Giải pháp thu hồi khí permeate từ nhà máy xử lý khí Cà Mau để làm nhiên liệu cho nồi hơi phụ trợ và lò đốt reforming sơ cấp tại nhà máy đạm Cà Mau
Khí permeate chủ yếu chứa CO2 (54%) và CH4 (43,6%), có nhiệt trị cao khoảng 16.625 KJ/Nm3 (bằng khoảng 47% nhiệt trị của khí tự
nhiên mà Nhà máy Đạm Cà Mau đang sử dụng). Tại Nhà máy xử lý khí Cà Mau, khoảng 36% lượng khí permeate được tận dụng để đốt tại
các thiết bị gia nhiệt (heater), còn lại (khoảng 70.000 Sm3/ngày) phải đốt tại đuốc, gây lãng phí lớn về mặt năng lượng.
Bài báo đánh giá khả năng sử dụng khí permeate để làm nhiên liệu cho nồi hơi phụ trợ và lò đốt reforming sơ cấp tại Nhà máy Đạm
Cà Mau; đề xuất các giải pháp khả thi về kỹ thuật và hiệu quả về kinh tế để thu hồi toàn bộ lượng khí permeate đang được đốt bỏ tại đuốc
của Nhà máy xử lý khí Cà Mau.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp thu hồi khí permeate từ nhà máy xử lý khí Cà Mau để làm nhiên liệu cho nồi hơi phụ trợ và lò đốt reforming sơ cấp tại nhà máy đạm Cà Mau", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp thu hồi khí permeate từ nhà máy xử lý khí Cà Mau để làm nhiên liệu cho nồi hơi phụ trợ và lò đốt reforming sơ cấp tại nhà máy đạm Cà Mau
30 DẦU KHÍ - SỐ 3/2021 HÓA - CHẾ BIẾN DẦU KHÍ GIẢI PHÁP THU HỒI KHÍ PERMEATE TỪ NHÀ MÁY XỬ LÝ KHÍ CÀ MAU ĐỂ LÀM NHIÊN LIỆU CHO NỒI HƠI PHỤ TRỢ VÀ LÒ ĐỐT REFORMING SƠ CẤP TẠI NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU TẠP CHÍ DẦU KHÍ Số 3 - 2021, trang 30 - 38 ISSN 2615-9902 Nguyễn Văn Bình, Phạm Tuấn Anh, Nguyễn Trường Giang, Nguyễn Duy Hải Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau Email: binhnv@pvcfc.com.vn https://doi.org/10.47800/PVJ.2021.03-04 Tóm tắt Khí permeate chủ yếu chứa CO2 (54%) và CH4 (43,6%), có nhiệt trị cao khoảng 16.625 KJ/Nm 3 (bằng khoảng 47% nhiệt trị của khí tự nhiên mà Nhà máy Đạm Cà Mau đang sử dụng). Tại Nhà máy xử lý khí Cà Mau, khoảng 36% lượng khí permeate được tận dụng để đốt tại các thiết bị gia nhiệt (heater), còn lại (khoảng 70.000 Sm3/ngày) phải đốt tại đuốc, gây lãng phí lớn về mặt năng lượng. Bài báo đánh giá khả năng sử dụng khí permeate để làm nhiên liệu cho nồi hơi phụ trợ và lò đốt reforming sơ cấp tại Nhà máy Đạm Cà Mau; đề xuất các giải pháp khả thi về kỹ thuật và hiệu quả về kinh tế để thu hồi toàn bộ lượng khí permeate đang được đốt bỏ tại đuốc của Nhà máy xử lý khí Cà Mau. Từ khóa: Khí permeate, nồi hơi phụ trợ, lò đốt reforming, Nhà máy Đạm Cà Mau, Nhà máy xử lý khí Cà Mau. 1. Giới thiệu Nhà máy Đạm Cà Mau, công suất thiết kế là 800.000 tấn urea hạt đục/năm, được đưa vào vận hành thương mại từ tháng 4/2012. Nguồn khí tự nhiên cung cấp làm nguyên liệu và nhiên liệu cho Nhà máy Đạm Cà Mau được lấy từ mỏ PM3-CAA. Theo cấu hình thiết kế, 65% tổng lượng khí tự nhiên tiêu thụ tại Nhà máy Đạm Cà Mau sẽ được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất NH3, còn lại (35%) sẽ được sử dụng làm nhiên liệu cấp nhiệt cho lò re- forming sơ cấp và nồi hơi phụ trợ. Nhà