Giáo trình Dự toán xây dựng

- Khái niệm: Đo bóc khối lượng là khối lượng tính trước của công trình trước khi đưa vào xây dựng trên cơ sở bản vẽ thiết kế (thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế kỹ thuật thi công).

Giáo trình Dự toán xây dựng trang 1

Trang 1

Giáo trình Dự toán xây dựng trang 2

Trang 2

Giáo trình Dự toán xây dựng trang 3

Trang 3

Giáo trình Dự toán xây dựng trang 4

Trang 4

Giáo trình Dự toán xây dựng trang 5

Trang 5

Giáo trình Dự toán xây dựng trang 6

Trang 6

Giáo trình Dự toán xây dựng trang 7

Trang 7

Giáo trình Dự toán xây dựng trang 8

Trang 8

Giáo trình Dự toán xây dựng trang 9

Trang 9

Giáo trình Dự toán xây dựng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 76 trang Danh Thịnh 12/01/2024 2060
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Dự toán xây dựng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Dự toán xây dựng

Giáo trình Dự toán xây dựng
GIÁO TRÌNH
DỰ TOÁN XÂY DỰNG
LƯU HÀNH NỘI BỘ
(Biên soạn: ThS. Dương Công Đức)
PHẦN I
ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG
CHƯƠNG 1
NHỮNG NÉT CHUNG VỀ ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG 
1. Khái niệm 
Khái niệm: Đo bóc khối lượng là khối lượng tính trước của công trình trước khi đưa vào xây dựng trên cơ sở bản vẽ thiết kế (thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế kỹ thuật thi công).
Vai trò: Bảng đo bóc khối lượng là cơ sở xây dựng lên dự toán xây dựng mà dự toán xây dựng là cơ sở để cho việc đấu thầu, xét thầu, thanh quyết toán sau này. Do đó đo bóc khối lượng có vai trò rất quan trọng, đo bóc khối lượng là công tác trung tâm của dự toán xây dựng, nó là khâu khó khăn, phức tạp tốn nhiều công sức, thời gian và dễ sai sót nhất trong công tác dự toán xây dựng. Nếu đo bóc khối lượng công tác xây lắp xác định không chính xác sẽ dẫn đến sai lệch giá trị dự toán xây lắp của công trình và dự toán xây dựng sai nhu cầu vật tư nhân công xe máy thi công phục vụ thi công xây lắp công trình.
2. Yêu cầu của việc đo bóc khối lượng
Đo bóc tiên lượng phải đảm bảo 2 yếu tố đó là: Tính đúng và tính đủ.
Thế nào là tính đúng: Tính đúng là khối lượng tính toán phải phù hợp với qui định của định mức và đơn giá (đơn giá của địa phương nơi công trình được xây dựng). Sự phù hợp bao gồm các yếu tố: loại công tác, qui định về kích thước (dài, rộng, sâu) và vị trí (cao £ 6m, £ 28m, £ 100m, £ 200m), đơn vị tính (m2, 100m2, tấn, m3, 100m3, ), yêu cầu về kỹ thuật, qui cách và loại vật liệu 
 Thế nào là tính đủ: Tính đủ là khối lượng tính toán phải đủ số lượng công việc và trong mỗi công việc phải đủ khối lượng (không thiếu và không thừa).
3. Trình tự các bước khi tiến hành đo bóc khối lượng
Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ thiết kế: Việc nghiên cứu phải được tiến hành từ tổng thể đến bộ phận rồi đến chi tiết để hiểu rõ bộ phận cần tính. Mối liên hệ giữa các bộ phận với nhau từ đó xây dựng cách thức phân tích khối lượng một cách hợp lý tránh nhầm lẫn và sai sót và phân tích những mâu thuẫn trong hồ sơ thiết kế.
Bước 2: Liệt kê các công việc cần tính: Để tránh khỏi bỏ sót khối lượng ta nên tiến hành liệt kê các công việc phải tính trong mỗi bộ phận công trình.
 Có thể dựa trên mẫu cơ sở sau đây:
A- Phần ngầm
Công tác xử lý nền: sản xuất cọc, thi công cọc, đệm cát..
Công tác đào đất: đào đất móng, bể nước ngầm, bể phốt...
Công tác bê tông lót móng, bê tông móng, bể nước, bể phốt...
Công tác bê tông cổ cột.
Công tác xây tường móng, cổ móng.
