Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Từ tuần 1 đến tuần 15 - Năm học 2020-2021

1.Hoạt động khởi động:

* Mục tiêu: HS hứng thú tìm hiểu bài học mới

* Nhiệm vụ: Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp

* Phương thức thực hiện: nêu vấn đề, kĩ thuật động não, thuyết trình,.

* Yêu cầu sản phẩm: cá nhân trả lời các câu hỏi gv đưa ra.

* Phương án kiểm tra, đánh giá

 - Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

* Cách tiến hành:

 - Chuyển giao nhiệm vụ

? Trình bày những hiểu biết của em về Chủ tịch Hồ Chí Minh?

? Điều gì khiến em yêu quý và trân trọng Bác?

 - Thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe câu hỏi, trả lời miệng.

- Dự kiến sản phẩm:

+ Hs có thể trình bày về tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp.

+ Lòng yêu nước, sự gần gũi, giản dị, tình yêu thiên nhiên, lòng lạc quan.

 

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Từ tuần 1 đến tuần 15 - Năm học 2020-2021 trang 1

Trang 1

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Từ tuần 1 đến tuần 15 - Năm học 2020-2021 trang 2

Trang 2

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Từ tuần 1 đến tuần 15 - Năm học 2020-2021 trang 3

Trang 3

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Từ tuần 1 đến tuần 15 - Năm học 2020-2021 trang 4

Trang 4

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Từ tuần 1 đến tuần 15 - Năm học 2020-2021 trang 5

Trang 5

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Từ tuần 1 đến tuần 15 - Năm học 2020-2021 trang 6

Trang 6

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Từ tuần 1 đến tuần 15 - Năm học 2020-2021 trang 7

Trang 7

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Từ tuần 1 đến tuần 15 - Năm học 2020-2021 trang 8

Trang 8

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Từ tuần 1 đến tuần 15 - Năm học 2020-2021 trang 9

Trang 9

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Từ tuần 1 đến tuần 15 - Năm học 2020-2021 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 285 trang viethung 5960
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Từ tuần 1 đến tuần 15 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Từ tuần 1 đến tuần 15 - Năm học 2020-2021