máy xử lý khí Cà Mau, công suất xử lý 6,2 triệu m3 khí/ngày từ nguồn khí PM3-CAA, được đưa vào vận hành thương mại từ tháng 10/2017. Theo thiết kế, trong quá trình hoạt động ổn định, Nhà máy xử lý khí Cà Mau phát sinh lượng khí permeate (side product - sản phẩm phụ) khoảng 110.000 Sm3/ngày. Trong đó, khoảng 36% lượng khí này được tận dụng để đốt tại các thiết bị gia nhiệt (heater), còn lại (khoảng 70.000 Sm3/ngày) phải đốt tại đuốc. Khí permeate là sản phẩm chứa phần lớn CO2 (54,0%) và CH4 (43,6%), có nhiệt trị cao khoảng 16.625 KJ/ Nm3 (bằng khoảng 47% nhiệt trị của khí tự nhiên mà Nhà máy Đạm Cà Mau đang sử dụng). Trên thế giới chưa công bố nghiên cứu về việc sử dụng dòng khí giàu CO2 hoặc khí permeate từ nhà máy xử lý khí để làm nguyên/nhiên liệu bổ sung cho nhà máy sản xuất urea. Tuy nhiên, có một số nhà máy lọc dầu đã nghiên cứu thu hồi các cấu tử có trong khí đốt tại đuốc. Một số trường hợp đã nghiên cứu thu hồi khí đốt tại đuốc ở các nhà máy lọc dầu như sau: - Nhà máy Lọc dầu Tabriz (Iran) [1]: Ở điều kiện hoạt động ổn định, Nhà máy Lọc dầu Ta- briz đốt bỏ lượng khí với thành phần và tính chất như sau: 43% H2, 10% C1, 30% C2, 2% C3, 10% C4+, 5% H2S; nhiệt độ 80 oC; áp suất 1 barg; khối lượng 19,9 g/mol; lưu lượng 630 kg/giờ. Sau quá trình nghiên cứu, Nhà máy Lọc dầu Tabriz đã lắp đặt hệ thống thu hồi khí đốt bỏ tại đuốc làm nguyên liệu để sinh hơi như sau: Sử dụng máy nén để nâng áp suất khí trước khi đưa vào cụm amine để tách H2S; dòng khí sạch H2S đầu ra cụm amine sẽ được thu gom để làm nhiên liệu sản xuất hơi. - Nhà máy Lọc dầu Shahid Hashemi-Nejad (Khangiran) (Iran) [1]: Ngày nhận bài: 8/5/2020. Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 8/5 - 16/10/2020. Ngày bài báo được duyệt đăng: 9/3/2021. 31DẦU KHÍ - SỐ 3/2021 PETROVIETNAM Ở điều kiện hoạt động ổn định, Nhà máy Lọc dầu Sha- hid Hashemi-Nejad đốt bỏ lượng khí với lưu lượng và tính chất như Bảng 1. Sau quá trình nghiên cứu, Nhà máy Lọc dầu Shahid Hashemi-Nejad (Khangiran) đã đề xuất lắp đặt hệ thống tương tự như Nhà máy Lọc dầu Tabriz để thu hồi khí đốt bỏ tại đuốc. Việc đốt bỏ lượng lớn khí permeate tại Nhà máy xử lý khí Cà Mau gây lãng phí lớn về năng lượng cũng như làm tăng phát thải khí nhà kính (CO2) ra môi trường. Do đó, việc nghiên cứu để thu hồi toàn bộ lượng khí permeate là cấp bách, giúp tối ưu về điều kiện hoạt động của Nhà máy xử lý khí Cà Mau cũng như Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau. 2. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu Nhóm tác giả dựa vào hệ thống dữ liệu thực tế để xây dựng và hiệu chỉnh mô hình lý thuyết; dựa vào mô hình lý thuyết để xác định các kịch bản trong tương lai khi thực hiện thay đổi các biến; đánh giá và lựa chọn giải pháp tối ưu. Nội dung triển khai cụ thể như sau: - Xác định thông số độ giảm áp trên đường ống từ Nhà máy xử lý khí Cà Mau qua Nhà máy Đạm Cà Mau bằng các phương pháp tính toán theo tiêu chuẩn ASME B31.3; - Đánh giá các giải pháp có thể thu hồi khí permeate (bằng máy nén hoặc bằng ejector); - Tính toán khả năng sử dụng ejector bằng phương pháp khoa học trên mô hình HYSIS [2]; - Đánh giá khả năng sử dụng khí permeate để làm nhiên liệu cho nồi hơi phụ trợ và lò đốt reforming sơ cấp tại Nhà máy Đạm Cà Mau; - Tính toán việc phối trộn và liên hệ các nhà cung cấp thiết bị để đánh giá khả năng làm việc của hệ thống đốt trong điều kiện mới (đánh giá của John Zink cho hệ thống đầu đốt của lò reformer, đánh giá của SAACKE cho hệ thống đầu đốt của nồi hơi phụ trợ); - Đề xuất các giải pháp khả thi về kỹ thuật và hiệu quả về kinh tế để thu hồi toàn bộ lượng khí permeate (khí thấp áp) đang được đốt bỏ tại đuốc của Nhà máy xử lý khí Cà Mau. Quá trình nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước: - Bước 1: + Đánh giá và xác định áp suất khí tại cuối nguồn đoạn ống cấp khí permeate từ Nhà máy xử lý khí Cà Mau qua Nhà máy Đạm Cà Mau; + Đề xuất giải pháp sơ bộ và xác định thành phần khí sau khi phối trộn giữa khí tự nhiên (khí cao áp) và khí permeate ở các tỷ lệ phối trộn khác nhau; + Đề xuất cấu hình ejector (có tham khảo ý kiến của các nhà cung cấp thiết bị); + Đánh giá khả năng đáp ứng của hệ thống đầu đốt (burner) với hỗn hợp khí ở cá ... do đó, khả năng áp dụng phụ thuộc rất lớn vào mức độ đáp ứng của hệ thống đầu đốt hiện hữu, cụ thể như Bảng 7. Bảng 7 cho thấy, trường hợp sử dụng máy nén để thu hồi khí permeate, nhiệt trị khí nhiên liệu cấp cho các hộ tiêu thụ thấp nhất là 19.921 kJ/Nm3. Điều này xảy ra khi lò reformer không hoạt động và nồi hơi phụ trợ hoạt động ở tải tối thiểu và lượng khí permeat gas thu hồi là lớn nhất. Ở trường hợp sử dụng ejector, lượng khí permeate có thể thu hồi ở các trường hợp khác nhau như Bảng 8. Bảng 8 cho thấy, mặc dù nhiệt trị khí nhiên liệu cấp cho các hộ tiêu thụ có giảm so với khí tự nhiên, nhưng mức độ giảm này không đáng kể. Do đó, ở trường hợp này, vấn đề cần quan tâm là lượng khí permeate tổng được thu hồi. Việc thu hồi khí permeate sẽ phụ thuộc vào tải của nồi hơi phụ trợ. Ở điều kiện hoạt động ổn định, lượng khí permeate mà Nhà máy Đạm Cà Mau có thể sử dụng lớn nhất là 4.000 Nm3/giờ. Điều này xảy ra khi nồi hơi phụ trợ hoạt động ở tải bình thường (40% tải). 3.1.2. Đánh giá khả năng đáp ứng của hệ thống đầu đốt với hỗn hợp khí ở các tỷ lệ phối trộn khác nhau Nhiệt trị khí nhiên liệu sau khi thu hồi khí permeate cấp cho các hộ tiêu thụ ở các trường hợp như Bảng 9. Bảng 6. Nhiệt lượng yêu cầu cấp cho nồi hơi phụ trợ và lò reformer ở các trường hợp khác nhau Điều kiện vận hành Tải nồi hơi phụ trợ (%) Khí permeate thu hồi (Nm3/giờ) Khí tự nhiên bổ sung(*) (Nm3/giờ) Khí phối trộn Lưu lượng (Nm3/giờ) Nhiệt trị (kJ/Nm3) Tổng Nồi hơi phụ trợ Lò reformer (**) Nhỏ nhất 20 3.500 1.853 5.353 5.353 0 20.041 20 4.500 1.423 5.923 5.923 0 19.921 Hiện tại 40 3.500 5.242 8.742 8.742 0 27.111 40 4.500 4.811 9.311 9.311 0 25.452 Bảng 7. Lưu lượng khí permeate thu hồi, tổng lưu lượng khí phối trộn và lưu lượng khí phối trộn sử dụng tại nồi