Đề xuất một số định hướng bổ sung, sửa đổi chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Ngày 11/2/2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của

Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 [1]. Đây là những quan điểm, định hướng quan trọng tạo cơ hội cho toàn ngành năng

lượng Việt Nam, trong đó có Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, có những bước phát triển trong thời gian tới.

Bài báo tập trung phân tích, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo các nội dung liên quan

đến Tập đoàn Dầu khí Việt Nam của Nghị quyết số 55-NQ/TW; đánh giá ảnh hưởng của Nghị quyết số 55-NQ/TW và đề xuất giải pháp định

hướng sửa đổi, bổ sung Chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Đề xuất một số định hướng bổ sung, sửa đổi chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trang 1

Trang 1

Đề xuất một số định hướng bổ sung, sửa đổi chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trang 2

Trang 2

Đề xuất một số định hướng bổ sung, sửa đổi chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trang 3

Trang 3

Đề xuất một số định hướng bổ sung, sửa đổi chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trang 4

Trang 4

Đề xuất một số định hướng bổ sung, sửa đổi chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trang 5

Trang 5

Đề xuất một số định hướng bổ sung, sửa đổi chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trang 6

Trang 6

pdf 6 trang viethung 7700
Bạn đang xem tài liệu "Đề xuất một số định hướng bổ sung, sửa đổi chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề xuất một số định hướng bổ sung, sửa đổi chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Đề xuất một số định hướng bổ sung, sửa đổi chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
19DẦU KHÍ - SỐ 7/2020 
PETROVIETNAM
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG BỔ SUNG, SỬA ĐỔI 
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM
TẠP CHÍ DẦU KHÍ
Số 7 - 2020, trang 19 - 24
ISSN 2615-9902
Nguyễn Thị Thủy Tiên, Đoàn Linh, Nguyễn Trung Khương 
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Email: khuongnt@pvn.vn
Tóm tắt
Ngày 11/2/2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của 
Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 [1]. Đây là những quan điểm, định hướng quan trọng tạo cơ hội cho toàn ngành năng 
lượng Việt Nam, trong đó có Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, có những bước phát triển trong thời gian tới. 
Bài báo tập trung phân tích, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo các nội dung liên quan 
đến Tập đoàn Dầu khí Việt Nam của Nghị quyết số 55-NQ/TW; đánh giá ảnh hưởng của Nghị quyết số 55-NQ/TW và đề xuất giải pháp định 
hướng sửa đổi, bổ sung Chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Từ khóa: Nghị quyết số 55-NQ/TW, chiến lược, năng lượng, dầu khí.
1. Những quan điểm, định hướng tại Nghị quyết số 55-
NQ/TW liên quan đến Chiến lược phát triển Tập đoàn 
Dầu khí Việt Nam
Nghị quyết số 55-NQ/TW đưa ra những định hướng 
lớn cho sự phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2035 
và tầm nhìn đến năm 2045. Trước hết, có thể nói quan 
điểm chỉ đạo quan trọng, xuyên suốt là tiếp tục khẳng 
