Giáo án Công nghệ 11 - Chương II: Vẽ kỹ thuật ứng dụng - Trần Hoài Linh

 Tiết 13

BÀI 8: THIẾT KẾ VÀ BẢN VẼ KỸ THUẬT

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

- Phân tích đ¬ược các giai đoạn chính của công việc thiết kế

- Chỉ rõ được vai trò của bản vẽ kỹ thuật trong thiết kế

2. Về kỹ năng

- Đề xuất ý tưởng thiết kế khác cho dụng cụ học tập.

3. Về thái độ

- Hình thành hứng thú với việc thiết kế và vẽ kỹ thuật.

4. Năng lực hình thành và phát triển: Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng công nghệ thông tin, sáng tạo, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.

 

Giáo án Công nghệ 11 - Chương II: Vẽ kỹ thuật ứng dụng - Trần Hoài Linh trang 1

Trang 1

Giáo án Công nghệ 11 - Chương II: Vẽ kỹ thuật ứng dụng - Trần Hoài Linh trang 2

Trang 2

Giáo án Công nghệ 11 - Chương II: Vẽ kỹ thuật ứng dụng - Trần Hoài Linh trang 3

Trang 3

Giáo án Công nghệ 11 - Chương II: Vẽ kỹ thuật ứng dụng - Trần Hoài Linh trang 4

Trang 4

Giáo án Công nghệ 11 - Chương II: Vẽ kỹ thuật ứng dụng - Trần Hoài Linh trang 5

Trang 5

Giáo án Công nghệ 11 - Chương II: Vẽ kỹ thuật ứng dụng - Trần Hoài Linh trang 6

Trang 6

Giáo án Công nghệ 11 - Chương II: Vẽ kỹ thuật ứng dụng - Trần Hoài Linh trang 7

Trang 7

Giáo án Công nghệ 11 - Chương II: Vẽ kỹ thuật ứng dụng - Trần Hoài Linh trang 8

Trang 8

Giáo án Công nghệ 11 - Chương II: Vẽ kỹ thuật ứng dụng - Trần Hoài Linh trang 9

Trang 9

Giáo án Công nghệ 11 - Chương II: Vẽ kỹ thuật ứng dụng - Trần Hoài Linh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 20 trang viethung 03/01/2022 7860
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 11 - Chương II: Vẽ kỹ thuật ứng dụng - Trần Hoài Linh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ 11 - Chương II: Vẽ kỹ thuật ứng dụng - Trần Hoài Linh