hơi phụ trợ và lò reformer cho trường hợp sử dụng máy nén Ghi chú: (*) Khí tự nhiên bổ sung được xác định nhằm đảm bảo nguồn khí phối trộn đủ cấp cho nồi hơi phụ trợ hoạt động; (**) Lượng khí thiếu để đáp ứng đủ nhiệt lượng đã nêu ở Bảng 6 sẽ được bù bằng khí tự nhiên (thông qua hệ thống van giảm áp). Trường hợp lượng khí cấp dư và vượt quá nhiệt lượng ở Bảng 6 sẽ giảm lượng khí permeate thu hồi. TT Thông số Đơn vị Giá trị Nồi hơi phụ trợ Lò reformer 1 Nhỏ nhất GJ/giờ 118 463 2 Bình thường GJ/giờ 237 515 3 Lớn nhất GJ/giờ 591 566 36 DẦU KHÍ - SỐ 3/2021 HÓA - CHẾ BIẾN DẦU KHÍ Ở trường hợp sử dụng máy nén, nếu khí thu hồi chỉ được sử dụng cho 1 hộ tiêu thụ (lò reformer hoặc nồi hơi phụ trợ), hệ thống của đầu đốt của các hộ tiêu thụ này không thể đáp ứng. Để đảm bảo nhiệt trị nguồn khí nằm trong dải nhiệt trị hoạt động của hệ thống đầu đốt, nhà máy buộc phải cấp bù thêm khí tự nhiên vào hỗn hợp khí sau khi phối trộn (thông qua hệ thống van giảm áp). Ở trường hợp sử dụng ejector, hệ thống đầu đốt của lò reformer và nồi hơi phụ trợ đều đáp ứng. Nhà máy không cần cấp bù thêm khí tự nhiên vào hỗn hợp khí sau khi phối trộn thông qua hệ thống van giảm áp. Như vậy, ở tiêu chí đánh giá này, giải pháp sử dụng ejector phù hợp hơn so với giải pháp sử dụng máy nén. 3.1.3. Đánh giá khả năng đáp ứng của toàn bộ thiết bị (lò reformer và nồi hơi phụ trợ) với hỗn hợp khí ở các tỷ lệ phối trộn khác nhau Kết quả tính toán ở mục này dựa trên giả định, hệ thống đầu đốt của các hộ tiêu thụ đều đáp ứng với hỗn hợp khí phối trộn. Theo kết quả tính toán của nhóm tác giả bằng Hysys [2], hệ thống nồi hơi phụ trợ và lò reformer ở các trường hợp đều đáp ứng được điều kiện hoạt động với thành phần khí nhiên liệu mới theo các chỉ tiêu trong Bảng 10. Các thông số cần điều chỉnh trong cấu hình hệ thống điều khiển công suất của nồi hơi phụ trợ và lò reformer khi sử dụng khí phối trộn như sau: - Đối với nồi hơi phụ trợ: Điều chỉnh lại hệ số Stoich nhằm đảm bảo oxy dư trong khói lò nằm trong khoảng an toàn và tối ưu khi đột ngột mất nguồn khí permeate; - Đối với lò reformer: Điều chỉnh giá trị nhiệt trị của bộ điều khiển công suất đốt nhằm đảm bảo nhiệt lượng cấp cho lò reformer chính xác và ổn định. 3.1.4. Xác định và lựa chọn tỷ lệ phối trộn giữa khí tự nhiên và khí permeate phù hợp Ở trường hợp sử dụng ejector, do hệ thống đầu đốt của nồi hơi phụ trợ và lò reformer đáp ứng được tất cả các tỷ lệ phối trộn nêu trên nên tỷ lệ phối trộn sẽ được lựa chọn sao cho hỗn hợp khí sau khi phối trộn sẽ được sử Điều kiện vận hành Tải nồi hơi phụ trợ (%) Khí permeate (Nm3/giờ) Khí tự nhiên làm khí động lực (Nm3/giờ) Khí phối trộn Lưu lượng (Nm3/giờ) Nhiệt trị (kJ/Nm3) Tổng Nồi hơi phụ trợ Lò reformer (*) 500 2.814 3.314 1.105 2.209 32.121 1.000 5.629 6.629 2.210 4.419 32.121 Nhỏ nhất 20 1.500 8.443 9.943 3.680 6.263 32.121 24 2.000 11.257 13.257 4.419 8.838 32.121 30 2.500 14.071 16.571 5.524 11.047 32.121 36 3.000 16.886 19.886 6.629 13.257 32.121 Hiện tại 40 