định vị trí, vai trò phát triển năng lượng là nền tảng, đồng 
thời là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. 
Chính vì vậy, năng lượng được ưu tiên phát triển nhanh và 
bền vững, đi trước một bước, gắn với bảo vệ môi trường 
sinh thái, bảo đảm quốc phòng, an ninh; phát triển năng 
lượng quốc gia phải phù hợp với thể chế kinh tế thị trường 
định hướng xã hội chủ nghĩa và xu thế hội nhập quốc tế. 
Về thị trường năng lượng, Nghị quyết số 55-NQ/TW 
xác định quan điểm cần nhanh chóng xây dựng thị trường 
năng lượng đồng bộ, cạnh tranh, minh bạch, đa dạng hóa 
hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh; áp dụng giá 
thị trường đối với mọi loại hình năng lượng. Khuyến khích 
và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, 
đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng; 
kiên quyết loại bỏ mọi biểu hiện bao cấp, độc quyền, cạnh 
tranh không bình đẳng, thiếu minh bạch trong ngành 
năng lượng.
Đối với hệ thống hạ tầng năng lượng, quan điểm được 
nêu trong Nghị quyết số 55-NQ/TW là phát triển đồng bộ, 
hợp lý và đa dạng hóa các loại hình năng lượng; ưu tiên 
khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng 
lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch; khai thác 
và sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng hóa thạch trong 
nước, chú trọng mục tiêu bình ổn, điều tiết và đáp ứng 
yêu cầu dự trữ năng lượng quốc gia; ưu tiên phát triển 
điện khí, có lộ trình giảm tỷ trọng điện than một cách hợp 
lý. Phân bổ tối ưu hệ thống năng lượng quốc gia trong tất 
cả các lĩnh vực trên cơ sở lợi thế so sánh của từng vùng, 
địa phương.
Nghị quyết số 55-NQ/TW cũng nêu rõ quan điểm cần 
chú trọng nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu của 
cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trong phát triển tất cả 
các ngành, lĩnh vực năng lượng; đẩy mạnh chuyển đổi 
số trong ngành năng lượng. Bên cạnh đó, quan điểm sử 
dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường 
phải được xem là quốc sách quan trọng và trách nhiệm 
của xã hội. 
Nhằm cụ thể hóa những yêu cầu đề ra, Nghị quyết 
số 55-NQ/TW đã nêu 14 mục tiêu (Bảng 1) để thực hiện 
trong từng giai đoạn với một số nội dung chính như: (i) 
xác định tổng cung năng lượng sơ cấp đến năm 2030 đạt 
khoảng 175 - 195 triệu tấn dầu quy đổi (TOE), đến năm 
2045 đạt khoảng 320 - 350 triệu TOE; (ii) Tỷ lệ các nguồn 
năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt 
Ngày nhận bài: 9/7/2020. Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 9 - 14/7/2020. 
Ngày bài báo được duyệt đăng: 14/7/2020.
20 DẦU KHÍ - SỐ 7/2020 
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG
khoảng 15 - 20% vào năm 2030; 25 - 30% vào năm 2045; 
(iii) Đối với ngành dầu khí, Nghị quyết số 55-NQ/TW đặt 
mục tiêu các cơ sở lọc dầu đáp ứng tối thiểu 70% nhu cầu 
trong nước. Đủ năng lực nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng 
(LNG) khoảng 8 tỷ m3 vào năm 2030 và khoảng 15 tỷ m3 
vào năm 2045.
Để đáp ứng mục tiêu tổng nguồn cung năng lượng 
sơ cấp và tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng như đã nêu 
trong Nghị quyết số 55-NQ/TW, Ban Kinh tế Trung ương 
xây dựng các mục tiêu cụ thể theo kịch bản cơ sở và kịch 
