Giáo trình Điện lạnh cơ bản 2

1) Nhiệt độ sôi ở áp suất khí quyển phải thấp: tránh cho thiết bị bay hơi khỏi phải làm việc với áp suất chân không.

2) Ở nhiệt độ môi trường áp suất ngưng tụ phải thấp, song phải cao hơn áp suất khí quyển: giảm chiều dày các thiết bị, đường ống trong hệ thống lạnh.

3) Nhiệt độ tới hạn phải cao: tăng dải làm việc cho máy lạnh.

 

Giáo trình Điện lạnh cơ bản 2 trang 1

Trang 1

Giáo trình Điện lạnh cơ bản 2 trang 2

Trang 2

Giáo trình Điện lạnh cơ bản 2 trang 3

Trang 3

Giáo trình Điện lạnh cơ bản 2 trang 4

Trang 4

Giáo trình Điện lạnh cơ bản 2 trang 5

Trang 5

Giáo trình Điện lạnh cơ bản 2 trang 6

Trang 6

Giáo trình Điện lạnh cơ bản 2 trang 7

Trang 7

Giáo trình Điện lạnh cơ bản 2 trang 8

Trang 8

Giáo trình Điện lạnh cơ bản 2 trang 9

Trang 9

Giáo trình Điện lạnh cơ bản 2 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 76 trang Danh Thịnh 12/01/2024 4400
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Điện lạnh cơ bản 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Điện lạnh cơ bản 2

