Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2019-2020
Câu 1: Trình bày vị trí và giới hạn lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ
- Diện tích: 23.550 km2, dân số: 10,9 triệu người (2002).
- Tiếp giáp:
+ Đông Bắc giáp vùng Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ
+ Phía Tây và Tây Bắc giáp Cam-pu-chia
+ Tây Nam giáp đồng bằng sông Cửa Long
+ Đông Nam giáp biển Đông.
- Ý nghĩa:
+ Thuận lợi trao đổi buôn bán hàng hóa với các vùng trong và ngoài nước.
+ An ninh quốc phòng.
+ Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2019-2020
Trường THCS Phú An Họ và tên:. Lớp: 9 ĐỀ CƯƠNG MÔN ĐỊA LÍ HỌC KÌ II (2019-2020) Câu 1: Trình bày vị trí và giới hạn lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ - Diện tích: 23.550 km2, dân số: 10,9 triệu người (2002). - Tiếp giáp: + Đông Bắc giáp vùng Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ + Phía Tây và Tây Bắc giáp Cam-pu-chia + Tây Nam giáp đồng bằng sông Cửa Long + Đông Nam giáp biển Đông. - Ý nghĩa: + Thuận lợi trao đổi buôn bán hàng hóa với các vùng trong và ngoài nước. + An ninh quốc phòng. + Phát triển tổng hợp kinh tế biển. Câu 2: Trình bày những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ? a/ Thuận lợi: *Vùng đất liền: - Địa hình thoải; đất xám, đất bazan; khí hậu cận xích đạo nóng ẩm; nguồn nước dồi dào → phát triển cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu, điều), cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, lạc, mía) trên quy mô lớn. - Sông ngòi: sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé → tiềm năng về thủy điện và thủy lợi. * Vùng biển: - Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú → đánh bắt hải sản. - Thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khí → khai thác dầu khí ở thềm lục địa. - Nằm gần đường hàng hải quốc tế → giao thông vận tải đường biển. - Nhiều bãi biển đẹp → phát triển du lịch. b/ Khó khăn: - Trên đất liền ít khoáng sản. - Diện tích rừng tự nhiên còn ít. - Nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. Câu 3: Vì sao Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước? - Có nhiều chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội cao như: thu nhập bình quân đầu người, học vấn, đô thị hóa,. - Là một trong những vùng phát triển kinh tế mạnh nhất nước ta - Cơ cấu ngành nghề đa dạng nên có nhiều khả năng tìm kiếm việc làm. Câu 4: Trình bày tình hình phát triển ngành nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ. - Chiếm tỉ trọng nhỏ (6.2%, năm 2002) nhưng có vai trò quan trọng. - Trồng trọt: là vùng trọng điểm cây công nghiệp của nước ta. + Cây công nghiệp lâu năm: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều + Cây công nghiệp hằng năm: lạc, đậu tương, mía, thuốc lá + Cây ăn quả: mít Tố Nữ, vú sữa, xoài, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt - Ngành chăn nuôi khá phát triển, được chú trọng theo phương pháp chăn nuôi công nghiệp. - Ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản đem lại nguồn lợi lớn. Câu 5: Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp của Vùng Đông Nam Bộ. Kể tên những ngành công nghiệp quan trọng và các trung tâm công nghiệp lớn của vùng Đông Nam Bộ? - Trước giải phóng, công nghiệp phụ thuộc vào nước ngoài, chỉ có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực thực phẩm phân bố ở Sài Gòn – Chợ Lớn. - Khu vực công nghiệp – xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng: 59,3% (2002). - Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng, bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực, thực phẩm. - Một số ngành công nghiệp quan trọng: dầu khí, điện, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng. - Các trung tâm công nghiệp lớn: thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu. Câu 6: Vì sao cây cao su được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ? Kể tên và nêu sự phân bố một số loại cây công nghiệp lâu năm của vùng Đông Nam Bộ. * Cây cao su được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ do: - Đất badan và đất xám có diện tích