Giáo trình Định mức xây dựng

Mức là số lượng các yếu tố sản xuất cần phải chi phí để tạo ra một sản phẩm hoặc số lượng sản phẩm được tạo ra trong một đơn vị lao động.

Yếu tố sản xuất trong xây dựng cụ thể là vật liệu, nhân công, máy thi công.

 

Giáo trình Định mức xây dựng trang 1

Trang 1

Giáo trình Định mức xây dựng trang 2

Trang 2

Giáo trình Định mức xây dựng trang 3

Trang 3

Giáo trình Định mức xây dựng trang 4

Trang 4

Giáo trình Định mức xây dựng trang 5

Trang 5

Giáo trình Định mức xây dựng trang 6

Trang 6

Giáo trình Định mức xây dựng trang 7

Trang 7

Giáo trình Định mức xây dựng trang 8

Trang 8

Giáo trình Định mức xây dựng trang 9

Trang 9

Giáo trình Định mức xây dựng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 68 trang Danh Thịnh 12/01/2024 3900
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Định mức xây dựng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Định mức xây dựng

Giáo trình Định mức xây dựng
GIÁO TRÌNH
ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG
LƯU HÀNH NỘI BỘ
(Biên soạn: ThS. Dương Công Đức)
PHẦN I
ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG
BÀI 1
NHẬP MÔN ĐỊNH MỨC TRONG XÂY DỰNG
1. Các khái niệm cơ bản
1.1. Mức
Mức là số lượng các yếu tố sản xuất cần phải chi phí để tạo ra một sản phẩm hoặc số lượng sản phẩm được tạo ra trong một đơn vị lao động.
Yếu tố sản xuất trong xây dựng cụ thể là vật liệu, nhân công, máy thi công.
Ví dụ: Để tạo ra 1m3 xây tường gạch ống (8x8x19)cm, dày <=30cm, chiều cao <6m, vữa XM mác 75, mức hao phí các yếu tố sản xuất:
649 viên gạch ống (8x8x19)cm
0,21m3 vữa
1,7 ngày công bậc 3,5/7 – nhóm 2
- 0,03 ca máy trộn vữa – dung tích 150 lít.
1.2 Định mức
	Khi sản xuất phát triển có sự trao đổi sản phẩm trên cơ sở ngang giá thì từng người sản xuất cá biệt không thể lấy mức riêng của mình làm chuẩn mà phải dựa trên trình độ sản xuất xã hội để định ra mức chung phản ánh được hao phí lao động xã hội trung bình cần thiết cho một đơn vị sản phẩm.
Định mức là mức trung bình được quy định trong một phạm vi (thời gian, không gian) nhất định.
1.3. Định mức kỹ thuật
Định mức kỹ thuật là định mức được lập ra trên cơ sở chia nhỏ quá trình sản xuất thành các bộ phận (phần tử), loại trừ những chỗ không hợp lý, hợp lý hoá các thao tác biến thành quá trình sản xuất chuẩn.
Định mức kỹ thuật xây dựng là định mức chi tiết được chọn làm cơ sở để lập ra các Định mức xây dựng khác.
2. Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng của công tác định mức
2.1. Mục đích
- Công tác định mức nhằm sử dụng tiết kiệm các yếu tố sản xuất
- Nghiên cứu và áp dụng các phương pháp sản xuất tiến bộ để thúc đẩy tăng năng suất lao động.
- Thông qua việc áp dụng các định mức, người sản xuất sẽ góp phần định hình hoá, thống nhất hoá các quy trình sản xuất, cải tiến kỹ thuật không ngừng giảm chi phí sản xuất.
2.2. Nhiệm vụ
- Lập ra Định mức mới là thước đo tiêu chuẩn năng suất lao động trong từng thời kỳ nhất định.
- Bổ sung, sửa đổi các định mức hiện hành.
- Nghiên cứu phương pháp sản xuất tiên tiến,
2.3. Đối tượng
- Các yếu tố sản xuất (vật liệu, nhân công, máy thi công). Cụ thể là hao phí vật liệu; hao phí lao động; hao phí thời gian sử dụng máy thi công để thực hiện việc xây dựng công trình phụ thuộc vào đặc điểm sản phẩm, kỹ thuật và công nghệ được áp dụng, điều kiện sản xuất và sự điều hành thi công hay điều hành sản xuất tại hiện trường.
- Các phương pháp lao động tiên tiến, các biện pháp tiết kiệm vật liệu và phương pháp sử dụng máy thi công hiệu quả.
3. Phương pháp nghiên cứu công tác định mức
- Chọn đối tượng đại diện