Công tác trát tường móng, cột móng.
Công tác bê tông giằng móng.
Công tác lấp đất hố móng, san nền..
Công tác vận chuyển đất thừa đi nếu có.
B- Phần hè rãnh
Công tác đất
Công tác bê tông
Công tác xây 
Công tác trát, láng
Công tác gia công và lắp dựng tấm đan
Công tác xây, trát, ốp .. bồn hoa
Công tác vận chuyển đất thừa nếu có
C- Phần thân nhà
Công tác bê tông tại chỗ
Công tác lắp ghép kết cấu
Công tác xây
Công tác trát, ốp, lát
Công tác cửa, vách ngăn
Công tác sơn, quét vôi
Công tác làm trần, dán ốp trang trí
D- Phần mái
Làm mái bằng
Thi công các lớp mái
Xây tường chắn mái
Trát ốp, quét vôi
Chống nóng ngoài
Bể nước mái
Tum thang
Làm mái dốc
Kết cấu mái: vì kèo, xà gồ, cầu phong
Lợp mái, xây bờ
Sơn kết cấu mái..
E - Phần điện nước, chống sét
Lắp đặt thiết bị vệ sinh (chậu rửa, vòi sen, lavabô)
Lắp đặt đường ống cấp thoát nước (ống, phụ kiện..)
Lắp đặt thiết bị điện (kéo rải dây dẫn, hộp nối, áttômát, đèn, quạt.)
Lắp đặt hệ thống chống sét (kim thu sét, dây thu sét, dây dẫn sét, cọc tiếp địa..)
Bước 3: Phân tích khối lượng: là việc phân tích các loại công tác thành từng loại phù hợp để tính toán cần chú ý.
Phân tích khối lượng phải phù hợp với quy cách đã được phân biệt trong định mức đơn giá dự toán. Cùng một công việc nhưng quy cách lại khác nhau thì phải tách riêng.
Phân tích Khối lượng phải gọn để tính đơn giản, các kiến thức toán học như các công thức tính chu vi, diện tích của hình phẳng, công thức tính thể tích của các khối. Các hình hoặc khối phức tạp, ta có thể chia các hình hoặc các khối đó thành các hình hoặc các khối đơn giản để tính.
Bước 4: Tìm kích thước tính toán
Khi đã phân tích được khối lượng của các phần việc đến từng chi tiết, ta cần xác định kích thước của các chi tiết. Kích thước có khi là kích thước ghi trên bản vẽ cũng có khi không phải là kích thước ghi trên bản vẽ. Ta cần phải nắm vững cấu tạo của bộ phận cần tính, quy định về kích thước để xác định cho chính xác.
Ví dụ: Để tính diện tích trát của tường ngoài mà trong bản vẽ chỉ ghi kích thước từ tim tường vì vậy nếu là tường 200 thì kích thước cần tìm phải là kích thước ghi trên bản vẽ công thêm với chiều dày của tường 200.
Bước 5: Tính toán và trình bày kết quả tính toán
Sau khi phân tích và xác định được kích thước của chi tiết cần tính toán ta tính toán và trình bày kết quả tính toán. Đối với công việc này đòi hỏi người tính phải tính toán đơn giản đảm bảo kết quả phải dễ kiểm tra.
Phải triệt để việc sử dụng cách đặt thừa số chung cho các bộ phận giống nhau để giảm bớt khối lượng tính toán.
Phải chú ý đến số liệu liên quan để có thể dùng số liệu đó cho các công việc tính toán tiếp theo.
Khi tìm kích thước tính toán thì mỗi kích thước tìm được là một kết quả tính toán do vậy phải trình bày tại sao lại có kích thước đó vào một dòng của bảng tiên lượng.
Về quy cách cần ghi đầy đủ các thông tin của công việc, chính xác quy cách để không nhầm lẫn với công việc khác.
Phần diễn giải phải diễn giải công việc tính toán đang được tính ở bản vẽ nào, vị trí trong bản vẽ đó ở đâu Có thể phải lập cả các công thức tính toán, diễn giải cách chứng minh ngoài ra nếu trong định mức dự toán và đơn giá không có công việc đó có thể ghi là tạm tính...
Sau khi đo bóc khối lượng tập hợp vào bảng sau: 
BẢNG ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG CÔNG TRÌNH, HẠNG MỤC CT
(Thông tư 17/TT-BXD ngày 26/12/2019)
STT
Tên công tác
Đơn vị
Số lượng
Kích thước
Hệ số
Khối lượng
Dài
Rộng
Cao
Riêng
Chung
1
Đào đất móng cột Rộng <1, sâu <1, đất cấp 2 bằng thủ công
m3
 
