Đột phá trong minh giải tài liệu địa chấn 3D để phát hiện các bẫy chứa địa tầng

Bài báo giới thiệu phương pháp minh giải địa chấn toàn phần (global seismic interpretation method) được phát triển bởi Pauget

và nnk. [1]. Mô hình 3D thời gian địa chất tương đối (3D relative geologic time, RGT) được xây dựng trực tiếp từ tài liệu địa chấn là kết

quả của phương pháp này. Trong mô hình RGT, tuổi địa chất có sự tiếp diễn liên tục, được nội suy và xác định trên mọi điểm của tài liệu

địa chấn 3D.

Tài liệu sử dụng trong nghiên cứu này là khối địa chấn Maui 3D, bể trầm tích Taranaki, ngoài khơi New Zealand. Mô hình RGT với số

lượng 400 mặt phản xạ được đưa ra nhanh chóng trong quá trình minh giải. Kết quả cho thấy rõ ràng và chi tiết các đặc điểm địa chất ngay

cả với khu vực địa chất phức tạp mà phương pháp minh giải địa chấn truyền thống khó minh giải. Ngoài ra, việc tích hợp các thuộc tính

địa chấn (như Root Mean Square - RMS, Spectral Decomposition ) cho phép minh giải chi tiết hơn về địa tầng, chính xác hóa các yếu tố

về cấu trúc địa chất, đặc trưng vỉa chứa và môi trường cổ trầm tích, từ đó có thể phát hiện các bẫy chứa địa tầng.

Đột phá trong minh giải tài liệu địa chấn 3D để phát hiện các bẫy chứa địa tầng trang 1

Trang 1

Đột phá trong minh giải tài liệu địa chấn 3D để phát hiện các bẫy chứa địa tầng trang 2

Trang 2

Đột phá trong minh giải tài liệu địa chấn 3D để phát hiện các bẫy chứa địa tầng trang 3

Trang 3

Đột phá trong minh giải tài liệu địa chấn 3D để phát hiện các bẫy chứa địa tầng trang 4

Trang 4

Đột phá trong minh giải tài liệu địa chấn 3D để phát hiện các bẫy chứa địa tầng trang 5

Trang 5

Đột phá trong minh giải tài liệu địa chấn 3D để phát hiện các bẫy chứa địa tầng trang 6

Trang 6

Đột phá trong minh giải tài liệu địa chấn 3D để phát hiện các bẫy chứa địa tầng trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 7520
Bạn đang xem tài liệu "Đột phá trong minh giải tài liệu địa chấn 3D để phát hiện các bẫy chứa địa tầng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đột phá trong minh giải tài liệu địa chấn 3D để phát hiện các bẫy chứa địa tầng

