Giải pháp nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế ở Việt Nam
Trên cơ sở khái quát về kinh tế tư nhân ở các nước đang phát triển và phân tích thực trạng, môi trường chính sách phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta trong thời gian qua, bài viết tập trung đánh giá vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế Việt Nam.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giải pháp nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế ở Việt Nam
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 47 GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM Nguyễn Ngọc Hùng1 TÓM TẮT Trên cơ sở khái quát về kinh tế tư nhân ở các nước đang phát triển và phân tích thực trạng, môi trường chính sách phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta trong thời gian qua, bài viết tập trung đánh giá vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế Việt Nam. Từ đó tìm ra những tồn tại và rào cản phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta. Cuối cùng, bài viết đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế ở Việt Nam thời gian tới. Từ khóa: Giải pháp, nâng cao, vai trò, kinh tế tư nhân, Việt Nam 1. Đặt vấn đề Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế được hình thành và phát triển dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lợi ích cá nhân. Kinh tế tư nhân gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân. Khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam đã đóng góp phần lớn vào phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Doanh nghiệp tư nhân đóng góp 43,22% GDP và 39% vốn đầu tư toàn xã hội, tạo ra nhiều việc làm trong nền kinh tế [1]. Tuy nhiên hiện nay còn nhiều yếu tố gây khó khăn, hạn chế vai trò động lực của kinh tế tư nhân, do đó cần thực hiện một số giải pháp để khu vực kinh tế tư nhân thực sự trở thành nền tảng của mô hình phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới. 2. Khái quát về kinh tế tư nhân tại các nước đang phát triển Khác các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi, kinh tế tư nhân tại các nước phát triển là nơi có sức mạnh khổng lồ và ưu thế tuyệt đối, nó có đủ sức để thoát khỏi sự trói buộc của chính trị. Khu vực kinh tế tư nhân tại các nước đang phát triển nói chung còn ở quy mô thấp và sức mạnh hạn chế, chính do đặc điểm này nó bị các thế lực chính trị chi phối và kiểm soát chặt chẽ. Kết quả là các hoạt động kinh tế thường có nguy cơ bị bóp méo, tạo ra tình trạng phát triển lệch lạc, phi tự nhiên của nền kinh tế. Đó chính là những nguy cơ cần được lưu ý khi phát triển nền kinh tế của quốc gia tránh được những trở ngại, rủi ro không đáng có. Cụ thể là: + Tính phi kinh tế của các hoạt động kinh tế. Nền kinh tế chuyên nghiệp đòi hỏi các hoạt động kinh tế phải tạo ra được sự gia tăng giá trị. Không nhận thức được tính hiệu quả trọn vẹn tổng thể thì không có phát triển, tức là không có nền kinh tế chuyên nghiệp. Nhiều nước đang phát triển đều có một nền kinh tế gọi là nền kinh tế thành tích chính trị. 1Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Email: ngochung@ueh.edu.vn TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 48 Các nhà chính trị nhìn nhận nền kinh tế như những thành tích chính trị chứ không phải lợi ích, không phải theo quan điểm gia tăng các giá trị. Kết quả là không có phát triển kinh tế, thậm chí phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng kinh tế cực kỳ nghiêm trọng mà bài học ở Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia và gần đây là Argentina đã chỉ rõ. + Sự phát triển của nền kinh tế thường gắn liền với những rủi ro chính trị. Những rủi ro chính trị phụ thuộc chủ yếu vào nhận thức chính trị và thái độ chính trị của đảng cầm quyền. Do vậy thái độ chính trị của đảng cầm quyền đối với khu vực kinh tế tư nhân ở các nước đang phát triển cũng như các nước đang trong giai đoạn