Giáo trình Điện lạnh cơ bản 2
ĐIỆN LẠNH CƠ BẢN 2
1. Môi chất làm lạnh và chất tải lạnh
1.1. Các yêu cầu với môi chầt lạnh (17 yêu cầu) 
	Các yêu cầu về nhiệt động.
Nhiệt độ sôi ở áp suất khí quyển phải thấp: tránh cho thiết bị bay hơi khỏi phải làm việc với áp suất chân không.
Ở nhiệt độ môi trường áp suất ngưng tụ phải thấp, song phải cao hơn áp suất khí quyển: giảm chiều dày các thiết bị, đường ống trong hệ thống lạnh.
Nhiệt độ tới hạn phải cao: tăng dải làm việc cho máy lạnh.
Nhiệt độ điểm 3 pha phải thấp: tăng dải làm việc cho máy lạnh.
Nhiệt ẩn hóa hơi lớn: lượng môi chất tuần hoàn trong hệ thống nhỏ.
Nhiệt dung riêng đẳng áp phải lớn: các đường đẳng áp càng nằm ngang thì chu trình càng gần về chu trình ngược Carnot.
Độ nhớt vừa phải: độ nhớt lớn làm tăng công tiêu tốn vô ích cho ma sát, độ nhớt nhỏ thì môi chất dễ rò rỉ qua khe hở.
	Các yêu cầu về hóa học.
Không gây cháy.
Không gây nổ.
Không phản ứng với dầu bôi trơn.
Không phản ứng hóa học, không ăn mòn kim loại của máy móc, đường ống hệ thống lạnh.
Hòa tan được nước: để tránh gây tắc van tiết lưu khi môi chất có lẫn nước.
Khi rò rỉ dễ phát hiện (bằng mùi, màu, các chỉ thị, độ dẫn điện).
Khi rò rỉ không làm hỏng các sản phẩm cần bảo quản lạnh.
	Các yêu cầu về sinh lý.
Không độc hại.
	Các yêu cầu về kinh tế.
Rẻ tiền, dễ kiếm, dễ chế tạo.
	Các yêu cầu về môi trường.
Không gây ô nhiễm môi trường.
	Trong thực tế không có môi chất nào đáp ứng được tất cả các yêu cầu kể trên. Vì vậy khi chọn môi chất phải dựa vaò các yêu cầu thực tế quan trọng nhất, bỏ qua các yêu cầu còn lại.
	Ngày nay các môi chất thông dụng nhất là amôniăc NH3 và các freon.
1.2. Các môi chất lạnh thông dụng
1.2.1. Các tính chất của amôniăc (NH3 - R717):
	Amôniăc là môi chất có độ hoàn thiện nhiệt động cao nhất so với tất cả các môi chất được sử dụng trong kỹ thuật lạnh: trong cùng điều kiện làm việc thì NH3 có hệ số làm lạnh e cao nhất. Do đó NH3 được sử dụng rộng rãi trong máy nén lạnh 1 và 2 cấp.
	Các tính chất về nhiệt động.
Nhiệt độ sôi ở áp suất khí quyển thấp: p = 1 kgf/cm2; t = -33,4oC.
Ở nhiệt độ môi trường áp suất ngưng tụ vừa phải: t = 40oC; p = 16 at.
Nhiệt độ tới hạn tương đối cao: tth = 132,4oC; pth = 115,2 at.
Nhiệt độ đông đặc điểm 3 pha thấp: tđđ = -77,7oC.
Nhiệt ẩn hóa hơi lớn, lớn nhất trong các môi chất lạnh.
Nhiệt dung riêng đẳng áp vừa phải.
Độ nhớt vừa phải, lớn hơn độ nhớt của nước.
	Các tính chất về hóa học.
Gây cháy trong không khí, ngọn lửa có màu vàng.
Gây nổ ở nồng độ 16 ¸ 25% trong không khí khi có mồi lửa.
Dầu bôi trơn chuyên dụng; khối lượng riêng của dầu cao hơn khối lượng riêng của lỏng amôniăc, không hoà tan dầu bôi trơn.
Không ăn mòn kim loại đen; ăn mòn kim loại màu khi có nước, đặc biệt là nhôm và đồng, ngoại trừ hợp kim đồng có chứa phốt pho và một số hợp kim nhôm đặc biệt.
Hòa tan được nước với mọi tỷ lệ, ở cả 3 pha, do đó chỉ có thể tách nước ra khỏi amôniăc bằng các biện pháp đặc biệt.
