Giáo trình nhập môn Quản lý xây dựng

- Theo Luật Đầu tư Số 59/2005/QH11: Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.

Giáo trình nhập môn Quản lý xây dựng trang 1

Trang 1

Giáo trình nhập môn Quản lý xây dựng trang 2

Trang 2

Giáo trình nhập môn Quản lý xây dựng trang 3

Trang 3

Giáo trình nhập môn Quản lý xây dựng trang 4

Trang 4

Giáo trình nhập môn Quản lý xây dựng trang 5

Trang 5

Giáo trình nhập môn Quản lý xây dựng trang 6

Trang 6

Giáo trình nhập môn Quản lý xây dựng trang 7

Trang 7

Giáo trình nhập môn Quản lý xây dựng trang 8

Trang 8

Giáo trình nhập môn Quản lý xây dựng trang 9

Trang 9

Giáo trình nhập môn Quản lý xây dựng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 51 trang Danh Thịnh 12/01/2024 1000
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình nhập môn Quản lý xây dựng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình nhập môn Quản lý xây dựng

Giáo trình nhập môn Quản lý xây dựng
GIÁO TRÌNH
 NHẬP MÔN QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Tài liệu lưu hành nội bộ
Dành cho sinh viên cao đẳng
BIÊN SOẠN: ThS. DƯƠNG CÔNG ĐỨC 
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1 Khái niệm, phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình
Khái niệm 
- Theo Luật Đầu tư Số 59/2005/QH11: Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
- Dự án đầu tư là một tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, để mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ, trong khoảng thời gian xác định (chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp). 
Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình
- Phân loại theo quy mô và tính chất của dự án (Điều 5 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP):
+ Dự án quan trọng Quốc gia do Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư
+ Dự án nhóm A
 + Dự án nhóm B
+ Dự án nhóm C
- Phân loại theo nguồn vốn đầu tư (Điều 5 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP):
+ Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
+ Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
+ Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; 
+ Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn.
- Phân loại theo chức năng:
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất công nghiệp
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ điện
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc lĩnh vực văn hoá, thể thao, phát triển du lịch
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình y tế, giáo dục, phát thanh truyền hình
+ Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, công trình công cộng
+ Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu nghiệp và đô thị
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình phát triển đô thị
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình khác
Các hình thức lập dự án đầu tư
- Dự án đầu tư xây dựng lập theo 2 bước: Các dự án quan trọng Quốc gia, dự án nhóm A (Điều 52, Luật Xây Dựng 2014)
+ Bước 1: Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 
+ Bước 2: Lập báo cáo nghiên cứu khả thi
 Lập báo cáo nghiên cứu khả thi: khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư phải tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi và trình người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt. Trừ những công trình là nhà ở riêng lẻ của dân (Điều 52, Luật Xây Dựng 2014) và các công trình lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
Và những công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
+ Hoặc Lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình: các công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo; công trình có quy mô nhỏ và các công trình do nhà nước quy định và trừ những công trình là nhà ở riêng lẻ của dân (Điều 52, Luật Xây Dựng 2014).
 Mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc và nhiệm vụ của quản lý dự án
1.2.1 Mục tiêu
Mục tiêu của quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cũng giống mục tiêu chung của quản lý dự án đầu tư là bảo đảm đạt được mục đích đầu tư, tức là lợi ích mong muốn của chủ đầu tư.
Trong mỗi giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng công trình, quản lý dự án nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể khác nhau.
Ví dụ:
–  Giai đoạn chuẩn bị đầu tư phải bảo đảm lập ra một dự án có các giải pháp kinh tế – kỹ thuật mang tính khả thi;
–   Giai đoạn thực hiện dự án bảo đảm tạo ra được tài sản cố định có tiêu chuẩn kỹ thuật đúng thiết kế;
–  Giai đoạn khai thác vận hành phải bảo đảm đạt được các chỉ tiêu hiệu quả của dự án (về tài chính, kinh tế và xã hội) theo dự kiến của chủ đầu tư.
Các mục tiêu cụ thể khi quản lý đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
–      Mục tiêu về chất lượng công trình xây dựng;
–      Mục tiêu về thời gian thực hiện;
–      Mục tiêu về chi phí (giá thành);
–      Mục tiêu về an toàn lao động;
–      Mục tiêu về vệ sinh môi trường;
–      Mục tiêu về quản lý rủi ro;
–      Mục tiêu về sự thoả mãn của khách hàng.
Ngoài các mục tiêu cơ bản trên, với mỗi chủ thể quản lý dự án lại có thêm mục tiêu quản lý riêng phục vụ cho nhiệm vụ của mình. Ví dụ: Nhà thầu xây dựng sẽ có các quản
lý về:
+ Quản lý nguồn nhân lực để thực hiện dự án;
+ Quản lý thông tin để xây dựng công trình xây dựng.
Yêu cầu
Yêu cầu chung
* Tính khoa học và hệ thống: Để đảm bảo yêu cầu này đòi hỏi các dự án đầu tư xây dựng công trình phải được lập và quản lý trên cơ sở nghiên cứu kỹ, chính xác các nội dung của dự án (sự cần thiết, các điều kiện tự nhiên xã hội, các phương án thực hiện và giải pháp thiết kế,..) dựa trên sự khảo sát tỉ mỉ với các số liệu đầy đủ và chính xác. Đồng thời dự án đầu tư phải phù hợp với các dự án khác, phù hợp với quy hoạch.
* Tính pháp lý: Các dự án đầu tư xây dựng công trình phải được xây dựng và quản lý trên cơ sở pháp lý vững chắc, tức là phải tuân thủ các chính sách và pháp luật của Nhà nước.
* Tính đồng nhất: Phải tuân thủ các quy định và thủ tục đầu tư của các cơ quan chức năng và tổ chức quốc tế.
* Tính hiện thực (tính thực tiễn): Phải đảm bảo tính khả thi dựa trên sự phân tích đúng đắn các môi trường liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng.
Yêu cầu cụ thể
– Đầu tư phải thực hiện theo chương trình, dự án, phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội;
– Đầu tư phải đúng mục tiêu, có hiệu quả, chống dàn trải, lãng phí;
– Phương thức quản lý đầu tư phải phù hợp, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước;
– Quy trình thủ tục thực hiện đầu tư phải tuân thủ các quy định pháp luật vể quản lý đầu tư;
– Phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, có chế tài cụ thể trong từng khâu của quá trình đầu tư.
Việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình được đánh giá là thành công khi đạt được các yêu cầu sau:
– Đạt được mục tiêu dự kiến của dư án: Tức là lợi ích của các bên tham gia được đảm bảo hài hoà;
– Đảm bảo thời gian: Tiến độ của dự án được đảm bảo hoặc được rút ngắn;
– Không sử dụng quá nguồn lực của dự án: Tiết kiệm được ng ...  các công trình còn lại.
Đối với các trường hợp đặc biệt khác (như công trình có quy mô lớn, phức tạp, các công trình trên biển, ngoài hải đảo, các công trình sử dụng vốn ODA lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu quốc tế) nếu Khoản Mục chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và Điều hành thi công tính theo tỷ lệ (%) trên không phù hợp thì chủ đầu tư căn cứ Điều kiện thực tế tổ chức lập và phê duyệt dự toán chi phí này.
Phương pháp lập dự toán cho Khoản Mục chi phí này như phương pháp xác định chi phí xây dựng theo hướng dẫn tại Phụ lục số 3 của Thông tư 06/2016/TT-BXD. Định mức chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước được tính theo công trình dân dụng.
Đối với trường hợp đấu thầu thì Khoản Mục chi phí này phải tính trong giá gói thầu.
+ CKKL: chi phí một số công việc thuộc hạng Mục chung nhưng không xác định được khối lượng từ thiết kế gồm: Chi phí an toàn lao động và bảo vệ môi trường cho người lao động trên công trường và môi trường xung quanh; chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu; chi phí di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường; chi phí bơm nước, vét bùn không thường xuyên, được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí xây dựng và chi phí lắp đặt, thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị trước thuế giá trị gia tăng quy định tại bảng:
Bảng ĐỊNH MỨC CHI PHÍ MỘT SỐ CÔNG VIỆC THUỘC HẠNG MỤC CHUNG KHÔNG XÁC ĐỊNH ĐƯỢC KHỐI LƯỢNG TỪ THIẾT KẾ
Đơn vị tính: %
STT
LOẠI CÔNG TRÌNH
TỶ LỆ (%)
1
Công trình dân dụng