nền kinh tế chuyển đổi là vô cùng quan trọng. Nếu đảng cầm quyền không có thái độ đúng, không có nhận thức đúng về kinh tế tư nhân thì cho dù có tạo ra một khối lượng đồ sộ các chính sách hay quy chế thì cũng vô ích. Nhà kinh doanh nhìn chính quyền không phải thông qua văn bản chính sách mà chủ yếu qua thái độ chính trị. Bản năng của nhà kinh doanh giúp họ luôn nhận thức về sự xuất hiện của những rủi ro và phải thừa nhận rằng trong xã hội hiện đại rủi ro chính trị là rủi ro cơ bản. Vì nếu một chủ kinh doanh phá sản thì sở hữu công ty đó không mất đi, nó sẽ được chuyển sang một chủ kinh doanh khác. Cho nên chúng ta không nên xem sự sụp đổ của một công ty có nghĩa là công ty ấy biến mất. Công ty ấy chỉ thay đổi chủ sở hữu mà thôi, nhưng công ty có thể biến mất trong một chế độ mà đảng cầm quyền có thái độ không thiện chí đối với họ. Chừng nào các phương tiện thông tin đại chúng còn thể hiện thái độ phân biệt, kỳ thị đối với kinh tế tư nhân thì sẽ không có kinh tế tư nhân lành mạnh, không có khu vực kinh tế tư nhân chuyên nghiệp. Nguy hiểm hơn, khu vực kinh tế tư nhân sẽ có nguy cơ bị đẩy vào những hoạt động kinh doanh không minh bạch, làm bóp méo các hoạt động kinh tế và lực lượng kinh tế tư nhân sẽ không phát triển lên quy mô lớn, nó sẽ biến dạng và tiến hành những hoạt động kinh doanh theo kiểu du kích để tồn tại và để chống lại mọi rủi ro chính trị có thể được dự báo thông qua quan sát thái độ chính trị của những người lãnh đạo đối với khu vực kinh tế tư nhân. + Tạo cơ hội dẫn đến tình trạng tham nhũng. Khác với động cơ kinh doanh của kinh tế nhà nước có màu sắc lý tưởng hóa, với mục đích phục vụ phúc lợi xã hội, động cơ kinh doanh của kinh tế tư nhân mang tính bản năng và vụ lợi cá nhân. Kinh doanh kiếm lợi hay là nhận thức về sự gia tăng giá trị từng bộ phận của từng hộ kinh doanh hay từng cá nhân là bản năng của con người. Nhiệm vụ của người quản lý xã hội, của nhà chính trị chính là phối hợp một cách tự nhiên cái bản năng ấy để biến thành lý tưởng phát triển kinh tế của xã hội. Lý TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 49 tưởng phát triển kinh tế, lý tưởng trị giá gia tăng của một nền kinh tế phải được nhận thức, được kiến thiết trên nền tảng sự tự giác của người điều hành, người lãnh đạo trước bản năng kiếm lời của các cá nhân. Xã hội đưa ra những quy định càng ... xã hội... nhưng thực tế cho thấy vẫn còn khoảng cách lớn giữa quy định và thực thi các luật này. Thứ năm, các rào cản liên quan đến chi phí kinh doanh. Việc phải trả các khoản chi phí không chính thức là một gánh nặng lớn mà các doanh nghiệp tư nhân. Giá trị của các khoản chi phí không chính thức so với doanh thu của của doanh nghiệp tư nhân tương đối lớn. Chi phí kinh doanh, chi phí vận tải (logistics, tiền lương, bảo hiểm) cao. Lãi suất vay cao khoảng 7-9% trong khi Trung Quốc là 4,3%, Malaysia 4,6%, Hàn Quốc 2-3%. Thứ sáu, các rào cản liên quan đến sự bất bình đẳng trong cơ chế chính sách đối với khu vực kinh tế tư nhân trong tương quan so sánh với khu vực kinh tế nhà nước và khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Các doanh nghiệp nhà nước vẫn được hưởng nhiều ưu ái từ Nhà nước. Những ưu ái này gây méo mó thị trường, hậu quả là nguồn lực chưa được bố trí vào nơi sử dụng hiệu quả nhất. Doanh nghiệp nhà nước ngoài ưu thế được cấp vốn từ ngân sách nhà nước vẫn được tạo điều kiện thuận lợi hơn nhiều so với doanh nghiệp tư nhân trong việc tiếp nhận các nguồn vốn vay từ tổ chức tín dụng, ngân hàng; có ưu thế lớn hơn nhiều trong tiếp cận đất đai và mặt bằng sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp nhà nước ở các lĩnh vực độc quyền nhà nước như điện, nước, xăng dầu, dịch vụ công ích thiết yếu, cơ TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 55 chế định giá chưa theo cơ chế thị trường và tính minh bạch trong cơ chế giá còn thấp. Trong khi đó, khu vực kinh tế tư nhân trong