Chọn đối tượng đại diện ở trình độ trung bình tiên tiến trong điều kiện phổ biến. Tránh chọn các đối tượng giỏi nhất hoặc phương án tốt nhất.
- Nghiên cứu đối tượng theo các bộ phận chia nhỏ của nó
Phương pháp này nhằm nghiên cứu sâu sắc hơn, loại bỏ những phần thừa, lạc hậu nhằm tiêu chuẩn hoá, hợp lý hoá các quá trình sản xuất để nâng cao năng suất lao động.
Chia một quá trình hoạt động nào đó thành các bộ phận (các phần tử) theo một trình tự nhất định rồi đo trước thời gian thực hiện từng phần tử được áp dụng rộng rãi trong các hệ thống tự động hoá, trong các cơ chế máy móc.
Phân loại Định mức theo mức độ chi tiết và phạm vi sử dụng
Định mức chi tiết
Loại định mức này có thể là định mức phần việc hoặc định mức chung cho 1 đơn vị sản phẩm nhưng được tách ra theo các yếu tố chi phí của quá trình sản xuất: 
 + Định mức lao động
 + Định mức sử dụng vật liệu
 + Định mức thời gian sử dụng máy xây dựng
Ưu điểm: Tiện lợi để khoán việc, trả công, cấp vật liệu
Nhược điểm: Không thuận lợi cho lập dự toán xây lắp công trình, lập kế hoạch XDCB
Định mức dự toán
Định mức dự toán gồm 2 loại:
- Định mức dự toán cho từng yếu tố sản xuất
- Định mức dự toán tổng hợp: gồm các định mức dự toán về vật liệu, nhân công, máy thi công cho một đơn vị sản phẩm thích hợp. 
Ví dụ: ĐMDTTH cho 1m3 Bê tông móng ≤250cm đá 1x2, vữa bê tông mác 250, mức hao phí các yếu tố sản xuất:
1,025 vữa bê tông
1,23 ngày công bậc 3,0/7 – nhóm 2
0,095 ca máy trộn bê tông – dung tích 250 lít
0,095 ca máy đầm bê tông, đầm dùi – công suất 1,5kW.
Ưu điểm: Thuận lợi cho lập dự toán xây lắp công trình, lập kế hoạch XDCB
Khuyết điểm: Đôi khi ĐMDTTH không đáp ứng được yêu cầu trong công tác đấu thầu khi người dự thầu cần xác định nhanh và sát giá của một công trình là bao nhiêu. 
Định mức mở rộng
ĐMMR thuận lợi cho việc xác định một cách nhanh chóng và khá sát giá của một công trình.
ĐMMR thường có các loại sau:
- Chi phí vật liệu chủ yếu cho 1 triệu đồng giá trị xây lắp từng loại công trình (cho từng loại hạng mục)
- Chi phí nhân công (tính theo ngày công) cho 1m2 xây dựng hoặc 1m2 sàn cho từng loại công trình hoặc hạng mục.
- Giá chuẩn cho 1m2 xây dựng cho từng loại công trình hoặc hạng mục thông dụng.
BÀI 2
CÁC PHƯƠNG PHÁP LẬP ĐỊNH MỨC HAY DÙNG
I. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT TẠI HIỆN TRƯỜNG
Nội dung và trình tự của phương pháp này gồm 5 nội dung chính như sau:
1. Giai đoạn chuẩn bị
Thành lập tổ, nhóm nghiên cứu; chuẩn bị dụng cụ, thiết bị chuyên môn; bồi dưỡng nghiệp vụ.
Bao gồm các việc sau:
1.1. Biên chế tổ, nhóm nghiên cứu
Gồm từ 3 đến 5 người, trong đó có 1 kỹ sư nhiều kinh nghiệm làm nhóm trưởng.
1.2. Trang bị những dụng cụ, thiết bị và những biểu mẫu cần thiết
Camera (nếu có thể); máy ảnh; đồng hồ bấm giờ; biểu mẫu chuyên dùng như: phiếu chụp ảnh đô thị, phiếu chụp ảnh kết hợp, phiếu chụp ảnh số, phiếu bấm giờ chọn lọc, phiếu quan sát đa thời điểm, phiếu quan sát hao phí vật liệu, phiếu đặc tính,
1.3. Huấn luyện nghiệp vụ
- Kỹ thuật “chụp ảnh”, bấm giờ, phiếu đặc tính và thu lượm thông tin
- Nghiên cứu phương pháp tính định mức lao động
- Xác định số lượng các quan trắc và thời gian khảo sát
 Phương pháp tính định mức lao động: Phương pháp này được thể hiện ở 2 hệ số là Hệ số chuyển đơn vị và Hệ số cơ cấu.
a. Hệ số chuyển vị: 
+ Đặt vấn đề: Khi quan sát thu thập số liệu theo các phần tử chia nhỏ của quá trình sản xuất, nhưng khi ta trình bày định mức để sử dụng thì tính cho một đơn vị đo của quá trình  ...  triệu trở lên => Giá trị thu hồi = 10% nguyên giá;
+ Không tính giá trị thu hồi đối với máy có nguyên giá < 30 triệu đồng.