Khi rò rỉ dễ phát hiện: có mùi khai đặc biệt.
Khi rò rỉ làm hỏng các sản phẩm cần bảo quản lạnh.
	Các tính chất về sinh lý.
Độc hại bảng 2 (bảng 1 là SO2, HCl, HF, NO2... không khí thuộc bảng 6); ở nồng độ 1% trong không khí gây ngất sau 1 phút.
	Các tính chất về kinh tế.
Rẻ tiền, dễ kiếm, dễ chế tạo.
	Các tính chất về môi trường.
Không gây ô nhiễm môi trường, khi rò rỉ chỉ gây hại tức thì, về lâu dài chính là phân đạm cho cây.
1.2.2. Đại cương về môi chất lạnh freon. 
	Freon là các sản phẩm hình thành từ dãy hydro carbon no CnH2n+2 bằng cách thay thế các nguyên tử hydro bằng các nguyên tử flo F, clo Cl, brom Br.
	Mã hóa các freon như sau:
CnHmFpClqBrk Þ R(n-1)(m+1)pBrk
	(số nguyên tử Cl được tính theo công thức: q= (2n+2)-(m+p+k).
	khi n=1 thì n-1=0 trong ký hiệu người ta bỏ số 0 đi, chỉ còn R(m+1)pBrk.
Ví dụ: R12 Þ CF2Cl2
	 R22 Þ CHF2Cl;
	 R142 Þ C2H3F2Cl;
	Ký hiệu R4xy là hỗn hợp không đồng sôi; ví dụ R404a (R125/143a/134a Tỷ lệ 44/52/4).
	Ký hiệu R5xy làhỗn hợp đồng sôi; ví dụ R507 (R125/R143a Tỷ lệ 50/50).
	Ký hiệu R7xy là môi chất vô cơ, xy là phân tử lượng của môi chất; ví dụ NH3 có phân tử lượng là 17 Þ ký hiệu R717, CO2 có phân tử lượng 44 Þ ký hiệu R744
1.2.3. Các tính chất của R12. (CF2Cl2 Diclodiflometan)
	R12 là môi chất có độ hoàn thiện nhiệt động cao, thua kém NH3 một ít, từng dùng rộng rãi cho máy lạnh 1 cấp, nay bị hạn chế và tiến tới cấm sử dụng do trong thành phần hóa học có Cl phá hủy tầng ozon khi rò rỉ.
	Các tính chất về nhiệt động.
Nhiệt độ sôi ở áp suất khí quyển thấp: p = 1 kgf/cm2; t = -29,8oC.
Ở nhiệt độ môi trường áp suất ngưng tụ vừa phải: t = 40oC; p = 9,5 at.
Nhiệt độ tới hạn tương đối cao: tth = 112,04oC; pth = 41,96 at..
Nhiệt độ đông đặc điểm 3 pha thấp: tđđ = -155oC.
Nhiệt ẩn hóa hơi tương đối lớn.
Nhiệt dung riêng đẳng áp vừa phải.
Độ nhớt rất nhỏ, nhỏ hơn không khí nên R12 có thể rò rỉ qua các khe hở mà không khí không đi qua được, độ nhớt R12 lớn hơn nitơ một chút nên thử kín phải dùng nitơ khô.
	Các tính chất về hóa học.
Không gây cháy.
Không gây nổ; tuy nhiên ở nhiệt độ t > 450oC R12 phân hủy thành các chất cực kỳ độc hại như HCl, HF (độc hại bảng 1). Do đó nghiêm cấm các vật có nhiệt độ bề mặt trên 400oC trong phòng máy.
Dầu bôi trơn chuyên dụng; khối lượng riêng r của dầu nhỏ hơn khối lượng riêng của lỏng R12, độ hòa tan dầu bôi trơn phụ thuộc vào nhiệt độ bão hòa của môi chất R12: ở nhiệt độ t < 45oC hỗn hợp lỏng chia làm 2 lớp, lớp trên là dầu, lớp dưới là hỗn hợp dầu và R12.
Không ăn mòn kim loại; R12 là môi chất bền vững về mặt hóa học.
Không hòa tan được nước, lượng nước hòa tan tối đa là 0,0006% khối lượng, cho phép làm việc là 0,0004%; do đó có thể tách nước ra khỏi R12 bằng các chất hút ẩm thông dụng.
Khi rò rỉ khó phát hiện: R12 không màu, có mùi thơm nhẹ, không vị.