lớn - Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, ít bão và gió mạnh - Người dân có kinh nghiệm trồng và lấy mũ cao su đúng kỹ thuật - Nhiều cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Bắc Mĩ và Liên minh Châu Âu (EU). - Cây cao su được đưa vào trồng ở Đông Nam Bộ từ đầu thế kỉ trước * Một số cây công nghiệp lâu năm của vùng Đông Nam Bộ: - Cao su: phân bố ở Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai. - Cà phê: phân bố ở Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu. - Hồ tiêu: phân bố ở Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai. - Điều: phân bố ở Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương. Câu 7. Dựa vào Atlát Địa lýViệt Nam: Kể tên và nơi phân bố các nhà máy thủy điện và nhà máy điện khí lớn nhất của vùng Đông Nam Bộ. - Các nhà máy thủy điện: Cần Đơn (Bình Phước), Thác Mơ (Bình Phước), Trị An (Đồng Nai) - Nhà máy điện khí lớn nhất: Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) Câu 8: Em hãy trình bày tình hình sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long. - Là vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước. - Vai trò quan trọng hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn lương thực cũng như xuất khẩu lương thực, thực phẩm của cả nước. - Trồng trọt: + Diện tích trồng lúa (gần 4 triệu ha) và sản lượng lúa (17,7 triệu tấn) lớn nhất cả nước, chiếm hơn 51 % của cả nước (2002). Chủ yếu ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng và Tiền Giang. + Bình quân lương thực theo đầu người của vùng rất cao gấp 2,3 trung bình của cả nước. + Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước. - Chăn nuôi: Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh ở các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Vĩnh Long, Trà Vinh.... - Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản: Chiếm hơn 50% tổng lượng thủy sản của cả nước. - Nghề rừng: phát triển mạnh, đặc biệt là trồng rừng ngập mặn. Câu 9: Trình bày ngành công nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long. - Tỷ trọng còn thấp, khoảng 20% GDP toàn vùng (2002) nhưng đang bắt đầu phát triển. - Cơ cấu: + Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm giữ vai trò quan trọng nhất chiếm 65%. + Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 12%. + Công nghiệp cơ khí nông nghiệp và một số ngành công công nghiệp khác chiếm 23% - Phân bố: hầu hết các thành phố, thị xã, đặc biệt là thành phố Cần Thơ. Câu 10: Trình bày tình hình phát triển ngành dịch vụ của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thành phố Cần Thơ có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long * Tình hình phát triển ngành dịch vụ: - Ngành dịch vụ bắt đầu phát triển. - Các ngành chủ yếu: + Xuất khẩu: hàng xuất khẩu chủ lực là gạo (chiếm 80% gạo xuất khẩu cả nước), thuỷ sản đông lạnh, hoa quả. + Vận tải thủy: giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế. + Du lịch sinh thái phát triển: du lịch sông nước, miệt vườn, biển đảo. * Điều kiện thuận lợi của Thành phố Cần Thơ: - Vị trí địa lí: ở trung tâm của vùng, giao lưu thuận lợi với các vùng trong và ngoài nước (qua cảng Cần Thơ, sân bay Trà Nóc). - Có sở hạ tầng phát triển, là thành phố trực thuộc Trung ương thu hút nhiều dự án đầu tư công nghiệp, dịch vụ quan trọng. - Có quy mô dân số lớn, lao động có chuyên môn kĩ thuật cao, là thị trường tiêu thụ lớn. - Có đại học Cần Thơ là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học quan trọng nhất của vùng Câu 11: Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long? - Làm tăng giá trị và sản lượng nông sản trong xuất khẩu - Tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế khác. - Giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản - Nâng cao mức sống cho người dân trong vùng Câu 12: Phát triển tổng hợp kinh tế biển gồm những ngành nào? Vùng biển nước ta có những thế mạnh gì để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển. * Các ngành kinh tế biển nước ta: - Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản. - Du lịch biển, đảo. - Khai