Giáo trình Điện lạnh cơ bản 3

Độ ẩm tương đối có ảnh hưởng quyết định tới khả năng bay mồ hôi vào trong không khí. Quá trình này chỉ có thể tiến hành khi  < 100%. Độ ẩm càng thấp thì khả năng thoát mồ hôi càng cao, cơ thể cảm thấy dễ chịu. Khi thoát 1g mồ hôi thì thải 2500 J.

Giáo trình Điện lạnh cơ bản 3 trang 1

Trang 1

Giáo trình Điện lạnh cơ bản 3 trang 2

Trang 2

Giáo trình Điện lạnh cơ bản 3 trang 3

Trang 3

Giáo trình Điện lạnh cơ bản 3 trang 4

Trang 4

Giáo trình Điện lạnh cơ bản 3 trang 5

Trang 5

Giáo trình Điện lạnh cơ bản 3 trang 6

Trang 6

Giáo trình Điện lạnh cơ bản 3 trang 7

Trang 7

Giáo trình Điện lạnh cơ bản 3 trang 8

Trang 8

Giáo trình Điện lạnh cơ bản 3 trang 9

Trang 9

Giáo trình Điện lạnh cơ bản 3 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 50 trang Danh Thịnh 12/01/2024 2760
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Điện lạnh cơ bản 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Điện lạnh cơ bản 3