 
 
 
 
 
12.36
 
M1
 
4.00
1.50
0.90
0.80
1.30
5.62
 
 
M ... 
≤20.000
>20.000
11]
[2]
[3]
[4]
[7]

Chi phí quản lý mua sắm thiết bị của nhà thầu
1,1
1
0,9
- Chi phí mua bản quyền công nghệ được xác định theo giá cả tùy vào đặc tính cụ thể của từng công nghệ.
- Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ được xác định theo giá thị trường hoặc bằng cách lập dự toán, dự tính tuỳ theo đặc điểm cụ thể của từng dự án.
- Chi phí lắp đặt thiết bị và chi phí thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị được xác định bằng cách lập dự toán như đối với chi phí xây dựng.
- Chi phí chạy thử thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật, chi phí khác có liên quan được xác định bằng cách lập dự toán hoặc dự tính tuỳ theo đặc điểm cụ thể của từng dự án.
Bảng 2.3 TỔNG HỢP CHI PHÍ THIẾT BỊ
Tên Dự án: .......................	
Tên Công trình:........................	
Thời điểm lập dự toán (ngày, tháng, năm):......................	
Đơn vị tính: đồng
STT
NỘI DUNG CHI PHÍ
GIÁ TRỊ TRƯỚC THUẾ
THUẾ
GTGT
GIÁ TRỊ SAU THUẾ
KÝ
HIỆU
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
1
Chi phí mua sắm thiết bị; Chi phí gia công, chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn



Gms
1.1
Chi phí mua sắm thiết bị




1.1.1
Loại thiết bị 1




1.1.2
...




1.2
Chi phí gia công, chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn




1.2.1
Loại thiết bị 1




1.2.2
...




2
Chi phí quản lý mua sắm thiết bị của nhà thầu



Gqlmstb
3
Chi phí mua bản quyền công nghệ



Gcn
4
Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ



Gđt
5
Chi phí lắp dặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chinh thiết bị



GLĐ
6
Chi phí chạy thứ thiết bị theo ycu cầu kỹ thuật



Gct
7
Chi phí khác có liên quan (nếu có)



Gki

TỔNG CỘNG (1+2+3+4+5+6+7)