bản đề xuất, trong đó ngành dầu khí đóng góp với tỷ lệ 
nguồn cung từ dầu và khí như Bảng 2 và tỷ lệ tiêu thụ các 
sản phẩm xăng dầu và khí thiên nhiên như Bảng 3.
Để thực hiện các mục tiêu nêu trong Bảng 1, Nghị 
quyết số 55-NQ/TW đưa ra 10 nhóm nhiệm vụ và giải pháp 
chủ yếu, trong đó các nhiệm vụ cụ thể và giải pháp chủ 
yếu liên quan đến Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bao gồm:
Lĩnh vực Tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí: tiếp tục 
đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò nhằm gia tăng trữ 
lượng và sản lượng khai thác dầu khí tại các khu vực tiềm 
năng, nước sâu, xa bờ; nâng cao hệ số thu hồi, tận thu các 
mỏ nhỏ, cận biên; chủ động và hiệu quả trong hợp tác 
về tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở nước ngoài; 
Đối với dầu khí đá phiến, khí hydrate (băng cháy); tích 
cực nghiên cứu, đánh giá sâu hơn về địa chất và áp dụng 
tiến bộ khoa học - kỹ thuật để mở rộng phạm vi khảo sát; 
sớm triển khai đánh giá tổng thể, đẩy nhanh khai thác thử 
nghiệm khi điều kiện cho phép.
Lĩnh vực Chế biến dầu khí: tiếp tục thu hút đầu tư 
theo hướng chế biến sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm 
xăng dầu, chủ động đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước và 
hướng đến xuất khẩu.
Lĩnh vực Công nghiệp khí: ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ 
thuật phục vụ nhập khẩu và tiêu thụ khí tự nhiên hóa lỏng 
(LNG).
Lĩnh vực Công nghiệp điện và năng lượng tái tạo: ưu 
tiên sử dụng nguồn khí trong nước, chú trọng phát triển 
nhanh nhiệt điện khí sử dụng LNG; thúc đẩy phát triển 
mạnh mẽ các nguồ ...  thác khí đạt tiệm cận mục tiêu chiến lược 
khoảng 10,18 tỷ m3/năm.
- Hệ thống các đường ống dẫn khí được vận hành 
an toàn, cung cấp khí ổn định cho các hộ tiêu thụ. Trong 
giai đoạn 2016 - 2019, tổng sản lượng khí cấp về bờ đạt 
khoảng 40,65 tỷ m3 khí (xấp xỉ 10 tỷ m3/năm); tổng sản 
lượng khí khô cung cấp cho các hộ tiêu thụ đạt khoảng 38 
tỷ m3, trong đó cung cấp cho sản xuất điện với sản lượng 
khoảng 32 tỷ m3 (chiếm khoảng 75% tổng sản lượng khí 
khô cung cấp cho các hộ tiêu thụ); kinh doanh LPG giữ 
vững và gia tăng thị phần, ước sản lượng LPG kinh doanh 
Kịch bản Đơn vị 2025 2030 2035 2040 2045 
Cơ sở 
Dầu & Condensate Triệu TOE 32,43 42,84 50,95 61,02 75,64 
Khí Triệu TOE 14,47 25,26 24,36 31,44 40,9 
Đề xuất 
Triệu TOE 30,21 39,13 45,66 54,09 67,68 
Khí Triệu TOE 17,05 25,01 24,36 31,61 41,48 
Dầu & Condensate 
Bảng 2. Dự báo nguồn cung cấp năng lượng sơ cấp từ dầu và khí 
Nguồn: Ban Kinh tế Trung ương [2]
Nguồn: Ban Kinh tế Trung ương [2]
Kịch bản Đơn vị 2025 2030 2035 2040 2045 
Cơ sở 
LPG Triệu TOE 2,93 3,80 4,61 5,13 5,46 
Xăng Triệu TOE 8,91 12,22 15,41 20,01 25,20 
Xăng máy bay Triệu TOE 2,02 3,12 4,72 8,37 16,44 
Dầu hỏa Triệu TOE 0,11 0,13 0,13 0,13 0,10 
Dầu DO Triệu TOE 15,21 18,59 20,19 22,20 23,54 
Dầu FO Triệu TOE 2,04 2,45 2,63 2,82 2,92 
Khí thiên nhiên Triệu TOE 3,0 3,72 4,03 4,26 4,32 
Đề xuất 
LPG Triệu TOE 2,66 3,40 4,27 4,75 5,10 
Xăng Triệu TOE 11,06 15,13 12,94 16,80 21,16 
Xăng máy bay Triệu TOE 2,02 3,12 4,72 8,37 16,44 
Dầu hỏa Triệu TOE 0,07 0,07 0,07 0,07 0,06 
Dầu DO Triệu TOE 13,20 16,10 17,23 18,95 20,10 
Dầu FO Triệu TOE 1,95 2,34 2,48 2,66 2,75 