Đột phá trong minh giải tài liệu địa chấn 3D để phát hiện các bẫy chứa địa tầng
45DẦU KHÍ - SỐ 3/2021 
PETROVIETNAM
ĐỘT PHÁ TRONG MINH GIẢI TÀI LIỆU ĐỊA CHẤN 3D 
ĐỂ PHÁT HIỆN CÁC BẪY CHỨA ĐỊA TẦNG
TẠP CHÍ DẦU KHÍ
Số 3 - 2021, trang 45 - 51
ISSN 2615-9902
Nguyễn Xuân Thịnh1, Hà Quang Mẫn2
1Eliis Pty Ltd, Australia
2Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí
Email: manhq@pvep.com.vn
https://doi.org/10.47800/PVJ.2021.03-06
Tóm tắt
Bài báo giới thiệu phương pháp minh giải địa chấn toàn phần (global seismic interpretation method) được phát triển bởi Pauget 
và nnk. [1]. Mô hình 3D thời gian địa chất tương đối (3D relative geologic time, RGT) được xây dựng trực tiếp từ tài liệu địa chấn là kết 
quả của phương pháp này. Trong mô hình RGT, tuổi địa chất có sự tiếp diễn liên tục, được nội suy và xác định trên mọi điểm của tài liệu 
địa chấn 3D.
Tài liệu sử dụng trong nghiên cứu này là khối địa chấn Maui 3D, bể trầm tích Taranaki, ngoài khơi New Zealand. Mô hình RGT với số 
lượng 400 mặt phản xạ được đưa ra nhanh chóng trong quá trình minh giải. Kết quả cho thấy rõ ràng và chi tiết các đặc điểm địa chất ngay 
cả với khu vực địa chất phức tạp mà phương pháp minh giải địa chấn truyền thống khó minh giải. Ngoài ra, việc tích hợp các thuộc tính 
địa chấn (như Root Mean Square - RMS, Spectral Decomposition) cho phép minh giải chi tiết hơn về địa tầng, chính xác hóa các yếu tố 
về cấu trúc địa chất, đặc trưng vỉa chứa và môi trường cổ trầm tích, từ đó có thể phát hiện các bẫy chứa địa tầng.
Từ khóa: Minh giải địa chấn, thuộc tính địa chấn, mặt phản xạ, bẫy chứa địa tầng, bể trầm tích Taranaki.
1. Giới thiệu
Gần đây, các kỹ thuật minh giải địa chấn đã phát triển 
nhanh chóng, giúp xác định các cấu tạo địa chất, phát hiện và 
nghiên cứu đặc trưng của vỉa chứa. Nhìn chung, các phương 
pháp minh giải truyền thống thường phức tạp và tốn nhiều 
thời gian, phụ thuộc vào việc minh giải bằng tay một số tầng 
phản xạ quan trọng. Mặc dù các công cụ liên kết tự động xác 
định độ tương quan biên độ địa chấn (auto-tracking) là tiến 
bộ lớn nhưng phương pháp này chỉ có thể tự động minh giải 1 
tầng phản xạ/lần và chỉ giới hạn trong khu vực có tín hiệu địa 
chấn tốt, rõ ràng, hoặc cấu trúc địa chất đơn giản.
Nhiều phương pháp minh giải địa chấn mới đã và đang 
được giới thiệu để khai thác triệt để tính 3 chiều của dữ liệu 
và minh giải đồng thời cùng lúc các tầng phản xạ ở trong khối 
địa chấn 3D [2 - 6]. Năm 2009, Pauget và nnk. đề xuất phương 
pháp minh giải địa chấn toàn phần, giúp xây dựng mô hình địa 
chất trực tiếp từ tài liệu địa chấn 3D [1]. Phương pháp giúp tối 
ưu hóa quy trình minh giải địa chấn với độ chính xác 
và tin cậy cao hơn. Các mặt địa tầng có tuổi giống 
nhau ở mọi vị trí có thể được đưa ra trên mọi điểm 
của tài liệu địa chấn 3D, cho phép khắc phục hạn chế 
của sự thay đổi pha địa chấn. 
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả áp dụng 
phương pháp minh giải địa chấn toàn phần và tích 
hợp các thuộc tính địa chấn liên quan như RMS và 
Spectral Decomposition để làm sáng tỏ hình ảnh 
các ranh giới địa tầng, làm nổi bật môi trường trầm 
tích cổ và đặc tính của vỉa chứa trong khối địa chấn 
Maui 3D. 
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Khu vực nghiên cứu
Taranaki là bể trầm tích lớn nhất ở New Zealand, 
