus lên 
 ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 5, số 4A(2015), 123-131 
 129 
thành tấm thảm của những phản đề mới. Phản kháng để 
mổ xẻ cái đẹp hay phản ngộ để tái tạo cái mới. Xuất 
phát từ quan điểm phê phán, Camus đã đưa ra quan 
niệm riêng của mình về thế giới bí ẩn của nghệ thuật. 
Đối thoại với Niethze, Camus hi vọng vào sức mạnh của 
cái đẹp có khả năng làm một cuộc vượt thoát tính cách 
siêu việt, phá vỡ sự im lặng để được trình bày ra1, mà 
theo các triết gia hiện sinh, đó là sự phản kháng, thách 
thức cái hiện tồn trong “hố thẳm”. 
Với một số quan niệm của mĩ học hiện sinh, thì cái 
đẹp chính là nền tảng đưa triết thuyết của chủ nghĩa 
hình thức Nga đi vào con đường diệt vong. Và khước từ 
chủ nghĩa hư vô, khước từ quan điểm nghệ thuật vị nghệ 
thuật. Đó là bản chất của con người nổi loạn, là định 
hình cho hành vi phản kháng, dù đó là phản kháng cầm 
tù hay phản kháng để hướng về một thực thể bất toàn. 
Chính Camus đã đặt ra những giả thuyết đối thoại với 
Mĩ học Macxit trong việc tạo ra những nấc thang giá trị 
mà theo ông, đó chỉ là những nấc thang cứu vớt tạm bợ 
một quan niệm nghệ thuật đen tối của một kiếp nghệ 
thuật trung cổ đã sớm lụi tàn. Quan niệm cực đoan này 
của Camus lại khơi nguồn cho một cách tân tư tưởng mĩ 
học, mà sau này một số triết gia hiện sinh gọi là sự hòa 
giải bản thể của loài người để quyết giữ lấy những giá 
trị ý nghĩa của sự sinh tồn, đúng như quyền năng của tạo 
hóa là khai sinh ra loài người, thậm chí là hôn phối giữa 
loài người và tự nhiên dựa trên thuyết nhân vị mà chúng 
ta vẫn quen gọi là nhân học văn hóa. Sự hạn định trong 
mỗi chủ thể luôn tồn tại một môi trường tự nhiên ở 
trong nó. Sự thích nghi hay chối bỏ trong cuộc đấu tranh 
7“Trình bày ra”, được hiểu theo nghĩa rộng là giải phóng 
- là phương tiện phóng thích cái vô hạn định cho năng lực tinh 
thần chủ thể. 
 tồn tại với khách thể8. Hay nói cách khác quy chiếu 
trong hệ sinh thái - nhân văn9, chủ thể cũng là một đơn 
vị sống trong các khách thể (hệ sinh thái). Như vậy, 
quan niệm của con người hiện sinh về ý nghĩa của nhân 
vị - ý nghĩa tồn vong của ý thức người hiện hữu trong 
mối quan hệ với thiên nhiên, với môi trường qua “kinh 
nghiệm của kẻ khác” mà Sartre gọi là lăng kính mổ xẻ 
của tha nhân. 
Với thái độ xác tín về cái đẹp trong tinh thần nhân 
vị, một số triết gia hiện sinh đi theo lối phản kháng đã 
“phản tư” các triết thuyết về nghệ thuật và vai trò của nó 
với thế giới loài người. Theo đó, không có nghệ thuật 
nào có thể tồn tại bên ngoài. Camus cần đến Hegel để 
thực hiện ý đồ đoạn tuyệt với quan điểm mĩ học của 
Marx, tuy nhiên đó là sự tương tác để chắt lọc phẩm 
chất trong nhân vị. Xét trên góc độ “liên chủ thể”, quan 
niệm cái đẹp của triết học hiện sinh là một gạch nối 
không đứt đoạn đối với những quan niệm về cái đẹp của 
các trường phái mĩ học khác, kể cả quan niệm cái đẹp 
theo Hegel, Marx và một số nhà mĩ học bận tâm đến 
bản thể của cái đẹp như một hành vi sống. Song ở góc 
nhìn hiện sinh, một số thời điểm người hiện sinh cuốn 
vào giới hạn những lựa chọn nghiệt ngã khi trực diện 
với các phạm trù đối lập. Để người hiện sinh lựa chọn ý 
thức về cái đẹp như một cứu cánh của tinh thần tự do; tự 
do trong cô độc. Đối với mĩ học hiện sinh, không có cái 
gọi là trác tuyệt mà cái trác tuyệt có tồn tại cũng chỉ là 
nguyên nhân của những hình thái thẩm mĩ vị “nhân 
sinh”. Tức là đặt ra những triển hạn của cái đẹp. Cho 
một thực thể tự do “thông diễn”. 