2,5
2
Công trình công nghiệp
2,0
Riêng công tác xây dựng trong đường hầm thủy điện, hầm lò
6,5
3
Công trình giao thông
2,0
Riêng công tác xây dựng trong đường hầm giao thông
6,5
4
Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn
2,0
5
Công trình hạ tầng kỹ thuật
2,0
- Đối với công trình xây dựng có nhiều hạng Mục công trình thì các hạng Mục công trình đều áp dụng định mức tỷ lệ trên theo loại công trình.
- Đối với công trình có chi phí xây dựng và chi phí lắp đặt, thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị trước thuế giá trị gia tăng dưới 50 (tỷ đồng) thì định mức chi phí một số công việc thuộc hạng Mục chung nhưng không xác định được khối lượng từ thiết kế quy định tại bảng nêu trên chưa bao gồm chi phí xây dựng phòng thí nghiệm tại hiện trường.
- Riêng chi phí một số công việc thuộc hạng Mục chung của các công tác xây dựng trong hầm giao thông, hầm thủy điện, hầm lò đã bao gồm chi phí vận hành, chi phí sửa chữa thường xuyên hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp gió, cấp điện phục vụ thi công trong hầm và không bao gồm chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống thông gió, chiếu sáng, hệ thống điện, cấp thoát nước, giao thông phục vụ thi công trong hầm.
- Đối với công trình xây dựng thủy điện, thủy lợi thì định mức tỷ lệ trên không bao gồm các chi phí:
. Chi phí đầu tư ban đầu hệ thống nước kỹ thuật để thi công công trình;
.Chi phí đầu tư ban đầu cho công tác bơm nước, vét bùn, bơm thoát nước hố móng ngay sau khi ngăn sông, chống lũ, hệ thống điện phục vụ thi công;
. Chi phí bơm thoát nước hố móng ngay sau khi ngăn sông, chống lũ;
. Chi phí thí nghiệm tăng thêm của thí nghiệm thi công bê tông đầm lăn (RCC).
+ CK: chi phí hạng Mục chung còn lại gồm: Chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công đặc chủng và lực lượng lao động (có tay nghề thuộc biên chế quản lý của doanh nghiệp) đến và ra khỏi công trường; chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công (nếu có); chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công xây dựng công trình (nếu có); chi phí kho bãi chứa vật liệu (nếu có); chi phí xây dựng nhà bao che cho máy, nền móng máy, hệ thống cấp điện, khí nén, hệ thống cấp thoát nước tại hiện trường, lắp đặt, tháo dỡ một số loại máy (như trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn bê tông nhựa, cần trục di chuyển trên ray, cần trục tháp, một số loại máy, thiết bị thi công xây dựng khác có tính chất tương tự) và được xác định bằng phương pháp lập dự toán hoặc dự tính chi phí.
+ T: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định.
Tổng các chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác (không bao gồm lãi vay trong thời gian thực hiện dự án và vốn lưu động ban đầu) cũng có thể được ước tính từ 10¸15% của tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị của dự án.
Vốn lưu động ban đầu (VLD) (đối với các dự án sản xuất, kinh doanh) và lãi vay trong thời gian thực hiện dự án (LVay) (đối với dự án có sử dụng vốn vay) thì tùy theo điều kiện cụ thể, tiến độ thực hiện và kế hoạch phân bổ vốn của từng dự án để xác định.
Trong trường hợp chủ đầu tư chưa đủ căn cứ để xác định chi phí quản lý dự án do chưa đủ điều kiện để xác định được tổng mức đầu tư, nhưng cần triển khai các công việc chuẩn bị dự án thì chủ đầu tư lập dự toán cho công việc này để dự trù chi phí và triển khai thực hiện công việc. Chi phí nói trên sẽ được tính trong chi phí quản lý dự án của tổng mức đầu tư.
Một số khoản mục chi phí thuộc nội dung chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác của dự án nếu chưa có quy định hoặc chưa tính được ngay thì được bổ sung và dự tính để đưa vào tổng mức đầu tư.
(7)	Xác định chi phí dự phòng
Chi phí dự phòng (GDP) được xác định bằng tổng của chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh (GDP1) và chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) theo công thức:
GDP = GDP1 + GDP2                     (1.9)
Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh (GDP1) xác định theo công thức sau:
GDP1 = (GBT, TĐC + GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) x kps       (1.10)
Trong đó:
- kps: tỷ lệ dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh, mức tỷ lệ này phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công trình thuộc dự án và Điều kiện địa chất công trình nơi xây dựng công trình và mức tỷ lệ là kps ≤ 10%.