có diện tích 100.000 km2 với độ dày trầm tích Cre-
taceous-Cenozoic khoảng 10 km (Hình 1). Quá trình 
tách giãn bắt đầu từ cuối Cretaceous và kết thúc 
hoàn toàn trong Paleocene, với sự lắng đọng trầm 
tích nhanh trong các khu vực địa hào, đi cùng với 
Ngày nhận bài: 26/10/2020. Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 26/10/2020 - 4/2/2021. 
Ngày bài báo được duyệt đăng: 9/3/2021.
46 DẦU KHÍ - SỐ 3/2021 
CÔNG NGHỆ DẦU KHÍ
dòng nhiệt cao. Trong thời kỳ từ Paleocene đến Eocence, 
rìa thụ động được hình thành và phát triển trên toàn bộ 
tiểu lục địa, tốc độ lắng đọng chậm cho phép trầm tích 
được tích tụ trên khu vực thềm và đồng bằng ven biển 
trong bể Taranaki [7]. Thời kỳ từ Eocene muộn đến Oligo-
cene sớm đánh dấu sự thiếu hụt trầm tích hạt vụn. Sau 
đó, bể trầm tích Taranaki trải qua giai đoạn lắng đọng từ 
Oligocene đến Miocene sớm, gây ra bởi sự phát triển của 
ranh giới giữa mảng Australia và Thái Bình Dương ở khu 
vực phía Đông. Tiếp theo là sự phát triển của trầm tích 
đá vôi và sét vôi ở khu vực ngoài của thềm cho đến phần 
trên của biển thẳm [8]. Sự gia tăng của vật liệu trầm tích 
đóng góp vào sự phát triển của hệ thống gờ thềm lục địa 
trong thời kỳ Miocene, dẫn đến sự lắng đọng của cát kết, 
sét, bột kết xen kẽ ở khu vực ngoài thềm. Sự phát triển 
của ranh giới mảng cũng dẫn tới việc tầng móng nghịch 
chờm lên đứt gãy Taranaki và sự hình thành của khu vực 
nghịch chờm Tarata trong thời kỳ Miocene sớm. Cho đến 
giữa thời kỳ Miocene, sự nén ép lên khu vực phía Bắc và rìa 
phía Đông của bể đã giảm xuống, đồng thời với sự phát 
triển của vòng cung núi lửa dưới đáy biển. Trong suốt thời 
kỳ Pliocene, vòng cung núi lửa dịch chuyển về phía Đông 
Nam vào bờ và khu vực phía Bắc của bể Taranaki bắt đầu 
mở rộng, tạo không gian cho sự tiến triển của đường bờ 
trong khoảng Pliocene - Pleistocene và sự bồi tụ trầm tích 
của hệ tầng Giant Foresets ở khu vực địa hào phía Bắc và 
trung tâm của bể Taranaki.
2.2. Tài liệu địa chấn 3D Maui
Tài liệu địa chấn 3D Maui có diện tích rộng khoảng 
1.000 km2 (Hình 1) được sử dụng trong nghiên cứu này 
là tài liệu xử lý dịch chuyển theo miền thời gian sau khi 
cộng. Tài liệu địa chấn đã được xử lý ở pha 0 (zero phase), 
trong đó sự gia tăng trở kháng âm học được hiển thị bằng 
biên độ dương (phản xạ đỉnh) và sự giảm trở kháng âm 
học được hiển thị bằng biên độ âm (phản xạ đáy) ở trên 
mặt cắt địa chấn (Hình 2). Khảo sát địa chấn 3D được thực 
hiện với bin size 25 × 25 m, 1.836 mẫu/xung, bước lấy mẫu 
3 ms và thời gian ghi là 5.600 ms. Trong khu vực khảo sát 
địa chấn này, mỏ khí Maui với 17 giếng khoan thăm dò và 
khai thác là một trong những mỏ khí condensate lớn nhất 
New Zealand (Hình 1).
2.3. Phương pháp minh giải địa chấn toàn phần 
Các phươn ... n 30%, 2 điểm lưới đặt trên 2 cực đó 
sẽ được liên kết, đồng nghĩa với 2 mảng phản xạ sơ cấp 
tương ứng với 2 điểm lưới đó cũng sẽ được kết nối lại, 
tạo ra một mảng phản xạ lớn hơn. Với quá trình liên kết 
này, cùng lúc tất cả tầng phản xạ có thể có trong khối địa 
Hình 4. (a) 3D Model Grid, trong đó người minh giải có thể tinh chỉnh, sắp xếp theo ý muốn các tầng phản xạ đã được minh giải tự động. (b) Mặt cắt trong mô hình địa chất RGT, chỉ ra sự 
ảnh hưởng của tướng địa chấn lên trên tướng địa chất trong mô hình. Thay vì có giá trị biên độ, các giá trị tuổi địa chất tương đối được chỉ định trong mô hình RGT. (c) Tập mặt phản xạ bao 