3.500 19.700 23.200 7.410 15.790 32.121 40 4.000 22.514 26.514 7.410 19.104 32.121 40 4.500 25.329 29.829 7.410 22.419 32.121 Bảng 8. Lưu lượng khí permeate thu hồi, tổng lưu lượng khí phối trộn và lưu lượng khí phối trộn sử dụng tại nồi hơi phụ trợ và lò reformer cho trường hợp sử dụng ejector Ghi chú: (*) Lượng khí thiếu để đáp ứng đủ nhiệt lượng đã nêu ở Bảng 8 sẽ được bù bằng khí tự nhiên. Trường hợp lượng khí cấp dư và vượt quá nhiệt lượng ở Bảng 8 sẽ giảm lượng khí permeate thu hồi. TT Trường hợp Đơn vị Nhiệt trị nhỏ nhất/lớn nhất (LHV) Dải nhiệt trị hoạt động của hệ thống đầu đốt (LHV) [5, 6] Nồi hơi phụ trợ Lò reformer 1 Sử dụng máy nén kJ/Nm3 19.921 31.000 - 39.000 26.000 - 39.000 2 Sử dụng ejector kJ/Nm3 32.121 31.000 - 39.000 26.000 - 39.000 Bảng 9. Nhiệt trị khí nhiên liệu phối trộn sau khi thu hồi khí permeate cấp cho các hộ tiêu thụ ở các trường hợp có so sánh với dải nhiệt trị hoạt động của hệ thống đầu đốt TT Thông số Đơn vị Giá trị Nồi hơi phụ trợ Lò reformer Khí hiện tại Khí phối trộn Hiện tại Khí phối trộn 1 Nhiệt độ khói lò oC 115 115 158 158 2 Hàm lượng oxy dư % 3 3,5 2,5 2,5 3 Hiệu suất thu hồi nhiệt % 90,25 90,25 4 Hiệu suất lò hơi % 85 85 Bảng 10. Kết quả tính toán khả năng đáp ứng của lò reformer và nồi hơi phụ trợ với hỗn hợp khí ở các tỷ lệ phối trộn khác nhau 37DẦU KHÍ - SỐ 3/2021 PETROVIETNAM Hình 5. Mô hình cấp khí nhiên liệu cho lò reformer và nồi hơi phụ trợ theo thiết kế (a) và khi thu hồi khí permeate (b) cho trường hợp sử dụng ejetor Khí cao áp Khí thấp áp Cấp cho các hộ tiêu thụ làm khí nhiên liệu Cấp cho các hộ tiêu thụ làm khí nhiên liệu Khí thấp áp Hệ thống van giảm áp EJECTOR Khí cao áp Khí permeate (a) (b) dụng hết ở nồi hơi phụ trợ và lò reformer. Do đó, việc lựa chọn tỷ lệ phối trộn sẽ sử dụng là 3.500 Nm3/giờ khí per- meate để phối trộn với 19.700 Nm3/giờ khí tự nhiên (theo như kết quả tính toán ở Mục 3.1.1). Ở trường hợp sử dụng máy nén, tỷ lệ phối trộn sẽ được lựa chọn sao cho nhiệt trị khí sau khi phối trộn nằm trong dải nhiệt trị hoạt động của hệ thống đầu đốt. Do dải nhiệt trị hoạt động của đầu đốt nồi hơi phụ trợ hẹp hơn dải nhiệt trị hoạt động của đầu đốt lò reformer nên sẽ dựa vào đầu đốt của nồi hơi phụ trợ để lựa chọn tỷ lệ phối trộn. Với nhiệt trị của khí tự nhiên và khí permeate như đã nêu thì tỷ lệ phối trộn tối đa là 20/80 (để nhiệt trị khí sau phối trộn đạt mức tối thiểu là 31.000 kJ/Nm3), tức là lượng khí permeate thu hồi tối đa sẽ chiếm 20% tổng lượng khí sau phối trộn. Với tỷ lệ phối trộn này, lượng khí sau phối trộn tương ứng với lượng khí permeate thu hồi như Bảng 11. 3.2. Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật và hiệu quả về kinh tế của các giải pháp thu hồi toàn bộ lượng khí permeate 3.2.1. Giải pháp kỹ thuật Với các đánh giá đã nêu ở trên, xét về mặt tổng thể, cả 2 giải pháp (sử dụng máy nén và sử dụng ejector) đều có thể áp dụng nhằm thu hồi toàn bộ lượng khí permeate tại Nhà máy xử lý khí Cà Mau để làm nhiên liệu tại Nhà máy Đạm Cà Mau. Đối với trường hợp sử dụng ejector, nhóm tác giả đề xuất giải pháp khả thi về kỹ thuật như sau: - Nhà máy xử lý khí Cà Mau điều chỉnh công nghệ và duy trì áp suất cấp tối thiểu khoảng 2,5 barg tại đầu nguồn. - Nhà máy Đạm Cà Mau sẽ lắp đặt 1 bộ ejector và các thiết bị phụ trợ đi kèm để phối trộn dòng khí nhiên liệu với dòng khí permeate trước khi đưa vào đốt tại nồi hơi phụ trợ. - Phương án kết nối với hệ thống hiện hữu như sau: + Lắp đặt đường ống 8 inches để dẫn khí permeate từ Nhà máy xử lý khí Cà Mau về Nhà máy Đạm Cà Mau. + Sử dụng dòng khí tự nhiên (38 barg) cấp làm dòng động lực tại ejector để nâng áp dòng khí permeate trước khi phối trộn vào hệ thống cấp khí nhiên liệu cho nồi hơi phụ trợ và lò reformer. Đối với trường hợp sử dụng máy nén, nhóm tác giả đề xuất giải pháp khả thi về kỹ thuật như sau: - Nhà máy xử lý khí Cà Mau điều chỉnh công nghệ và duy trì áp suất cấp tối thiểu khoảng 2,5 barg tại đầu nguồn. - Nhà máy Đạm Cà Mau sẽ lắp đặt 1 cụm máy nén và các thiết bị phụ trợ đi kèm để nâng áp dòng khí permeate trước khi phối trộn với dòng khí nhiên liệu hiện hữu. - Phương án kết nối với hệ thống hiện hữu như sau: + Lắp đặt đường ống 8 inches để dẫn permeate gas từ Nhà máy xử lý khí Cà Mau về Nhà máy Đạm Cà Mau; + Dòng khí permeate sẽ được dẫn vào máy nén để nâng áp từ 1,1 barg (tại cửa hút của máy nén) lên 6,5 barg trước khi phối trộn vào hệ thống cấp khí nhiên liệu cho nồi hơi phụ trợ và lò reformer. 3.2.2. Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật Cả 2 giải pháp trên đều khả thi về kỹ thuật, tuy nhiên nếu xét về cấu hình hệ thống thì giải pháp sử dụng ejec- tor có cấu hình đơn giản hơn giải pháp sử dụng máy nén. Cấu hình hệ thống ejector đơn giản giúp quá trình vận hành và bảo dưỡng dễ dàng. Bên cạnh đó, xét về mặt tiêu hao năng lượng, giải pháp sử dụng ejector tiêu thụ năng lượng thấp hơn giải pháp sử dụng máy nén. Bảng 11. Lưu lượng khí sau phối trộn tương ứng với lượng khí permeate thu hồi cho trường hợp sử dụng máy nén Ghi chú: (*) Lượng khí thiếu để đáp ứng đủ nhiệt lượng đã nêu ở Bảng 11 sẽ được bù bằng khí tự nhiên. Trường hợp lượng khí cấp dư và vượt quá nhiệt lượng ở Bảng 11 sẽ giảm lượng khí permeate thu hồi Tải nồi hơi phụ trợ (%) Lượng khí permeate thu hồi (Nm3/giờ) Lượng khí tự nhiên cần để phối trộn (Nm3/giờ) Lưu lượng khí sau khi phối trộn (Nm3/giờ) Tổng Nồi hơi phụ trợ Lò reformer (*) 20 3.500 14.000 17.500 3.792 13.708 20 4.500 18.000 22.500 3.792 18.708 40 3.500 14.000 17.500 7.615 9.885 40 4.500 18.000 22.500 7.615 14.885 38 DẦU KHÍ - SỐ 3/2021 HÓA - CHẾ BIẾN DẦU KHÍ 3.2.3. Đánh giá sơ bộ hiệu quả về kinh tế Xét về hiệu quả kinh tế, giải pháp sử dụng ejector sẽ hiệu quả hơn giải pháp sử dụng máy nén do: - Giải pháp sử dụng ejector có chi phí đầu tư thấp hơn giải pháp sử dụng máy nén; - Chi phí vận hành của giải pháp sử dụng ejector thấp hơn chi phí sử dụng máy nén (sử dụng máy nén sẽ tiêu tốn điện với công suất tiêu thụ dự kiến khoảng 170 kW). 4. Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể sử dụng khí per- meate từ Nhà máy xử lý khí Cà Mau để phối trộn với nguồn khí tự nhiên hiện hữu để làm nhiên liệu cho nồi hơi phụ trợ và lò reformer tại Nhà máy Đạm Cà Mau. Việc sử dụng khí permeate làm nhiên liệu không ảnh hưởng xấu đến hoạt động của nồi hơi phụ trợ và lò re- former. Trong 2 giải pháp thu hồi khí permeate (giải pháp sử dụng ejector và giải pháp sử dụng máy nén) thì giải pháp sử dụng ejector là giải pháp khả thi nhất về kỹ thuật cũng như về hiệu quả kinh tế. Do đó, giải pháp sử dụng ejector cần được lựa chọn để nghiên cứu và áp dụng vào thực tế. Tài liệu tham khảo [1] O. Zadakbar, Ali Vatani, and K. Karimpour, “Flare gas recovery in oil and gas refineries”, Oil & Gas Science and Technology, Vol. 63, No. 6, pp. 705 - 711, 2008. DOI: 10.2516/ogst:2008023. [2] Aspentech Pte. Ltd., “Software License Agreement (Product Name: AspenONE Engineering r11; Product Number: 79001117)”, 2019. [3] UOP LLC, “Ca Mau GPP design basis”, 2015. [4] Nie Ningxin, “Ca Mau Fertilizer Plant design basis”, Wuhan Engineering Co., Ltd, 2009. [5] G. Tiballi, “Primary reformer F04201 - Burner datasheet & curves (Ca Mau Fertilizer Plant)”, Hamworthy Combustion Engineering Limited, 2010. [6] M. Mantyk, “Technical datasheet for SAACKE firing system (Auxiliary boiler -Ca Mau Fertilizer Plant)”, SAACKE GmbH, 2011. Hình 6. Mô hình cấp khí nhiên liệu cho lò reformer và nồi hơi phụ trợ theo thiết kế (a) và khi thu hồi khí permeate (b) cho trường hợp sử dụng máy nén Khí cao áp Khí thấp áp Cấp cho các hộ tiêu thụ làm khí nhiên liệu Cấp cho các hộ tiêu thụ làm khí nhiên liệu Khí thấp áp Máy nénHệ thống van giảm áp Hệ thống van giảm áp Khí cao áp Khí permeate (a) (b) Summary Permeate gas mainly contains CO2 (54%) and CH4 (43.6%), with a high calorific value of about 16,625 KJ/Nm 3 (equivalent to about 47% of the calorific value of the natural gas that Ca Mau Fertilizer Plant is using). At the Ca Mau Gas Processing Plant, approximately 36% of permeate gas is used for burning in the heater, while the rest (about 70,000 Sm3/day) is burned at the flare stack, causing huge waste in terms of energy. The paper evaluates the possibility of using permeate gas as fuel for the auxiliary boiler and the reformer furnace at Ca Mau Fertilizer Plant, and propose feasible and cost-effective technical solutions to fully recover the permeate gas currently disposed by burning at the flare stack of the Ca Mau Gas Processing Plant. Key words: Permeate gas, auxiliary boiler, reformer furnace, Ca Mau Fertilizer Plant, Ca Mau Gas Processing Plant. SOLUTION FOR RECOVERY OF PERMEATE GAS FROM CA MAU GAS PROCESSING PLANT TO USE AS FUEL FOR AUXILIARY BOILER AND REFORMER FURNACE AT CA MAU FERTILIZER PLANT Nguyen Van Binh, Pham Tuan Anh, Nguyen Truong Giang, Nguyen Duy Hai Petrovietnam Camau Fertilizer Joint Stock Company Email: binhnv@pvcfc.com.vn
File đính kèm:
- giai_phap_thu_hoi_khi_permeate_tu_nha_may_xu_ly_khi_ca_mau_d.pdf