Giáo án Công nghệ 11 - Chương II: Vẽ kỹ thuật ứng dụng - Trần Hoài Linh
 Trần Hoài Linh
CHƯƠNG II: VẼ KỸ THUẬT ỨNG DỤNG
Ngày soạn: 	 
 Tiết 13 
BÀI 8: THIẾT KẾ VÀ BẢN VẼ KỸ THUẬT
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Phân tích được các giai đoạn chính của công việc thiết kế
- Chỉ rõ được vai trò của bản vẽ kỹ thuật trong thiết kế
2. Về kỹ năng
- Đề xuất ý tưởng thiết kế khác cho dụng cụ học tập.
3. Về thái độ
- Hình thành hứng thú với việc thiết kế và vẽ kỹ thuật.
4. Năng lực hình thành và phát triển: Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng công nghệ thông tin, sáng tạo, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên 
- Kế hoạch bài dạy. Thông tin liên quan (SGV, Web)
2. Học sinh	
- Nghiên cứu bài 8, vẽ sơ đồ các giai đoạn thiết kế và phân tích được các bước thiết kế. Hình thành ý tưởng và xây dựng các bước thiết kế cho một đồ dùng học tập em thích.
III. Hình thức và PP- KTDH
1. Hình thức: lớp học, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
2. PP- KTDH: Thuyết trình, vấn đáp, hỏi chuyên gia, hỏi và trả lời
VI. Tiến trình	
* Ôn định lớp , kiểm diện : (1phút)	
* Kiểm tra bài cũ (5p)
?. Hình chiếu phối cảnh được xây dung bằng phép chiếu gì? So sánh với cách xây dựng hình chiếu trục đo và hình chiếu vuông góc?
Hoạt động 1: Khởi động
àHướng tới hình thành và phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.
Trường ta xây dãy nhà 3 tầng mới thay thế cho dãy nhà 3 tầng cũ theo quy hoạch và ý tưởng của ai? HS:.....Ai thi công? HS:............Liệu có giống như thầy HT quy hoạch và nghĩ trong đầu không? HS:...........Nhờ người thiết kế là rõ ý tưởng của nhà đầu tư, chủ công trình ra thành bản vẽ chi tiết để có thể thi công được. Đây là nội dung bài học hôm nay, bài 8...........
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, luyện tập
àHướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng công nghệ thông tin, sáng tạo, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
Nội dung 1: Tìm hiểu các giai đoạn thiết kế (16p)
* Giao nhiệm vụ học tập
- GV: Cô chia 2 bàn thành một nhóm, các nhóm có 3 phút chuẩn bị, sau 3 phút sẽ gọi ngẫu nhiên nhóm lên báo cáo.
- Nội dung báo cáo đã chuẩn bị: phân tích các giai đoạn thiết kế lấy ví dụ làm rõ.
- Các nhóm khác nghe và đặt câu hỏi phần chưa rõ
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS : Các nhóm chuẩn bị báo cáo(cử đại diện, thử thư kí ghi câu hỏi phản biện)
* Báo cáo nhiệm vụ học tập
- HS : Báo cáo, các nhóm khác nghe, bổ sung, phản biện
* Đánh giá nhiệm vụ học tập
- GV : thể chế hóa kiến thức. Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của thiết kế, ngày nay do sự tiến bộ của KHKT, thiết kế được trợ giúp bằng máy tính(CAD).
 Nội dung 2: Tìm hiểu bản vẽ kỹ thuật(13p)
* Giao nhiệm vụ học tập
- GV: Cô yêu cầu hs nghiên cứu phần II trong 4 phút. 
- Sau 4p cô sẽ gọi ngẫu nhiên một học sinh đầu tiên hỏi, hs 1 hỏi rồi chỉ định hs 2 trả lời, hs 2 trả lời rồi hỏi và chỉ định hs 3 trả lời....cho đến khi gv dùng hoạt động.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS: nghiên cứu tài liệu và thực hiện hoạt.
* Báo cáo nhiệm vụ học tập
- HS: hỏi, trả lời
- GV: nghe và định hướng hoạt động cho hs có thể hỗ trợ (nếu HS đề nghị)
* Đánh giá nhiệm vụ học tập
- GV: thể chế hóa kiến thức.
- GV: Nhấn mạnh
+ Muốn có BVKT phải qua giai đoạn thiết kế
+ BVKT là tài liệu chính của hồ sơ kỹ thuật là kết quả cuối cùng của công việc thiết kế.
I. Thiết kế
1. Các giai đoạn thiết kế
Hình thành ý tưởng
Xác định đề tài thiết kế