gồm các bề mặt địa tầng dày đặc tương ứng với giá trị tuổi địa chất tương đối trong mô hình RGT.
Hình 3. Tóm tắt quy trình minh giải: (1) khối địa chấn Maui 3D, (2) 3D Model Grid được xây dựng, trong đó, toàn bộ các tầng phản xạ trong khối địa chấn được minh giải tự động cùng một 
lúc dựa vào độ tương quan của xung địa chấn, khi các điểm lưới màu vàng được kết nối lại trong 2D (a) và 3D (b), (3) Mô hình địa chất Maui - 3D RGT model là kết quả của việc nội suy 3D 
Model Grid.
48 DẦU KHÍ - SỐ 3/2021 
CÔNG NGHỆ DẦU KHÍ
chấn 3D sẽ được tự động minh giải (Hình 3a và b), làm bộ 
khung cho mô hình địa chất sau này.
Thực tế khi 2 mảng phản xạ sơ cấp được kết nối, sẽ 
được chỉ định có cùng “tuổi địa chất tương đối”. Vì vậy, tất 
cả tầng phản xạ được minh giải cùng lúc sẽ được sắp xếp 
theo thứ tự địa tầng, không bao giờ cắt hoặc trùng nhau 
nhờ thuật toán nâng cao.
Trong bước thứ 2, mô hình thời gian địa chất tương 
đối - 3D Relative Geologic Time model - được tính toán từ 
việc nội suy mạng lưới MDG, trong đó, tuổi địa chất tương 
đối sẽ mang tính liên tục và được chỉ định cho mọi điểm 
của khối địa chấn 3D. Vai trò của người minh giải địa chấn 
sẽ là tinh chỉnh và sắp xếp lại các tầng phản xạ được đưa 
ra tự động trong MDG theo ý tưởng phù hợp nhất với mô 
hình địa chất của khu vực nghiên cứu (Hình 3).
2.4. Tập mặt phản xạ 
Từ mô hình địa chất RGT, tập mặt phản xạ (horizon 
stack) bao gồm không giới hạn các bề mặt phân cách địa 
tầng và trên mỗi bề mặt sẽ có tuổi giống nhau ở mọi vị trí, 
có thể được đưa ra để xác định rõ hơn các yếu tố và hiện 
tượng địa chất ở độ phân giải rất cao. Các mặt phản xạ 
này chỉ cách nhau từ 5 - 7 ms (Hình 4) và khác biệt hoàn 
toàn so với các mặt cắt ngang (time slices) trong khối địa 
chấn 3D. Thuộc tính địa chấn có thể được tính toán nhanh 
và đưa ra ngay trên các mặt phản xạ, như thuộc tính RMS, 
Spectral Decomposition... Những thuộc tính trên được 
tính toán trong khoảng cửa sổ cố định (theo số lượng 
mẫu) cho mỗi mặt phản xạ đã minh giải. Ví dụ, cửa sổ 
thuộc tính là 5 mẫu trong trường hợp khoảng lấy mẫu dọc 
của tài liệu địa chấn là 4 ms nghĩa là cửa sổ thuộc tính có 
độ lớn 20 ms, thuộc tính sẽ được tính toán và đưa ra theo 
cửa sổ +/- 10ms của mỗi mặt phản xạ trong tập mặt phản 
xạ . Phương pháp này đã được áp dụng thành công trong 
nhiều công trình nghiên cứu, khoanh vùng được các bẫy 
dầu khí dạng địa tầng với thân vỉa mỏng, cũng như làm rõ 
hơn hình ảnh của môi trường trầm tích cổ, đứt gãy và các 
đới dập vỡ [5, 11 - 13].
3. Kết quả và thảo luận
Sử dụng phần mềm PaleoScanTM, tất cả tầng phản xạ 
đã được minh giải tự động cùng lúc, theo các pha peak, 
trough, zero-crossing, giảm thiểu tối đa thời gian so với 
các phương pháp minh giải truyền thống. Kết quả thu 
được là mô hình địa chất RGT, được xây dựng trực tiếp từ 
khối địa chấn Maui 3D. Trong quy trình minh giải, bước 
nội suy MDG đóng vai trò quan trọng nhất, chỉ định tuổi 
Hình 5. Mặt phản xạ 248 với thuộc tính địa chấn RMS chỉ ra các thông tin, hiện tượng địa chất trong môi trường biển nông được hiển thị một cách chi tiết (vị trí mặt cắt chỉ ra trên Hình 2).
49DẦU KHÍ - SỐ 3/2021 
PETROVIETNAM
địa chất tương đối cho mọi điểm của 
khối địa chấn dựa trên những tầng 
phản xạ đã được minh giải tự động, 