Hiểu như Sartre, cái đẹp trong nghệ thuật còn như là 
hình thái biến thể của sự “tự lừa dối”. Và theo Sartre, mĩ 
học hiện sinh chính là cái nhìn đông cứng về quan hệ 
giữa đối tượng khách quan với thế giới hư vô trong 
nghệ thuật. Khởi đi từ tiền đề về cuộc sống của các nhà 
hiện sinh, là con đường định hướng cho những sáng tạo 
8Hiểu theo quan niệm về khách thể của Jacques theys: 
khách thể không chỉ là những yếu tố riêng biệt, những cá thể 
sống mà là các tổng thể “các khách thể” tự nhiên ở tất cả các 
cấp độ [3, tr.27]. 
9Hệ sinh thái được hiểu là “một hệ thống mở () các 
sinh thể (các cơ thể tự dưỡng, các cơ thể dị dưỡng hay tiêu 
thụ, các cơ thể họa sinh), những vật chất không sống; những 
chất có nguồn gốc sống và cần cho sự sống” [1, tr.7]. 
chân chính10. Và đặt ra vấn đề “chủ nghĩa hiện sinh là 
chủ nghĩa nhân bản”. Ngay cả Kant cũng quan niệm cho 
lập thuyết này trong cái gọi là đồng chất: cái phi hiện 
thực vượt lên hiện thực mới là cơ sở tạo thành khoái 
cảm thẩm mĩ. Vậy tất yếu, cái ý đồ nghệ thuật và đối 
tượng được miêu tả đều hòa vào nhau thành một thứ 
thực tại mới còn sinh động hơn cái hiện thực nguyên 
bản. Bản chất hiện hữu chỉ là cái bóng của sự hiện tồn. 
Vì vậy cái đẹp trong quan niệm hiện sinh là thông diễn 
vào chiều sâu để tìm kiếm bản thể; là “lột xác” để vượt 
 Nguyễn Thanh Trường 
130 
thoát. Jaspers cho rằng nghệ thuật phục vụ tôn giáo, 
trung thành với tôn giáo. Nghệ thuật là “hành động sáng 
tạo cuối cùng ở ranh giới của cái lí trí”. Cái bên trong 
của người nghệ sĩ xô đẩy anh ta đến với cái tự do vô hạn 
của nghệ thuật. Đó là cái không ranh giới để thẩm định 
hành vi sáng tạo của người nghệ sĩ ngang bằng với trò 
chơi “hiện sinh”. Huyền thoại nghệ thuật trong quan 
niệm nghệ thuật. Một số triết gia hiện sinh tôn sùng 
Gide đã phán xét về giá trị “tội lỗi” của nghệ thuật và 
“kẻ mang tội” của người sinh thành nghệ thuật. Theo 
đó, nghệ thuật “là một tội lỗi mà người ta không thể nào 
không phạm”. Bởi vì chức năng của nghệ thuật là lừa 
dối và tự lừa dối; kết thúc bằng sự quy định mục đích 
nhân đạo cao cả của nghệ thuật. 
Heidegger quan niệm về nghệ thuật như là hình thái 
của động cơ “tín hiệu sáng tạo”. Nhà triết học này đã 
loại trừ quan điểm mĩ học của các nhà triết học kinh 
điển thế kỉ 18 - 19, khi cho rằng ý nghĩa, mục đích cuối 
cùng của nghệ thuật là tự do. Heidegger đã cấp cho nó ý 
nghĩa tự do - phục dựng giá trị tuyệt đối trong mỗi bản 
mệnh. Theo đó, sứ mạng của nghệ thuật là xâm nhập 
vào cái trống rỗng và cái phi nghĩa lí của cuộc sống để 
đạt đến sự khai phát tự nhiên của bản thân tồn tại11. Như 
vậy, quan niệm về người nghệ sĩ của các nhà hiện sinh 
là cuộc chơi chiếm lĩnh thế giới của một người sống mê, 
cơn mê của sáng tạo. 
10“Có một lực tàn phá chặt chẽ liên kết với cuộc sống của ta 
đôi khi ta không thể phân biệt nó ra nổi, nó lôi kéo chúng ta luôn 
để làm sao ta đánh mất cuộc sống đích thực - có một lực khác lại 
thôi thúc chúng ta phải làm hòa với chính ta” [7, tr.95-96]. 
