Góc nhìn của xã hội hiện nay về điểm số đầu vào đại học

Việc thi đỗ hay không đỗ vào Đại học là việc hết sức bình thường như bao nhiêu điều khác trong

cuộc sống. Ta thấy vấn đề học hay không học đại học không đến mức nghiêm trọng như vậy. Có lẽ

vì quan điểm ‚Đại học không phải là con đường duy nhất tiến đến thành công‛ nên xã hội hiện nay

phần lớn đã xem nhẹ những số điểm đầu vào hay là việc tiếp tục theo học đại học. Ngoài đại học

vẫn còn nhiều con đường khác, tuy nhiên chương trình đào tạo đại học vẫn có những cái ưu điểm

của nó. Trang bị cho chúng ta về thế giới quan, phương pháp luận khoa học, giúp chúng ta vững

bước trên đường đời, và tạo điều kiện cho chúng ta hòa nhập tiến xa hơn.

Góc nhìn của xã hội hiện nay về điểm số đầu vào đại học trang 1

Trang 1

Góc nhìn của xã hội hiện nay về điểm số đầu vào đại học trang 2

Trang 2

Góc nhìn của xã hội hiện nay về điểm số đầu vào đại học trang 3

Trang 3

Góc nhìn của xã hội hiện nay về điểm số đầu vào đại học trang 4

Trang 4

Góc nhìn của xã hội hiện nay về điểm số đầu vào đại học trang 5

Trang 5

Góc nhìn của xã hội hiện nay về điểm số đầu vào đại học trang 6

Trang 6

Góc nhìn của xã hội hiện nay về điểm số đầu vào đại học trang 7

Trang 7

Góc nhìn của xã hội hiện nay về điểm số đầu vào đại học trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 10600
Bạn đang xem tài liệu "Góc nhìn của xã hội hiện nay về điểm số đầu vào đại học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Góc nhìn của xã hội hiện nay về điểm số đầu vào đại học