Khi rò rỉ không làm hỏng các sản phẩm cần bảo quản lạnh.
	Các tính chất về sinh lý.
Độc hại bảng 5; ở nồng độ 30% trong không khí gây váng vất khó thở do thiếu ôxy.
	Các tính chất về kinh tế.
Tương đối rẻ tiền, dễ kiếm, dễ chế tạo.
	Các tính chất về môi trường.
Gây ô nhiễ ...  chặt vào các đầu của lỗ thoát trong thân van nhờ chốt 3. Trong đĩa van đựơc lắp vịng từ vật liệu chống trượt để đảm bảo độ bám chắc các bề mặt. Khi quay tay van 6, lắp trên ti van 4 , đĩa van 2 từ từ nâng lên mở thông lối thoát cho dịng chất lỏng. Ti van được làm kín bởi joint 5. Van loại ny rất gọn, thuận tiện, rẻ tiền, khơng tạo trở lực lớn. Tuy nhin nĩ khơng đảm bảo chắc chắn kín, do đó chúng không được sử dụng cho môi chất lạnh.
9.2. Van tiết lưu:
Van tiết lưu nhiệt đảm bảo nhiệt độ và áp suất bay hơi ở điều kiện tối ưu, tránh cho máy nén không bị hút hơi ẩm.van tiết lưu nhiệt được chia ra làm 3 loại:
	- Van tiết lưu nhiệt cân bằng trong.
	- Van tiết lưu nhiệt cân bằng ngoài.
	- Van phao tiết lưu.
9.2.1 Van tiết lưu nhiệt cân bằng trong:
	1/ Sử dụng: cho các thiết bị bay hơi có độ chênh áp đầu vào và ra khỏi thiết bị nhỏ: Dpo £ 0,3 kg/cm2.
2/ Cấu tạo nguyn lý: 
Hình: sơ đồ nguyên lý van tiết lưu nhiệt cân bằng trong.
1. balơng cảm biến nhiệt; 2. ống mao; 3. màng đàn hồi; 4. thanh truyền; 5. van; 6. lị xo; 7. vít hiệu chỉnh.
3/ Nguyn lý lm việc:
Van tiết lưu nhiệt làm việc dựa vào sự thay đổi nhiệt độ của môi chất sau thiết bị bay hơi, nghĩa là dựa vào sự thay đổi phụ tải lạnh của thiết bị bay hơi. Thông thường mơi chất chứa trong ống balơng cảm biến nhiệt 1 v ống mao dẫn 2 l mơi chất lạnh hoặc môi chất tương tự mơi chất lạnh trong hệ thống lạnh; hoặc l cc mơi chất r12, r134a, r22, r502  để chế tạo ống mao dẫn và balơng cảm biến nhiệt 1 bằng hợp kim đồng hoặc hợp kim nhôm để đam bảo dẫn nhiệt nhanh nhất. khối lượng ga nạp được tính toán chính xác cho thể tích của ống mao dẫn 2 v balơng cảm biến nhiệt 1. Do đó các van tiết lưu thuộc loại không sửa chữa được. Qu trình thay đổi của mơi chất trong balơng cảm biến nhiệt 1 xem l qu trình đẳng tích. Khi nhiệt độ môi chất lạnh sau thiết bị bay hơi cao hơn mức quy định, mơi chất trong balơng cảm biến nhiệt 1 nóng lên làm tăng áp suất ép lên màng đàn hồi 3, đẩy ty van 4 xuống làm tiết diện mở của van 5 tăng lên, lượng môi chất lạnh đi qua van tăng lên. Lượng lạnh cấp cho bay hơi tăng lên. Độ qu nhiệt cng cao cửa van mở càng lớn, khi nhiệt độ môi chất sau thiết bị bay hơi giảm xuống, nhiệt độ mơi chất trong balơng cảm biến nhiệt giảm xuống, áp suất đè lên màng đàn hồi 3 giảm xuống, thanh truyền 4 đi lên, van 5 đóng bớt lại, lượng môi chất lạnh đi qua van 5 giảm xuống. Khi nhiệt độ môi chất bằng nhiệt độ quy định (độ quá nhiệt chuẩn) cửa van 5 mở ở vị trí định mức. Do đó ta thấy van tiết lưu ơ dải nhiệt độ quanh vị trí định mức không đóng kín hoàn toàn.