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Từ tuần 1 đến tuần 15 - Năm học 2020-2021
Ngày soạn:06/09/2020 
Ngày dạy:08/09/2020 TIẾT 1: Đọc - Hiểu văn bản:
 Phong cách Hồ Chí Minh
 (Lê Anh Trà)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức:
- Học sinh thấy được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt. Ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể 
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc và cảm thụ một văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
 3. Giáo dục 
- Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
4. Phẩm chất và năng lực được hình thành: Năng lực hợp tác, năng lực trình bày, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề...Phẩm chất tự tin, tự chủ ...
II. Chuẩn bị: 
1.Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, các tư liệu liên quan
2. Học sinh: Vở soạn, vở ghi, sách giáo khoa.Tìm đọc những thông tin về tác giả, văn bản. Sưu tầm thông tin về văn bản liên quan đến nội dung bài
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
1.Hoạt động khởi động:
* Mục tiêu: HS hứng thú tìm hiểu bài học mới
* Nhiệm vụ: Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp
* Phương thức thực hiện: nêu vấn đề, kĩ thuật động não, thuyết trình,...
* Yêu cầu sản phẩm: cá nhân trả lời các câu hỏi gv đưa ra. 
* Phương án kiểm tra, đánh giá
 - Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
* Cách tiến hành:
 - Chuyển giao nhiệm vụ 
? Trình bày những hiểu biết của em về Chủ tịch Hồ Chí Minh?
? Điều gì khiến em yêu quý và trân trọng Bác?
 - Thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe câu hỏi, trả lời miệng.
- Dự kiến sản phẩm:
+ Hs có thể trình bày về tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp...
+ Lòng yêu nước, sự gần gũi, giản dị, tình yêu thiên nhiên, lòng lạc quan...
 - Báo cáo kết quả
- Đánh giá kết quả
+ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
+Giáo viên nhận xét, đánh giá
 GV( dẫn dắt): Sống, chiến đấu, lao động và học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại đã và đang là một khẩu hiệu kêu gọi thúc giục mỗi chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Thực chất nội dung khẩu hiệu là động viên mỗi chúng ta hãy noi theo tấm gương sáng của người, học tập theo gương sáng của Bác. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
Hoạt động 1Giới thiệu chung
* Mục tiêu: HS nắm được tác giả, tác phẩm, thể thơ
* Nhiệm vụ: HS quan sát vào SGK trả lời câu hỏi.
* Phương thức thực hiện: vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề...
 * Yêu cầu sản phẩm cần đạt: cá nhân trả lời các câu hỏi gv đưa ra. 
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ: 
+ Hãy giới thiệu về tác giả Lê Anh Trà và xuất xứ của văn bản?
+ Văn bản đề cập đến vấn đề gì? Viết theo phương thức biểu đạt nào? Thuộc loại văn bản nào? 
+ Nêu bố cục của văn bản? Nội dung của mỗi phần?
2.Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.
- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.	
3. Dự kiến sản phẩm
+ Giới thiệu thêm một số nét về tác giả.
Lê Anh Trà (1927 – 1999) quê xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, nguyên viện trưởng viện văn hoá nghệ thuật VN, có nhiều công trình nghiên cứu về văn hoá VN và về Hồ Chí Minh.
+ Vấn đề sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
- Phương thức biểu đạt: thuyết minh, 
- Thuộc loại văn bản nhật dụng.
+ Bố cục của văn bản:
Phần 1: Từ đầu đến “rất hiện đại”
- Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
Phần 2: Còn lại
- Những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh.
4. Báo cáo kết quả
Đại diện nhóm
5. Đánh giá
 HS nhận xét, bổ sung
 GV nhận xét và kết luận
I .Giới thiệu chung
1.Tác giả: Lê Anh Trà
2.Văn bản:
- Xuất xứ: trích từ “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị "
- Chủ đề : Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
- Phương thức biểu đạt: nghị luận, tự sự, biểu cảm
- Bố cục:
Hoạt động 2 Tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: HS nắm được sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh.
- Nhiệm vụ: Quan sát vào SGK trả lời câu hỏi của GV đưa ra