Thu thập thông tin
Tiến hành thiết kế
Làm mô hình thử nghiệm
Chế tạo thử
Thẩm định, đánh giá phương án thiết kế
Lập hồ sơ kỹ thuật
2. Thiết kế hộp đựng đồ dùng học tập
a. Hình thành ý tưởng:
- Hộp dựng đồ dùng học tập : Gọn, tiện sử dụng phục vụ học tập
b. Thu thập thông tin
- Trên mạng, nhà bạn bè, sách báo...
c. Làm mô hình: Bằng bìa cắt tông, gồ dán...
d. Phân tích, đánh giá phương án thiết kế: Kết cấu, mầu sắc, hình dạng, kích thước.
e. Đưa ra phương án và lập hồ sơ thiết kế, viết thuyết minh sản phẩm, lập bản vễ chi tiết để chế tạo.
II. Bản vẽ kỹ thuật
1. Các loại bản vẽ kỹ thuật
- Bản vẽ kĩ thuật là các thông tin kĩ thuật được trình bày dưới dạng đồ hoạ theo quy tắc thống nhất
- Gồm nhiều loại trong đó 2 loại thuộc hai lĩnh vực quan trọng là: Bản vẽ cơ khí và bản vẽ xây dựng
+ Bản vẽ cơ khí: Gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, chế tạo, lắp ráp, kiểm tra, sử dụng... các máy móc và thiết bị
 + Bản vẽ xây dựng: Gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, chế tạo, lắp ráp, kiểm tra, sử dụng... các công trình kiến trúc và xây dựng.
2. Vai trò của BVKT với thiết kế
- BVKT có vai trò hết sức quan trọng đối với việc thiết kế và chế tạo sản phẩm.
- BVKT là ngôn ngữ kỹ thuật vì:
+ Bản vẽ cho biết thông tin đến đề tài thiết kế
+ Vẽ phác sản phẩm, thể hiện ý tưởng thiết kế
+ Bản vẽ dùng để trao đổi ý kiến với đồng nghiệp
+ Vẽ các bản chi tiết, bản vễ tổng thể của sản phẩm để chế tạo và kiểm tra.
+ Vẽ các sơ đồ, bản vẽ để hướng dẫn vận hành, sử dụng.
III. Hoạt động 3: Luyện tập (2p)
? Trong các giai đoạn thiết kế giai đoạn nào là quan trọng nhất? Giải thích?
VI. Hoạt động 4: Vận dụng (4p)
? Hãy thiết kế 1 dụng cụ đồ dùng học tập hoặc hộp đựng đồ dùng học tập?
V. Hoạt động 5: Tìm tòi sáng tạo (1p-ngoài giờ)
- Tìm hiểu về phần mềm hỗ trợ thiết kế Autocad và những phần mềm khác.
* HDVN: Học bài trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK tr 46
 - Yêu cầu hs nghiên cứu bài 9, chia lớp thành 3 nhóm báo cáo, 2 nhóm phần I, 1 nhóm phần II. Nghiên cứu và tóm tắt nội dung chính báo cáo trước lớp, lớp phản biện.
Ngày soạn: Tiết 14 
BÀI 9 BẢN VẼ CƠ KHÍ
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Trình bày được nội dung chính của bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp.
- Nêu được cách lập bản vẽ chi tiết.
2. Về kỹ năng
- Đọc được một số nội dung trên bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp vật thể đơn giản.
3. Về thái độ
- Hình thành hứng thú với vẽ kỹ thuật. Có ý thức sử dụng kiến thức đã học vào thực tế.
4. Năng lực hình thành và phát triển: Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng công nghệ thông tin, giải quyết vấn đề ... yêu cầu kĩ thuật
2. Khái niệm
- Bản vẽ lắp thể hiện hình dạng và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết được lắp với nhau.
3. Tác dụng : Bản vẽ lắp dùng để lắp ráp các chi tiết.
III. Hoạt động 3: Luyện tập (2p)
? Trong các nội dung cần thực hiện khi lập bản vẽ chi tiết? Bước nào là quan trọng nhất? Giải thích?
VI. Hoạt động 4: Vận dụng (4p)
? Đọc bản vẽ lắp của nắm cửa, tay quay cho bởi hình 10.1 và hình 10.2 SGK?
V. Hoạt động 5: Tìm tòi sáng tạo (0.5p-ngoài giờ)
- Tìm hiểu về các bản vẽ lắp, bản vẽ chi tiết khác. Nguồn Web google.com tra từ khóa “ bản vẽ lắp, bản vẽ chi ”
* HDVN: Học bài trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK tr 52
 - Yêu cầu hs nghiên cứu bài 11, Các hình biểu diễn của ngôi nhà, đặc điểm mỗi loại? Bản vẽ mặt bằng tổng thể? Liên hệ thực tế?
Ngày soạn: 	 