Giáo trình Điện lạnh cơ bản 3
ĐIỆN LẠNH CƠ BẢN 3
1. Giới thiệu về điều hòa không khí
Definition: 	Air conditioning is the simultaneous control of the temperature, humidity, motion, and purity of the atmosphere in confined space.
Điều hòa không khí là kỹ thuật tạo ra và duy trì điều kiện vi khí hậu thích hợp với con người và quá trình sản xuất.
ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
	Môi trường không khí có ảnh hưởng rất lớn đến con người và quá trình sản xuất. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến con người cụ thể như sau:
	- Nhiệt độ
	- Độ ẩm
	- Tốc độ gió
	- Nồng độ các chất độc hại
	- Độ ồn
1.1 Ảnh hưởng tới con người.
1.1.1 Nhiệt độ.
Nhiệt độ là yếu tố gây cảm giác nóng lạnh đối với con người. Cơ thể con người luôn luôn có nhiệt độ là 37oC. Trong quá trình vận động con người luôn luôn nhả nhiệt qtỏa. Để duy trì thân nhiệt cơ thể thường xuyên trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh, dưới 2 hình thức
	- Truyền nhiệt: Nhiệt được truyền từ cơ thể con người vào môi trường xung quanh dưới 3 hình thức: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ. Nói chung nhiệt lượng trao đổi theo hình thức này phụ thuộc chủ yếu vào độ chênh nhiệt độ và môi trường xung quanh. Lượng nhiệt trao đổi này gọi là nhiệt hiện. Ký hiệu qh (sensible heat)
	Truyền nhiệt được thực hiện chủ yếu là tỏa nhiệt và bức xạ từ bề mặt da (36oC) hoặc dẫn nhiệt qua lớp vải khi có độ chênh nhiệt độ với môi trường.
	Khi nhiệt độ môi trường nhỏ hơn 36oC cơ thể truyền nhiệt cho môi trường, khi nhiệt độ cao hơn 36oC thì nhận nhiệt. Khi nhiệt độ môi trường quá bé thì cơ thể mất nhiều nhiệt nên có cảm giá lạnh và ngược lại khi nhiệt độ môi trường lớn khả năng ra môi trường giảm nên có cảm giác nóng.
	- Tỏa ẩm: ngoài hình thức trên con người còn trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh thông qua hình thức tỏa ẩm. Hình thức này có thể xảy ra trong mọi phạm vi nhiệt độ và khi nhiệt độ môi trường càng cao thì tỏa ẩm càng lớn. Nhiệt năng của cơ thể được thải ra ngoài cùng với hơi nước dưới dạng nhiệt ẩn, nên lượng nhiệt này được gọi là nhiệt ẩn. Ký hiệu qa (latent heat)
Ngay cả khi nhiệt độ môi trường cao hơn 36oC cơ thể con người vẫn thải được nhiệt ra môi trường thông qua hình thức tỏa ẩm. Đó là thoát mồ hôi. Người ta đã tính được rằng cứ thoát một giọt mồ hôi thì cơ thể thải được một lượng nhiệt nhất định. Nhiệt độ càng cao, độ ẩm môi trường càng bé thì thoát mồ hôi càng nhiều vì khi đó hình thức thải nhiệt bằng truyền nhiệt bị giảm.
Tổng nhiệt lượng truyền nhiệt và tỏa ẩm phải đảm bảo luôn luôn bằng lượng nhiệt do cơ thể sản sinh ra.
	Mối quan hệ giữa 2 hình thức phải luôn luôn đảm bảo:
qtỏa = qh + qa
Nếu vì một lý do gì đó mất cân bằng thì sẽ gây đau ốm
	Nhiệt độ thích hợp nhất đối với con người nằm trong khoảng 22-27 oC
1.3.1.2 Độ ẩm tương đối.
	Độ ẩm tương đối có ảnh hưởng quyết định tới khả năng bay mồ hôi vào trong không khí. Quá trình này chỉ có thể tiến hành khi j < 100%. Độ ẩm càng thấp thì khả năng thoát mồ hôi càng cao, cơ thể cảm thấy dễ chịu. Khi thoát 1g mồ hôi thì thải 2500 J. 
	- Khi độ ẩm cao: Khi độ ẩm tăng lên khả năng thoát mồ hôi kém, cơ thể cảm thấy rất nặng nề và mệt, dễ gây cảm cúm. Người ta nhận thấy ở một nhiệt độ và tốc độ gió không đổi khi độ ẩm tăng lên khả năng bốc mồ hôi chậm hoặc không thể bay hơi được dẫn đến trên bề mặt da có lớp mồ hôi nhớp nháp. Người ta đã xây dựng đồ thị biểu thị miền trạng thái ở đó trên bề mặt da sẽ xuất hiện mồ hôi ướt gọi là miền mồ hôi. Trên hình trình bày miền mồ hôi trên da. Có thể thấy khi độ ẩm nhỏ trên bề mặt da có mồ hôi ướt khi nhiệt độ khá cao (trên 30oC), còn khi j lớn trên da có mồ hôi ngay cả khi nhiệt độ rất thấp (dưới 20oC)
	- Khi độ ẩm thấp: Khi độ ẩm mồ hôi sẽ bay hơi nhanh và nhiều làm da khô nứt nẻ
	Tỉ lệ giữa lượng nhiệt trao đổi bằng tỏa ẩm lớn hơn nhiều so với truyền nhiệt.
	Nói chung khi độ ẩm thấp bề mặt da luôn luôn khô ráo.
1.1.3 Tốc độ lưu chuyển không khí.
	 Tốc độ không khí xung quanh có ảnh hưởng đến cường độ trao đổi nhiệt và trao đổi chất (thoát mồ hôi) giữa cơ thể con người với môi trường xung quanh. Khi tốc độ lớn cường độ trao đổi tăng lên. Vì vậy khi đứng trước gió ta cảm thấy mát và thường da khô hơn nơi tĩnh tại trong cùng điều kiện về độ ẩm và nhiệt độ và hiện tượng mồ hôi nhớp nháp trên da sẽ ít hơn.
	Khi tốc độ quá lớn thì cơ thể mất nhiệt, da khô. Tốc độ gió thích hợp tùy thuộc vào nhiều yếu tố: nhiệt độ gió, cường độ lao động, độ ẩm, trạng thái sức khỏe của mỗi người...
	Trong kỹ thuật điều hòa không khí người ta chỉ quan tâm tốc độ gió trong vùng làm việc, tức là vùng dưới 2m kể từ sàn nhà.
	Bảng dưới đây cho tốc độ gió cho phép trong vùng làm việc phụ thuộc vào nhiệt độ gió:
Nhiệt độ không khí, oC
Tốc độ wk, m/s
16 ¸ 20
21 ¸ 23
24 ¸ 25
26 ¸ 27
28 ¸ 30
> 30
< 0,25
0,25 ¸ 0,3
0,4 ¸ 0,6
0,7 ¸ 1,0
1,1 ¸ 1,3
1,3 ¸ 1,5