11Với các nhà hiện sinh chủ nghĩa theo thuyết cải hóa cá 
nhân, trong đó có Kierkégaard, với quan điểm của một nghệ sĩ 
bị sự giải trí mê hoặc đã cho rằng sự giải trí của người nghệ sĩ 
là sự say sưa tìm kiếm những cái “hay hay” ở đời; là giai đoạn 
thẩm mĩ, là giai đoạn đầu tiên trong cuộc sống có tính chất 
biện chứng của một hiện sinh thể” [7]. 
3. Kết luận 
Mĩ học hiện sinh có sứ mệnh đưa ra một cái nhìn 
khác về bản chất người. Con người hành trình đi kiếm 
tìm nhân vị và khám phá năng lực ý thức nhân vị, cũng 
là hướng tới khẳng định giá trị nhân vị. Theo đó, mĩ học 
hiện sinh đã đóng dấu cho bản mệnh cấu trúc tinh thần 
vị nhân là sống trong ý thức, trong đối diện với nghiệt 
ngã, với “hố thẳm” và “hư vô”. Trong cái thế giới huyền 
nhiệm đó, con người có thể thành thánh và cũng có thể 
thành quỷ; có thể thắng dục vọng và cũng có thể là nô lệ 
của dục vọng. Sự cộng hưởng mang tính đa ngã trong 
tinh thần nhân vị đã minh nhiên cho hành vi ý thức của 
chủ thể tính. Trở về, cái bất biến thuộc bản chất đã tạo 
sinh dự phóng và cả những thách thức trong tư thế 
người nghệ sĩ hiện sinh - khi xem nghệ thuật là cứu 
cánh. Với quan niệm hành vi sáng tạo nghệ thuật như 
những thăng hoa tuyệt đỉnh trong cấu trúc của “trò chơi” 
hiện sinh, mĩ học hiện sinh đã đặt ra cho mình vinh dự 
đi vào tìm kiếm bản mệnh giữa nghệ thuật - đời sống - 
con người. Thực chất là một cuộc săn đuổi cái đẹp ngay 
trong những giá trị nhân vị. Trong đó có cả những cái 
phi lí, nổi loạn. Để làm thức dậy một khát vọng dấn thân 
cho một hình hài nghệ thuật hiện hữu, sinh tồn. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Trần Lê Bảo (chủ biên) (2001), Văn hóa sinh thái 
nhân văn, Nxb Văn hóa thông tin, H. 
[2] Teilhard de Chardin (2014), Hiện tượng con 
người, Nxb Tri thức, H. 
[3] Oliver Coutard, Jean - Pierre LéVy (2012), Sinh 
thái học đô thị, Nxb Thế giới, H. 
[4] Denis Diderot (2013), Từ mỹ học đến các loại 
hình nghệ thuật, Nxb Tri thức, H. 
[5] Trần Thái Đỉnh (2008), Triết học hiện sinh, Nxb 
Văn học, H. 
[6] Huisman (2004), Mĩ học, Nxb Văn hóa thông tin, H. 
[7] E. Mounier (1970), Những chủ đề triết hiện sinh, 
Nhị Nùng xuất bản. 
[8] Krishnamurti (2007), Đường vào hiện sinh, Nxb 
Lao động, H. 
[9] Krishnamurti (2005), Krishnamurti cuộc đời và tư 
tưởng, Nxb Văn học, H. 
[10] Vladimir Soloviev (2011), Siêu lý tình yêu, Nxb 
Tri thức, H. 
[11] Lộc Phương Thủy (chủ biên) (2007), Lí luận - 
phê bình văn học thế giới thể kỉ XX (tập 1), Nxb 
Giáo dục, H. 
[12] Lê Thành Trị (1974), Hiện tượng luận về hiện 
sinh, Trung tâm học liệu xuất bản. 
EXISTENTIAL AESTHETICS AND THE RISE OF PERSONALISM 
Abstract: In view of the "migration" nature of the primitive man, existentialism regards humans as "immigrants" into a strange 
place to find values in a living space. The focus of existentialism is to determine an existential subject - the performer of human acts. 
 ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 5, số 4A(2015), 123-131 
 131 
This is the resonance of personalist values to build up the haunting charm of existential aesthetics in the rise of personalism. This 
means that from the perspective of existential aesthetics, people are engulfed in a reality whirlpool. Existential aesthetics is much 
concerned with the role of humans as participants in the survival and death significance of each entity and in art rebellion. All these 
form art functions which are deception and self - deception, resulting in the noble humanitarian purpose of art. This is also the 
humanistic values of true art. 
 Key words: existential aesthetics; personalism; art; existentialism; subject. 

File đính kèm:

  • pdftap_chi_khoa_hoc_xa_hoi_nhan_van_va_giao_duc.pdf