Khi van tiết lưu nhiệt cân bằng trong làm việc; lực tác động lên thanh truyền 4 gồm có: áp lực môi chất phía trên màng đàn hồi 3; áp lực môi chất lạnh phía dưới màng đàn hồi(2 áp lực này chống lại nhau – cân bằng nhau); lực nén lị xo 6; lực đàn hồi của màng đàn hồi 3. Khi van tiết lưu lấy áp lực môi chất lạnh phía dưới màng đàn hồi ngay trong van thì gọi l van tiết lưu nhiệt cân bằng trong. Muốn thay đổi độ mở van 5 người ta vặn vít 7 để thay đổi lực nén lị xo 6. Khi lực nn lị xo 6 tăng thì lưu lượng môi chất lạnh qua van tiết lưu giảm.
9.2.2. Van tiết lưu cân bằng ngoài:
1/ Sử dụng:
Đối với các dàn bay hơi có tổn thất áp suất đầu vào và đầu ra lớn (chẳng hạn:Dp ³ 0,3 bar) thì nhiệt độ sau thiết bị bay hơi không phản ảnh chính xác áp suất môi chất sau tiết lưu, do đó nếu sử dụng van tiết lưu nhiệt cân bằng trong tạo nên sai số lớn, lưu lượng môi chất lạnh cấp cho thiết bị bay hơi sẽ nhỏ hơn cần thiết. Trong trường hợp này ta sử dụng van tiết lưu cân nhiệt bằng ngoài.
2/ Cấu tạo:
Hình: sơ đồ nguyên lý van tiết lưu nhiệt cân bằng ngồi.
1. balơng cảm biến nhiệt; 2. ống mao; 3. màng đàn hồi; 4. thanh truyền; 5. van; 6. lị xo; 7. vít hiệu chỉnh; 8. vch ngăn; 9. ống nối truyền áp lực mơi chất lạnh.
3/ Nguyn lý lm việc:
Các lực tác động lên màng đàn hồi gồm có 4 lực sau: áp lực của môi chất trong balông cảm biến nhiệt (lấy theo nhiệt độ của môi chất lạnh sau thiết bị bay hơi), áp lực của môi chất lạnh sau thiết bị bay hơi, áp lực của lị xo, lực đàn hồi của màng đàn hồi. tác động của van tiết lưu cân bằng ngoài như van tiết lưu cân bằng trong.
9.2.3. Cách lắp đặt, ký hiệu: Hệ freon thường cấp lỏng từ trên xuống; hệ amoniac từ dưới lên.
	 a)	 b)	 	 c)
Hình: ký hiệu lắp đặt.
a) van tiết lưu cân bằng trong; b) van tiết lưu cân bằng ngoài; c) van ổn áp phía sau
9.3. Van điện từ:
9.3.1. Cấu tạo:
Hình: Van điện từ loại mở trực tiếp bằng từ trường.
1. cuộn ht; 2. li sắt từ; 3. vỏ cch ly; 4. cửa van.
9.3.2. Nguyên lý làm việc: khi cĩ dịng điện vào cuộn dây 1 thì li sắt từ 2 được hút lên, do lỗ thoát bé nên lực từ trường thắng lực ép của áp lực môi chất trước van, cửa van 4 được mở thông hoàn toàn và môi chất đi qua van. khi ngắt điện dưới tác động của lực trọng trường li thp rơi xuống đóng van lại, áp lực sau van giảm nên van được ép chặt nhờ áp lực môi chất trước van.
Ký hiệu 
 Hình: Van điện từ loại trực tiếp. 
9.4. Bình tách dầu 
Máy lạnh cần có dầu bôi trơn để bôi trơn các bề mặt ma sát, trong đó có bề mặt xy lanh và xecmăng. Khi máy nén làm việc luôn có một lượng dầu bị cuốn theo hơi môi chất vào đường đẩy rồi vào bình ngưng tạo một lớp trở nhiệt trên bề mặt trao đổi nhiệt của bình ngưng, bình bay hơi,... làm giảm hiệu suất máy lạnh, đặc biệt đối với loại môi chất không hoà tan dầu như amoniăc.
Để tránh hiện tượng trên người ta bố trí bình tách dầu lắp đặt trên đường hơi từ máy nén đến bình ngưng.
Hình 2. : Một số bình tách dầu với nguyên lý làm việc khác nhau:
a- kiểu tấm chặn đổi hướng b - kiểu xyclon
c - kiểu khối đệm và làm mát bằng nước
d - kiểu rửa hơi trong amôniac lỏng
1 – cửa hơi vào; 2 – cửa hơi ra; 3 – tấm chắn; 4 – tấm dẩn hướng; 5 – tấm chặn luồng hơi; 6 – khối đệm; 7 – ống xoắn làm mát bằng nước; 8 – bình giữ mức lỏng; 9 – ống chảy tràn; 10 – bình chứa; 11 – bình ngưng.
Nguyên tắc làm việc: 
Đột ngột giảm tốc độ dòng hơi từ 18 ÷ 25m/s xuống 0,5 ÷ 1m/s;
Thay đổi hướng chuyễn động bằng cách bố trí các tấm chặn vuông góc với dòng chảy hoặc xoắn kiểu zyclon để các bụi dầu mất động năng tích tụ lại và chảy xuống đáy bình.
Làm mát hơi nén xuống nhiệt độ thấp 50 ÷ 60oC bằng ống xoắn lò xo cho nước làm mát chảy bên trong.
Rửa hơi nén lẫn dầu bằng amôniac lỏng đối với hệ thống lạnh amôniac.
Hình 2. : Bình tách dầu có van phao hồi dầu tự động.
Ứng dụng:
Bình tách dầu sử dụng chủ yếu cho các hệ thống lạnh có môi chất không hoà tan dầu như amôniac, R13 và các môi chất hoà tan dầu hạn chế như R22 có khi cả R12.
Bình tách dầu chỉ sử dụng trong các hệ thống lạnh lớn, rất lớn và có nhiều máy nén mắc song song. Rất ít sử dụng cho các hệ thống lạnh trung bình và nhỏ.
Bình tách dầu thường sử dụng cho các hệ thống lạnh có đường ống dẫn từ máy nén đến thiết bị ngưng tụ xa.
9.5. Bình tách lỏng:
Nhiệm vụ:
Bình tách lỏng có nhiệm vụ tách các giọt chất lỏng khỏi luồng hơi hút về máy nén, tránh cho máy nén không hút phải lỏng gây va đập thuỷ lực làm hư hỏng máy nén.
Cấu tạo:
Bình tách lỏng đơn giản là một bình hình trụ đặt đứng lắp đặt trên đường hút từ thiết bị bay hơi về máy nén.
Hình 2. : Bình tách lỏng.
1 – Ống dẫn môi chất từ van tiết lưu tới, 2 - Ống môi chất lỏng quay về thiết bị bay hơi, 3 – Ống hơi môi chất vào từ thiết bị bay hơi, 4 – Ống hơi khô về máy nén, 5 - Ống lắp đường cân bằng, 6 & 7 - Ống lắp van phao, 8 - Ống lắp áp kế.
Ở các máy nén nhỏ người ta sử dụng bình tách lỏng ở đầu hút máy nén để tách lỏng và dầu ra khỏi hơi môi chất đi về máy nén, sau đó cho bay hơi dần về máy nén vừa tránh va đập thuỷ lực, vừa hạ được nhiệt độ cuối tầm nén.
	Bình tách lỏng được sử dụng cho các loại máy lạnh với môi chất NH3 và freon, đặt biệt các máy cở nhỏ có bố trí phá băng bằng hơi nóng. Khi phá băng bình tách lỏng kiêm luôn chức năng bình chứa thu hồi.
9.6. Lọc ẩm, lọc bẩn (phin sấy, phin lọc): 
Nhiệm vụ:
Lọc ẩm và lọc bẩn có nhiệm vụ loại trừ các cặn bẩn cơ học và các tạp chất hoá học đặc biệt nước và các acid ra khỏi vòng tuần hoàn của môi chất lạnh. Lọc ẩm và lọc bẩn được lắp cả trên đường lỏng và đường hơi của hệ thống lạnh.
	Cấu tạo:
Bộ phận lọc và hút ẩm đơn giản là một khối zeolit định hình bằng keo dính đặt biệt đặt trong 1 lớp vỏ hàn kín.
	Vị trí lắp đặt:
Lọc ẩm,bẩn đường hơi thường bố trí ngay ở đầu hút máy nén để loại trừ cặn bẩn đi vào máy nén. Trên đường lỏng thường lắp trước các van điện từ (nếu có) và đặt biệt là van tiết lưu để giữ cho các van này hoạt động bình thường; không bị tắc.