Góc nhìn của xã hội hiện nay về điểm số đầu vào đại học
2251 
GÓC NHÌN CỦA XÃ HỘI HIỆN NAY VỀ ĐIỂM SỐ ĐẦU VÀO 
ĐẠI HỌC 
Võ Thị Huệ Lan, Đỗ Thị Cẩm Ly, Nguyễn Thị Thu Hà 
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: ThS. Mạnh Ngọc Hùng 
TÓM TẮT 
Việc thi đỗ hay không đỗ vào Đại học là việc hết sức bình thường như bao nhiêu điều khác trong 
cuộc sống. Ta thấy vấn đề học hay không học đại học không đến mức nghiêm trọng như vậy. Có lẽ 
vì quan điểm ‚Đại học không phải là con đường duy nhất tiến đến thành công‛ nên xã hội hiện nay 
phần lớn đã xem nhẹ những số điểm đầu vào hay là việc tiếp tục theo học đại học. Ngoài đại học 
vẫn còn nhiều con đường khác, tuy nhiên chương trình đào tạo đại học vẫn có những cái ưu điểm 
của nó. Trang bị cho chúng ta về thế giới quan, phương pháp luận khoa học, giúp chúng ta vững 
bước trên đường đời, và tạo điều kiện cho chúng ta hòa nhập tiến xa hơn. 
Từ khóa: Bình thường, trang bị, ưu điểm, vững bước, xem nhẹ. 
1 NHỮNG SUY NGHĨ ĐỐI LẬP VỀ ĐIỂM SỐ ĐẦU VÀO ĐẠI HỌC 
1.1 Điểm số đại h c không là gì cả 
Trang Phạm là một hotgirl trẻ, cô sinh năm 2002 và được biết tới với biệt danh Xoài Non. Thời gian 
qua Trang Phạm nổi đ nh nổi đám khi đính hôn cùng Xemesis, ‚streamer giàu nhất Việt Nam‛. 
Đáng chú ý, Trang Phạm mới đây đã đăng tải trên kênh Youtube cá nhân đoạn video với tiêu đề 
‚Tại sao Xoài Non quyết định nghỉ học?‛. Theo Trang Phạm chia sẻ, thời còn đi học cô chưa bao giờ 
nghỉ học, cúp học, kể cả đi học thêm... Nhưng vì lý do ‚học tài thi phận‛, mặc dù Trang đã cố gắng 
rất nhiều nhưng kết quả vẫn không tốt khiến bản thân cô dần dần chán nản. Từ đó, cô quyết định 
nghỉ ngang ở lớp 10. Trang Phạm cho biết quyết định của mình khi ấy đã khiến bố mẹ khá phiền 
lòng. Thế nhưng, cô vẫn giữ nguyên quyết định dừng việc học và hứa sẽ trở nên tự lập, thành công. 
Hơn nữa, Trang Phạm còn khẳng định hiện tại mình đã thành công khi có thể kiếm được rất nhiều 
tiền khiến bố mẹ yên lòng. Đến cuối clip, Trang Phạm khẳng định: ‚Học ngu mà kiếm nhiều tiền 
còn hơn học giỏi mà không kiếm được tiền. Xã hội bây giờ chỉ cần tiền thôi các bạn hiểu hông?‛ 
Mới đây nhất, Trần Thanh Tâm (một hiện tượng mạng, sinh năm 2000) cũng có nói trên livestream 
khi trả lời một câu hỏi của fan: ‚Điểm chưa tới 15 hả em? Ừ cứ cho là vậy đi. Ừ, chị học ngu lắm 
nhưng mà chị kiếm ra tiền còn hơn những người được 25, 30 điểm mà không kiếm được đồng 
nào‛. Câu nói này đã gây ra rất nhiều tranh cãi khiến hotgirl này nhận về hàng tá chỉ trích. Sau phát 
ngôn đó, Trần Thanh Tâm đã phải đăng đàn xin lỗi. 
2252 
Linh Ka (hiện tượng mạng, sinh năm 2002) cũng từng đã khẳng định: ‚Điểm đâu quan trọng, bây 
giờ có thể mua được điểm cấp 3 và đại học mà ‚. Sau đó bị cư dân mạng phản bát, Linh Ka đã 
phải lập tức đăng bài xin lỗi gửi tới Bộ giáo dục và mọi người. 
Hình 1: Phát ngôn của Trang Phạm và Thanh Tâm (2 hiện tượng mạng) về điểm số đầu vào đại học 
Nguồn: Zingnews, 2020 
Như ba ví dụ trên cho thấy rằng, những điểm số thi vào đại học không là gì cả, không học đại học 
vẫn có thể tiến xa hơn, và kiếm được nhiều tiền hơn. 
Thực tế là sở hữu bằng đại học cũng không là gì cả, mỗi năm vẫn có hàng trăm ngàn cử nhân ra 
trường rồi "ôm bằng thất nghiệp". 
1.2 Điểm số đại h c quyết định một phần tương lai 
 Trước những ngày thi Trung học phổ thông đầy cam go, thầy Hồ Đức Thuận (một giáo viên dạy 