thác và chế biến khoáng sản biển. - Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển. * Những thế mạnh để phát triển tổng hợp kinh tế biển: - Đường bờ biển dài, vùng biển rộng khoảng một triệu km2, vùng biển ấm, nhiều vũng vịnh đầm phá, ngư trường rộng, nguồn hải sản dồi dào. - Vùng biển nước ta có nhiều cảnh đẹp và hơn 4000 đảo lớn, nhỏ. - Thêm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu, khí. - Vị trí nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. => Vùng biển nước ta có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, cho phép phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển. Câu 13: Em hãy trình bày biển và đảo Việt Nam. Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển. Vùng biển nước ta: - Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km và vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2. - Vùng biển nước ta gồm các bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. - Cả nước có 28/63 tỉnh, thành phố giáp biển. Các đảo và quần đảo: - Trong vùng biển nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, được chia thành các đảo ven bờ và các đảo xa bờ. - Các đảo lớn: Phú Quốc, Cát Bà, Phú Quý, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. * Phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển vì: - Tài nguyên biển nước ta phong phú và đa dạng, cho phép phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển: Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản, du lịch biển – đảo, khai thác và chế biến khoáng sản biển, giao thông vận tải biển. - Các ngành kinh tế biển có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau để cùng phát triển. - Phát triển tổng hợp kinh tế biển giúp khai thác hợp lí các nguồn lợi biển theo hướng bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Câu 14: Trình bày tình hình khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản ở nước ta. - Tiềm năng: + Trữ lượng lớn (hơn 2000 loài cá, 100 loài tôm nhưng chủ yến là cá biển chiếm 95,5%), một số loài có giá trị kinh tế cao như hải sâm, bào ngư, sò huyết + Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn, khai thác hàng năm khoảng 1,9 triệu tấn. + Vùng biển rộng hơn 1 triệu km2. Đường bờ biển dài, 28 tỉnh thành phố giáp biển, nhiều vũng vịnh. + Cơ sở vật chất kỹ thuật không ngừng được cải thiện, công nghiệp chế biến ngày càng phát triển... - Thực trạng: chủ yếu là đánh bắt ven bờ, đánh bắt xa bờ và nuôi trồng còn quá ít (sản lượng đánh bắt ven bờ cao gấp hai lần khả năng cho phép). Công nghiệp chế biến chậm phát triển. - Phương hướng: ưu tiên khai thác hải sản xa bờ, đẩy mạnh nuôi trồng hải sản, phát triển đồng bộ và hiện đại công nghiệp chế biến. Câu 17: Trình bày tình hình phát triển ngành du lịch biển ở nước ta. - Tiềm năng: nguồn tài nguyên du lịch biển, đảo phong phú (có khoảng 120 bãi cát rộng, phong cảnh đẹp) à xây dựng các khu du lịch nghĩ dưỡng. - Tình hình phát triển: hiện nay có nhiều trung tâm du lịch biển phát triển rất nhanh thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước như: Hạ Long, Đồ Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô, Nha Trang, Qui Nhơn, Vũng Tàu, Phú Quốc - Phương hướng: phát triển nhiều loại hình du lịch để khai thác tiểm năng to lớn về du lịch của biển, đảo. MỘT SỐ BÀI TẬP VẬN DỤNG: 3/116, 3/120 Bài 3/116 vùng 1995 2000 2002 Nông thôn 25,3% 16,2% 15,6% Thành thị 74,6% 83,8% 84,4% Biểu đồ thể hiện dân số thành thị và nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh Nhận xét: - Tỉ lệ dân thành thị cao hơn nông thôn. Năm 2002 tỉ lệ dân thành thị là 84,4%, nông thôn là 15,6%. - Giai đoạn 1995 – 2002 tỉ lệ dân thành thị tăng 10%, tỉ lệ dân nông thôn giảm 9,7% Bài 3/120 Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2002 Nhận xét: Trong cơ cấu kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh (năm 2002) chiếm tỉ trọng cao nhất là dịch vụ 51,6%; tiếp theo là công nghiệp – xây dựng 46,7%; sau đó là nông lâm ngư nghiệp 1,7%.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_2_mon_dia_li_lop_9_nam_hoc_2019_2020.docx