Hình 2. : Phin sấy lọc nước cho máy lạnh freon cỡ nhỏ và cỡ trung.
Hình 2. : Phin sấy lọc nước cho máy lạnh freon cỡ lớn.
1 - Zeolit hoặc silica gel, 2 - Vải lọc, 3 - Lưới lọc bẩnkim loaị, 4 - Lò xo.
Hình 2. : Mắt ga (Sign glass)
Hình 2. : Phin lọc bẩn đường hơi môi chất.
1 - Thân phin, 2 - Lưới lọc, 3 - Nắp
Hình 2. : Phin lọc bẩn đường môi chất lỏng.
1 - Thân phin, 2 - Lưới lọc, 3 - Nắp
9.7. Bình chứa cao áp:
Nhiệm vụ:
Bình chứa cao áp thường đặt bên dưới bình ngưng dùng để chứa lỏng đã ngưng tụ và giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt của thiết bị ngưng tụ, duy trì sự cấp lỏng liên tục cho van tiết lưu.
Cấu tạo:
Bình chứa cao áp là một bình hình trụ đặt đứng hoặc ngang có các đường nối phù hợp. Bình chứa cao áp cần bố trí các đường ống nối lỏng từ bình bay hơi đến 8, và đường lỏng dẫn đến trạm tiết lưu 2, đường cân bằng hơi với bình ngưng tụ 5, đường nối với bộ tách khí không ngưng 3, 4, đường nối áp kế 6 và đường nối van an toàn 7. Để kiểm tra mức lỏng cần có bộ chỉ thị mức lỏng (ống thuỷ 9), ngoài ra còn có đường xả dầu 10 và xả cặn 11, áp suất làm việc là 1,8MPa.
Hình 2. : Bình chứa cao áp.
1 – Ống môi chất vào; 2 – Thiết bị tách khí không ngưng, 3 – Ống lắp đường cân bằng, 4 – Ống môi chất ra, 5 - Van an toàn, 6 – Bộ chỉ mức lỏng, 7 – Ap kế.
Hình 2. : Bình chứa cao áp đứng môi chất freon.
1 – Ống môi chất ra, 2 – Vỏ bình, 3 – Phin lọc, 4 – Van môi chất lỏng, 5 – Chân đỡ.
9.8. Thiết bị hồi nhiệt:
Nhiệm vụ:
Thiết bị hồi nhiệt dùng quá lạnh lỏng môi chất sau ngưng tụ trước khi vào van tiết lưu bằng hơi lạnh ra từ dàn bay hơi trước khi về máy nén trong các máy lạnh frêon nhằm tăng hiệu suất lạnh chu trình.
Cấu tạo:
Hồi nhiệt có nhiều dạng khác nhau nhưng đều chung nguyên tắc là một thiết bị trao đổi nhiệt ngược dòng, trong đó hơi đi phía ngoài ống xoắn, lỏng đi trong ống xoắn. Để tăng hiệu quả trao đổi nhiệt, có thể tăng diện tích trao đổi nhiệt bằng cách bố trí nhiều tầng ống xoắn phía trong.
Hình 2. : Thiết bị hồi nhiệt.
Hình 2. : Thiết bị hồi nhiệt – tách lỏng.
1 – Ống môi chất lỏng từ bình chứa cao áp vào, 2 - Ống ra hơi môi chất và dầu, tới máy nén, 3 - Ống hơi môi chất vào, chữ U, 4 - Ống hơi môi chất ẩm từ thiết bị bay hơi về, 5 - Ống môi chất lỏng ra, tới van tiết lưu, 6 – Thân bình, 7 – Phin lọc dầu, 8 – Vỏ áo cho môi chất lỏng.
2.9. Các loại van.
9.10 Rơle áp suất thấp, áp suất cao.
Công dụng:
Rơ le áp suất thấp hoặc bảo vệ máy nén tránh làm việc với áp suất hút thấp hơn mức quy định, hoặc điều khiển mạch giảm tải máy nén.
Rơ le áp suất cao bảo vệ máy nén tránh làm việc với áp suất đẩy cao quá mức quy định.
Về mặt cấu tạo lý thuyết các rơ le áp suất cao và thấp chỉ khac nhau ở chế độ áp suất làm việc và nhóm công tắc đóng ngắt.
Cấu tạo nguyên lý:
Hình: Relay áp suất.