Toán) cũng đã chia sẻ: ‚Khổ trước sướng sau, vì một tương lai mà chúng ta phải học để cuộc sống 
sau này tốt đẹp, an nhàn hơn‛. Có ba thứ không ai lấy đi của bạn được, đó là cơm trong bụng, kiến 
thức trong đầu và ước mơ trong tim. Tìm thấy sự hứng thú và vui vẻ khi học tập, nâng cao kiến thức 
là thứ không phải muốn mua bằng tiền là mua được. 
Đại học không đơn thuần là nơi để "cày cuốc" với sách vở. Giá trị thật của tấm bằng đại học là ở sự 
thay đổi trong nhận thức, tư duy và thái độ của bạn trong suốt quãng thời gian ở trường, từ đó làm 
nền tảng cho bạn vào đời. Ngay cả những người nổi tiếng như Bill Gates, Steve Jobs hay Mark 
Zuckerberg ” ba tỷ phú đã bỏ ngang đại học để tập trung cho sự nghiệp của mình ” cũng phải 
thừa nhận rằng đại học thật sự có ích. 
Đại học còn là môi trường để rèn luyện kỹ năng và xây dựng quan hệ - những thứ rất cần để tồn tại 
được trong xã hội cạnh tranh khốc liệt, ngày càng đổi mới như hiện nay. 
2253 
2 NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI 
2.1 Chỉ có 41% h c sinh phổ thông vào đại h c, cao đẳng (2016-2017) 
Năm học 2016-2017, học sinh tốt nghiệp THPT vào đại học, cao đẳng khoảng 41%, vào cao đẳng 
nghề, trung cấp khoảng 23%, học nghề tại trung tâm đào tạo nghề khoảng 13%, đi làm khoảng 10%. 
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển đại học năm nay, tỷ lệ học sinh không đăng ký xét 
tuyển đại học là 26%. 
Thực tế cho thấy đã có sự chuyển biến về nhận thức của học sinh trong việc lựa chọn ngành nghề 
và hướng đi phù hợp với năng lực của mình. 
Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cũng nhìn nhận, Hệ thống thông tin thị trường lao động còn thiếu và chậm cập 
nhật, chưa đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp cho học sinh, nhất là đối với học sinh THCS 
trong bối cảnh tâm lý chạy theo bằng cấp còn nặng nề. 
2.2 Số thí sinh đăng ký dự thi THPT Quốc gia 2019 
 Theo số liệu thống kê từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi THPT quốc gia 2019 có 887.173 thí sinh 
đăng ký dự thi, giảm 4,1% so với năm 2018. Chỉ tiêu xét tuyển ĐH-CĐ là 489.637. Năm 2019 có hơn 
2,5 triệu nguyện vọng đăng ký xét tuyển ĐH-CĐ. Ngành sư phạm có 115.311 nguyện vọng đăng ký, 
trong đó số nguyện vọng 1 là 39.789 dù chỉ tiêu của ngành này là 46.285 thí sinh. Học sinh đã có 
sự thay đổi trong suy nghĩ. Nhiều bạn đã quan tâm, tìm hiểu đến việc học nghề. ‚Điều đó chứng tỏ 
đã có sự dịch chuyển, học sinh không còn có suy nghĩ phải bằng mọi giá vào đại học mà thay vào 
đó, tùy vào năng lực của mình, nhiều bạn lựa chọn việc xét tốt nghiệp, sau đó chọn cho mình 
hướng đi thích hợp‛. Học sinh cũng khá quan tâm đến việc học cao đẳng, vì có ba lý do: 
Thứ nhất, do nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp ở trình độ  ... rạng thừa thầy, thiếu thợ trong tất cả các ngành nghề đang là một thực tế phổ biến ở 
Việt Nam. 
Hình 3: Biểu đồ tỷ lệ thất nghiệp Việt Nam 1991-2019 (Số liệu kinh tế, 2019 ) 
Theo thống kê dữ liệu thất nghiệp của Việt Nam đến năm 2019, trong giai đoạn này tỷ lệ thất 
nghiệp tại Việt Nam đạt đỉnh điểm vào năm 1997 với tỷ lệ 2,87%, dân số trong độ tuổi lao động 
không có việc làm (theo số liệu kinh tế, 2019). Đó là một con số cao, đánh vào tâm lý, gây quan ngại 
về việc tiếp tục học đại học của học sinh. 
2255 
Mỗi năm có khoảng 2.000 sinh viên tốt nghiệp tại TP.HCM không kiếm được việc làm. Có khoảng 