Khí thiên nhiên Triệu TOE 2,95 3,65 3,94 4,16 4,21 
Bảng 3. Dự báo cơ cấu tiêu thụ năng lượng cuối cùng đến 2045
22 DẦU KHÍ - SỐ 7/2020 
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG
trong nước đạt 6,2 triệu tấn, đáp ứng gần 70% nhu cầu 
LPG cả nước.
- Công tác quản lý, vận hành, bảo trì, sửa chữa đối 
với các dự án đã hoàn thành và đang vận hành ổn định, 
cơ bản đảm bảo hiệu quả đầu tư; sản xuất điện giai đoạn 
2016 - 2019 đạt 85,82 tỷ kWh.
- Các dự án đầu tư trong lĩnh vực chế biến dầu khí đã 
và đang được tập trung triển khai, đảm bảo thực hiện mục 
tiêu chiến lược “phấn đấu công suất chế biến của các nhà 
máy lọc dầu đến năm 2025 đạt 18,5 triệu tấn dầu thô/năm”. 
- Các nhà máy đạm đạt mục tiêu chiến lược đề ra, 
sản xuất đạt trên 1,6 triệu tấn/năm đáp ứng 70 - 75% 
nhu cầu đạm trên thị trường và đã xuất khẩu sang thị 
trường Campuchia với tổng lượng hàng năm khoảng 
120 nghìn tấn.
- Công tác tồn trữ, phân phối các sản phẩm dầu khí 
cơ bản đáp ứng mục tiêu đề ra, theo đó đã phát triển hợp 
lý hệ thống phân phối sản phẩm xăng dầu đảm bảo lưu 
thông và bình ổn thị trường tiêu thụ; tiếp tục điều hành 
xăng dầu theo cơ chế thị trường; công tác quản lý nguồn, 
chất lượng, đo lường của các doanh nghiệp cũng được 
tăng cường hơn giai đoạn trước.
Các mục tiêu, chỉ tiêu chưa đạt và một số nguyên 
nhân:
- Gia tăng trữ lượng dầu khí không đạt mục tiêu 
chiến lược đề ra (đạt 11,31 triệu TOE/năm).
- Khai thác dầu thô ở nước ngoài không đạt mục tiêu 
chiến lược (đạt khoảng 2 triệu TOE/năm).
- Hệ số bù trữ lượng (gia tăng trữ lượng/sản lượng 
khai thác) giai đoạn 2016 - 2019 chỉ đạt từ 0,49 - 0,54 (hệ 
số này theo thông lệ phải đạt khoảng 1,5 mới đảm bảo 
phát triển bền vững).
- Công tác dự báo trữ lượng tại chỗ và tiềm năng 
không lường trước được những vấn đề phức tạp xảy ra khi 
triển khai công tác ngoài thực địa dẫn tới kết quả không 
đạt như kỳ vọng và làm thay đổi thông số đầu vào một số 
dự án phát triển hạ tầng thu gom khí, các mỏ khi mới phát 
hiện là mỏ nhỏ/cận biên nên chi phí phát triển cao và phải 
có chính sách hợp lý thì nhà thầu mới quyết tâm đầu tư.
- Triển khai nhập khẩu LNG chậm do chưa xây dựng 
được cơ chế giá khí phù hợp, thị trường khí chưa tiến tới 
cơ chế cạnh tranh nên giá LNG nhập khẩu không cạnh 
tranh được với giá các nhiên liệu thay thế khác.
- Các dự án lọc hóa dầu đang triển khai đều gặp khó 
khăn, vướng mắc dẫn đến chậm tiến độ so với kế hoạch. 
Các dự án hóa dầu chưa đạt như kỳ vọng.
- Phát triển nhiên liệu sinh học nhằm giảm thiểu sự 
phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và bảo vệ môi trường 
còn chậm so với chiến lược đề ra do giá dầu xuống thấp 
ảnh hưởng tới giá sản xuất ethanol dẫn đến Nhà máy 
Nhiên liệu Sinh học Dung Quất phải dừng hoạt động; việc 
thực hiện đầu tư các dự án nhiên liệu sinh học có nhiều 
bất cập, chưa lường hết các khó khăn, rủi ro.
- Các dự án nhiệt điện than đều bị chậm tiến độ do 
năng lực chủ đầu tư, nhà thầu hạn chế; phát sinh tăng 
tổng mức đầu tư; khó khăn trong việc thu xếp vốn và ảnh 
hưởng của cấm vận giữa Mỹ và Liên bang Nga. 
3. Đánh giá ảnh hưởng của Nghị quyết số 55-NQ/TW 
và đề xuất giải pháp sửa đổi, bổ sung Chiến lược phát 
triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 