Rõ ràng con người luôn luôn chịu ảnh hưởng của 3 yếu tố hết sức quan trọng là nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió. Để đánh giá ảnh hưởng tổng hợp của 3 yếu tố: t, j, wk để tìm ra miền khí hậu thích hợp cho cơ thể con người có nhiều cách khác nhau. 
Tuy nhiên miền tiện nghi cũng mang tính tương đối vì còn phụ thuộc vào cường độ lao động, thói quen, tình trạng sức khỏe của mỗi người. Trong trường hợp lao động nhẹ hoặc tĩnh tại thì có thể đánh giá thông qua nhiệt độ hiệu quả tương đương:
thq = 0,5 (tk + tư) – 1,94.(wk)0,5
	Nhiệt độ hiệu quả thích hợp được xác định như sau:
	- Mùa hè: 19 – 24 oC
	- Mùa đông: 17,2 – 21,7 oC
Ngoài ra người ta còn xây dựng miền tiện nghi trên đồ thị. Khi trạng thái không khí rơi vào miền đó thì được coi là thích hợp đối với con người.
1.1.4 Nồng độ các chất độc hại.
	Khi trong không khí có các chất độc hại chiếm một tỷ lệ lớn thì nó sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Mức độ tái hại của mỗi một chất tùy thuộc vào nồng độ của nó trong không khí, thời gian tiếp xúc của con người, tình trạng sức khỏe 
Các chất bao gồm các chất chủ yếu sau:
	- Bụi: Bụi ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Tác hại của bụi phụ thuộc vào loại bụi và kích thước của nó. Kích thước càng nhỏ thì càng có hại vì nó tồn tại trong không ... độ làm việc ổn định, đọc giá trị pk và pn. Nếu p0 cao hơn yêu cầu phải tiến hành với ống mao dài hơn và thấp hơn yếu cầu phải thử nghiệm với ống mao ngắn hơn. Khi thử nghiệm với ống mao khác nếu dàn lạnh chưa bám đều tuyết phải nạp thêm và nếu uyết bám cả trên đường ống hút phải xả bớt môi chất để đạt được chế độ làm việc tối ưu.
Thử nghiệm xác định độ dài ống mao trong hệ thống lạnh
Lượng môi chất nạp vào hệ thống phải vừa đủ. Nhiều hoặc ít môi chất qúa đều làm giảm năng suất lạnh và tăng tiêu tốn điện năng vì chế độ làm việc lệch khỏi chế độ thiết kế.
Cân cáp:
Cân cáp là từ các thợ sửa chữa tủ lạnh dùng để chỉ việc sửa đổi lại ống mao cho phù hợp với hệ thống máy lạnh sau khi sửa chữa hoặc khi dựng một máy kem, máy đá. Khi sửa chữa và dựng máy, để đạt được chế độ lạnh yêu cầu thường người ta phải cân cáp vì ống mao cũ không còn phù hợp, vì bị dập, bẹp, tắc, vì lốc đã bị “dão”, v.v
- Phương pháp 1:chỉ đo trở lực không khí của ống mao và phin với chính lốc sẽ lắp cùng với ống mao trong hệ thống. Nối ống mao vào phin và nối vào đầu đẩy của lốc. Trước phin lắp áp kế. Đầu hút của lốc để tự do hút không khí và đầu kia của ống mao cũng để tự do trong không khí như hình vẽ. Cho lốc chạy, kim của áp kế sẽ từ từ tăng lên đến một giá trị nào đó. Giá trị ổn định cao nhất mà kim đạt được p1 chính là trở kháng thủy lực của ống mao. So sánh với giá trị kinh nghiệm, nếu nhỏ phải nối thêm ống mao và lớn phải cắt bớt ống mao. Đối với tủ lạnh thường, 1 sao, nhiệt độ (-60C) p1 = 130 150PSI. Tủ lạnh 2 sao (-120C): p1 = 160 180PSI. Lốc khỏe nên lấy các giá trị trên, còn lốc yếu thì nên lấy các giá trị dưới. Đây chỉ là các số liệu cho tủ có dàn ngưng không khí đối lưu tự nhiên, theo kinh nghiệm nêu ra cùng tham khảo.
Phương pháp cân cáp thứ nhất