60% cử nhân, kỹ sư các Trường Đại học chấp nhận những công việc trái ngành hoặc thấp hơn trình 
độ đào tạo, trong khi nhu cầu về lao động có tay nghề lại thiếu. Sau khi khảo sát tại các doanh 
nghiệp, số liệu của trung tâm chúng tôi cho thấy hằng năm thị trường cần nhiều nhất lao động ở 
trình độ trung cấp, khoảng 21,52%. Trong khi đó Cao đẳng cần 11,21%, Đại học cần 12,31% và trình 
độ trên đại học chỉ cần 0,5%. 
3.2 Nên h c đại h c 
Tuy điểm đầu vào chưa nói lên tất cả, nhưng quan trọng là quá trình phấn đấu trong học tập, chất 
lượng đầu ra. Và khả năng tiếp cận xã hội sau này của các sinh viên. 
Sau khi vào trường, các sinh viên còn có bốn năm học tập và rèn luyện. Khi đó sinh viên sẽ được 
rèn luyện, lĩnh hội và tích lũy nhiều kiến thức để đáp ứng cho công việc sau này. Mặt khác, môi 
trường làm việc sau này cũng là yếu tố quan trọng. Để sinh viên phát triển nghề nghiệp của mình. 
Ngay cả những người xuất thân từ nông dân sau này vào làm trong ngành Giáo dục và đầu vào 
của họ cũng không phải 30 điểm. Các nhà giáo với nhiều kinh nghiệm và đã đào tạo ra nhiều thế 
hệ học trò rất tốt chia sẻ quan niệm rằng, có thể vì nhiều lý do khác nhau mà các học sinh không 
đạt điểm cao. Nhưng nếu các em có ý chí phấn đấu, nỗ lực trong học tập, nghiên cứu và thực sự 
yêu nghề. Thì các em hoàn toàn có thể thành công trong tương lai. 
Không phải một cách cổ hủ khi nói về việc học ở Trường Đại học mà thực tế chúng ta sẽ gặt hái 
được một lượng lớn kiến thức khi đi học. Một số quan điểm cho rằng mấy kiến thức triết trủng hay 
toán cao cấp chẳng hữu ích gì cho cuộc sống, nhưng chúng ta đi học không chỉ lấy kiến thức mà 
còn để mở mang thế giới quan, rèn luyện cách tư duy logic hay học cách phản biện trước các thông 
tin thực tế trong đời sống. Và cách tốt nhất để gặp được các giáo sư, tiến sĩ với mức giá thấp nhất là 
trở thành sinh viên của họ, khi nói chuyện với các tiến sĩ, thạc sĩ, giảng viên, dù ít dù nhiều cũng 
sẽ giúp bạn phát triển hơn, có cách nhìn khác hơn về mặt suy nghĩ. Học nhiều mới biết nhiều, từ 
hiểu biết nhiều mới có cái cơ hội kiếm được công việc tố. Học thì lúc nào chẳng phải học, quan 
trọng là học ở đâu, không có hiểu biết thì dù có tiền cũng không giữ được. Tiền nó sẽ từ từ chảy vô 
túi những người có hiểu biết nhiều hơn. Học đại học chưa chắc thành công nhưng chắc chắn sẽ 
nâng cao trình độ dân trí. Bác Hồ từng viết: ‚Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân 
tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm Châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở 
công lao học tập của các cháu‛. Lời dạy của Bác là niềm tin của đất nước, là sứ mệnh lịch sử vẻ 
vang dân tộc giao phó cho tuổi trẻ chúng ta. Học tập tốt, học tập không ngừng, vượt qua mọi khó 
khăn gian khổ, vươn tới đỉnh cao của khoa học để xây dựng đất nước, sánh vai cùng các cường 
quốc năm Châu là vinh dự, là trách nhiệm to lớn của tuổi trẻ chúng ta. Các bạn trẻ vẫn hay tự hào 
mình nghỉ học vẫn có thể kiếm ra tiền nhiều hơn là những bạn đang theo học đại học. Tiền rất 
quan trọng nhưng nó không phải là tất cả, để đánh giá một con người không phải chỉ nhìn vào khối 
tài sản của họ có được mà còn phải nhìn nhận rất nhiều khía cạnh khác nữa. Cái quan trọng là 
nhân phẩm của một người, thông qua việc làm, hành động đối nhân xử thế nữa. Có thể bạn rất 