Tiết 15 
BÀI 11 BẢN VẼ XÂY DỰNG
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Trình bày được khái niệm về bản vẽ nhà, bản vẽ xây dựng, bản vẽ nặt bằng tổng thể.
 - Xác định được các loại hình biểu diễn cơ bản trong bản vẽ nhà.
2. Về kỹ năng
- Đọc được bản vẽ nhà đơn giản.
3. Về thái độ
- Chủ động tích cực trong giờ học
- Có ý thức sử dụng kiến thức đã học vào thực tế
4. Năng lực hình thành và phát triển: Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, hợp tác, tự học, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ .
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên 
- Kế hoạch bài dạy. Thông tin liên quan (SGV, Web)
2. HS	
- Theo hướng dẫn về nhà của giáo viên
III. Hình thức và PP- KTDH
1. Hình thức: lớp học, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
2. PP- KTDH: Thuyết trình, vấn đáp, đọc tích cực, hỏi và trả lời
VI. Tiến trình	
* Ôn định lớp , kiểm diện : (0.5phút)	
* Kiểm tra bài cũ (4p) ? Nêu khái niệm và nội dung bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp?
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (3p)
àHướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn, tự học, năng lực giao tiếp.
GV: Nhà bạn nào mới xây? Khi xây có thuê thiết kế không? Các em đã nhìn thấy bản thiết kế nhà chưa? Bản thiết kế nhà gồm những bản vẽ nào? HS:................
GV: chúng ta hôm nay sẽ tìm hiểu kỹ về loại bản vẽ này. Bài 11: bản vẽ xây dựng
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức(27p)
àHướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ , hợp tác, tự học, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
Nội dung 1: Tìm hiểu về bản vẽ xây dựng
* Giao nhiệm vụ học tập
- GV: Cô yêu cầu hs nghiên cứ
Hãy nêu khái niệm bản vẽ xây dựng? Khái niệm về bản vẽ nhà? Bản vẽ nhà gồm những bản vẽ nào?
- Sau 2p cô sẽ gọi ngẫu nhiên một học sinh trả lời một trong các câu hỏi trên.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS: nghiên cứu tài liệu và thực hiện hoạt.
* Báo cáo nhiệm vụ học tập
- HS: trả lời
* Đánh giá nhiệm vụ học tập
- GV: thể chế hóa kiến thức.
Nội dung 2: Tìm hiểu bản vẽ mặt bằng tổng thể (7p)
* Giao nhiệm vụ học tập
- GV: Cô yêu cầu hs nghiên cứu phần II trong 4 phút. 
- Sau 4p cô sẽ gọi ngẫu nhiên một học sinh đầu tiên hỏi, hs 1 hỏi rồi chỉ định hs 2 trả lời, hs 2 trả lời rồi hỏi và chỉ định hs 3 trả lời....cho đến khi gv dùng hoạt động.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS: nghiên cứu tài liệu và thực hiện hoạt.
* Báo cáo nhiệm vụ học tập
- HS: hỏi, trả lời
- GV: nghe và định hướng hoạt động cho hs có thể hỗ trợ (nếu HS đề nghị)
* Đánh giá nhiệm vụ học tập
- GV: thể chế hóa kiến thức.
Câu hỏi dự kiến
? H11.1a SGK biểu diễn nội dung gì? ý nghĩa các hình biểu diễn? 
? H11.1b, thể hiện nội dung gì? Được thể hiện bằng hình chiếu nào?
H 11.1a
Nội dung 3: Tìm hiểu bản vẽ nhà(14p)
* Giao nhiệm vụ học tập
- GV: Cô chia mỗi bàn thành một nhóm, các nhóm nghiên cứu phần III trong 4 phút làm rõ những nội dung sau:
? Quan sát hình vẽ 11.2 cho biết bản vẽ có những hình biểu diễn nào? (Mặt đứng, mặt bằng, mặt cắt) 
-(Hình 11.2a là mặt chính của ngôi nhà
- Mặt cắt A-A hình 11.2b nhận được bởi mặt phẳng cắt thẳng đứng qua cánh đầu tiên của thang; hình H11.2 c,d là mặt bằng tầng 1,2).
? Nêu ý nghĩa của các hình biểu diễn? Và dự kiến câu hỏi (nếu có)
- Sau 4p cô sẽ gọi ngẫu nhiên một học sinh bất kỹ trả lời. Do vậy các nhóm cần có thư kí ghi lại kết quả thảo luận của nhóm.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS: nghiên cứu tài liệu và thực hiện hoạt.