Đối với dự án đầu tư xây dựng chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng thì kps ≤ 5%.
Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng công trình của dự án, tiến độ phân bổ vốn theo năm, bình quân năm mức độ biến động giá xây dựng công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất, phù hợp với loại công trình, theo khu vực xây dựng và phải tính đến xu hướng biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế. Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định theo công thức sau:
 GDP2 =  (1.11)    
Trong đó:
- T: độ dài thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng, T>1 (năm);
- t: số thứ tự năm phân bổ vốn theo kế hoạch thực hiện dự án, t = 1÷T;
- Vt: vốn đầu tư trước dự phòng theo kế hoạch thực hiện trong năm thứ t;
- LVayt: chi phí lãi vay của vốn đầu tư thực hiện theo kế hoạch trong năm thứ t.
± ∆IXDCT: mức biến động bình quân của chỉ số giá xây dựng theo năm xây dựng công trình so với mức độ trượt giá bình quân của năm đã tính và được xác định trên cơ sở dự báo xu hướng biến động của các yếu tố chi phí giá cả trong khu vực và quốc tế bằng kinh nghiệm chuyên gia.
- IXDCTbq: Chỉ số giá xây dựng sử dụng tính dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định bằng cách tính bình quân các chỉ số giá xây dựng liên hoàn theo loại công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất so với thời Điểm tính toán (không tính đến những thời Điểm có biến động bất thường về giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng), được xác định theo công thức sau:
            (1.12)
Trong đó:
T: Số năm (năm gần nhất so với thời Điểm tính toán sử dụng để xác định IXDCTbq; T≥3;
In: Chỉ số giá xây dựng năm thứ n được lựa chọn;
In+1: Chỉ số giá xây dựng năm thứ n+1;
Phương pháp 2
Phương pháp xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình
Trường hợp xác định tổng mức đầu tư xây dựng theo quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ theo thiết kế cơ sở thì có thể sử dụng chỉ tiêu suất chi phí xây dựng (SXD) và suất chi phí thiết bị (STB) hoặc giá xây dựng tổng hợp để tính chi phí đầu tư xây dựng cho từng công trình thuộc dự án và tổng mức đầu tư xây dựng được xác định theo công thức 1.1 của Mục 1.2.1.
(1). Xác định chi phí xây dựng
Chi phí xây dựng của dự án (GXD) bằng tổng chi phí xây dựng của các công trình, hạng Mục công trình hoặc nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình thuộc dự án được xác định theo công thức (1.2) Chi phí xây dựng của công trình, hạng Mục công trình hoặc nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình (GXDCT) được xác định theo công thức sau:
GXDCT = SXD x P + CCT-SXD           (1.13)
Trong đó:
- SXD: suất chi phí xây dựng tính cho một đơn vị công suất hoặc năng lực phục vụ do Bộ Xây dựng công bố hoặc đã được thống nhất để công bố hoặc tham khảo từ dữ liệu suất chi phí xây dựng của các dự án tương tự về loại, quy mô, tính chất dự án.
- P: công suất sản xuất hoặc năng lực phục vụ của công trình, hạng Mục công trình hoặc nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình thuộc dự án.
- CCT-SXD: các Khoản Mục chi phí chưa được tính trong suất chi phí xây dựng hoặc chưa tính trong đơn giá xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vị công suất, năng lực phục vụ của công trình, hạng Mục công trình thuộc dự án;
(2) Xác định chi phí thiết bị
Chi phí thiết bị công trình, thiết bị công nghệ của dự án (GTB) bằng tổng chi phí thiết bị công trình, thiết bị công nghệ của các công trình thuộc dự án. Chi phí thiết bị của công trình (GTBCT) được xác định theo công thức sau:
GTB = STB x P + CCT-STB   (1.14)
Trong đó:
- STB: suất chi phí thiết bị công trình, thiết bị công nghệ tính cho một đơn vị công suất, năng lực phục vụ của công trình do Bộ Xây dựng công bố hoặc đã được thống nhất để công bố hoặc tham khảo từ dữ liệu suất chi phí thiết bị của các dự án tương tự về loại, quy mô, tính chất dự án;
- P: công suất sản xuất hoặc năng lực phục vụ của công trình, hạng Mục công trình hoặc nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình thuộc dự án xác định.
- CCT-STB: các Khoản Mục chi phí chưa được tính trong suất chi phí thiết bị công nghệ, thiết bị công trình của công trình, thuộc dự án.