- Phương pháp 2 :đo trở lực không khí của ống mao trong hệ thống lạnh đã lắp hoàn chỉnh.
Ống mao được lắp đặt vào hệ thống hoàn chỉnh. Độ dài ống mao có thể lấy theo giá trị định hướng có thêm chiều dài dự trữ. Trước phin lọc (cũng có thể sau phin nếu coi tổn thất áp suất ở phin là không đáng kể) lắp áp kế đo trở lực không khí. Ống nạp để tự do trong không khí.
Cho lốc chạy, không khí được hút vào lốc qua đường nạp. Kim áp kế quay. Khi kim đạt vị trí ổn định (cao nhất) áp suất trong và ngoài lốc cân bằng, không khí không bị hút thêm vào lốc thì đọc trị số áp suất đạt được. Trị số này được coi là tiêu chuẩn đánh giá trở lực của ống mao. Nếu trị số qúa nhỏ phải nối thêm ống và trị số qúa lớn phải cắt bớt. Đối với tủ lạnh dàn ngưng đối lưu không khí tự nhiên p1 từ 150 đến 210PSI. Nếu cần nhiệt độ bay hơi cao lấy trị số thấp và ngược lại.
Đối với bể kem, bể đá dàn ngưng có quạt gió p1 lấy từ 75 đến 140PSI. Nhiệt độ bay hơi cao chọn trị số nhỏ và nhiệt độ bay hơi thấp (đến -250C) lấy trị số cao.
Phương pháp cân cáp thứ hai
Khi chọn ống mao cần lưu ý một số nguyên tắc sau:
- Để tránh tắc ẩm và tắc bẩn nên chọn ống mao có đường kính lớn (với chiều dài lớn) không nên chọn ống mao có đường kính nhỏ.
- Không tìm cách tăng trở lực ống mao bằng cách kẹp bớt ống mao.
- Trở lực ống mao càng lớn, độ lạnh đạt được càng sâu, nhưng năng suất lạnh của hệ thống càng nhỏ, vì vậy chỉ cân cáp vừa đủ độ lạnh cần đạt.
f) Một số hư hỏng và cách khắc phục:
- Ống mao có tiết diện rất nhỏ nên rất dễ bị tắc bẩn, một phần hoặc toàn phần. Khi tắc hoàn toàn, hệ thống mất lạnh, máy nén chạy không tải, dòng điện có trị số thấp nhất (chạy không tải). Khi tắc một phần tủ kém lạnh và hầu như không nghe thấy tiếng “xì xì” do gas phun vào dàn bay hơi, dòng nhỏ hơn bình thường. Chỗ tắc ống mao đổ mồ hôi.
Dùng đèn khò hơ nóng chỗ bị tắc khi máy chạy dùng tuôcnơvit gõ nhẹ vài lần. Nếu không hết phải tháo ra thông lại hoặc cắt bỏ phần bị tắc vì hay tắc ngay ở gần phin lọc, nếu cần phải thay mới.
- Ống mao là ống rất nhỏ và mỏng nên dễ bị móp méo gãy xì. Khi thấy tủ kém lạnh hoặc mất lạnh có thể kiểm tra tình trạng ống mao và có biện pháp khắc phục sửa chữa hoặc thay mới.
- Van tiết lưu nhiệt có nhiều chi tiết chuyển động nên cũng hay có những trục trặc ở các chi tiết này. Các chi tiết chuyển động có thể bị mòn, bị kẹt vì bẩn, có thể bị tắc bẩn do lưới lọc bị thủng. Biểu hiện ở hệ thống lạnh giống như khi ống mao bị tắc. Nói chung những hư hỏng này phải chuyển cho thợ chuyên môn sửa chữa.
- Van tiết lưu nhiệt có hệ thống cảm nhiệt có nạp môi chất. Hệ thống này cũng có thể bị thủng xì, làm van mất tác dụng. Phải thay mới hệ thống cảm nhiệt cùng loại hoặc thay thế mới phù hợp.
5.6. Phin sấy, phin lọc và các thiết bị phụ khác:
a) Phin sấy là một thiết bị lắp vào hệ thống lạnh để hút ẩm (hơi nước) còn sót lại trong vòng tuần hoàn của môi chất lạnh.
Ẩm là kẻ thù nguy hiểm của hệ thống lạnh. Khi lắp ráp hoặc sau khi sửa chữa, dù cẩn thận đến đâu, trong hệ thống lạnh vẫn còn sót lại một chút hơi ẩm. Hơi ẩm trong tủ lạnh không những gây ra tắc ẩm mà còn kết hợp với dầu bôi trơn và môi chất tạo ra khí không ngưng, tạo ra axit ăn mòn các chi tiết.