giàu có, tài giỏi, xinh đẹp Nhưng nhân cách bạn không tốt thì dù bạn giàu đến đâu hay tài giỏi 
2256 
đến thế nào chăng nữa thì cũng chỉ là một con robot. Và chúng ta còn phải xem người ta định 
nghĩa thành công như thế nào nữa, đối với một số người, thành công chưa chắc là giàu nhất. 
 Giáo sĩ A hỏi giáo sĩ B: 
– ‚Trí tuệ và tiền tài, thứ nào quan trọng hơn?‛ 
– ‚Dĩ nhiên trí tuệ quan trọng hơn tiền tài rồi‛. 
– ‚Đã thế, tại sao học giả, nhà triết học lại phải làm việc cho các đại gia giàu có? Mà các đại 
gia không làm việc cho học giả, nhà triết học chứ?‛. 
– ‚Đơn giản thôi, học giả và nhà triết học biết giá trị của đồng tiền, còn đại gia lại không biết 
tầm quan trọng của trí tuệ‛. 
(Theo Cách người Do Thái quản lý tiền và tài sản) 
Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ em từ các gia đ nh thành công hơn, thường có kế hoạch chọn giáo 
dục đại học ” những người giàu có hơn về tài chính, không nhận được hỗ trợ xã hội và những người 
có ít nhất một phụ huynh đã tốt nghiệp giáo dục đại học. Con cái của các gia đ nh ít thành công về 
mặt xã hội ít coi trọng giáo dục đại học. Do môi trường xung quanh hoặc thiếu cơ hội tài chính, trẻ 
em từ các gia đ nh dễ bị tổn thương xã hội khó chuẩn bị cho kỳ thi và giáo dục đại học hơn những 
người khác. Điều này có thể tác động đến sự phát triển của xã hội. Ở Litva cho rằng nên bắt đầu 
mọi thứ từ trường học, giáo sư G. Jakstas chỉ ra. Ngoài ra còn có sự khác biệt đáng kể theo giới tính 
” giáo dục đại học rất quan trọng với tới 67% nam, và các nữ chỉ 39%. 
Đại học giúp chúng ta có được môi trường học tập chuyên nghiệp với những thầy cô giảng viên đa 
phần từ bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ trở lên. Kiến thức chương trình đào tạo được chuyên sâu hơn, và đặc 
biệt chúng ta phải hiểu nội dung kiến thức được truyền đạt từ giảng viên cũng như đọc thêm từ các 
sách giáo trình thì mới có thể vượt qua kì thi kết thúc học phần. Điều này hoàn toàn khác so với 
những gì chúng ta được trả nghiệm ở môi trường phổ thông, mà các kiến thức ta được học đa phần 
vẫn chưa chuyên sâu, còn nằm ở ‚lớp vỏ ngoài‛ của kiến thức. Hơn nữa, nếu sinh viên có phương 
pháp học tập hiệu quả thì chắc hẳn những kiến thức dung nạp sẽ giúp chúng ta hoàn thành tốt cho 
công việc tương lai, mặc dù không phải tất cả. 
4 HƯỚNG ĐẾN CÁI NHÌN KHÁC VỀ ĐIỂM SỐ ĐẠI HỌC 
 Bằng cấp không quan trọng. Điều này đúng hay sai nó phụ thuộc vào việc ‚chúng ta có hiểu giá trị 
của bằng cấp hay không ‛. Vậy bằng cấp là gì? Nó là sự công nhận của một tổ chức uy tín, một 
Trường Đại học nào đó dành cho những kiến thức mà ta đã được học. Nếu mà không có bằng cấp 
thì có rất là nhiều những lĩnh vực mà không có bằng cấp thì không ai nhận chúng ta vào làm. Hoặc 
ở những lĩnh vực khác, bằng cấp không quan trọng nhưng nó được xem như là một thành quả mà 
chúng ta phấn đấu đạt được. Và những người thành công trong lĩnh vực cần bằng, hay không cần 
bằng họ đều hiểu, muốn thành công thì chúng ta đều phải học cái bằng này, đó là bằng lòng. 
Chúng ta biết cư xử thông minh, công bằng, chính trực, tử tế vời những người xung quanh, chúng ta 
làm cho mọi người yêu quý mình. Thì họ sẽ sẵn sàng làm việc với mình, hợp tác với mình, làm ăn 
với mình, giúp đỡ, hỗ trợ mình, sau đó chúng ta mới có những thành tựu tốt đẹp được. 
2257 
Xã hội ngày nay lại khác, chủ nghĩa vật chất đang lên ngôi, người ta sống ngày càng thực dụng 