tạo nên sự liên tục về tuổi địa chất 
theo không gian và thời gian trong 
mô hình RGT.
Trong nghiên cứu này, 400 mặt 
phản xạ tương ứng với tuổi địa chất 
tương đối được đưa ra từ mô hình 
RGT. Kỹ thuật minh giải cho phép 
điều hướng khối địa chấn 3D theo 
các mặt phản xạ, đưa ra các thông 
tin nội tầng với độ phân giải rất cao, 
ngay cả với khu vực cấu trúc địa chất 
phức tạp hoặc trong môi trường 
trầm tích phức tạp như trầm tích 
biển nông, trầm tích rìa hoặc biển 
sâu (Hình 5) mà phương pháp minh 
giải truyền thống khó phát hiện 
được.
Trong các phương pháp minh 
giải địa chấn truyền thống, thuộc 
tính địa chấn thường được đưa ra 
trên mặt cắt thời gian, hoặc trên các 
mặt phản xạ quan trọng hoặc các 
ranh giới khác được dịch chuyển 
song song với những tầng phản xạ 
quan trọng đó. Phương pháp này 
mất nhiều thời gian và khó có thể 
đưa ra chi tiết về đặc điểm địa chất 
khu vực nhất là khu vực có địa chất 
phức tạp, khi các mặt cắt trong nội 
tầng không đi theo đúng hình dạng 
những mặt phản xạ. Ở nghiên cứu 
này, trong khoảng thời gian ngắn, 
hàng trăm thậm chí hàng nghìn mặt 
phản xạ theo địa tầng có thể được 
đưa ra từ mô hình địa chất RGT và 
cho mọi điểm trong khối địa chấn 
3D. Ngoài ra, khác biệt với phương 
pháp iso-proportional slicing (các 
mặt cắt nội tầng được tạo ra khi chia 
đều tầng địa chất theo tầng phản xạ 
giới hạn đỉnh và đáy), tập mặt phản 
xạ đưa ra các mặt phản xạ, trong 
đó trên mỗi mặt phản xạ có tuổi 
địa chất tương đối theo địa tầng, 
thường liên tục từ trên xuống dưới 
Horizon 120
Channel systems
Faults
Xline 3600
Xline3600
Inl
ine
 20
0
10 km
RGT model
Inline 200
Channel systems
Horizon 126
Faulted area
RGT model
Inline 200
Xline 3600
10 km
Xline 3600
In
lin
e
20
0
Hình 7. Sử dụng thuộc tính địa chấn Spectral Decomposition với 3 tần số khác nhau để làm rõ hơn sự phát triển của hệ 
thống dòng sông cổ tuổi Miocene giữa trên mặt cắt 120 (a) và 126 (b) trong tập mặt phản xạ. 
Hình 6. So sánh giữa mặt phản xạ được tính trong khoảng giữa N30 - N40, sử dụng phương pháp truyền thống 
(Iso-proportional slicing) của tác giả Kroeger et al. [14] (a) và mặt phản xạ số 106 trong tập mặt phản xạ với thuộc tính 
địa chấn Spectral Decomposition cho 3 tần số khác nhau được pha trộn cùng lúc (b).
(a)
(b)
(a) (b)
50 DẦU KHÍ - SỐ 3/2021 
CÔNG NGHỆ DẦU KHÍ
và đồng tuổi theo diện phân bố ở mọi vị trí. Các bề mặt 
phản xạ này có thể được chỉ ra trong những tầng địa chất 
phức tạp, nhưng vẫn tuân theo tướng địa chấn, là những 
tầng phản xạ được minh giải tự động trong MDG, do đó 
hiển thị tốt hơn và khai thác thông tin tối đa từ tài liệu địa 
chấn 3D (Hình 6).
Phương pháp này giúp minh giải địa chấn hiệu quả 
hơn, xác định được mô hình địa chất hoàn toàn nhất quán 
với tài liệu địa chấn 3D, cùng với các mặt phản xạ, hiển 
thị đứt gãy với độ chính xác cao để phục vụ cho bước kế 
tiếp như mô hình hóa cấu trúc địa chất, mô hình tướng 
(Hình 6 và 7).
4. Kết luận 
Trong nghiên cứu này, một kỹ thuật minh giải mới 
được giới thiệu và áp dụng lên tài liệu địa chấn 3D để từ 
đó xây dựng trực tiếp mô hình 3D tuổi địa chất tương đối 
RGT. Phương pháp này cho phép đưa ra không giới hạn số 
lượng mặt phản xạ trong những tầng địa chất phức tạp 
theo thứ tự địa tầng, giúp làm nổi bật hơn các thông tin, 
yếu tố, hiện tượng địa chất quan trọng không thể nhìn 