- ĐKH	: Định mức khấu hao của máy (%/năm) lấy cột số (2) phụ lục 2.
- NCA	: số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm) lấy cột số (4) phụ lục 2.
Chú ý: Có thể tham khảo nguyên giá tại cột (10) của thông tư này.
3.2.2. Chi phí sửa chữa CSC :
Chi phí sửa chữa máy là các khoản chi phí để bảo dưỡng, sửa chữa máy định kỳ, sửa chữa máy đột xuất trong quá trình sử dụng máy nhằm duy trì và khôi phục năng lực hoạt động tiêu chuẩn của máy.
	Công thức xác định :
	CSC = 
- CSC	: Chi phí sửa chữa trong giá ca máy (đồng/ca). 
- ĐSC	: Định mức sửa chữa của máy (% năm) lấy cột số (6) phụ lục 2.
- G	: Nguyên giá máy trước thuế (đồng)
- NCA	: số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm) lấy cột số (4) phụ lục 2.
	Chi phí sửa chữa máy chưa bao gồm chi phí thay thế các phụ tùng thuộc bộ phận công tác của máy có giá trị lớn mà có sự hao mòn của chúng phụ thuộc chủ yếu tính chất của đối tượng công tác.
3.2.3. Chi phí nhiên liệu, năng lượng CNL:
Nhiên liệu, năng lượng là xăng, dầu, điện, gas hoặc khí nén tiêu hao trong thời gian làm việc của máy để tạo ra động lực cho máy hoạt động gọi là nhiên liệu chính.
Các loại dầu mỡ bôi trơn, dầu truyền động,gọi là nhiên liệu phụ trong một ca làm việc của máy được xác định bằng hệ số so với chi phí nhiên liệu chính.
	Công thức xác định
	CNL = (6.4)
Trong đó:
- CNL	: Chi phí nhiên liệu, năng lượng trong giá ca máy (đồng/ca).
- ĐNL	: Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng loại i của thời gian máy làm việc trong một ca lấy cột số (8) phụ lục 2.
- GNL	: Giá nhiên liệu loại i.
- KP: hệ số chi phí nhiên liệu phụ loại i và được lấy như sau :
+ Máy và thiết bị chạy động cơ xăng	: 1,02;
+ Máy và thiết bị chạy động cơ diesel	: 1,03;
+ Máy và thiết bị chạy động cơ điện	: 1,05
- n: Số loại nhiên liệu sử dụng trong một ca máy.
Giá xăng, dầu : theo thông báo cáo chí giá xăng dầu của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam Petrolimex phù hợp với thời điểm tính ca máy và khu vự xây dựng công trình.
Giá điện : theo quy định về giá bán điện của nhà nước phù hợp với thời điểm tính giá ca máy và khu vực xây dựng công trình.
Trường hợp các loại máy để thực hiện một số loại công tác (như khảo sát, thí nghiệm và một số loại công tác khác) mà chi phí nhiên liệu, năng lượng đã tính vào chi phí vật liệu trong đơn giá của công tác đó thì khi xác định giá ca máy không tính thành phần chi phí nhiên liệu, năng lượng.
3.2.4. Chi phí Nhân công điều khiển máy CNC:
Chi phí nhân công điều khiển trong một ca làm việc của máy được xác định trên cơ sở quy định về số lượng, thành phần, nhóm, cấp bậc công nhân điều khiển máy theo quy trình vận hành máy và đơn giá ngày công tương ứng với cấp bậc công nhân điều khiển máy.
	Công thức xác định :
CNC = (6.5)
 	Trong đó:
- N	: Số lượng công nhân theo cấp bậc điều khiển máy loại i trong 1 ca máy lấy cột số (9) phụ lục 2.
- CTL	: Đơn giá ngày công cấp bậc công nhân điều khiển máy loại i.
- n	: Số lượng, loại công nhân điều khiển máy trong 1 ca máy.
Đơn giá ngày công cấp bậc công nhân điều khiển máy được xác định trên cơ sở đơn giá nhân công xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố.
Trường hợp các loại máy để thực hiện một số loại công tác (như khảo sát xây dựng, thí nghiệm và một số loại công tác khác) mà chi phí nhân công điều khiển máy đã tính vào chi phí nhân công trong đơn giá thì khi xác định giá ca máy không tính thành phần chi phí nhân công điều khiển.
3.2.5. Chi phí khác CCPK :
	Công thức xác định 
CK = 
Trong đó:
+ CK	: Chi phí khác trong giá ca máy (đồng/ca).
