Giáo án Địa lý Lớp 8 - Chương trình học kì 2

I.Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của các khu vực Đông Nam Á

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ để nhận biết vị trí khu vực Đông Nam A trong Châu Á và trên thế giới, rút ra ý nghĩa lớn lao của vị trí.

- Rèn kỹ năng phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tư nhiên để giải thích 1 số đặc điểm về khí hậu, chế độ nước sông và cảnh quan của khu vực.

3. Thái độ:

 Có ý thức bảo vệ môi trường.

 

Giáo án Địa lý Lớp 8 - Chương trình học kì 2 trang 1

Trang 1

Giáo án Địa lý Lớp 8 - Chương trình học kì 2 trang 2

Trang 2

Giáo án Địa lý Lớp 8 - Chương trình học kì 2 trang 3

Trang 3

Giáo án Địa lý Lớp 8 - Chương trình học kì 2 trang 4

Trang 4

Giáo án Địa lý Lớp 8 - Chương trình học kì 2 trang 5

Trang 5

Giáo án Địa lý Lớp 8 - Chương trình học kì 2 trang 6

Trang 6

Giáo án Địa lý Lớp 8 - Chương trình học kì 2 trang 7

Trang 7

Giáo án Địa lý Lớp 8 - Chương trình học kì 2 trang 8

Trang 8

Giáo án Địa lý Lớp 8 - Chương trình học kì 2 trang 9

Trang 9

Giáo án Địa lý Lớp 8 - Chương trình học kì 2 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 105 trang viethung 03/01/2022 5160
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 8 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lý Lớp 8 - Chương trình học kì 2