Qua việc đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược của 
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong thời gian qua và những 
quan điểm, định hướng quan trọng tại Nghị quyết số 55-
NQ/TW về Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của 
Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhóm 
tác giả có một số nhận định đánh giá ảnh hưởng của Nghị 
quyết số 55-NQ/TW và đề xuất một số giải pháp định 
hướng sửa đổi, bổ sung Chiến lược phát triển Tập đoàn 
Dầu khí Việt Nam trong thời gian tới, cụ thể như sau:
3.1. Đánh giá ảnh hưởng của Nghị quyết số 55-NQ/TW 
đến Chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Nghị quyết số 55-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm, 
định hướng quan trọng tạo cơ hội phát triển cho ngành 
năng lượng Việt Nam trong đó có Tập đoàn Dầu khí Việt 
Nam. Những quan điểm, định hướng tại Nghị quyết số 
55-NQ/TW tác động nhất định (gồm cơ hội và thách thức) 
đối với định hướng chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu 
khí Việt Nam trong thời gian tới, cụ thể trên một số vấn 
đề sau: 
- Với các mục tiêu cụ thể của Nghị quyết số 55-NQ/
TW đặt ra liên quan đến ngành dầu khí như trình bày tại 
Bảng 1 mục 1 sẽ là thách thức lớn đối với Tập đoàn Dầu khí 
Việt Nam đòi hỏi Tập đoàn cần đánh giá khả năng và đưa 
ra các giải pháp, đề xuất kiến nghị để thực hiện các mục 
tiêu nêu trên trong bối cảnh giá dầu thấp và biến động 
không ổn định, tình hình Biển Đông còn diễn biến phức 
tạp, khó lường; các cơ chế chính sách đặc thù và nguồn 
vốn bố trí cho PVN thực hiện mục tiêu chiến lược còn chưa 
được đáp ứng.
23DẦU KHÍ - SỐ 7/2020 
PETROVIETNAM
- Với định hướng đa dạng hóa các loại hình năng 
lượng, ưu tiên nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch 
tại Nghị quyết số 55-NQ/TW đặt ra yêu cầu Tập đoàn Dầu 
khí Việt Nam phải định hướng các đơn vị thành viên thích 
ứng, nâng cao chất lượng các sản phẩm xăng dầu đáp ứng 
nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Bên cạnh đó, đây cũng 
là cơ hội để Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nghiên cứu, xem 
xét mở rộng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng 
lượng mới/sạch dựa trên thế mạnh về chất lượng nguồn 
lực, khoa học công nghệ, tiềm lực tài chính để tối đa giá trị 
gia tăng từ chuỗi dầu khí.
- Nghị quyết số 55-NQ/TW đưa ra định hướng mở cửa 
thị trường năng lượng, đẩy mạnh khuyến khích tư nhân 
tham gia phát triển năng lượng, đồng thời thực hiện cơ 
cấu lại toàn diện các doanh nghiệp Nhà nước; tạo thuận lợi 
cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có điều kiện huy động các 
nguồn lực trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào lĩnh 
vực dầu khí. Đồng thời, chính định hướng này cũng đặt Tập 
đoàn Dầu khí Việt Nam trước nguy cơ có sự cạnh tranh gay 
gắt và quyết liệt hơn trong ngành năng lượng nói chung 
và ngay trong các hoạt động dầu khí cốt lõi của Tập đoàn, 
đòi hỏi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phải nâng cao năng lực 
cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
3.2. Đề xuất giải pháp định hướng sửa đổi, bổ sung Chiến 
lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
a) Về cơ bản, các mục tiêu cụ thể nêu tại Quyết định 