Gtb

NGƯỜI LẬP
(Ký, họ tên)
NGƯỜI CHỦ TRÌ
(Ký, họ tên)
Chứng chỉ hành nghề định giá XD hạng ... , số ...
3.3.3. Chi phí quản lý dự án (GQLDA): 
	- Nội dung quản lý dự án ;
	Chi phí quản lý dự án gồm : tiền lương của cán bộ quản lý dự án, tiền công trả cho người lao động theo hợp đồng; các khoản phụ cấp lương; tiền thưởng, phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, trích nộp khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân được hưởng lương từ dự án); ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý việc áp dụng hệ thống thông tin công trình (BIM); đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý dự án; thanh toán các dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng phẩm; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; tổ chức hội nghị có liên quan đến dự án; công tác phí; thuê mướn, sửa chữa, mua sắm tài sản phục vụ quản lý dự án, chi phí khác và chi phí dự phòng.
Chi phí quản lý dự án xác định theo công thức sau:
GQLDA = N x (GXDtt + GTBtt)
	Trong đó:
	N: Định mức tỷ lệ (%) đối với chi phí quản lý dự án theo hướng dẫn và nội suy : 
	Theo thông tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 thang 12 năm 2019 của Bộ Xây dựng (lấy bảng số 1.1 và 1.2)
	GXDtt: Chi phí xây dựng trước thuế giá trị gia tăng.
	GTBtt: Chi phí thiết bị trước thuế giá trị gia tăng.
Ghi chú : 
1. Chi phí quản lý dự án trong tổng mức đầu tư xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) (ban hành tại bảng số 1.1 của Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này) nhân với chi phí xây dựng và chi phí thiết bị (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong tổng mức đầu tư của dự án.
2. Chi phí quản lý dự án trong dự toán xây dựng công trình hoặc tổng dự toán của dự án xác định theo định mức tỷ lệ (%) (cùng định mức tỷ lệ % sử dụng để tính chi phí quản lý dự án trong tổng mức đầu tư được duyệt) nhân với chi phí xây dựng và thiết bị (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong dự toán xây dựng công trình hoặc tổng dự toán của dự án.
3. Chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng trên biển; trên đảo; dự án trải dài dọc theo tuyến biên giới trên đất liền, dự án tại xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn bản đặc biệt khó khăn) theo quy định của Chính phủ xác định theo định mức tại bảng số 1.1 của Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này và điều chỉnh với hệ số k = 1,35. Chi phí quản lý dự án của dự án trải dài theo tuyến trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên hoặc dự án gồm các công trình riêng biệt được xây dựng trên địa bàn nhiều tỉnh khác nhau xác định theo định mức ban hành tại bảng số 1.1 của Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này và điều chỉnh với hệ số k = 1,1.
4. Trường hợp dự án được quản lý theo hình thức chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện năng lực để trực tiếp quản lý dự án, chi phí quản lý dự án xác định theo định mức ban hành tại bảng số 1.1 của Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này và điều chỉnh với hệ số k = 0,8.
5. Trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án, chi phí thuê tư vấn quản lý dự án xác định bằng dự toán trên cơ sở nội dung, khối lượng công việc quản lý dự án được thỏa thuận trong hợp đồng quản lý dự án giữa chủ đầu tư với nhà thầu tư vấn quản lý dự án. Chi phí thuê tư vấn quản lý dự án (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) cộng với chi phí quản lý dự án của chủ đầu tư không vượt chi phí quản lý dự án xác định theo hướng dẫn tại Thông tư này.
6. Trường hợp chi phí thiết bị chiếm tỷ trọng ≥ 50% tổng chi phí xây dựng và thiết bị trong tổng mức đầu tư được duyệt thì điều chỉnh định mức chi phí quản lý dự án với hệ số k = 0,8.
7. Trường hợp dự án được quản lý theo các dự án thành phần trong đó mỗi dự án thành phần có thể vận hành độc lập, khai thác sử dụng hoặc được phân kỹ đầu tư để thực hiện thì chi phí quản lý dự án được xác định riêng theo quy mô của từng dự án thành phần.
8. Trường hợp tổng thầu thực hiện một số công việc quản lý dự án thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư thì tổng thầu được hưởng một phần chi phí quản lý dự án tùy thuộc nhiệm vụ do chủ đầu tư giao. Chi phí tổng thầu thực hiện các công việc quản lý dự án do chủ đầu tư và tổng thầu thỏa thuận từ nguồn kinh phí quản lý dự án và được xác định trong giá hợp đồng tổng thầu. Chi phí quản lý dự án của chủ đầu tư và chi phí quản lý dự án của tổng thầu không vượt chi phí quản lý dự án xác định theo hướng dẫn tại Thông tư này.
3.3.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV)
	- Nội dung chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng xác định theo định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng là cơ sở để xác định chi phí các công việc tư vấn gồm: chi phí nhân công tư vấn (tiền lương, các khoản phụ cấp lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công doàn, trích nộp khác theo quy định của pháp luật đối với các cá nhân thực hiện công việc tư vấn tại dự án); chi phí ứng dụng khoa học công nghệ; chi phí thanh toán các dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng phẩm, thông tin liên lạc; chi phí thuê mướn, sửa chữa, mua sắm tài sản phục vụ tư vấn cho dự án (nếu có); chi phí quản lý của tổ chức tư vấn; chi phí khác; lợi nhuận chịu thuế tính trước nhưng chưa bao gồm chi phí áp dụng hệ thống thông tin công trình (BIM), thuế giá trị gia tăng và chi phí dự phòng.
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng xác định theo công thức sau:
	Trong đó :
Ci: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i (i=1¸n) được xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo hướng dẫn và nội suy : 