Giáo án Địa lý Lớp 8 - Chương trình học kì 2
Ngày soạn: 09/01/2021
Ngày dạy:Lớp :8A3: 11/01/2021
Tiết 19. Bài 14:
 ĐÔNG NAM Á ĐẤT LIỀN VÀ HẢI ĐẢO
I.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của các khu vực Đông Nam Á
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ để nhận biết vị trí khu vực Đông Nam A trong Châu Á và trên thế giới, rút ra ý nghĩa lớn lao của vị trí.
- Rèn kỹ năng phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tư nhiên để giải thích 1 số đặc điểm về khí hậu, chế độ nước sông và cảnh quan của khu vực.
3. Thái độ:
 Có ý thức bảo vệ môi trường.
4. Năng lực, phẩm chất.
a, Năng lực cốt lõi
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tư duy
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề
b, Năng lực chuyên biệt
- Sử dụng bản đồ
- Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh.
II. Chuẩn bị phương tiện dạy học:
1. Giáo viên:
- Lược đồ TN khu vực Đông Nam Á.
- Bản đồ TN Châu Á.
- Bản đồ Đông bán cầu.
2. Học sinh:
 Đọc trước nội dung bài học.
III.Hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số: 8A3:........................................
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
 Vào bài: Dùng bản đồ TN Châu Á khái quát những khu vực đã học và dẫn dắt tìm hiểu khu vực mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động1:
GV treo bản đồ Đông bán cầu và giới thiệu vị trí, giới hạn khu vực Đông Nam A.
? Vì sao bài đầu tiên về khu vực Đông Nam A lại có tên: "Đông Nam A - đất liền". . .
HS trả lời -> GV tóm tắt.
? Sử dụng bản đồ BCĐông, kết hợp hình 15.1 cho biết:
- Các điểm cực Bắc, N, T, Đông của khu vực thuộc nước nào ở ĐNA?
+ Điểm cực Nam thuộc Inđônêxia, Vĩ tuyến 1005'N.
+ Điểm cực Đông trên kinh tuyến 1400Đ - Biên giới với Nui Ghi nê.
? Cho biết ĐNA là "cầu nối " giữa hai đại dương và Châu lục nào?
? Giữa các bán đảo và quần đảo của khu vực có hệ thống các biển nào? Đọc tên và xác định vị trí?
GV gọi 2 học sinh lên bảng: - 1 HS đọc tên 1 HS xác định vị trí các đại dương, biển, Châu lục. . .
? Đọc tên xác định 5 đảo lớn của khu vực trên H14.1? Đảo nào lớn nhất?
GV phân tích: tạo nên khí hậu thuộc đới nóng, kiểu nhiệt đới gió mùa của lãnh thổ ảnh hưởng rất sâu sắc tới thiên nhiên khu vực.
Hoạt động 2 (4 nhóm)
? Dựa vào H14.1, nội dung SGK mục 2 và liên hệ kiến thức đã học, giải thích các đặc điểm tự nhiên của khu vực.
Nhóm 1: Địa hình
- Nét đặc trưng của địa hình ĐNA thể hiện như thế nào?
(Có sự tương phản sâu sắc giữa đất liền và hải đảo)
- Đặc điểm địa hình hai khu vực lục địa và hải đảo.
 + Dạng địa hình chủ yếu, hướng?
 + Nét nổi bật.
- Đặc điểm phân bố, giá trị các đồng bằng.
Nhóm 2: Khí hậu
Quan sát H14.1 nêu các hướng gió ở ĐNA vào mùa hạ và mùa đông.
- Nhận xét biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của 2 địa điểm tại H14.2. Cho biết chúng thuộc đới, kiểu khí hậu nào? Vị trí các điểm đó trên H14.1.
Nhóm 3: Sông ngòi
? Đặc điểm sông ngòi trên bán đảo Trung Ấn và quần đảo.
+ Nơi bắt nguồn, hướng chảy, nguồn cung cấp nước, chế độ nước.
? Giải thích nguyên nhân chế độ nước?
Nhóm 4: Đặc điểm cảnh quan
? Đặc điểm nổi bật của cảnh quan ĐNA?
? Giải thích về rừng rậm nhiệt đới:
1. Vị trí và giới hạn của khu vực ĐNA
- ĐNA gồm phần đất liền là bán đảo Trung Ấn và phần hải đảo là quần đảo Mãi lai.
- Điểm cực Bắc thuộc Mi-an-ma (Biên giới với TQuốc tại vĩ tuyến 2805'B)
- Điểm cực tây thuộc Mi-an-ma (Bgiới với Bănglađét kinh tuyến 920Đ)