(3) Xác định các chi phí khác
Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng được xác định như hướng dẫn tại Phương pháp 1.
Phương pháp 3
Phương pháp xác định từ dữ liệu về chi phí các công trình tương tự đã hoặc đang thực hiện
Các dự án tương tự là những dự án có công trình xây dựng cùng loại, cấp công trình, quy mô, tính chất dự án, công suất của dây chuyền công nghệ (đối với công trình sản xuất) tương tự nhau.
Tùy theo tính chất, đặc thù của các dự án tương tự đã thực hiện và mức độ nguồn thông tin, dữ liệu của dự án có thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây để xác định tổng mức đầu tư:
(1). Trường hợp có đầy đủ thông tin, số liệu về chi phí đầu tư xây dựng của công trình, hạng Mục công trình xây dựng tương tự đã hoặc đang thực hiện thì tổng mức đầu tư được xác định theo công thức sau:
V=     (1.15)
Trong đó:
- n: số lượng công trình tương tự đã hoặc đang thực hiện;
- i: số thứ tự của công trình tương tự đã hoặc đang thực hiện;
- GTti: chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng Mục công trình tương tự đã thực hiện thứ i của dự án đầu tư (i = 1÷n);
- Ht: hệ số qui đổi chi phí về thời Điểm lập dự án đầu tư xây dựng. Hệ số Ht được xác định bằng chỉ số giá xây dựng. Năm gốc chỉ số giá phải thống nhất để sử dụng hệ số này.
- Hkv: hệ số qui đổi chi phí khu vực xây dựng. Hệ số Hkv xác định bằng phương pháp chuyên gia trên cơ sở so sánh mặt bằng giá khu vực nơi thực hiện đầu tư dự án và mặt bằng giá khu vực của dự án tương tự sử dụng để tính toán;
- CTti: những chi phí chưa tính hoặc đã tính trong chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng Mục công trình tương tự đã thực hiện thứ i.
Trường hợp tính bổ sung thêm những chi phí cần thiết của dự án đang tính toán nhưng chưa tính đến trong chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng Mục công trình của dự án tương tự thì CTti >0. Trường hợp giảm trừ những chi phí đã tính trong chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng Mục công trình của dự án tương tự nhưng không phù hợp hoặc không cần thiết cho dự án đang tính toán thì CTti <0, trường hợp giảm trừ thì CTti nhân với các hệ số Ht và Hkv.
(2). Trường hợp với nguồn dữ liệu về chi phí đầu tư xây dựng của các công trình, hạng Mục công trình tương tự đã và đang thực hiện chỉ có thể xác định được chi phí xây dựng và chi phí thiết bị của các công trình thì cần quy đổi các chi phí này về thời Điểm lập dự án, địa Điểm xây dựng dự án, đồng thời bổ sung chi phí cần thiết khác (nếu có). 
Trên cơ sở chi phí xây dựng và chi phí thiết bị công nghệ, thiết bị công trình đã quy đổi, các chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng được xác định tương tự như hướng dẫn tại Mục 1.2.1.
Phương pháp 4
Phương pháp kết hợp để xác định tổng mức đầu tư xây dựng
Đối với các dự án có nhiều công trình, tùy theo Điều kiện, yêu cầu cụ thể của dự án và nguồn dữ liệu, có thể vận dụng kết hợp các phương pháp nêu trên để xác định tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình.
Bảng 1.1. TỔNG HỢP TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Dự án: ..
Đơn vị tính:...
TT
NỘI DUNG CHI PHÍ
GIÁ TRỊ TRƯỚC THUẾ
THUẾ GTGT
GIÁ TRỊ SAU THUẾ
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
1
Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
 
 
GBT,TĐC
2
Chi phí xây dựng
 
 
GXD
2.1
Chi phí xây dựng công trình chính
 
 

2.2
Chi phí xây dựng công trình phụ trợ (trừ lán trại).
 
 



 
 

3
Chi phí thiết bị
 
 
GTB
4
Chi phí quản lý dự án
 
 
GQLDA
5
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
 
 
GTV
5.1
Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
 
 

5.2
Chi phí thiết kế xây dựng công trình
 
 

5.3
Chi phí giám sát thi công xây dựng
 
 



 
 

6
Chi phí khác
 
 
GK
6.1
Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ
 
 

6.2
Chi phí hạng Mục chung
 
 


.
 
 

7
Chi phí dự phòng (GDP1 + GDP2)
 
 
GDP
7.1
Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh
 
 
GDP1
7.2
Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá
 
 
GDP2

TỔNG CỘNG (1+2+3+4+5+6+7)
 
 
VTM
Trường hợp tổng mức đầu tư xây dựng không bao gồm toàn bộ các Khoản Mục chi phí nêu tại Bảng 1.1 thì xác định theo các Khoản Mục chi phí thực tế của dự án.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_nhap_mon_quan_ly_xay_dung.doc