Theo thông tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 thang 12 năm 2019 của Bộ Xây dựng
	Dj: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j (j=1¸m) được xác định bằng cách lập dự toán theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
Ghi chú : 
1. Chi phí tư vấn xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) tương ứng với quy mô chi phí xây dựng, quy mô chi phí thiết bị hoặc quy mô chi phí xây dựng và chi phí thiết bị.
2. Chi phí tư vấn xác định theo loại công trình; cấp công trình theo quy định hiện hành. Riêng chi phí tư vấn của công trình quốc phòng, an ninh xác định theo định mức chi phí tư vấn của các loại công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn tương ứng.
3. Chi phí tư vấn xác định theo định mức ban hành tại Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này chưa bao gồm chi phí để lập hồ sơ bằng tiếng nước ngoài. Chi phí lập hồ sơ bằng tiếng nước ngoài được bổ sung vào chi phí tư vấn và xác định bằng lập dự toán nhưng tối đa không quá 15% chi phí tư vấn xác định theo định mức ban hành tại Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này.
4. Trường hợp phải lập thêm hồ sơ tư vấn theo thông lệ quốc tế, lập các báo cáo riêng theo yêu cầu của nhà tài trợ đối với các dự án vay vốn nước ngoài thì chi phí cho các công việc trên xác định bằng dự toán phù hợp với nội dung yêu cầu của từng công việc.
5. Trường hợp áp dụng đồng thời các hệ số điều chỉnh định mức chi phí tư vấn thì nhân các hệ số điều chỉnh với định mức chi phí tư vấn.
6. Trường hợp thuê cá nhân, tổ chức tư vấn thực hiện một số công việc tư vấn theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng thì chi phí thuê cá nhân, tổ chức tư vấn xác định bằng dự toán phù hợp với nội dung, phạm vi công việc tư vấn cần thực hiện.
7. Trường hợp thuê tổ chức tư vấn trong nước phối hợp với chuyên gia tư vấn nước ngoài để thực hiện công việc tư vấn thì chi phí thuê tư vấn xác định bằng dự toán chi phí nhưng không vượt quá 2,0 lần mức chi phí tính theo định mức tại Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này. Chi phí thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài xác định trên cơ sở số lượng chuyên gia, thời gian làm việc của chuyên gia, tiền lương của chuyên gia và các khoản chi phí cần thiết khác để hoàn thành công việc tư vấn được thuê. Chi phí thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài xác định theo thông lệ quốc tế, phù hợp với quy định của nhà tài trợ vốn (nếu có) và phù hợp với điều kiện thực hiện dịch vụ tư vấn tại Việt Nam.
3.3.5 Chi phí khác (GK)
	- Nội dung của chi phí khác
Chi phí khác gồm các chi phí cần thiết để thực hiện dự án đầu tư xây dựng được xác định theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bằng định mức hoặc dự toán chi phí phù hợp với chế độ chính sách để thực hiện các công việc của dự án gồm các chi phí sau:
- Rà phá bom mìn, vật nổ;
- Bảo hiểm công trình (bắt buộc) trong thời gian xây dựng;
- Đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình (nếu có);
- Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;
- Kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng và khi nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp phải thuê chuyên gia cùng thực hiện);
- Nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao (sau khi trừ giá trị sản phẩm thu hồi được);
- Các khoản thuế tài nguyên, phí và lệ phí theo quy định;
- Các chi phí khác (nếu có).
	- Chí phí khác được xác định theo công thức sau
	GK = + + 
Trong đó:
Ci: chi phí khác thứ i (i=1¸n) được xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền;
	Dj: chi phí khác thứ j (j=1¸m) được xác định bằng lập dự toán;
Ek: chi phí khác thứ k (k=1¸l). 
	3.3.6. Chi phí dự phòng (GDP)
Chi phí dự phòng được xác định theo 2 yếu tố: dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá.
Chi phí dự phòng được xác định theo công thức sau:
GDP = GDP1 + GDP2 
Trong đó:
- GDP1: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được xác định theo công thức sau:
GDP1 = (GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) x kps
- kps : là hệ số dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh, mức tỷ lệ này phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công trình thuộc dự án và điều kiện địa chất công trình nơi xây dựng công trình và mức tỷ lệ là kps ≤ 5%. 
- GDP2: chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định theo công thức sau:
 GDP2 = GtXDCT x [(IXDCTbq )t - 1]	 (2.11)
Trong đó:
- T: thời gian xây dựng công trình xác định theo (tháng, quý, năm);
- t: số thứ tự thời gian phân bổ vốn theo kế hoạch xây dựng công trình (t=1¸T);
 	- GtXDCT: giá trị dự toán xây dựng công trình trước chi phí dự phòng thực hiện trong khoảng thời gian thứ t;
- IXDCTbq: chỉ số giá xây dựng sử dụng tính dự pḥòng cho yếu tố trượt giá được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
T: Số năm (năm gần nhất so với thời điểm tính toán sử dụng để xác định IXDCTbq); T≥3;
In: Chỉ số giá xây dựng năm thứ n được lựa chọn;
In+1: Chỉ số giá xây dựng năm thứ n+1; 
: mức biến động bình quân của chỉ số giá xây dựng theo thời gian dựng công trình so với mức độ trượt giá bình quân của đơn vị thời gian (tháng, quý, năm) đã tính và được xác định trên cơ sở dự báo xu hướng biến động của các yếu tố chi phí giá cả trong khu vực và quốc tế bằng kinh nghiệm chuyên gia.
Bàng 2.1. BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
 Công trình:..
 Đơn vị tính: đồng
STT
NỘI DUNG CHI PHÍ
GIÁ TRỊ
TRƯỚC THUẾ
THUẾ GTGT
GIÁ TRỊ
SAU THUẾ
KÝ HIỆU
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
1
Chi phí xây dựng