- Khu vực là "cầu nối" giữa Ấn Độ dương và TBDương.
Giữa Châu Á và Châu Đại Dương.
- Vị trí địa lý ảnh hưởng sâu sắc tới khí hậu, cảnh quan khu vực. Có ý nghĩa lớn về kinh tế và quân sự.
2. Đặc điểm tự nhiên
- Yêu cầu từng nhóm trình bày kết quả.
- HS ghi kết quả theo bảng sau:
Đặc điểm
Bán đảo Trung Ấn
Quần đảo Mã Lai
Địa hình
- Chủ yếu là núi cao hướng B-N, TB-ĐN. Cao nguyên thấp
- Các thung lũng sông chia cắt mạch địa hình.
- Đồng bằng phù sa màu mỡ, giá trị về kinh tế lớn, tập trung dân đông.
- Hệ thống núi hướng vòng cung Đ-T, ĐB-TN, núi lửa.
- Đồng bằng rất nhỏ, hẹp ven biển.
Khí hậu
- Nhiệt đới gió mùa - Bão về mùa hè - Thu.
(Y - a - gun)
- Xích đạo và nhiệt đới gió mùa (pa - đăng).
- Bão nhiều.
Sông ngòi
- 5 sông lớn, bắt nguồn từ núi phía Bắc hướng chảy B-N, nguồn cung cấp nước chính là nước mưa nên chế độ nước theo mùa mưa, hàm lượng phù sa nhiều.
- Sông ngắn, dốc, chế độ nước điều hoà, ít giá trị giao thông, có giá trị thuỷ điện.
Cảnh quan
- Rừng nhiệt đới
- Rừng thưa, rụng lá vào mùa khô, xa van.
- Rừng rậm bốn mùa xanh tốt.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Học bài theo lược đồ.
- Chuẩn bị bài mới.
Ngày soạn: 12/01/2021
Ngày dạy:Lớp :8A3: 14/01/2021
Tiết 20. Bài 15: 
ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ - XÃ HỘI ĐÔNG NAM Á
I.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm về dân số và sự phân bố dân cư khu vực ĐNA
- Đặc điểm dân cư gắn với đặc điểm nền Ktế nông nghiệp, lúa nước là cây nông nghiệp chính.
- Đặc điểm về văn hoá, tín ngưỡng, những nét chung, riêng trong sản xuất và sinh hoạt của người dân ĐNA.
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng kiến thức:
- Củng cố kỹ năng phân tích, sản xuất, sử dụng tư liệu trong bài để hiểu sâu sắc đặc điểm về dân cư, vhoá, tín ngưỡng của các nước ĐNA.
b. Kĩ năng sống:
- Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin từ các bảng số liệu, lược đồ và bài viết để rút ra một số đặc điểm chính của dân cư, xã hội Đông Nam Á.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc cặp, nhóm.
- Làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gian khi làm việc nhóm.
- Tự nhận thức: Tự nhận thức, thể hiện sự tự tin khi trình bày thông tin và trả lời câu hỏi.
3. Thái độ:
 Giáo dục ý thức học tập bộ môn, ý thức bảo vệ môi trường sống
4. Năng lực, phẩm chất.
a, Năng lực cốt lõi
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tư duy
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề
b, Năng lực chuyên biệt
- Sử dụng bản đồ
- Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh.
II. Chuẩn bị phương tiện dạy học:
1. Giáo viên:
- Bản đồ phân bố dân cư Châu á
- Lược ... hái Bình Dương và Địa Trung Hải)
Câu 4. Trình bày đặc điểm chung của khí hậu nước ta. Giải thích vì sao lại có đặc điểm đó?
Đặc điểm chung của khí hậu nước ta 
1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
- Nhiệt độ
+ Bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được trên 1 triệu kilô calo
+ Só giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ / năm.
+ Nhiệt độ trung bình năm cao hơn 210C
- Khí hậu nước ta có 2 mùa phù hợp với 2 mùa gió:
+ Mùa đông có gió mùa đông bắc: lạnh khô
+ Mùa hạ có gió mùa tây nam: nóng ẩm
- Lượng mưa trung bình năm lớn: từ 1500-2000 mm.
- Độ ẩm không khí cao trên 80%
=> Nguyên nhân:
+ Việt Nam nằm ở vùng nội chí tuyến ( lãnh thổ trải dài từ 8o34’B đến 23o23’B)