số 1749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vẫn còn giá trị. 
Tuy nhiên việc xem xét điều chỉnh Chiến lược phát triển 
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là cần thiết nhằm phù hợp với 
các định hướng mới của Bộ Chính trị nêu tại Nghị quyết số 
55-NQ/TW, Đề án tái cơ cấu toàn diện Tập đoàn Dầu khí 
Việt Nam đang trình Thủ tướng Chính phủ cũng như thực 
tế của ngành. Dưới đây là một số định hướng mở để các 
cấp thẩm quyền xem xét trong quá trình bổ sung, sửa đổi 
chiến lược phát triển PVN:
- Xem xét bỏ mục tiêu “Nghiên cứu, đánh giá khả 
năng Việt Nam trở thành trung tâm lọc hóa dầu trong khu 
vực”.
- Bổ sung các mục tiêu cụ thể trong lĩnh vực tồn trữ, 
phân phối các sản phẩm dầu khí, cụ thể: (i) Đẩy mạnh đầu 
tư hạ tầng cơ sở cho phép nhập nguồn năng lượng dầu và 
khí (dầu thô, sản phẩm dầu và LNG) đảm bảo mục tiêu dự 
trữ năng lượng quốc gia; (ii) Phát triển hệ thống cửa hàng 
xăng dầu bán lẻ trực tiếp trên cơ sở đầu tư xây mới, mua 
lại cùng với tăng cường công tác quảng bá thương hiệu 
của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
- Thay thế chỉ tiêu gia tăng trữ lượng dầu khí bằng 
đảm bảo hệ số bù trữ lượng dầu khí nhằm đảm bảo phát 
triển bền vững ngành dầu khí; điều chỉnh giảm sản lượng 
khai thác dầu khí ở nước ngoài cho phù hợp với tình hình 
thực tế.
- Điều chỉnh tiến độ các dự án nhiệt điện cho phù 
hợp với thực tế triển khai dự án.
b) PVN sớm khẩn trương tổ chức nghiên cứu, đánh giá 
một số định hướng phát triển phù hợp với Nghị quyết số 
55-NQ/TW, cụ thể như sau:
- Đánh giá/nghiên cứu định hướng phát triển của 
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trên cơ sở vừa đảm bảo nguồn 
năng lượng cho đất nước, khai thác sử dụng hiệu quả tài 
nguyên dầu khí đồng thời xem xét thực hiện nhập khẩu 
các nguồn năng lượng (LNG) và xác định các nguồn 
năng lượng thay thế (hydrogen, điện mặt trời, điện gió, 
địa nhiệt).
- Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và lựa chọn Chiến 
lược đầu tư, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng tái 
tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió trên bờ, ngoài 
khơi, tổ hợp năng lượng gió - mặt trời - hydrogen và các 
nguồn năng lượng tiềm năng khác).
- Nghiên cứu xác định tỷ trọng, cơ cấu các nguồn 
năng lượng trong thời gian tới PVN có thể tham gia phát 
triển nhất là trong điều kiện sụt giảm về sản lượng khai 
thác dầu thô, cụ thể các nguồn năng lượng từ khí đốt, 
than (nhập khẩu, nội địa), thủy điện, năng lượng mặt trời, 
năng lượng gió, năng lượng biển, địa nhiệt; đề xuất giải 
pháp nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng cho phát triển 
kinh tế.
- Hiện thực hóa Chiến lược phát triển lĩnh vực công 
nghiệp khí đảm bảo phù hợp với Chiến lược phát triển 
ngành dầu khí cũng như định hướng của Bộ Chính trị tại 
Nghị quyết số 55-NQ/TW; đánh giá, xác định thị phần kinh 
doanh LNG của PVN để đảm bảo đạt mục tiêu đề ra tại 
Nghị quyết số 55-NQ/TW (Chiến lược nhập khẩu LNG).
- Xây dựng Chiến lược phát triển hóa dầu, theo đó 
phát triển theo hướng chế biến sâu, nâng cao chất lượng 
sản phẩn xăng dầu, chủ động đáp ứng tối đa nhu cầu 
trong nước và hướng đến xuất khẩu.
c) Kiến nghị Lãnh đạo PVN chỉ đạo các ban chuyên 