Ở cửa thoát của van tiết lưu hoặc ống mao, khi áp suất đột ngột giảm xuống p0 thì nhiệt độ cũng đột ngột giảm xuống t0 (dưới 00C), hơi ẩm sẽ đông thành đá bịt kín lối thoát của môi chất lạnh, làm cho hệ thống mất lạnh hoàn toàn. Hiện tượng trên gọi là tắc ẩm. Ở tủ lạnh gia đình, chỉ 15 mg ẩm cũng đủ gây tắc ẩm hoàn toàn.
Phin sấy và cách lắp đặt trong hệ thống lạnh
Phin sấy gồm một vỏ hình trụ bằng đồng hoặc thép, bên trong có lưới chặn, có thể có thêm lớp nỉ hoặc dạ, giữa là các hạt hoá chất có khả năng hút ẩm như silicagel hoặc zeôlit vì phin sấy bao giờ cũng có lưới chặn nên nó làm nhiệm vụ của cả phin lọc. Phin sấy được lắp cho tất cả các hệ thống lạnh có nhiệt độ bay hơi thấp hơn 00C. Chúng thường được lắp ở cuối dàn ngưng, truớc bộ phận tiết lưu hoặc ở cuối dàn bay hơi trước khi về máy nén.
Phin lọc của máy điều hòa cửa sổ
Chú ý: Tuyệt đối không được tiêm cồn mêtanol vào hệ thống lạnh để chống tắc ẩm vì cồn mêtanol ăn mòn dàn nhôm và phá hủy sơn cách điện dây quấn động cơ, tạo axit ăn mòn chi tiết. Chỉ được sử dụng hạn chế cồn mêtanol cho hệ thống lạnh hở và không có các chi tiết bằng nhôm.
b) Phin lọc:
Phin lọc dùng để lọc bụi cơ học ra khỏi vòng tuần hoàn môi chất lạnh như cát, bụi xỉ, vẩy hàn, mạt sắt, kim loại, tránh tắc bẩn và tránh hỏng hóc máy nén cùng các chi tiết chuyểng động.
Phin lọc gồm vỏ hình trụ, bên trong có bố trí lưới lọc hoặc một khối gồm kim loại có khả năng lọc bụi. Phin lọc thường sủ dụng cho các hệ thống lạnh có nhiệt độ bay hơi lớn hơn 00C như các máy điều hòa nhiệt độ. Khi nhiệ độ bay hơi lớn hơn 00C, thường dùng phin kết hợp với sấy lọc.
c) Bình chứa:
Các hệ thống lạnh dùng ống mao không có bình chứa nhưng các hệ thống lạnh dùng van tiết lưu bao giờ cũng có bình chứa và một số thiết bị phụ khác (xem hình hệ thống lạnh dùng van tiết lưu). 
Trước hết lốc là loại máy nén kín, nửa kín hoặc hở, thường có hai van chặn đầu hút và đầu đẩy. Dàn ngưng thường là loại có quạt gió hoặc làm mát bằng nước. Sau đó là bình chứa cho môi chất lỏng dạng hình trụ đứng hoặc nằm ngang. Đầu ra từ bình chứa có van chặn tiếp theo là phin sấy lọc, van điện từ van tiết lưu nhiệt, dàn bay hơi và lốc. Nếu dàn bay hơi đặt thấp hơn lốc hoặc trên đường ống hút có một đoạn đường ống bất kì mà hơi đi từ dưới lên trên thì phải bố trí bẫy dầu. Bẫy dầu đơn giản là một đoạn ống hình chữ U đặt ở cuối dàn bay hơi để nối với ống đứng mà hơi freôn đi hướng lên trên. Tốc độ hơi trong đoạn ống đứng phải đạt 5 – 8 m/s để đảm bảo hồi dầu về máy nén.
d) Một số hư hỏng và biện pháp khắc phục:
- Phin lọc bị tắc do bẩn: lắp ráp tại xưởng chế tạo hệ thống ít bị tắc phin vì độ sạch các chi tiết được đảm bảo, thường phin bị tắc sau qúa trình sửa chữa hoặc do hệ thống để qúa lâu. Biệu hiện giống như tắc ống mao. Có thể dừng máy, hơ nóng phin rồi gõ nhẹ, có thể cặn bẩn sẽ rơi xuống, phin thông. Nếu không được phải tháo ra làm sạch hoặc thay mới.
- Phin lọc bị rách gây tắc van tiết lưu hoặc ống mao, phải thay mới.
- Phin sấy lọc bị tắc phải thay mới.