* Báo cáo nhiệm vụ học tập
- HS: trả lời, hỏi(nếu có)
- GV: nghe và định hướng hoạt động cho hs có thể hỗ trợ (nếu HS đề nghị)
* Đánh giá nhiệm vụ học tập
- GV: thể chế hóa kiến thức.
I. Khái niệm chung (6p)
- Bản vẽ xây dựng: Là bản vẽ các công trình xây dựng  nhà cửa, cầu đường...
- Bản vẽ nhà là bản vẽ xây dựng thể hiện hình dạng, kích thước và cấu tạo của ngôi nhà. Người thi công căn cứ váo đó để xây dựng ngôi nhà.
- Bản vẽ nhà gồm bản vẽ các hình chiếu vuông góc và mặt cắt ngôi nhà.
II. Bản vẽ mặt bằng tổng thể
- Là bản vẽ hình chiếu bằng của các công trình trên khu đất xây dựng
- Trên bản vẽ thể hiện vị trí các công trình với hệ thống đường, cây xanh...
- Ví dụ: Hình 11.1a SGK là hình vẽ mặt bằng tổng thể của công trình trường học. 
* Chú ý : Để định hướng công trình, trên bản vẽ tổng thể thường vẽ mũi tên chỉ 
hướng bắc.
H11.1b
III. Các hình biểu diễn ngôi nhà
1. Mặt bằng
- Mặt bằng là hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi mặt phẳng cắt nằm ngang đi qua cửa sổ.
- Mặt bằng thể hiện vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi, cửa sổ, cầu thang, cách bố trí các phòng, các thiết bị đồ đạc...
- Là hình biểu diễn quan trọng nhất của ngôi nhà. Nếu nhà có nhiều tầng thì có bản vẽ mặt bằng riêng cho từng tầng. H11.2 c,d.
2. Mặt đứng
- Mặt đứng là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên mặt phẳng thẳng đứng để thể hiện hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp bên
ngoài của ngôi nhà 
- Mặt đứng có thể là mặt chính (hình chiếu đứng) và có thể là mặt bên (hình chiếu cạnh) H 11.2a.
 3. Mặt cắt
- Là hình tạo bởi mặt phẳng cắt song song với
một mặt đứng của ngôi nhà
- Mặt cắt dùng để thể hiện kết cấu của các bộ phận và kích thước các tầng theo chiều cao, kích thước cửa đi, cửa sổ, cầu thang, tường, sàn, mái, móng...
III. Hoạt động 4: luyện tập (2p)
Trong thời gian 1 phút hãy đưa ra các câu hỏi em muốn được làm rõ về bài học hôm nay.
VI. Hoạt động 4: Vận dụng (3p)
- Làm bài tập trong SGK
V. Hoạt động 5: Tìm tòi sáng tạo (0.5p-ngoài giờ)
- Tìm hiểu về các bản vẽ nhà trong thực tế. Gõ từ khóa “bản vẽ nhà” trên google.com
- Đọc thông tin bổ xung trang 61.
* HDVN: Học bài trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK cuối bài
 - Yêu cầu hs nghiên cứu bài 12, Thực hành về bản vẽ xây dựng, tiết sau báo cáo theo mục. Lớp tự chia nhóm, mỗi nhóm đều phải làm hết các mục trong SGK.
H11.2
Ngày soạn: 	
Tiết 17
Bài 14 Ôn tập phần vẽ kĩ thuật
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Củng cố các kiến thức về phần vẽ kĩ thuật đã học.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng các kiến thức đã học vào bài kiểm tra học kỳ
- Rèn kỹ năng tái hiện, thông hiểu, phân tích.
3. Thái độ
- Có hứng thú và nghiêm túc với mảng vẽ kỹ thuật.
4. Năng lực hình thành và phát triển
 Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng công nghệ thông tin, tự quản lý, tự học.
Phẩm chất tự chủ, trung thực, tự trọng.
II. Chuẩn Bị
1. Giáo viên:
- Soạn bài
- Tranh vẽ SGK h14.1 (dùng phương tiện trình chiếu) 
2. Học sinh:
Tự ôn tập, hệ thống kiến thức đã học trong chương 1 và 2
III. Tiến trình bài dạy
1. Ôn định lớp , kiểm diện (1phút)
2. Bài mới (38phút)
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
GV: ĐVĐ vào bài ôn tập
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
1. Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức(17p)
- GV?1 Nêu các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kĩ thuật ?