- Phương thức thực hiện: vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề , kĩ thuật động não...
- Yêu cầu sản phẩm cần đạt: cá nhân trả lời các câu hỏi gv đưa ra. 
- Tiến trình tổ chức:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV: Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn đầu.
? Qua học lịch sử em hãy nêu tóm tắt hoạt động tìm đường cứu nước của Bác Hồ tại nước ngoài
? Em hiểu gì về cuộc sống của Bác trong quãng thời gian đó?
? Chính quãng thời gian gian khổ ấy đã tạo điều kiện gì cho Bác?
2.Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.
- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.	
3. Dự kiến sản phẩm 
Xuất dương 1911 đến tận năm 1941 Bác trở về nước 
Đó là quãng thời gian đầy truân chuyên, Bác phải làm nhiều nghề để kiếm sống và hoạt động
Tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới cả ở Phương Đông và Phương Tây.
4. Báo cáo kết quả
Đại diện nhóm
5. Đánh giá
 HS nhận xét, bổ sung
 GV nhận xét và kết luận
GV: Giảng thêm: 
Trong cuộc đời hoạt động CM đầy gian nan vất vả, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ phương Đông tới phương Tây.
? Cách dùng từ của tác giả có gì đặc biệt ? Qua đó tác giả muốn khẳng định điều gì? 
- Sử dụng điệp từ đã kết hợp với những động từ: tiếp xúc , ghé lại, thăm, sống để nói lên sự chủ động của Bác xuất dương đi tìm con đường CM giải phóng dân tộc . Và đó cũng là điều kiện để Người giao lưu tìm hiểu văn hoá các dân tộc trên thế giới. Để hiểu nền văn hoá các nước , Bác cần phải giao lưu với nhân dân các nước đó. Ngôn ngữ là phương tiện rất quan trọng. 
? Vậy Bác sử dụng ngôn ngữ nước ngoài ntn?
Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng.
GV: Các em ạ, không phải ngẫu nhiên mà Bác có thể nói và viết thạo nhiều thứ tiếng, đó là cả một quá trình nỗ lực, tự giác học tập. Bác vẫn làm việc và ...  thuật.
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.
 + Một nhóm trình bày.
 + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV chốt kiến thức:
? Nêu những hiểu biết về văn bản?
1 HS trả lời.
Dự kiến TL: + Sáng tác 1966, trong kháng chiến chống Mĩ.
 + Đề tài: Tình cha con.
GV chiếu đoạn tư liệu kháng chiến chống Mĩ.
GV chốt:
GV chuyển giao nhiệm vụ: 
 HĐ NHÓM (3 phút):
Nêu PTBĐ chính của văn bản?
Ngôn ngữ kể chuyện?
Ngôi kể? Tác dụng?
Có mấy tình huống truyện? Ý nghĩa?
HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + HS đọc yêu cầu.
 + HS hoạt động cá nhân.
 + HS hoạt động cặp đôi.
 + HS thảo luận.
Đại diện nhóm trình bày.
Dự kiến TL:
+ Phương thức biểu đạt chính: Tự sự. 
+ Ngôn ngữ: Giản dị, tự nhiên, đậm màu sắc Nam Bộ
+ Ngôi kể: Thứ nhất (bằng lời của bác Ba) => câu chuyện tin cậy, khách quan,
+ Hai tình huống:
 1. Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách, nhưng Thu không nhận ra cha, đến lúc nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu phải ra đi.
 2. Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái.
+ Ý nghĩa: Tình cha con sâu nặng, cao đẹp trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
1HS phản biện.
GV đánh giá Quá trình HĐ nhóm, đánh giá sản phẩm của HS.
GV chốt trên máy chiếu:
? Liệt kê các sự việc chính?
HS trả lời.
Nhận xét, bổ sung.
GV chốt.
1. Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, sau 8 năm ông mới được về phép thăm nhà.
 2. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt.
 3. Ba ngày nghỉ phép, Thu đối xử với ba như người xa lạ.
 4. Khi chia tay, em nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt cũng là lúc ông Sáu phải ra đi.
 5. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm chiếc lược ngà.
 6. Trong một trận càn, ông Sáu đã hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược ngà cho người bạn mang về cho con gái.
? Tóm tắt?
HS tóm tắt.
? Bố cục?
HS trả lời.
Nhận xét.
GV chốt:
Đoạn 1: Từ đầu đến từ từ tuột xuống. 
 => Tình cảm của cha con ông Sáu trong ba ngày ông được nghỉ phép.
Đoạn 2: Còn lại 
 => Ở khu căn cứ, ông Sáu làm chiếc lược ngà tặng con và sự hi sinh của ông Sáu.
? Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
HS trả lời : Ông Sáu, bé Thu, bác Ba, mẹ Thu, bà ngoại. Ông Sáu và bé Thu là nhân vật chính.
* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về tính cách và phẩm chất của nhân vật bé Thu.
* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV.
* Phương thức thực hiện: HĐ chung, Thảo luận nhóm, Hoạt động cặp đôi.
* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi HS.
* Cách tiến hành: 
 1. GV chuyển giao nhiệm vụ:
THẢO LUẬN NHÓM BẰNG KĨ THUẬT KHĂN PHỦ BÀN(5 phút)
 a. Tìm chiết miêu tả phản ứng của bé Thu đối với ông Sáu?
 b. Nhận xét về những phản ứng đó?
 c. Chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật có trong đoạn truyện?
 d. Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu?
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS đọc yêu cầu.
 + HS hoạt động cá nhân.
 + HS thảo luận.
- Đại diện trình bày.
- Dự kiến TL:
1. Các chi tiết:
- Lúc mới gặp: + giật mình,
 + tròn mắt, ngơ ngác,
 + lạ lùng, mặt tái mét,
 + chạy vụt đi, kêu thét lên,
-Ba ngày nghỉ phép: + vỗ về - đẩy ra,
 + không chịu gọi ba,
 + mẹ dọa đánh - nói trổng,
 + cơm sôi – tự chắt nước,
 + hất tung trứng cá,
 + bị đánh không khóc, bỏ sang ngoại..
2. Phản ứng tự nhiên, hợp lý.
3. Nghệ thuật:
- Miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế.
- Tình huống bất ngờ.
4. Thu cá tính, mạnh mẽ, yêu ba sâu sắc.
- 2 HS phản biện.
- GV đánh giá quá trình thảo luận nhóm, đánh giá sản phẩm của HS.
- GV chốt kiến thức
HĐ cặp đôi: Thái độ và hành động ngang bướng của Thu có đáng trách không? Vì sao?
HS hoạt động cá nhân => Hoạt động cặp đôi => trình bày kết quả.
GV giảng – bình:
+ Phản ứng tăng dần => Kiên quyết không nhận ông Sáu là cha.
+ Thái độ và hành động ngang bướng của Thu là biểu hiện của tình yêu ba.
HĐ 3. HĐ luyện tập
* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về nhân vật Thu để làm bài tập.
* Nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân; HSvề nhà làm.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.
* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
a. Bằng một câu văn, hãy trình bày cảm nhận của em về nhân vật Thu.
b. Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật bé Thu.
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Nghe và trả lời câu 1.
+ Về nhà làm câu 2.
- GV nhận xét câu trả lời 1 của HS.
- GV hướng dẫn HS về nhà làm câu 2.
I. Giới thiệu chung.
1. Tác giả: 
 Phong cách mộc mạc, ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ.
2. Văn bản.
Sáng tác 1966, trong kháng chiến chống Mĩ.
Đề tài: Tình cha con.
II. Tìm hiểu văn bản:
1.Nhân vật bé Thu
a. Bé Thu khi chưa nhận ông Sáu là cha
Miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế
Tình huống bất ngờ
Cá tính, mạnh mẽ, hồn nhiên
Yêu ba sâu sắc, chân thật
III. Luyện tập
HĐ 4: HĐ vận dụng:
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về nhân vật bé Thu để trả lời câu hỏi của GV.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
* Sản phẩm: Câu trả lời của HS
* Cách tiến hành: 
 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
 ? Nếu muốn thể hiện tình cảm với cha mẹ em sẽ thể hiện bằng cách nào?
 - 3 HS trả lời.
 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.
 + Nghe yêu cầu.
 + Trình bày cá nhân.
 - GV chốt: Tình cảm gia đình rất thiêng liêng => Cần gìn giữ
 - Cả lớp hát bài Ba ngọn nến lung linh
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng:
* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học
* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ
* Phương thức hoạt động: cá nhân
* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.
* Cách tiến hành: 
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
 Từ câu chuyện của cha con bé Thu em có suy nghĩ gì về tình cảm gia đình trong chiến tranh?
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + Đọc yêu cầu.
 + Về nhà suy nghĩ trả lời.
Ngày soạn:14/12/2020
Ngày dạy:17/12/2020
Tiết 77. Đọc hiểu văn bản
CHIẾC LƯỢC NGÀ
(Trích)
 - Nguyễn Quang Sáng -
I. Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được tình cha con thiêng liêng, sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. 
- Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý NV( NV bé Thu trong cảnh chia tay, nhân vật ông Sáu), nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả. 
- Biết cách phân tích, tìm giá trị của chi tiết trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phát hiện chi tiết, đặc sắc nghệ thuật trong một truyện ngắn.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho HS tình cảm gia đình, tình cha con sâu nặng.
- Lên án chiến tranh.
4. Năng lực: Phát triển các năng lực như:
+ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,
+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị 
1. GV: Lập kế hoạch dạy học, tài liệu, máy chiếu, clip tình cảm gia đình, phiếu học tập.
2. HS: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công.
III. Tổ chức các hoạt động. 
*. Tổ chức các hoạt động:
 HĐ 1. HĐ khởi động:
* Mục tiêu:
 - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 
 - Kích thích HS tìm hiểu tiếp diễn biến câu chuyện về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh.
* Nhiệm vụ: HS đóng vai.
* Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi.
* Yêu cầu sản phẩm: một phân cảnh.
* Cách tiến hành:
- Nữ (Phóng viên): Giới thiệu hoàn cảnh chương trình: Trò chuyện với nhân chứng...
- Nam( bác Ba): Đến tham dự chương trình, tóm tắt lại phần đầu câu chuyện => Xúc động không thể kể hết được câu chuyện => Nhờ cô giáo kể tiếp => GV bắt dẫn vào bài:
 Chiến tranh đã qua đi, có những người lính được trở về bên gia đình nhưng cũng có những người lính mãi mãi nằm lại nơi chiến trường ác liệt.Ông Sáu nhân vật chính trong câu chuyện của bác Ba đã được trở về thăm nhà thăm con sau 8 năm xa cách nhưng thật buồn là con gái ông lại không nhận ra ông là cha nó đối xử với ông như người xa lạ. Cuối cùng cha con người lính ấy có nhận ra nhau không tâm trạng cảm xúc của cô bé với cha như thế nào, chúng ta sẽ tìm câu trả lời trong tiết học ngày hôm nay...
 HĐ 2. HĐ hình thành kiến thức
 Hoạt động của GV & HS
 Néi dung
HĐ 1. Nhân vật bé Thu khi nhận ông Sáu là cha
* Mục tiêu: Giúp HS:
- Phát hiện các chi tiết, đặc sắc nghệ thuật trong đoạn truyện miêu tả cảnh chia tay.
- Cảm nhận được tình cảm mãnh liệt của Thu dành cho cha
* Nhiệm vụ: HS theo dõi đoạn truyện trả lời câu hỏi
* Phương thức thực hiện: Thảo luận nhóm, đàm thoại
* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS
* Cách tiến hành:
- Đọc đoạn truyện: “ Đến lúc chia tay hôn cả vết thẹo dài bên má ba nó nữa”.
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
 THẢO LUẬN NHÓM BẰNG KĨ THUẬT KHĂN PHỦ BÀN( 5 phút) 
 a. Tìm chi tiết miêu tả thái độ và hành động của bé Thu trong giây phút chia tay? Theo em chi tiết nào ấn tượng nhất? Vì sao? 
Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật được nhà văn sử dụng trong đoạn trích?
 c. Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu.
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + HS đọc yêu cầu.
 + HS hoạt động cá nhân.
 + HS thảo luận.
Đại diện nhóm trình bày.
Dự kiến TL: 
Các chi tiết:
đôi mắt mênh mông
kêu thét lên: Baaba
chạy xô tới, ôm chặt, 
nói trong tiếng khóc
hôn cùng khắp, câu chặt,
ao ước có một cây lược,
Nghệ thuật:
Miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế.
Tình huống bất ngờ.
Thu giàu tình cảm, rất yêu ba.
- 2 HS phản biện.
- GV đánh giá quá trình HĐ nhóm, đánh giá sản phẩm của HS.
- GV chốt :
GV bình chi tiết tiếng gọi ba của Thu: Đó là tiếng lòng mà cô bé cất giữ kìm nén trong suốt 8 năm qua, là tiếng nói thiêng liêng cao quý....
 - Dẫn chuyển
HĐ 2. Nhân vật ông Sáu
* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về tính cách và phẩm chất của nhân vật ông Sáu
* Nhiệm vụ: HS làm việc ở nhà
* Phương thức thực hiện: Dự án, đàm thoại 
* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, vở ghi HS
* Cách tiến hành: 
1. GV chuyển giao nhiệm vụ: 
 HĐ NHÓM (5 phút): 
a. Tìm những chi tiết khắc họa tình cảm của ông Sáu:
 - Đối với đất nước
 - Đối với con:
 + Khi mới gặp
 + Ba ngày nghỉ
 + Khi chia tay
 + Khi trở lại chiến trường
b. Nhận xét gì về tâm trạng của ông Sáu đối với con trong từng thời điểm?
c. Nghệ thuật khắc họa nhân vật của nhà văn có gì đặc biệt?
d. Cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu.
HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + HS đọc yêu cầu.
 + HS hoạt động cá nhân.
 + HS hoạt động cặp đôi.
 + HS thảo luận.
3. Dự kiến trả lời:
1. Các chi tiết: 
- Đối với đất nước: đi kháng chiến tám năm, bị thương, sống gian khổ, hi sinh=> Yêu nước.
- Đối với con:
+Lúc mới gặp: nhảy thót lên, xô xuồng, lặp bặp gọi=> Khao khát gặp con.
+Ba ngày phép: vỗ về, quan tâm, mong nghe con gọi, gắp trứng cá, giận - đánh con=> Khổ tâm.
+Khi chia tay: nhìn con trìu mến, buồn rầu, ôm con, rút khăn lau nước mắt=> Hạnh phúc.
+ Khi ở chiến khu: day dứt, ân hận vì đánh con, làm chiếc lược ngà tặng con, trước khi mất – không trăng trối nhưng đủ sức trao lược cho bạn gửi về tặng con.=> Day dứt, ân hận.
2. Nghệ thuật: 
- Miêu tả tâm lý tinh tế.
- Tình huống bất ngờ.
3. Người lính yêu nước; người cha yêu con.
4. Báo cáo kết quả: Đại diện nhóm trình bày.
 - 2 HS phản biện.
5. Gv đánh giá quá trình hoạt động nhóm, đánh giá sản phẩm của HS.
- GV giảng: tình huống bất ngờ: Ông Sáu làm lược tặng con, chưa kịp trao thì ông hi sinh.
- GV chốt:
- GV bình chi tiết ánh mắt ông Sáu trước lúc hi sinh
* Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản.
* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV
* Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân
* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS
* Cách tiến hành: 
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
 HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN(2 phút)
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + Đọc yêu cầu.
 + HS làm việc cá nhân.
3.HS trình bày kết quả 
4.GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GVchốt trên máy chiếu
3. HĐ luyện tập
* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để làm bài
* Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày 
* Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi
* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS
* Cách tiến hành:
 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
 TRAO ĐỔI CẶP ĐÔI (1phút)
 Giải thích nhan đề Chiếc lược ngà
 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + Đọc yêu cầu.
 + Trao đổi cặp đôi
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV định hướng: 
I. Giới thiệu chung:
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật bé Thu.
a. Khi chưa
nhận ông Sáu là cha.
b. Khi nhận ông Sáu là cha.
- Miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế ; tình huống bất ngờ
=> Hồn nhiên, giàu tình cảm
=> Yêu thương, kính trọng ba
2. Nhân vật ông Sáu
- Người lính yêu nước, dũng cảm.
- Người cha yêu con tha thiết.
III. Tổng kết
1.Nghệ thuật:
- Kể chuyện ở ngôi thứ 1
- Tình huống truyện bất ngờ, tự nhiên, hợp lí
- Ngôn ngữ : bình dị đậm chất Nam Bộ
- Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc
2. Nội dung : Thể hiện cảm động tình cha con thắm thiết sâu nặng trong cảnh ngộ éo le của cuộc chiến tranh
IV. Luyện tập
HĐ 4. HĐ vận dụng
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
* Nhiệm vụ: HS suy nghĩ , trình bày
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
* Sản phẩm: Câu trả lời của HS
* Cách tiến hành: 
 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
 Sau khi chứng kiến câu chuyện cảm động của cha con ông Sáu, em có suy nghĩ gì về tình cảm gia đình trong cuộc sống hiện nay? 
 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + Đọc yêu cầu.
 + Suy nghĩ trả lời.
 + 2 HS trả lời.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV khái quát – chiếu clip về tình cảm gia đình – nhắc nhở HS về đạo làm con
 HĐ 5. HĐ tìm tòi, sáng tạo
* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.
* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ.
* Phương thức hoạt động: cá nhân.
* Yêu cầu sản phẩm: tên những câu chuyện, bài thơ, bài hát viết về tình cha con.
* Cách tiến hành: 
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho Hs: 
 Sưu tầm những câu chuyện, bài thơ, bài hát viết về tình cảm cha con.
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Đọc yêu cầu.
+ Về nhà sưu tầm.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_9_tu_tuan_1_den_tuan_15_nam_hoc_2020.doc