+ Việt Nam là cầu nối giữa đất liền và biển -> Việt Nam là một nước ven biển
+ Việt Nam nằm ở vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa 
2. Tính chất phân hoá đa dạng và thất thường.
- Tính chất đa dạng
 	Khí hậu nước ta phân hoá mạnh mẽ theo không gian và thời gian, hình thành các miền và vùng khí hậu khác nhau từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông, từ thấp lên cao
- Tính chất thất thường 
ví dụ: năm rét sớm, năm rét muộn, năm bão nhiều, năm bão ít, năm khô hạn
=> Nguyên nhân: 
+ Sự đa dạng địa hình
+ Do bão và áp thấp nhiệt đới gây ra
+ Gần đây do các nhiễu loạn khí tượng toàn cầu như En-ni-nô, La-ni-na
Câu 5. Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam?
 Đặc điểm chung của sông ngòi nước ta 
+ Nước ta mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước. Nước ta có nhiều sông suối tới 2360 con sông có chiều dài trên 10 km, phần lớn là các sông nhỏ, ngắn và dốc chiếm 93%.
+ Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung. 
 Hướng Tây Bắc - Đông Nam (chủ yếu): S. Đà, S. Hồng, S. Mã, S. Cả, S. Tiền, S. Hậu
 Hướng vòng cung: S. Lô, S. Gâm, S. Cầu
+ Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước : mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. Mùa lũ nước
sông dâng cao (2->3 lần so với mùa cạn), chảy mạnh và chiếm 70->80% lượng nước cả năm.
+ Sông ngòi nước ta hàm lượng phù sa lớn: bình quân có 223 gam cát bùn và các chất hoà tan / m3, tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn / năm.
Câu 6. Nước ta có những loại đất chính nào? ở địa phương em có những loại đất chính nào? Chúng phân bố ở những khu vực địa hình nào?
	Nước ta có ba loại đất chính: Đất feralit (chiếm diện tích lớn nhất), đất mùn núi cao, đất bồi tụ phù sa sông và biển.
	ở địa phương em có hai loại đất chính: Đất feralit và đất bồi tụ phù sa sông và biển.
Câu 7. Nêu đặc điểm chung của sinh vật nước ta. Giải thích vì sao nước ta giàu có về thành phần loài sinh vật? 
- Sinh vật Việt Nam phong phú và đa dạng
+ Tính đa dạng của sinh học Việt Nam
 Ÿ Nhiều loài (đa dạng về gen di truyền)
 Ÿ Nhiều hệ sinh thái (đa dạng về môi trường sống)
 Ÿ Nhiều công dụng (đa dạng về kinh tế)
+ Hình thành đới rừng nhiệt đới gió mùa trên đất liền.
+ Hình thành khu hệ sinh vật biển nhiệt đới.
- Nước ta giàu có về thành phần loài sinh vật
+ Môi trường sống thuận lợi (nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào, đủ nước, tầng đất dày, vụn bở) 	
+ Nằm ở vị trí tiếp xúc của các luồng sinh vật 
+ Không bị băng hà tiêu diệt
Câu 8. Nêu đặc điểm chung nổi bật của tự nhiên Việt Nam?
Đặc điểm chung nổi bật của tự nhiên Việt Nam:
- Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
- Tính chất ven biển hay bán đảo
- Tính chất đồi núi
- Tính chất đa dạng và phức tạp
Câu 9. Miền có mùa đông lạnh nhất cả nước là miền nào?
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
Câu 10. Miền có đặc điểm khí hậu: mùa đông đến sớm kết thúc muộn là miền nào?
	Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
Câu 11. Miền giàu có khoáng sản nhất nước ta là miền nào?
	Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
Câu 12. Miền có địa hình cao nhất nước ta là miền nào?
	Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
Câu 13. Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm là đặc điểm khí hậu của miền nào?
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét sự chuẩn bị nội dung ôn tập của HS