nước lại chịu áp lực cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp nước ngoài trong bối cảnh hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ. Thứ bảy, các rào cản liên quan đến hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước. Bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân còn nhiều bất cập, chưa thực sự hiệu quả và nặng về cơ chế xin - cho. Theo Bộ Chỉ số xếp hạng quản trị quốc gia của Ngân hàng Thế giới, chỉ số hiệu quả chính quyền của Việt Nam mặc dù có sự cải thiện nhưng vẫn luôn nằm dưới điểm trung bình của thế giới. Xét về tổng thể, Việt Nam vẫn xếp hạng dưới mức trung bình của thế giới về năng lực quản trị quốc gia. 6. Giải pháp nâng cao vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế Việt Nam Có thể khẳng định đến năm 2020, tầm nhìn 2030 - 2035, kinh tế tư nhân sẽ đóng vai trò nòng cốt cho nền kinh tế. Đây sẽ là khu vực tiếp nhận ảnh hưởng trực tiếp từ những thay đổi trong thể chế, chính sách, và là nơi biểu hiện rõ nhất những sự phát triển của nền kinh tế. Để kinh tế tư nhân phát triển đúng với tiềm năng và mục tiêu đề ra, phát huy tối đa vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế Việt Nam, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau: 6.1. Cần nhận thức đúng đắn hơn về vai trò của kinh tế tư nhân Kinh tế nhà nước hay kinh tế tư nhân không bao giờ là mục đích của nhân loại, nó chỉ là phương tiện để con người phát triển kinh tế, phát triển xã hội. Trong quá trình phát triển của mình, kinh tế tư nhân ngày nay đã trở thành một phương tiện cực kỳ hiệu quả để phát triển kinh tế, xã hội. Kinh tế tư nhân có sự tương thích rất cao với kinh tế thị trường, đặc biệt là khi tính chất mở của thị trường ngày càng tăng, sự hợp tác và cạnh tranh quốc tế đòi hỏi các thực thể kinh tế phải rất linh hoạt và tự chủ trong hoạt động kinh doanh, điều này vốn là nhược điểm của kinh tế nhà nước. Tính cạnh tranh cao của kinh tế tư nhân không phải ngẫu nhiên mà có, nó được hình thành thông qua hàng chuỗi các vụ phá sản của các công ty, đó chính là sự chọn lọc tự nhiên trong quá trình phát triển. Về phương diện tình cảm xã hội, người ta thấy ái ngại và thương xót mỗi khi có một vụ phá sản nào đó nhưng kinh tế có quy luật riêng của nó, không phụ thuộc vào tình cảm của chúng ta. Kinh tế tư nhân đối mặt với những thử thách khắc nghiệt như vậy để phát triển cũng như mỗi cá nhân chúng ta cần trải qua những gian lao, thậm chí vấp ngã để trở nên vững vàng hơn trong cuộc sống. Nửa cuối thế kỷ XX, đặc biệt là một phần ba cuối cùng của thế kỷ XX chúng ta đã chứng kiến một đặc điểm rất quan trọng của đời sống nhân loại, đó chính là kinh tế phát triển không còn cùng TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 56 nhịp độ với sự phát triển chính trị mà kinh tế bứt khỏi chính trị để tạo thành một vũ hội riêng của đời sống phát triển. Thời đại kinh tế phát triển nhanh hơn so với chính trị. Vào thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI, nếu không giải phóng đời sống kinh tế ra khỏi những định kiến và ràng buộc chính trị sẽ cản trở sự phát triển kinh tế. Ngoài ra cần nhận thức rằng việc trói buộc kinh tế vào đời sống chính trị, nhịp điệu chính trị không chỉ làm giảm sự phát triển kinh tế mà còn làm giảm năng lực cạnh tranh của cộng đồng dân tộc mình trước các cộng đồng dân tộc khác, đẩy dân tộc đó vào tình trạng suy thoái và nguy cơ bị đào thải. Đây chính là khía cạnh nguy hiểm nhất của việc trói buộc kinh tế vào chính trị. Do vậy mở rộng không gian tự do cho kinh tế tư nhân là giải pháp hữu hiệu giúp cho mỗi quốc gia không bị tụt hậu trên đường đua phát triển. Tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng và công bằng cho các thành phần kinh tế cùng phát triển. 6.2. Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân Nhà nước cần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư tư nhân vào hoạt động kinh tế tư nhân theo cơ chế thị trường. Không biến các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân thành chính sách bao cấp, phục vụ “lợi ích nhóm” dưới mọi hình thức. Tạo điều kiện để kinh tế tư nhân đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh trong những ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công, tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hỗ trợ kinh tế tư nhân tiếp cận, khai thác các cơ hội trong hội nhập quốc tế, mở rộng thị trường, đẩy mạnh đầu tư và thương mại quốc tế. Tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển, nâng cao năng lực từng bước tham gia sâu, vững chắc vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. 6.3. Hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động Khuyến khích, hỗ trợ kinh tế tư nhân đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ tiên tiến. Bảo đảm thực thi hiệu quả pháp luật về sở hữu trí tuệ. Phát triển các quỹ hỗ trợ đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ. p dụng chính sách thuế, hỗ trợ tài chính, tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi phù hợp với hoạt động nghiên cứu, đổi mới, hiện đại hóa công nghệ. Đơn giản hóa thủ tục, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của khu vực kinh tế tư nhân. Cần xây dựng các chương trình, gói tín dụng với lãi suất hợp lý. Song hành cùng với đó, cần đẩy TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 57 mạnh hơn nữa hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo để mở rộng kênh hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp. Đẩy mạnh thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển nguồn nhân lực. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng đủ nhu cầu số lượng và chất lượng nhân lực cho phát triển kinh tế tư nhân. Tăng cường hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo. Phát triển đào tạo theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và thị trường. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ doanh nhân có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng quản lý hiện đại, đạo đức kinh doanh và tinh thần trách nhiệm cao. 6.4. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước Cần xây dựng khung pháp lý tạo điều kiện thuận lợi hơn, bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển. Nâng cao năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả pháp luật, chính sách, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, an toàn cho kinh tế tư nhân phát triển lành mạnh, đúng định hướng. Tăng cường hiệu quả công tác giám sát, kiểm tra, trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương các cấp đối với việc chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân. Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đơn giản hóa, rút ngắn thời gian xử lý các thủ tục hành chính thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, cấp phép, thuế, giải quyết tranh chấp Tăng cường cơ chế đối thoại có hiệu quả giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp nhằm nắm bắt và xử lý kịp thời các vướng mắc liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân. 6.5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội Nhà nước tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách đối với doanh nghiệp tư nhân, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tư nhân phát triển. Mạnh dạn giao cho các doanh nghiệp tư nhân có đầy đủ điều kiện đảm nhiệm các lĩnh vực quan trọng của Nhà nước, chỉ nên giữ lại các doanh nghiệp nhà nước mang tính chủ đạo, kinh tế tư nhân không chỉ là quan trọng mà là đầu kéo quan trọng để phát triển kinh tế. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong phát triển kinh tế tư nhân. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tích cực phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước để cung cấp thông tin, hỗ trợ liên kết, hợp tác kinh doanh, đào tạo kỹ thuật và tư vấn cho doanh nghiệp tư nhân. 6.6. Phát triển lực lượng doanh nghiệp tư nhân trong nông nghiệp và TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 58 ở nông thôn Tầm quan trọng và tính nhạy cảm của khu vực nông nghiệp, nông thôn khiến vấn đề này tiếp tục chiếm vị trí trung tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn tới. Muốn tạo đột phá phát triển phải thoát ra khỏi tư duy của nền kinh tế nông nghiệp truyền thống, chuyển mạnh từ chỗ sản xuất lấy số lượng làm mục tiêu sang chú trọng chất lượng, giá trị và hiệu quả, chuyển từ mô hình sản xuất nông nghiệp khép kín, nhỏ lẻ, thiếu liên kết, chủ yếu ở quy mô hộ gia đình sang mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, dựa vào doanh nghiệp và trang trại, hoạt động theo cơ chế thị trường và đủ sức cạnh tranh trong hội nhập quốc tế. Đặc biệt, cần chú trọng vai trò của công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ xanh và công nghệ sạch trong việc nâng cao chất lượng và giá trị của các sản phẩm nông nghiệp. Cần giải quyết một số “điểm nghẽn”, như các vấn đề về kết cấu hạ tầng, tích tụ, tập trung đất đai, phát triển nguồn nhân lực, hợp đồng sản xuất... thông qua những thay đổi chính sách để thu hút được nhiều đầu tư hơn từ khu vực kinh tế tư nhân vào khu vực nông nghiệp và nông thôn. Để làm được điều này, cần có sự tham gia tích cực của Nhà nước, đặc biệt là chính quyền địa phương, với vai trò điều phối, bảo lãnh trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người nông dân để giúp tháo gỡ, xử lý những khó khăn mà cả hai bên khó vượt qua được. Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc phát triển kinh tế tư nhân là một nhân tố không chỉ bảo đảm cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước mà còn tham gia vào giải quyết hàng loạt những vấn đề xã hội như: tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực Trong bối cảnh ngân sách nhà nước gặp khó khăn, cùng với đó là xu hướng suy giảm của dòng vốn ngoại... thì những chính sách khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư là rất cần thiết. Một nền kinh tế muốn chuyển sang sáng tạo thì buộc phải đạt hiệu quả cao với nhiều giá trị gia tăng, trong đó vai trò của kinh tế tư nhân thậm chí còn mang tính quyết định. Việt Nam nằm trong khu vực kinh tế năng động ở Đông . Nếu biết phát huy đầy đủ sức mạnh và khả năng sáng tạo của khu vực tư nhân thì kinh tế Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Phát triển Doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017), “Định hướng chính sách hỗ trợ và phát triển Doanh nghiệp” 2. Hakkala, K. & Kokko, A. (2007), The state and the private sector in Vietnam, Stockholm, Sweden: The European Institute of Japanese Studies 3. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 (khóa XII) về phát triển kinh tế tư nhân, TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 59 https://vov.vn/.../nghi-quyet-hoi-nghi-tw5-khoa-xii-ve-phat-trien-kinh-te-tu-nhan- 6327... (24/04/2018) 4. Vu, L. T. (2016), “The private sector to be driver of Vietnam’s economy”, (27/04/2018) REINFORCING THE ROLE OF THE PRIVATE SECTOR IN VIETNAM’S ECONOMIC DEVELOPMENT ABSTRACT This paper presents the overview of private economy in the developing countries and analysis of the current situations and the policy of private economic development in Vietnam in the past. The paper focuses on assessing the role of the private sector in Vietnam's economic development. We find out the problems and obstacles to the development of the private economic in Vietnam. Finally, the paper proposes solutions to enhance the role of the private sector in Vietnam's economic development in the future. Keywords: Reinforcing, role, private sector, Vietnam (Received: 23/7/2018, Revised: 17/8/2018, Accepted for publication: 18/9/2018)
File đính kèm:
- giai_phap_nang_cao_vai_tro_cua_kinh_te_tu_nhan_trong_phat_tr.pdf