+ GK	: Định mức chi phí khác của máy (% năm) lấy cột số (7) phụ lục 2.
+ G	: Nguyên giá máy trước thuế (đồng).
+ NCA	: Số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm) lấy cột số (4) phụ lục 2.
Định mức chi phí khác của máy được xác định trên cơ sở định mức chi phí khác của máy quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư này. Trường hợp loại máy và thiết bị chưa có trong quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư này thì định mức chi phí khác của máy được xác định theo quy định tại mục 2 Phụ lục này
3.3. Xác định giá ca máy của loại máy và thiết bị thi công chưa có trong quy định tại phụ lục số 2 trong thông tư này
Trường hợp loại máy và thiết bị chưa có trong quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư này thì việc xác định giá ca máy thực hiện theo các phương pháp khảo sát, xác định định mức các hao phí và các dữ liệu cơ bản của giá ca máy quy định tại mục 2.1 Phụ lục này để phục vụ tính toán xác định giá ca máy. Đối với một số loại máy và thiết bị thi công xây dựng có sẵn thông tin giá thuê máy phổ biến trên thị trường thì có thể khảo sát, xác định giá thuê máy trên thị trường để phục vụ tính toán xác định giá ca máy theo phương pháp quy định tại mục 2.2 Phụ lục này. Cụ thể như sau:
3.3.1. Phương pháp khảo sát xác định định mức các hao phí và các dữ liệu cơ bản của giá ca máy
Trình tự khảo sát xác định giá ca máy theo các định mức các hao phí và các dữ liệu cơ bản của giá ca máy như sau:
- Bước 1: Lập danh mục máy và thiết bị thi công xây dựng cần xác định giá ca máy.
- Bước 2: Khảo sát số liệu làm cơ sở xác định từng định mức hao phí và các dữ liệu cơ bản xác định các thành phần chi phí của giá ca máy;
- Bước 3: Tính toán, xác định giá ca máy bình quân.
 Nội dung khảo sát xác định định mức các hao phí để tính giá ca máy:
- Định mức khấu hao của máy: khảo sát về mức độ hao mòn của máy trong quá trình sử dụng máy do nhà sản xuất máy công bố hoặc theo điều kiện sử dụng cụ thể của máy;
- Định mức sửa chữa của máy: khảo sát thu thập, tổng hợp số liệu về chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy trong cả đời máy từ các hồ sơ, tài liệu sau: nhật ký công trình, thống kê chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy, các quy định về bảo dưỡng, sửa chữa máy; quy đổi tổng số chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy thành tỷ lệ phần trăm (%) so với nguyên giá máy; phân bổ đều tỷ lệ % chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy theo số năm đời máy.
- Số ca làm việc trong năm của máy: khảo sát thu thập, tổng hợp số liệu về thời gian sử dụng máy trong thực tế từ các hồ sơ, tài liệu liên quan đến thời gian sử dụng máy gồm: nhật ký công trình, báo cáo thống kê định kỳ về thời gian sử dụng máy, các quy định và yêu cầu kỹ thuật về thời gian bảo dưỡng, sửa chữa máy, số liệu thống kê về thời tiết ảnh hưởng đến thời gian làm việc của máy; quy định về thời gian sử dụng và hoạt động cả đời máy trong tài liệu kỹ thuật của máy hoặc do nhà sản xuất máy công bố... Bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến số ca làm việc của máy trong năm theo những điều kiện cụ thể của công trình.
- Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng: khảo sát số liệu mức nhiên liệu, năng lượng của máy tiêu thụ phù hợp với thời gian làm việc thực tế của máy trong ca; số liệu tính toán theo quy định trong tài liệu kỹ thuật của máy do nhà sản xuất máy công bố về tiêu hao nhiên liệu, năng lượng khi máy hoạt động.
- Số lượng nhân công: Khảo sát số lượng công nhân điều khiển máy, trình độ tay nghề (cấp bậc thợ); khảo sát các quy định về nhân công điều khiển máy do nhà sản xuất máy công bố.