Phin sấy lọc bị bão hòa ẩm, mất tác dụng: nhất thiết phải thay mới. Nhiều thợ lạnh tưởng rằng dùng đèn khò nóng phin kết hợp với hút chân không là có thể tái sinh được phin nhưng không tái sinh được phin mà còn làm rã các hạt chống ẩm gây tắc bẩn bộ phận tiết lưu.
Hệ thống lạnh dùng van tiết lưu
5.7. Hệ thống xả đá.
a) Nhiệm vụ.	
Hệ thống xã đá có nhiệm vụ làm tan hết nước đá và tuyết bám vào các dàn bay hơi làm lạnh không khí nhằm mục đích:
- Giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt.
- Tránh để thực phẩm và các khay đá không dính chặt vào dàn (trong tủ lạnh).
b) Phân loại.
	Căn cứ vào nguồn nhiệt dùng cho xả đá có thể phân ra ba loại:
- Xả đá bằng nguồn nhiệt môi trường.
- Xả đá bằng nguồn nhiệt do dây điện trở cấp.
- Xả đá bằng nguồn nhiệt do ga nóng từ dàn ngưng đến.
	Căn cứ vào phương pháp tiến hành có thể phân ra:
- Xả đá bằng tay.
- Xả đá bán tự động với dây điện trở và với hơi nóng dàn ngưng.
- Xả đá tự động bằng điện trở và bằng hơi nóng dàn ngưng.
c) Xả đá bằng tay: Phải thực hiện bằng tay tử lúc bắt đầu đến lúc kết thúc.
d) Xả đá bán tự động: 
	Khi nào cần xả đá thì bấm nút xả đá. Ở một số tủ, nấc xả đá là một nấc của thermostat. Sau khi xả đá xong tủ sẽ tự động hoạt động trở lại nhờ tính hiệu nhiệt độ của thermostat xả đá. 
	Sơ đồ mạch điện khi xả đá bán tự động bằng hơi nóng được biểu diễn trên hình a) và bằng dây điện trở trên hình b).
Hình a: Sơ đồ mạch điện xả đá bán tự động bằng hơi nóng.
Hình b: Sơ đồ mạch điện xả đá bán tự động dùng điện trở.
e) Xả đá hoàn toàn tự động.
	Quá trình xả đá tự động cũng tương tự như xả đá bán tự động, nhưng việc ấn nút xả đá cũng được thực hiện tự động nhờ một thiết bị điều khiển đặc biệt thường là rơle thời gian. 
	Rơ le thời gian gồm một động cơ điện xoay chiều một pha, thường làm việc với điện thế máy nén. Trục động cơ có một bộ bánh răng giảm tốc truyền động cho một bánh cam có tốc độ một vòng trong 24h. Tùy theo sự sắp xếp các vấu cam trên bánh cam ta sẽ có sự đóng ngắt tiếp điểm theo những chu kỳ thời gian nhất định. Ví dụ, cứ 24h, 12h, 8h  đóng ngắt một lần. Thời gian ngắt mạch cũng được điều chỉnh trên rơle
5.8. Hệ thống điện điều khiển tủ lạnh.
Hình : Sơ đồ xả đá bán tự động bằng dây điện trở
Hình: Sơ đồ xả đá bán tự động bằng hơi nóng.
* Vận hành tủ lạnh.
	Điều chỉnh nhiệt độ làm việc của tủ: Nhiệt độ trong tủ lạnh gia đình được điều chỉnh tự động nhờ thermostat. Nó có tác dụng giữ cho tủ làm việc ở nhiệt độ không đổi theo yêu cầu sử dụng, thích hợp với đối tượng bảo vệ và tiết kiệm được điện năng tiêu thụ. 
	Khi núm vặn của thermostat quay về “0” thì máy nén sẽ ngừng làm việc. Để tủ làm việc ta quay núm vặn ra khỏi số “0” đến số khác tùy theo nhiệt độ cần làm lạnh. Đặt số càng lớn thì nhiệt độ trong tủ càng thấp.
	Đối với thermostat, số chỉ của nó không chỉ ra nhiệt độ bên trong tủ vì nhiệt độ này còn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nơi đặt tủ.
	Vì vậy việc đặt ở số nào là do kinh nghiệm của người sử dụng, căn cứ vào nhiệt độ bên ngoài và đặc tính của tủ. Để đạt cùng nhiệt lạnh mong muốn, nếu trời nóng hơn phải đặt số lớn hơn và ngược lại.