môn PVN và các đơn vị thành viên khẩn trương: (i) Tổ chức 
nghiên cứu, quán triệt sâu rộng và thực hiện nghiêm túc 
Nghị quyết số 55-NQ/TW với các nội dung liên quan đến 
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nhằm nâng cao tinh thần trách 
nhiệm của lãnh đạo, cán bộ ngành dầu khí; đánh giá tổng 
24 DẦU KHÍ - SỐ 7/2020 
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG
thể những thay đổi tại Nghị quyết số 55-NQ/TW tác động 
đến việc thực hiện Chiến lược phát triển ngành Dầu khí 
Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Quy hoạch phát 
triển ngành Dầu khí Việt Nam, Quy hoạch phát triển ngành 
công nghiệp khí Việt Nam để nghiên cứu các giải pháp 
cụ thể nhằm thực hiện thành công Nghị quyết số 55-NQ/
TW; (ii) Xây dựng Chương trình/Kế hoạch hành động của 
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nhằm thực hiện Nghị quyết số 
55-NQ/TW, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận/
đơn vị liên quan nhằm đạt các mục tiêu cụ thể đề ra cho 
từng lĩnh vực.
4. Kết luận
Nghị quyết số 55-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm, 
định hướng chiến lược lớn cho ngành năng lượng Việt 
Nam, trong đó tạo cơ hội và thách thức đối với sự phát 
triển của PVN trong thời gian tới. Việc tổ chức nghiên cứu, 
quán triệt sâu rộng và đánh giá tổng thể những thay đổi 
tại Nghị quyết số 55-NQ/TW tác động đến ngành Dầu khí 
Việt Nam nói chung và PVN nói riêng, đồng thời đánh giá 
một số định hướng phát triển mới cho PVN phù hợp với 
Nghị quyết số 55-NQ/TW là yêu cầu cấp thiết để Tập đoàn 
Dầu khí Việt Nam phát triển ổn định, bền vững.
Tài liệu tham khảo
[1] Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt 
Nam, “Nghị quyết của Bộ Chính trị về định hướng Chiến 
lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến 
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Nghị quyết số 55-NQ/
TW, 11/2/2020.
[2] Ban Kinh tế Trung ương, Định hướng Chiến lược 
phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 
2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nhà xuất bản Đại học Kinh 
tế Quốc dân, 2020.
Summary
On 11 February 2020, the Politburo issued Resolution No. 55-NQ/TW on the orientation of Vietnam's national energy development 
strategy to 2030, and outlook to 2045 [1]. These are important views and orientations that create opportunities for the entire energy industry 
of Vietnam, including the Vietnam Oil and Gas Group, to have development steps in the coming period. 
The paper focuses on analysing and evaluating the results of implementation of the Vietnam Oil and Gas Group Development Strategy 
pursuant to the contents that relate to the Vietnam Oil and Gas Group stipulated in Resolution No. 55-NQ/TW; evaluating the impacts of 
Resolution No. 55-NQ/TW and proposing solutions to amend and supplement the Vietnam Oil and Gas Group Development Strategy. 
Key words: Resolution No. 55-NQ/TW, strategy, energy, oil and gas.
PROPOSING SOME ORIENTATIONS TO REVISE AND SUPPLEMENT 
THE DEVELOPMENT STRATEGY OF VIETNAM OIL AND GAS GROUP
Nguyen Thi Thuy Tien, Doan Linh, Nguyen Trung Khuong
Vietnam Oil and Gas Group
Email: khuongnt@pvn.vn 

File đính kèm:

  • pdfde_xuat_mot_so_dinh_huong_bo_sung_sua_doi_chien_luoc_phat_tr.pdf