- Định mức chi phí khác của máy: khảo sát thu thập, tổng hợp số liệu về chi phí khác của máy gồm các chi phí cần thiết để máy hoạt động bình thường, có hiệu quả tại công trình quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư này; quy đổi giá trị khoản chi phí này theo tỷ lệ % so với giá tính khấu hao của máy; phân bổ chi phí quản lý máy cho số năm đời máy.
 Nội dung khảo sát xác định nguyên giá của máy:
Nguyên giá của máy cần xác định giá ca máy được xác định trên cơ sở :
- Hợp đồng mua bán máy và các chi phí khác liên quan để đưa máy vào trạng thái sẵn sàng hoạt động;
- Báo giá của nhà cung cấp hoặc của các doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực thiết bị công trình xây dựng, kinh doanh cung cấp, cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng và các chi phí khác liên quan để đưa máy vào trạng thái sẵn sàng hoạt động;
- Tham khảo nguyên giá máy từ các công trình tương tự đã và đang thực hiện theo nguyên tắc phù hợp với mặt bằng giá máy trên thị trường tại thời điểm tính giá ca máy;
- Tham khảo nguyên giá máy từ hồ sơ máy thi công của các nhà thầu trúng thầu các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh;
- Tham khảo nguyên giá máy các địa phương lân cận công bố.
Tổng hợp xử lý số liệu và tính toán xác định giá ca máy.
- Định mức các hao phí xác định giá ca máy và nguyên giá máy được sàng lọc và xử lý dữ liệu trên cơ sở tổng hợp các thông tin, số liệu khảo sát theo từng nội dung.
- Trường hợp một trong các định mức hao phí xác định giá ca máy thiếu số liệu khảo sát hoặc không đủ cơ sở, tài liệu để khảo sát số liệu thì được xác định bằng cách tính toán điều chỉnh quy định định mức của các loại máy có cùng tính năng kỹ thuật nhưng khác về công suất hoặc thông số kỹ thuật chủ yếu tại Phụ lục số 2 Thông tư này.
- Giá ca máy của mỗi công tác xây dựng được xác định theo phương pháp xác định các thành phần chi phí cơ bản của giá ca máy trên cơ sở số liệu sau khi phân tích.
- Định mức các hao phí để tính giá ca máy sau được xác định theo phương pháp khảo sát được gửi về Bộ Xây dựng để tổng hợp, ban hành phục vụ quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
3.3.2. Phương pháp khảo sát giá ca máy thuê trên thị trường:
 Trình tự xác định giá ca máy theo số liệu khảo sát giá thuê máy như sau:
- Bước 1: Lập danh mục máy và thiết bị thi công xây dựng có thông tin giá thuê máy phổ biến trên thị trường;
- Bước 2: Khảo sát xác định giá thuê máy trên thị trường;
- Bước 3: Tính toán, xác định giá ca máy theo giá ca máy thuê bình quân.
Phạm vi/khu vực khảo sát giá thuê máy: Khảo sát trên địa bàn các địa phương và các địa phương lân cận.
Nguyên tắc khảo sát xác định giá ca máy thuê:
- Giá ca máy thuê trên thị trường được khảo sát thu thập, tổng hợp số liệu, thống kê giá cho thuê máy của các doanh nghiệp xây dựng, doanh nghiệp kinh doanh mua, bán, cho thuê máy.
- Giá ca máy thuê được khảo sát xác định phù hợp với chủng loại máy và thiết bị thi công được sử dụng trong định mức dự toán ban hành, hoặc định mức dự toán xây dựng của công trình.
Nội dung khảo sát cần xác định rõ các thông tin sau:
- Giá ca máy thuê được khảo sát xác định chỉ bao gồm toàn bộ hoặc một số các khoản mục chi phí trong giá ca máy như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển và chi phí khác của máy. Các nội dung chi phí khác liên quan đến việc cho thuê máy để đủ điều kiện cho máy hoạt động, vận hành tại công trường (nếu có) như các khoản mục chi phí quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này và chi phí vận chuyển máy móc, thiết bị đến công trình... được tách riêng không bao gồm trong giá ca máy thuê được khảo sát.