thấy được khi sử dụng các phương pháp minh giải địa 
chấn truyền thống có số lượng giới hạn mặt phản xạ được 
minh giải.
Từ tài liệu địa chấn Maui 3D, bể trầm tích Taranaki, 
ngoài khơi New Zealand, mô hình địa chất RGT đã được 
xây dựng trong khoảng thời gian ngắn, giúp minh giải 400 
mặt phản xạ. Những mặt phản xạ đó được kết hợp với các 
thuộc tính địa chấn như Root Mean Square - RMS và Spec-
tral Decomposition giúp cho người minh giải xây dựng 
lịch sử phát triển, kiến tạo địa chất trong khu vực nghiên 
cứu. Kết quả minh giải có thể áp dụng trong các bước tiếp 
theo như xây dựng mô hình cấu trúc địa chất cho khu vực 
nói chung và mỏ nói riêng. Việc phân chia các lớp (layer) 
trong mô hình cũng tiệm cận hơn với mô hình địa chất 
Quy trình minh giải địa chấn này tiết kiệm công sức và rút 
ngắn thời gian, từ đó giúp đẩy nhanh toàn bộ quá trình 
tìm kiếm thăm dò dầu khí, định hình một phương pháp 
minh giải địa chấn mới trong tương lai.
Lời cảm ơn
Kết quả trong nghiên cứu này đạt được từ phần mềm 
minh giải địa chấn PaleoScanTM, phát triển bởi Eliis (www.
eliis.fr). Nhóm tác giả gửi lời cảm ơn đến Ministry of Busi-
ness, Innovation, and Employment (MBIE), New Zealand, 
đã cho phép công bố tài liệu địa chấn Maui 3D và anh 
Nguyễn Tiến Thịnh - Viện Dầu khí Việt Nam, đã góp ý giúp 
tác giả hoàn thiện nghiên cứu này. 
Tài liệu tham khảo
[1] Fabien Pauget, Sébastien Lacaze, and Thomas 
Valding, “A global approach to seismic interpretation based 
on cost function and minimization”, SEG Technical Program 
Expanded Abstracts 2009. DOI: 10.1190/1.3255384. 
[2] Hilde G. Borgos, Thorleif Skov, Trygve Randen, and 
Lars Sonneland, “Automated geometry extraction from 3D 
seismic data”, SEG Technical Program Expanded Abstracts 
2003. DOI: 10.1190/1.1817590
[3] Paul de Groot, Arnaud Huck, Geert de Bruin, Nanne 
Hemstra, and Jonathan Bedford, “The horizon cube: A step 
change in seismic interpretation”, The Leading Edge, Vol. 
29, No. 9, pp. 1048 - 1055, 2010. DOI: 10.1190/1.3485765.
[4] H.J. Ligtenberg, G. de Bruin, N. Hemstra, and 
C. Geel, “Sequence stratigraphic interpretation in the 
wheeler transformed (flattened) seismic domain”, 68th 
EAGE Conference and Exhibition Incorporating SPE EUROPEC 
2006. DOI: 10.3997/2214-4609.201402337.
[5] Jesse Lomask, Antoine Guitton, Sergey Fomel, 
Jon Claerbout, and Alejandro A. Valenciano, “Flattening 
without picking”, Geophysics, Vol. 71, pp. 13 - 20, 2006. DOI: 
10.1190/1.2210848.
[6] Ingelise Schmidt, Sebastien Lacaze, and 
Gaynor Paton, “Spectral decomposition and geomodel 
Interpretation - Combining advanced technologies to 
create new workflows”, 75th EAGE Conference & Exhibition 
Incorporating SPE EUROPEC 2013, London, UK, 10 - 13 June 
2013. DOI: 10.3997/2214-4609.20130567.
[7] Peter R. King, “Tectonic reconstructions of New 
Zealand: 40 Ma to the present”, New Zealand Journal 
of Geology and Geophysics, Vol. 43, pp. 611 - 638, 2000. 
DOI: 10.1080/00288306.2000.9514913. 
[8] P.R. King and Glenn P. Thrasher, “Cretaceous-
Cenozoic geology and petroleum systems of the Taranaki 
basin, New Zealand”, Institute of geological and nuclear 
sciences, Vol. 13, No. 2, 1996.
[9] Eahsanul Haque, Aminul Islam, and Mohamed 
Ragab Shalaby, “Structural modeling of the Maui gas 
field, Taranaki basin, New Zealand”, Journal of Petroleum 