- GV đánh giá (cho điểm thưởng hoặc điểm phạt)
- Ôn tập tốt các kiến thức đã học ở kì II
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kì.
Ngày soạn: 28/04/2019 
Ngày dạy: Lớp 8A : 01/05/2019
 8B : 30/04/2019
Tiết 50
KIỂM TRA HỌC KỲ II
I. Mục tiêu bài học: 
 1, Kiến thức: Học sinh cần:
 Kiểm tra đánh giá mức độ nắm kiến thức kĩ năng bộ môn của học sinh.
2, Kỹ năng:
 Phân tích thông tin, tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ:
 Giáo dục ý thức nghiêm túc trong học tập. 
II. Chuẩn bị phương tiện dạy học: 
1. Giáo viên:
Đề, đáp án, biểu điểm.
2.Học sinh:
Ôn tập nội dung kiến thức.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định tổ chức: 
 2.Phát đề:
ĐỀ BÀI
3. Củng cố, dặn dò:
Thu bài, nhận xét thái độ làm bài của HS
Ngày soạn: 04/05/2019 
Ngày dạy: Lớp 8A : 06/05/2019
 8B : 06/05/2019
Tiết 51. Bài 43
MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ
I. Mục tiêu bài học: 
1, Kiến thức: Học sinh cần:
- Biết được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. 
- Nêu và giải thích được một số đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của miền. 
- Biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường của miền. 
2, Kỹ năng:
 - Sử dụng bản đồ tự nhiên miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ để trình bày các đặc điểm tự nhiên của miền. 
 - So sánh một số đặc điểm tự nhiên của ba miền.
3. Thái độ:
 Giáo dục ý thức học tập bộ môn, ý thức bảo vệ môi trường 
II. Chuẩn bị phương tiện dạy học: 
1. Giáo viên:
- Bản đồ tự nhiên VN.
- Bản đồ miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ 
- Tranh ảnh liên quan.
2.Học sinh:
 Đọc trước nội dung bài học. 
III. Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới:
 Phía nam dãy núi Bạch Mã là một miền tự nhiên nhiệt đới gió mùa điển hình. Thiên nhiên ở đây khác biệt rõ rệt so với 2miền đia hình phía Bắc.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Cả lớp. Dựa hình 43.2 + Bản đồ tự nhiên VN
1) Xác định vị trí giới hạn của miền trên bản đồ TNVN? So sánh diện tích lãnh thổ của miền với 2 miền đã học?
2) Vị trí đó ảnh hưởng gì tới khí hậu của miền?
Hoạt động 2:
Nhóm. Dựa thông tin sgk + Kiến thức đã học hãy
1) Chứng minh miền NTB và Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm, có 1 mùa khô sâu sắc?
2) Giải thích tại sao?
- HS báo cáo
- Nhóm khác nhận xét, bổ xung
- GV chuẩn kiến thức:
+ Nằm ở vĩ độ thấp => Nhận được lượng nhiệt và ánh sáng Mặt Trời lớn hơn các vùng phía Bắc
+ Gió mùa đông bắc bị dãy Bạch Mã chặn lại nên nhiệt độ không bị giảm mạnh => Biên độ nhiệt nhỏ.
+ Duyên hải NTB: Mùa mưa ngắn, mưa đến muộn (tháng 10,11). Mùa khô do mưa ít nhiệt độ cao, lượng nước bốc hơi lớn vượt xa lượng mưa nên độ ẩm cực nhỏ => Là nơi khô hạn nhất nước ta.
+ Tây Nguyên Nam Bộ: Mùa mưa dài 6 tháng (tháng 5->10) chiếm 80% lượng mưa cả năm => Mùa khô thiếu nước trầm trọng.
Hoạt động 3:
Cá nhân/cặp. Dựa H43.1 + bản đồ TNVN, thông tin sgk cho biết:
1) Miền NTB và Nam Bộ có những khu vực địa hình nào?
2) Xác định đọc tên các đỉnh núi cao > 2000m và các cao nguyên badan. Nơi phân bố? Nguyên nhân hình thành khu vực núi và cao nguyên trên?
3) Xác định vị trí đồng bằng Nam Bộ? Có đặc điểm gì khác với đồng bằng sông Hồng? Nguyên nhân hình thành do đâu?
- HS báo cáo -> Nhận xét, bổ xung.
- GV chuẩn kiến thức:
+ Khối nền Kon Tum trong giai đoạn Cổ sinh được mở rộng bởi các viền xung quanh, giai đoạn Tân kiến tạo được nâng lên mạnh thành nhiều đợt =>đứt gãy, đổ vỡ, các dung nham phun trào à Núi, cao nguyên badan xếp tầng rộng lớn 
+ Đồng Bằng Nam Bộ: Hình thành trên nền sụt lún lớn được phù sa của các HT sông bồi đắp nên.
Hoạt động 4:
 Nhóm. Dựa thông tin sgk + Kiến thức đã học cho biết:
1) Miền NTB và Nam Bộ có những tài nguyên gì? Giá trị kinh tế như thế nào?
2) Để phát triển bền vững, khi khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên chúng ta phải làm gì?
- Nhóm lẻ: Tài nguyên Khí hậu - Đất.
- Nhóm chẵn: Tài nguyên Rừng, Biển, Khoáng sản.
- Đại diện 2 nhóm báo cáo.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung.
- GV chuẩn kiến thức.
1) vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ:
- Gồm toàn bộ phần phía Nam từ Đà Nẵng đến Cà Mau.
- Chiếm tới 1/2 diện tích lãnh thổ
2) Một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc:
a) Từ dãy Bạch Mã (160B) trở vào:
- T0 TB năm cao: >250C. Biên độ nhiệt giảm rõ rệt, dao động 3 -> 70C.
b) Chế độ mưa không đồng nhất:
- Khu vực duyên hải NT Bộ có mùa khô kéo dài, nhiều nơi bị hạn gay gắt, mùa mưa đến muộn và tập trung trong thời gian ngắn (tháng 10,11)
- Khu vực Nam Bộ và Tây nguyên: Mùa mưa kéo dài 6 tháng từ tháng 5-> 10 chiếm 80% lượng mưa cả năm. Mùa khô thiếu nước nghiêm trọng.
3) Trường Sơn nam hùng vĩ và đồng bằng nam bộ rộng lớn:
a) Trường Sơn nam: 
- Hình thành trên một miền bằng cổ được Tân Kiến Tạo nâng lên mạnh mẽ.
- Là khu vực núi cao và cao nguyên rộng lớn, hùng vĩ.
- Cảnh quan nhiệt đới trở nên đa dạng, nhưng có phần mát mẻ, lạnh giá của khí hậu miền núi và cao nguyên.
b) Đồng bằng Nam Bộ:
- Hình thành và phát triển trên một miền sụt võng lớn được phù sa của các sông bồi dắp nên.
- Là vùng đồng bằng rộng lớn, chiếm >1/2 diện tích đất phù sa của cả nước.
4) Tài nguyên phong phúvà tập trung, dễ khai thác:
a) Khí hậu -Đất đai:
- Khí hậu: Có mùa khô gay gắt nhưng nhìn chung khí hậu - đất đai thuận lợi cho sx nông - lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản với quy mô lớn.
b) Tài nguyên rừng: 
- Phong phú, nhiều kiểu loại sinh thái. Rừng phân bố rộng rãi từ miền núi Trường Sơn, Tây Nguyên tới các đồng bằng ven biển.
- Diện tích rừng chiếm gần 60% diện tích rừng cả nước: Có nhiều sinh vật quý hiếm.
c) Tài nguyên biển:
- Đa dạng và có giá trị lớn.
- Bờ biển NTBộ có nhiều vịnh nước sâu, kín để xây dựng các hải cảng
- Thềm lục địa phía nam có nhiều dầu mỏ, khí đốt.
- Trên vùng biển còn có nhiều đảo yến giàu có, những đảo san hô, những ngư trường lớn: Hoàng Sa - Trường Sa, Ninh Thuận - Bình Thuận,
* Kết luận: sgk/151.
4. Củng cố, dặn dò: 
 Đánh dấu x vào ô trống trong bài tập sau sao cho phù hợp với các đặc điểm của 2 đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long:
Đặc điểm địa hình
ĐB sông Hồng
ĐB sông Cửu Long
1. Có hệ thống đê điều, ô trũng, bề mặt không đồng nhất.
2. Thấp, rộng lớn, tương đối đồng nhất, không có đê.
3. Có một mùa đông lạnh nhất cả nước.
4. Có bão, lũ, lụt hàng năm.
5. Nóng quanh năm, mùa khô sâu sắc.
6. Có đất phù sa chua, mặn, phèn.
- Trả lời câu hỏi, bài tập sgk/151
- Chuẩn bị bài thực hành 44 sgk/153: HS các nhóm tự tìm hiểu và chuẩn bị trước.
Ngày soạn: 05/05/2019 
Ngày dạy: Lớp 8A : 08/05/2019
 8B : 07/05/2019
Tiết 52. Bài 44. Thực hành:
 TÌM HIỂU ĐỊA PHƯƠNG
I.Mục tiêu bài học: 
1, Kiến thức: Học sinh cần:
 HS vận dụng kiến thức đã học của các môn lịch sử, địa lí để tìm hiểu một địa điểm ở địa phương, qua đó kiến thức của hai bộ môn được kết hợp lại để giải thích một sự vật cụ thể của địa phương gần gũi với học sinh.
 HS nắm và vận dụng cách thức, quy trình, bước đi để tìm hiểu nghiên cứu một địa điểm cụ thể cả về mặt lịch sử và địa lí nên vấn đề được phân tích toàn diện hơn, HS có hiểu biết sâu sắc hơn.
2, Kỹ năng:
 HS được rèn luyện kĩ năng điều tra, thu thập thông tin, vẽ sơ đồ, phân tích thông tin, viết báo cáo, trình bày thông tin qua hoạt động thực tế một nội dung xác định.
3. Thái độ:
 HS sẽ hiểu biết, gắn bó và yêu quê hương hơn khi được tiếp cận với một hiện tượng, sự kiện cụ thể ở địa phương, được phân tích chúng ở nhiều khía cạnh khác nhau và được thể hiện thái độ của mình đối với hiện tượng, sự vật đó.
II. Chuẩn bị phương tiện dạy học: 
Giáo viên:
- Lựa chọn địa điểm: Khu Nghĩa Trang liệt sỹ Tủa Chùa
- Chuẩn bị thông tin về địa điểm
2.Học sinh:
 Đọc trước nội dung bài học. 
III. Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới:
a. công tác chuẩn bị
	- Lựa chọn địa điểm: Khu Nghĩa Trang liệt sỹ Tủa Chùa
	- Chuẩn bị thông tin về địa điểm
	+ GV yêu cầu HS thu thập thông tin về địa điểm đó
	+ GV xác định vị trí địa điểm được chọn trên bản đồ tỉnh.
	+ GV liên hệ với người quản lí địa điểm để mời báo cáo về lịch sử và hiện trạng về địa điểm và xin phép cho HS được đến thăm quan, tìm hiểu; cần nêu rõ về nội dung và thời gian HS đến thăm quan.
	+ Chuẩn bị đồ dùng học tập: Thước dây, địa bàn, giấy, bút chì, bút mực thước kẻ, dây thừng nhỏ.
	- Phổ biến cho HS
	+ Tên và địa điểm sẽ nghiên cứu, tìm hiểu
	+ Mục đích nghiên cứu, tìm hiểu địa điểm
	+ Giao nhiệm vụ cho HS: xác định vị trí trên thực địa, quan sát, nhận xét và ghi chép các đặc điểm của địa điểm (diện tích, hình dạng, tuổi, cảnh quan chung. cấu trúc), các hoạt động đang diễn ra tại địa điểm đó.
	+ Phổ biến nội quy khi đi đường và làm việc tại địa điểm
	+ Phổ biến thời gian bắt đầu và kết thúc công việc, nơi tập trung, tuyến đường đi.
	+ GV chia HS thành những nhóm nhỏ và phân công việc nhất định. Mỗi nhóm trưởng chỉ đạo công việc chung, hai thư kí có trách nhiệm ghi chép, vẽ sơ đồ, bảo quản những tư liệu chung của cả nhóm.
b. Tổ chức hoạt động của HS ngoài thực địa
	- HS tập kết tại trường học, khởi hành đi đến địa điểm đã chọn.
	- HS nghe báo cáo viên trình bày khái quát về địa điểm, chú ý những yếu tố lịch sử.
	- GV nhắc lại một số địa điểm chính như năm hình thành, các bước phát triển đặc điểm, ý nghĩa.
	- HS làm việc theo sự phân công:
	+ Nhóm trưởng: 
Ÿ Nhắc lại công việc từng người phải thực hiện.
Ÿ Tham gia đồng thời giám sát, nhắc nhở việc thực hiện công việc của các tổ viên.
+ Thư kí ghi chép kết quả, vẽ sơ đồ địa điểm (thống nhất trong nhóm).
+ Các HS khác trong nhóm làm nhiệm vụ đo, quan sát, mô tả, tìm hiểu, bàn bạc, cung cấp thông tin cho thư kí.
c. Hoàn thiện báo cáo và trình bày trước lớp
	- Nhóm dựa vào sự phân công, đặt tên cho phần báo cáo.
	- Từng nhóm hoàn thành báo cáo theo đề cương hướng dẫn trong SGK -> suy nghĩ của HS về địa điểm được nghiên cứu, tìm hiểu.
	- Các nhóm nhận xét kết quả của mình và của bạn, so sánh và đánh giá.
	- GV nhận xét và đánh giá từng báo cáo và tổng hợp các báo cáo để HS có một cái nhìn đầy đủ về địa điểm được nghiên cứu, tìm hiểu.
4. Củng cố, dặn dò: 
 Nhận xét đánh giá quá trình thực hành các nhóm
 Yêu cầu HS hoàn thiện báo cáo.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_2.doc