hơn và đồng tiền ngày càng có giá trị - thế nhưng tiền không phải tất cả. Đúng là xã hội kiếm tiền 
ngày nay, người ta hay dùng thang vật chất. Nhưng cũng có nhiều người sống giản dị, họ quan 
trọng tình cảm hơn tiền tài, của cải vật chất cũng chỉ cần ở mức vừa đủ. Lại có những người, do thuở 
nhỏ không có điều kiện học tập đến nơi đến chốn, nhưng với ý trí và nỗ lực, họ vẫn có thể thành 
công. Tuy rằng sau này ra đời họ vẫn kiếm được nhiều tiền, vẫn thành công trong cuộc sống. 
Nhưng giá như họ được học hành đến nơi đến chốn, thì có thể con đường kiếm tiền sẽ bớt gian 
nan hơn, và biết đâu họ còn sẽ thành công hơn nữa. Mỗi người có một khát vọng sống khác nhau. 
Có người suốt đời nỗ lực để kiếm tiền, để xây dựng sự nghiệp. Cũng có người thì nỗ lực theo đuổi sự 
nghiệp để mai này công thành danh toại, nỗ lực nghiên cứu học vấn để cống hiến cho đời... Nhưng 
có những người suốt đời nỗ lực phấn đầu vì lý tưởng, vì cộng đồng, hạnh phúc của họ là đạt được 
thành tựu cống hiến cho nhân loại. Đó mới là điều trân quý, là thứ ‚hơn người‛ của mỗi cá nhân. 
 Nhận thức của người có học hoàn toàn khác người coi thường việc học. Vì coi thường nên họ không 
quan trọng việc học, học bất cứ nơi đâu. Đẳng cấp xã hội của hai loại người này sẽ khác (trong kinh 
doanh cũng vậy). Người ta cũng chia ra thành doanh nhân có học và doanh nhân ít học. Có những 
tỷ phú không có bằng không phải họ không thích học. Nhưng vì điều kiện buộc họ phải chọn làm 
trước và tiếp tục học khi có điều kiện như Bill Gate, Steve Jobs. Hai người bỏ đại học Harvard không 
phải vì họ không học được gì nữa mà họ nhận ra thời thế. Họ nhận ra được đến lúc phải làm. Họ 
dùng trí tuệ để startup và thành công, chứ không phải dùng nhan sắc để nổi tiếng và kiếm tiền rồi 
quay lại nói học ngu mà kiếm tiền giỏi còn hơn. Họ bỏ cả nửa đời, thậm chí cả đời để học hỏi 
nghiên cứu mới tạo ra được thành tựu chứ không phải nhờ bỏ học, kể cả Mark Zuckerberg của 
Facebook. Xã hội bây giờ lại đem tiền ra để làm thước đo giá trị của một con người. Đi học không 
chỉ để làm việc, đi học còn để làm người. Khi đứng ở một tầm cao tri thức, cách nhìn và cách ứng xử 
của mình trong cuộc sống cũng khác đi. Không phủ nhận tầm quan trọng của tiền bạc trong cuộc 
sống ngày nay, đó là một thực tế ai cũng phải biết. Nhưng không phải ngành nghề nào, đại đa số 
cũng có thể kiếm "thật nhiều tiền". Mọi ngành nghề, mọi vị trí trong xã hội đều có những giá trị 
riêng và tầm quan trọng của nó. 
Không thể đi so sánh khả năng chửa bệnh cứu người của một ông bác sĩ với khả năng kiếm tiền 
của doanh nhân. Không thể đi so sánh khả năng quay Tik Tok kiếm tiền của các bạn trẻ với khả 
năng giảng dạy kiếm tiền của các giáo viên, giảng viên đang ngày ngày truyền đạt kiến thức cho 
các thế hệ. 
Ngành nghề nào cũng vậy, nếu có nỗ lực và cố gắng thì có thể không thể kiếm được thật nhiều 
tiền, không thể có biệt thự, siêu xe, du thuyền,... nhưng đảm bảo là họ vẫn kiếm được tiền, và đủ lo 
cho gia đ nh một cuộc sống đầy đủ, không thiếu thốn. Và hơn hết, nếu như trong xã hội không ai 
chịu học, chịu phát triển kiến thức thì sẽ không có các bác sĩ ngày đêm cứu chữa cho các bệnh 
nhân Corona như chúng ta đang thấy hiện nay. Cô con gái tổng thống Donald Trump, Ivanka 
Trump có gia thế rất giàu có. Nhưng vẫn tốt nghiệp hai Trường Đại học hàng đầu ở nước Mỹ, và nói 