Exploration and Production Technology, Vol. 43, No. 6, pp. 
965 - 975, 2016. DOI: 10.1016/S1876-3804(16)30114-8.
[10] Tracy J. Stark, “Relative geologic time (age) 
volumes - Relating every seismic sample to a geologically 
reasonable horizon”, The Leading Edge, Vol. 23, No. 9, 
pp. 928 - 932, 2004. DOI: 10.1190/1.1803505.
51DẦU KHÍ - SỐ 3/2021 
PETROVIETNAM
[11] Marco Fonnesu, Denis Palermo, Mauro Galbiati, 
Marco Marchesini, Enrico Bonamini, and Daniel Bendias, 
“A new world-class deep-water play-type, deposited 
by the syndepositional interaction of turbidity flows 
and bottom currents: The giant Eocene Coral field 
in northern Mozambique”, Marine and Petroleum 
Geology, Vol. 111, pp. 179 - 201, 2020. DOI: 10.1016/j.
marpetgeo.2019.07.047Ge.
[12] Tony Marsh and Anne Powell, “Regional 
stratal slice imaging of the Northern Carnarvon basin, 
Western Australia”, ASEG Extended Abstracts, 2019. DOI: 
10.1080/22020586.2019.12073062.
[13] G. Thrasher, H. Seebeck, P. Viskovic, S. Bull, M. 
Sarma, and K. Kroeger, “Time structure grids for the greater 
Maui-Maari-Tui region, Taranaki basin, New Zealand”, GNS 
Science Data Series, 2018.
[14] Karsten F. Kroeger, Glenn P. Thrasher, and 
Monmoyuri Sarma, “The evolution of a Middle Miocene 
deep-water sedimentary system in northwestern New 
Zealand (Taranaki basin): Depositional controls and 
mechanisms”, Marine and Petroleum Geology, Vol. 101, 
pp. 355 - 372, 2019. DOI: 10.1016/j.marpetgeo.2018.11.052.
[15] Lia Turrini, Christopher A-L. Jackson, and Philip 
Thompson, “Seal rock deformation by polygonal faulting, 
offshore Uruguay”, Marine and Petroleum Geology, Vol. 86, 
pp. 892 - 907, 2017. DOI: 10.1016/j.marpetgeo.2017.06.038.
[16] Xinming Wu and Dave Hale, “Horizon volumes 
with interpreted constraints”, Geophysics, Vol. 80, No. 2, 
2015. DOI: 10.1190/geo2014-0212.1.
Summary
The paper presents the “global seismic interpretation method”, developed by Pauget et al. [1]. A 3D Relative Geologic Time (RGT) model 
was obtained directly from the 3D seismic volume which is the outcome of this method. In the 3D RGT model, the geologic time is continuous, 
and a relative geologic age can be interpolated and assigned for to every voxel of the seismic volume.
The dataset in this study is the Maui 3D seismic volume from Taranaki Basin, offshore New Zealand. A stack of four hundred continuous 
stratigraphic horizons was quickly produced from the Maui RGT model, showing clearly and in detail the geological features of even 
complicated areas where classical methods failed to achieve good results. Besides, integrated with seismic attributes such as RMS amplitude 
and/or Spectral Decomposition, the horizon stack enables identification of geological elements, stratigraphic insights, and paleo-depositional 
environments in greater detail for stratigraphic reservoir detection and characterisation. 
Key words: Seismic interpretation, seismic attributes, horizon, stratigraphic reservoir, Taranaki basin.
A BREAKTHROUGH IN 3D SEISMIC INTERPRETATION FOR 
STRATIGRAPHIC RESERVOIR DETECTION
Nguyen Xuan Thinh1, Ha Quang Man2
1Eliis Pty Ltd, Australia
2Petrovietnam Exploration Production Corporation (PVEP)
Email: manhq@pvep.com.vn

File đính kèm:

  • pdfdot_pha_trong_minh_giai_tai_lieu_dia_chan_3d_de_phat_hien_ca.pdf