GXD
1.1
Chi phí xây dựng công trình 




1.2
Chi phí xây dựng công trình phụ trợ





...




2
Chi phí thiết bị 



GTB
3
Chi phí quản lý dự án



GQLDA
4
Chi tư vấn đầu tư xây dựng



GTV
4.1
Chi phí thiết kế xây dựng công trình




4.2
Chi phí giám sát thi công xây dựng





...




5
Chi phí khác



GK
5.1
Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ




5.2
Chi phí bảo hiểm công trình




5.3
Chi phí hạng mục chung



dự toán






6
Chi phí dự phòng (GDP1 + GDP2)



GDP
6.1
Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh 



GDP1
6.2
Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá



GDP2

TỔNG CỘNG ( 1+ 2 + 3 + 4 + 5+ 6)



GXDCT
 NGƯỜI LẬP NGƯỜI CHỦ TRÌ
 (ký, họ tên)	 (ký, họ tên)
 	 Chứng chỉ hành nghề định giá XD hạng ..., số ...
	4. Thực hành tính toán dự toán công trình
	Bài tập 1: Một công ty Xây dựng Kim Phát chuẩn bị xây dựng một khu nhà ở cho Cán bộ Công nhân Viên chức của Công ty với các số liệu như sau:
Chi phí xây dựng 12,5tỷ 
Chi phí thiết bị là 5,2tỷ
Cấp công trình là cấp III
Áp dụng các quy định của Nhà nước
Yêu cầu : Hãy tính toán và lập bảng tổng hợp dự toán công trình ?
	Bài tập 2: Dựa vào hồ sơ thiết kế và một số quy định đã cho. Hãy lập dự toán công trình ?

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_du_toan_xay_dung.doc