được 6/7 thứ tiếng, chưa dừng lại Ivanka Trump vẫn tiếp tục học để nâng cao kiến thức bản thân. 
Xin các bạn đừng đem đồng tiền ra đánh giá một ai trong cuộc sống, có thể thi 25,30 điểm không 
2258 
kiếm được "nhiều tiền", nhưng ít nhất là không đói. Và thậm chí là sống đủ, sống tốt. Đúng là kiến 
thức có thể không giúp mình kiếm nhiều tiền, nhưng nó sẽ giúp mình hiểu cái gì nên nói cái gì 
không. Trình độ khi ít được học hỏi cũng chỉ đến vậy nên cũng không thể đòi hỏi văn hoá cao được. 
"Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh. Học cái xấu thì 
dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu" ” Hồ Chí Minh. 
 Đồng tình với ý kiến Đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công, nhưng nếu 
chúng ta chọn con đường khác thì chúng ta vẫn phải tiếp tục phấn đấu, nỗ lực hơn vì tương lai sau 
này, phải luôn chịu khó học hỏi tích tiểu thành đại. Điểm số thi vào đại học, đồng ý cũng chỉ là 
những con số, chưa nói lên được điều gì. Điều quan trọng không phải là chúng ta ngồi ở đây để so 
sánh, hay ganh tị lẫn nhau mà quan trọng là ý chí phấn đấu trong mỗi chúng ta. Không học ở 
trường lớp thì cũng phải học ở trường đời. Không nay thì mai, hoặc sau này điểm số vẫn có thể thay 
đổi bằng cách phải tự thay đổi bản thân ngay lúc này, bỏ đi những suy nghĩ lệch lạc, cố gắng học 
hỏi và tiến xa hơn. Tóm lại Bác Hồ đã từng dặn dò chúng ta rằng: "Chúng ta phải học, phải cố 
gắng học nhiều. Không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội càng 
đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu 
là bị đào thải, tự mình đào thải mình...". 
Điểm đầu vào đại học tuy không phải là điều quyết định, nhưng thay vì nhìn vào điểm số thì hãy có 
cách nhìn khác hơn, khách quan hơn về nó, quan trọng là sự lĩnh hội kiến thức thực sự, và tầm 
quan trọng của việc học đại học trên thực tế. Đại học cũng được coi là một trong những nền tảng 
giáo dục ở mức độ cao. Có thể thấy, chúng thường xuyên được thực hiện và diễn ra ở các Trường 
Đại học, cao đẳng, học viện và viện công nghệ. Trong đó bao gồm tất cả các hoạt động học tập 
sau chương trình phổ thông. Giáo dục đại học được coi là một trong những nhiệm vụ cần thiết và 
quan trọng. Đào tạo các thế hệ trẻ sau này ra đời trở thành những người có ích cho xã hội và đất 
nước. Vì vậy, đừng quan trọng điểm số đầu vào đại học, mà thay và đó hãy cố gắn học tập, tích lũy 
và lĩnh hội kiến thức đại học một cách tốt nhất. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Ngân hàng thế giới và OECD, Tỷ lệ thất nghiệp Việt Nam, Số liệu kinh tế, Website: 
https://solieukinhte.com/ty-le-that-nghiep-viet-nam/ 
[2] Du Lam, Elon Musk: Đại học chỉ ‚cho vui, không phải để học‛ có bằng không chứng minh 
‚năng lực hơn người‛, ictnews, Website: https://ictnews.vietnamnet.vn/kinh-doanh/elon-
musk-dai-hoc-chi-cho-vui-khong-phai-de-hoc-co-bang-khong-chung-minh-nang-luc-hon-
nguoi-195755.ict 
[3] Lê Văn, Những con số biết nói về giáo dục đại học Việt Nam, Vietnam.net, Website: 
https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/nhung-con-so-biet-noi-ve-giao-duc-dai-hoc-
viet-nam-389870.html 
[4] Nguyên Phùng Phong, Bằng cấp có quan trọng? Không bằng cấp liệu có thành công?, 
Youtube, Website: https://www.youtube.com/watch?v=K4ALNmNWFvI 

File đính kèm:

  • pdfgoc_nhin_cua_xa_hoi_hien_nay_ve_diem_so_dau_vao_dai_hoc.pdf