1,10,16. Lò xo. 2. Giá đỡ đòn gánh vi sai. 3. Đòn gánh vi sai. 4,17. Trục quay. 5. Lò xo vi sai. 6. Thang vi sai. 7. Vít điều chỉnh vi sai. 3. Thang điều chỉnh áp lực làm việc. 11. Thanh đảo mạch. 12. Khung công tắc di động. 13. Lò xo chính. 14. Tay đòn góc. 15. Vít hiệu chỉnh. 18. Thanh chuyền. 19. Xi phông. 20. Vỏ xi phông
Nguyên lý làm việc:
 -Rơ le hạ áp:
Hơi môi chất theo đường ống đi vào xi phông được lấy từ phần hạ áp, thông thường được lấy ở đầu hút máy nén. Khi áp suất môi chất tăng lên, xi phông 19 bị ép lại, đẩy thanh truyền 18 đi lên, chống lại lực nén lò xo chính 13. Khi tay đòn góc 14 đi đến phần trên của tay đòn chữ U 3 thì lực kéo lò xo vi sai 5 tác động lên tay đòn góc 14. Tay đòn góc 14 quay theo chiều kim đồng hồ, khi trục của lò xo 10 cắt qua trục thanh đảo mạch 11 thì khung công tắc làm việc và cắt (đóng) tiếp điểm dứt khoát. Lò xo đảo mạch 10 nối vào tay đòn góc bằng khớp cầu, nối vào khung đảo mạch bằng khe có sẵn.
Khi áp suất môi chất giảm xuống, xi phông dãn ra, thanh truyền đi xuống. Tay đòn góc đi ngược chiều kim đồng hồ. Khi trục lò xo 10 cắt qua trục khung đảo mạch 11 công tắc điện đóng (cắt) dứt khoát.
Lò xo chính xác định áp suất đóng (cắt) tiếp điểm điện, lò xo vi sai quyết định áp suất cắt (đóng) tiếp điểm điện (bằng tổng áp suất của thang chính và thang vi sai). Điều chỉnh áp suất đóng, cắt nhờ các vít điều chỉnh 7 và 9.
Lò xo 1 có tác dụng làm cho thanh chuyền luôn luôn tì sát vào tay đòn góc.
Rơ le cao áp: 
Lò xo cao áp về cấu tạo khác lò xo hạ áp là không cần lò xo 1 vì làm việc với áp suất cao nên thanh chuyền luôn luôn tì sát vào tay đòn góc.
Khi áp suất tăng thì nhóm công tắc cắt mạch, khi áp suất giảm thì nhóm công tắc đóng mạch. Do đó lò xo chính điều chỉnh áp suất đóng mạch, lò xo vi sai điều chỉnh áp suất cắt mạch (bằng tổng áp suất của thang chính và thang vi sai).
Sử dụng:
Lắp ở đầu hút và đẩy của máy nén, công tắc điện được mắc nối tiếp với cuộn hút của khởi động từ môtơ máy nén hoặc mắc vào rơle trung gian rồi rơle trung gian điều khiển cuộn hút máy nén.
9.11. RƠ LE HIỆU ÁP SUẤT.
Công dụng:
Dùng để đảm bảo luôn luôn có dầu bôi trơn máy nén. Khi dầu bôi trơn không đủ áp lực, chế độ bôi trơn không đạt yêu cầu khi dừng máy nén.
Cấu tạo:
Hình: Rơ le hiệu áp suất – rơ le áp suất dầu
1, 8: Xi phông. 2, 9: Tay đòn. 3, 10, 15: Lò xo. 4: Đai ốc. 5: Kim thang. 6: Thang đo. 7: Vít điều chỉnh. 11, 15: Vít hiệu chỉnh. 12, 13: Thanh đảo mạch. 14: Công tắc.
p1 – áp suất dầu, p2 – áp suất po
Nguyên lý làm việc:
Tác động lên tay đòn góc gồm 2 lực: Lực lò xo 3 và lực do hiệu áp suất pd – po = Dpd. Khi Dpd lớn hơn mức quy định thì các tiếp điểm đóng mạch. Khi Dpd giảm, thanh truyền đi xuống, khi Dpd giảm nhỏ quá mức quy định thì lò xo đảo mạch cắt thanh đảo mạch, tiếp điểm bị cắt.
Sử dụng: Tiếp điểm relay áp suất dầu mắc vào mạch bảo vệ máy nén. 

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_dien_lanh_co_ban_2.doc