- HS: trả lời
- GV: nhận xét, kết luận ghi trên sơ đồ hệ thống hoá.(tờ nguồn)
- GV?2 Trên bản vẽ kĩ thuật có những loại hình biểu diễn nào?
- HS: trả lời
- GV: nhận xét, kết luận ghi trên sơ đồ hệ thống hoá.
- GV?3a. Hãy cho biết sản phẩm đầu tiên người kĩ sư thiết kế phải làm để chế tạo một sản phẩm?
- HS: (Thiết kế bản vẽ)
- GV: Nhận xét, kết luận
- GV?3b Kể tên các loại bản vẽ kĩ thuật em đã học?
- HS: Bản vẽ cơ khí, bản vẽ xây dựng:
- GV: Nhận xét, kết luận, hoàn thành sơ đồ hệ thống hoá.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn trả ôn tập(23p)
- GV: Yêu cầu lớp nghiên cứu trả 12 câu hỏi, trả lời. 
- HS: Trả lời các câu hỏi vào vở
- GV: trả lời các thắc mắc của học sinh
I. Hệ thống hoá kiến thức: 
1- Nêu các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kĩ thuật?
- Gồm các tiêu chuẩn về khổ giấy, tỉ lệ, nét vẽ, chữ viết, ghi kích thước. 
2. Nêu các lọai hình biểu diễn trên bản vẽ kĩ thuật?
a) Hình chiếu vuông góc:
 - Phương pháp chiếu góc thứ nhất.
 - Phương pháp chiếu góc thứ ba.
b) Mặt cắt- Hình cắt:
 - Khái niệm
 - Cácloại mặt cắt
 - Các loại hình cắt
c) Hình chiếu trục đo: 
 - Khái niệm và các thông số cơ bản
 - HCTĐ vuông góc đều
 - HCTĐ xiên góc cân
- Cách vẽ HCTĐ của vật thể.
d) Hình chiếu phối cảnh:( HCPC)
 - Khái niệm
 - Hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ
 - HCPC hai điểm tụ
- Phương pháp vẽ phác HCPC
3- Bản vẽ kĩ thuật:
+ Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật
Quá trình thiết kế.
Bản vẽ kĩ thuật
+ Bản vẽ cơ khí:
Bản vẽ chi tiết
Cách lập bản vẽ chi tiết
- Bản vẽ lắp.
+ Bản vẽ xây dựng:
Khái niệm.
Bản vẽ mặt bằng tổng thể.
Các hình biểu diễn của ngôi nhà.
II. Nội dung ôn tập.
+ Nội dung
- Các tiêu chuẩn của bản vẽ kỹ thuật.
- Hình chiếu vuông góc
- Hình cắt mặt cắt
- Hình chiếu trục đo
+ Câu hỏi
- Yêu cầu học sinh trả lời 12 câu hỏi trong SGK và câu hỏi sau(tờ nguồn).
 - Chú ý dạng trắc nghiệm
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
 Sơ đồ HTH kiến thức chương 1, II (HI)
Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật
- Khái niệm và thông số cơ bản
- HCTĐ vuông góc đều
- HCTĐ xiên góc cân
- Cách vẽ HCTĐ của vật thể
- Khái niệm
- HCPC một điểm tụ
- HCPC hai điểm tụ
- Phương pháp vẽ phác HCPC
- Khái niệm
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể
- Các hình biểu diễn của ngôi nhà
- Hệ thống kỹ thuật bằng máy tính
- Phần mềm AutoCAD
Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật
- Phương pháp góc chiếu thứ nhất
- Phương pháp góc chiếu thứ ba
- Khái niệm
- Các loại mặt cắt
- Các loại hình cắt
- Quá trình thiết kế
- Bản vẽ kỹ thuật
- Bản vẽ chi tiết
- Cách lập bản vẽ chi tiết
- Bản vẽ lắp
Hình chiếu vuông góc
Mặt cắt
Hình cắt
Hình chiếu trục đo
Hình chiếu 
Phối cảnh
Thiết kế và bản vẽ kỹ thuật
 Bản vẽ cơ khí
 Bản vẽ xây dựng
Lập bản vẽ kỹ thuật bằng máy tính
bản vẽ kỹ thuật
- khổ giấy
- Tỷ lệ
- Nét vẽ
- Chữ viết
- Ghi kích thước
Ngày soạn: 	 
 Tiết 18
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Trình bày được một số kiến thức về phần vẽ kĩ thuật đã học như tiêu chuẩn của bản vẽ kỹ thuật, hình chiếu vuông góc, hình cắt mặt cắt, hình chiếu trục đo.
2. Về kỹ năng
- Lập được bản vẽ kỹ thuật trên khổ A4 gồm các hình chiếu vuông góc và biểu diễn kích thước của vật thể đơn giản.
3. Về thái độ
- Rèn kỹ năng làm bài trắc nghiệm, làm bài tự luận.
- Rèn kỹ năng phân tích hình không gian, vẽ kỹ thuật, kỹ năng trình bày bản vẽ. 
- Rèn ý thức tự giác trong thi cử.