	Sau khi đã điều chỉnh thì nhiệt độ trong ngăn đá sẽ không thay đổi và có trị số phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường xung quanh. Thường thì khi nhiệt độ xung quanh thay đổi 3-4oC thì nhiệt độ trong tủ thay đổi khoảng 1oC. Nhiệt độ trong tủ càng xa ngăn đá càng cao. Nhiệt cao nhất là trong ngăn đựng hoa quả ở đáy tủ, nó có thể cao hơn nhiệt độ trong ngăn kết đông từ 10-13oC, nhiệt độ trong tủ như vậy thường trung bình vào khoảng 5oC. 
	Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh: đây là chức năng chính của tủ lạnh. Đa số thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ môi trường để có thời gian bảo quản lâu hơn. Thời gian bảo quản trong tủ lạnh nói chung không nên vuợt quá một tuần, vì chế độ nhiệt độ đạt được trong tủ lạnh thấp nhất không quá -18oC, lại không khống chế được độ ẩm và không thay đổi không khí định kì. Nếu tủ hoàn toàn không được mở trong suốt thời gian bảo quản thì lại không đảm bảo hô hấp cho các loại rau quả tươi khi bảo quản. 
	Nhiệt độ bảo quản thực phẩm: Thịt, cá, thức ăn chín cần được bảo quản lâu thì để trong ngăn đá, nơi có nhiệt độ thấp nhất. Các loại thực phẩm khác như sữa, trứng, thức ăn, đồ hộp, bia  bảo quản ở sát ngăn đá nơi có nhiệt độ khoảng 2-5oC. 
	Làm đá trong tủ lạnh: Chỉ nên xem việc làm đá trong tủ lạnh là chức năng thứ yếu của tủ , không nên biến nó thành dụng cụ chuyên làm đá vì lúc đó tủ sẽ làm việc trong điều kiện nặng nề kéo dài, hiệu suất lại kém các máy làm đá bằng nước muối, lượng đá không lớn do chỉ làm được trong ngăn đá. 
	Tuyệt đối không được dùng vật cứng để nạy các sản phẩm để trong ngăn đá tránh làm thủng dàn lạnh. 
6.1 Sử dụng các bơm chân không/ nạp.
	Hút chân không có tác dụng hút ẩm và khí không ngưng ra khỏi hệ thống. Khi hút chân không hệ thống, ẩm trong hệ thống dưới áp suất chân không sẽ bay hơi và được hút ra ngoài.
	Nếu như quá trình hút chân không không thực hiện tốt, ẩm trong hệ thống sẽ gây ảnh hưởng khi vận hành, gây nghẹt ống mao hay van tiết lưu, đồng thời lượng khí không ngưng còn lại trong hệ thống sẽ làm cho áp suất ngưng tụ tăng cao, ảnh hưởng đến công suất toàn hệ thống.
	+ Nạp môi chất lạnh ta có thể nạp theo hai cách sau:
Nạp phía hạ áp: Môi chất được nạp vào ở dạng hơi. 
Nạp phía cao áp: Môi chất lạnh được nạp vào ở dạng lỏng.
+ Xác định lượng môi chất nạp. 
 	Có các phương pháp xác định sau:
Nhìn vào mắt ga để xác định: Nếu nạp chưa đủ môi chất sẽ thấy có bọt hoặc vẫn đục.
Căn cứ vào áp suất hệ thống: Để sử dụng được phương pháp này ta phải biết được hệ thống đang chạy cho hệ cấp đông, trữ đông hay điều hòa không khí. Từ đó để xác định áp suất hút của hệ cho phù hợp. Hoặc ta củng có thể căn cứ vào áp suất đẩy của hệ thống, xác định nhiệt độ ngưng tụ của hệ thống lớn nhiệt độ của môi trường giả nhiệt cỡ 4-6oC (với môi trường giải nhiệt là nước), hoặc 6-10oC (với môi trường giải nhiệt là không khí).
Đong lường môi chất lạnh nạp: Phương pháp này chỉ áp dụng cho hệ thống nạp toàn bộ môi chất, sau khi đã tính toán lượng môi chất nạp vào cho hệ thống. 
2
p
P

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_dien_lanh_co_ban_3.doc