- Giá ca máy thuê được khảo sát xác định tương ứng với đơn vị ca máy (theo quy định về thời gian một ca hoạt động sản xuất thi công của định mức dự toán xây dựng) và các hình thức cho thuê máy (cho thuê bao gồm cả vận hành hoặc chỉ cho thuê máy không bao gồm vận hành) cùng các điều kiện cho thuê máy kèm theo.
- Trường hợp doanh nghiệp công bố giá thuê máy theo các đơn vị thời gian thuê máy theo giờ, theo ngày, theo tháng hoặc năm thì phải được quy đổi về giá thuê theo ca máy để phục vụ tính toán.
- Trường hợp hình thức cho thuê máy bao gồm cả vận hành thì thông tin khảo sát cần xác định riêng các khoản mục chi phí liên quan đến vận hành máy (gồm chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển máy) và các khoản mục chi phí được phân bổ vào giá ca máy thuê (gồm chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí khác).
- Khảo sát các thông tin cơ bản của máy: về thông số kỹ thuật của máy (chủng loại, công suất, kích thước, mức độ tiêu hao nhiên liệu...); về xuất xứ của máy; về tình trạng của máy.
- Khảo sát các thông tin cơ bản về doanh nghiệp cho thuê máy;
Tổng hợp xử lý số liệu và tính toán xác định giá ca máy thuê.
Giá ca máy thuê sau khi khảo sát được sàng lọc theo từng loại và công suất máy, đồng thời được xử lý dữ liệu trước khi tính toán xác định giá ca máy thuê bình quân làm cơ sở công bố, cụ thể:
- Các khoản mục chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển máy trong giá ca máy thuê khảo sát được chuẩn xác theo quy định của nhà sản xuất về mức tiêu hao năng lượng, nhiên liệu, thành phần thợ lái máy và các quy định xác định giá nhiên liệu, năng lượng, đơn giá nhân công tại mục 1 Phụ lục này. Sau đó tổng hợp xử lý bằng phương pháp hồi quy, chuyển đổi số liệu về thời điểm tính toán và tổng hợp để xác định chi phí.
- Các khoản mục chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí khác trong giá ca máy thuê khảo sát được xử lý bằng phương pháp hồi quy, chuyển đổi số liệu về thời điểm tính toán và tổng hợp để xác định chi phí.
3.3.3. Xác định giá ca máy chờ đợi
Giá ca máy chờ đợi là giá ca máy của các loại máy đã được huy động đến công trình để thi công xây dựng công trình nhưng chưa có việc để làm nhưng không do lỗi của nhà thầu.
Giá ca máy chờ đợi gồm chi phí khấu hao (được tính 50% chi phí khấu hao), chi phí nhân công điều khiển (được tính 50% chi phí nhân công điều khiển) và chi phí khác của máy.
3.3.4. Xác định giá thuê máy theo giờ
Giá thuê máy theo giờ là chi phí bên đi thuê trả cho bên cho thuê để được quyền sử dụng máy trong một khoảng thời gian tính theo giờ máy (chưa đủ một ca) để hoàn thành đơn vị khối lượng sản phẩm xây dựng.
Giá máy theo giờ bao gồm chi phí nhiên liệu, năng lượng; chi phí tiền lương thợ điều khiển máy; chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa và chi phí khác được tính toán và được phân bổ cho một giờ làm việc.
Tùy theo loại máy xây dựng, tính chất công việc của công tác xây dựng, công nghệ, biện pháp thi công, giá máy theo giờ được xác định trên cơ sở điều chỉnh giá ca máy theo ca được công bố trong bảng giá ca máy của địa phương nhân với hệ số 1,2 hoặc khảo sát xác định theo hướng dẫn tại mục 2.2 của Phụ lục 1 Thông tư này.
3.4. Bài tập thực hành 
Hãy xác định chi phí cho 1 ca máy của máy Trộm 250lít với các số liệu như sau:
Chi phí mua máy là 32 triệu
Chi phí vận chuyển là 2% giá mua
Chi phí lắp đặt và chạy thử là 3% 
Tuổi thọ của máy 5 năm

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_dinh_muc_xay_dung.doc