4. Năng lực hình thành và phát triển: năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, tự quản lý, tự học, tính toán, giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị
- Ma trận
- Đề bài 60 % trắc nghiệm + 40 % tự luận, 3 đề với 12 mã.
- Đáp án.
Ngày soạn: 	 
 Tiết 16 
Bài 12 Thực hành: bản vẽ xây dựng
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Hiểu được bản vẽ mặt bằng tổng thể đơn giản.
- Hiểu được bản vẽ của một ngôi nhà đơn giản
2. Về kỹ năng
- Đọc được bản vẽ mặt bằng tổng thể đơn giản.
- Đọc được bản vẽ của một ngôi nhà đơn giản.
3. Về thái độ
- Chủ động tích cực trong hoạt động học tập
- Có ý thức vận dụng kiến thức được học vào thực tế.
4. Năng lực hình thành và phát triển: năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, hợp tác, tự học, giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ..
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên 
- Kế hoạch bài dạy. 
2. HS	
- Theo hướng dẫn về nhà của giáo viên
III. Hình thức và PP- KTDH
1. Hình thức: lớp học, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
2. PP- KTDH: Thuyết trình, vấn đáp, hỏi chuyên gia
VI. Tiến trình	
* Ôn định lớp , kiểm diện : (0.5phút)	
* Kiểm tra bài cũ (4p) ? Nêu khái niệm và nội dung bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp?
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (3p)
àHướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn, tự học, năng lực giao tiếp.
GV: Các em đã học về bản vẽ nhà, bản vẽ mặt bằng tổng thể, vậy các em nhìn vào các tờ rơi quảng cáo cho các khu đô thị các em có hiểu không? Có đọc được không? HS:..........GV: để giúp các em tự tin hơn với nội dung này cô mời các em vào bài hôm nay, bài .............
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành luyện tập và vận dụng(35p)
àHướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, hợp tác, tự học, giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ.
Hoạt động của thày, trò
Nội dung
Đọc bản vẽ mặt bằng và mặt bằng tổng thể
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: Các em đã tự chia nhóm đúng không nào? Các nhóm chia thế nào nhỉ nhóm 1, 2, .. các em ngồi theo nhóm, mỗi nhóm cử 01 nhóm trưởng và 01 thư kí.
- các nhóm đã chuẩn bị nội dung ở nhà mỗi nhóm có 5p chuẩn bị sau đó cô sẽ chỉ định nhóm ngẫu nhiên lên làm 1 trong 2 nội dung của bài. Các nhóm còn lại nghe, bổ sung và đặt câu hỏi muốn hỏi.
Bản vẽ mặt bằng tổng thể trạm xá
1. Trạm xá xã có bao nhiêu ngôi nhà/ chức năng từng ngôi nhà?
2. Đánh số các ngôi nhà trên hình chiếu phối cảnh theo ghi chú trên mặt bằng tổng thể.
3. Chỉ rõ hướng quan sát để nhận được mặt đứng các ngôi nhà của trạm xá.
Bản vẽ mặt bằng
- Tìm hiểu các ký hiệu quy định trên bản vẽ và trả lời các câu hỏi.
 - Tính toán, ghi kích thước thiếu
- Tính diện tích các phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung.(m2).
* Đánh giá nhiệm vụ học tập
- GV: thể chế hóa kiến thức.
- Đọc bản vẽ mặt bằng tổng thể.
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể và hình chiếu phối cảnh tram xá xã
H12.2
- Đọc bản vẽ mặt bằng (12)
 - tờ nguồn
IV. Đánh giá kết quả thực hành (3p)
- Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả thực hành
III. Hoạt động 3: Tìm tòi sáng tạo (0.5p-ngoài giờ)
- Chiếu một vài bản vẽ mặt bằng tổng thể cho học sinh quan sát và yêu cầu đọc bản vẽ?
* HDVN: nghiên cứu bài bài đã học dự kiến các câu hỏi còn thắc mắc. Tham khảo câu hỏi bài ôn tập 14 SGK.
6. Tờ nguồn

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_11_chuong_ii_ve_ky_thuat_ung_dung_tran_hoa.docx