Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2020-2021

PHẦN I: LÝ THUYẾT:

- Học thuộc kí hiệu hóa học của các nguyên tố, hóa trị của các nguyên tố và nhóm nguyên tử.

- Thuộc các công thức tính toán hóa học đã học

- Chất - nguyên tử - phân tử.

- Đơn chất – hợp chất – phân tử.

- Phản ứng hóa học.

- Mol và tính toán hóa học.

- Tỉ khối của chất khí.

Tính theo công thức hóa học

 

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2020-2021 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2020-2021 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2020-2021 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2020-2021 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2020-2021 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2020-2021 trang 6

Trang 6

docx 6 trang viethung 8160
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2020-2021

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2020-2021
TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA 8 HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2020-2021
PHẦN I: LÝ THUYẾT:
Học thuộc kí hiệu hóa học của các nguyên tố, hóa trị của các nguyên tố và nhóm nguyên tử.
Thuộc các công thức tính toán hóa học đã học
Chất - nguyên tử - phân tử.
Đơn chất – hợp chất – phân tử.
Phản ứng hóa học.
Mol và tính toán hóa học.
Tỉ khối của chất khí.
Tính theo công thức hóa học.
PHẦN II: BÀI TẬP
A/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
Câu 1. Trong các dãy chất cho dưới đây, hãy cho biết dãy chất nào là chất tinh khiết?
A. Nước, khí oxi, muối ăn, đường.	 B. Sữa, nước mắm, khí oxi, nước.
C. Nước chanh, xăng, nhôm.	 D. Kẽm, muối ăn, không khí, nước.
Câu 2. Mỗi chất có những tính chất nhất định. Điều này đúng với loại chất gì?
A. Chất tinh khiết.	B. Đơn chất và hợp chất.	C. Với mọi chất. 	D. Chất trong hỗn hợp.
Câu 3. Muối ăn có lẫn cát, để tách muối ăn ra khỏi cát em hãy chọn phương pháp thích hợp nhất:
A. Hoà tan- làm bay hơi- lọc. 	B. Lọc- làm bay hơi. C. Chưng cất. 	 D. Hoà tan - lọc -làm bay hơi.
Câu 4. Phương pháp lọc dùng để tách 1 hỗn hợp gồm:
 A. Nước với cát. 	B. Muối ăn với đường. 	C. Rượu với nước. 	 D. Muối ăn với nước. 
 Câu 5. Hỗn hợp chất rắn nào sau đây có thể dễ tách riêng nhất bằng cách thêm nước vào rồi lọc:
A. Muối ăn và cát.	B. Muối ăn và đường.	C. Cát và mạt sắt. 	D. Đường và bột mì.
Câu 6. Trong một nguyên tử, tổng số hạt proton, nơtron, electron là 58 và số hạt nơtron là 20 thì:
A. Số proton là 19. 	 B. Số proton là 20. C. Số proton là 18. 	D. Số proton là 17.
Câu 7. Nguyên tử có cấu tạo bởi các hạt:
A. Electron.	B. Proton.	C. Nơtron.	D. Electron, Nơtron và Proton.
Câu 8. Có 4 nguyên tử có cấu tạo như sau: M(6e, 6n, 6p), N(7e, 8n, 7p), X(6e, 6p, 7n), Y(9n, 8p, 8e). 
Chúng thuộc mấy nguyên tố?
A. 1 nguyên tố. 	B. 2 nguyên tố. 	C. 4 nguyên tố. 	 D. 3 nguyên tố.
Câu 9. Trong nguyên tử hạt nào mạng điện tích âm:
A. Electron. 	 B. Proton. C. Nơtron. 	 D. Hạt nhân.
Câu 10. Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số hạt proton, nơtron, electron bằng 25. 
 Biết số hạt nơtron nhiều hơn số hạt proton 1 hạt.
 Số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của nguyên tố A lần lược là:
A/ 8-8-9 	B/ 8-9-8 	C/ 9-8-8 	D/ 8-8-8
Câu 11. Trong số các loại nước dưới đây thì loại nước nào là chất tinh khiết:
A. Nước biển. B. Nước khoáng. C. Nước cất. D. Nước mưa.
Câu 12. Nguyên tử là: 
A. Phân tử cơ bản cấu tạo nên chất.
B. Tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân.
C. Những hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
D. Hạt đại diện cho chất , gồm một số nguyên tử liên kết với nhau.
Câu 13. Một hợp chất có CTHH sau: Al2(SO4)3. Phân tử khối của hợp chất trên là :
A. 234. B. 432. 	 C. 342. 	 D. 324.
Câu 14. Trong các dãy chất cho dưới đây, dãy chất nào là hợp chất:
A. Khí amoniac, Cacbonnic, Nước, Muối ăn.	B. Bo, Nước, Muối ăn, Axit clohidric, Sunfurơ.
C. Flo, Khí amoniac, Cacbonnic.	D. Kẽm Khí amoniac, Cacbonnic, Ôxi, Hiđrô.
Câu 15. Cho các chất sau:
 a/ Khí axetilen do hai nguyên tố H và C tạo nên.	 b/ Kim loại kẽm do nguyên tố Zn tạo nên.
 c/ Ozôn phân tử gồm có 3O liên kết nhau.	 d/ Axit sunfuric do 3 nguyên tố: H, S, O tạo nên.
 e/ Than do nguyên tố C tạo nên. 	 f/ Khí amoniac do 2 nguyên tố tạo nên.
Các chất ở dạng đơn chất là:
A. a, d, f.	B. a, b, c. 	C. b, d, e.	D. b, c, e.
Câu 16. Dãy chất nào sau đây là đơn chất :
A. Na; O2; H2; P. 	 B. CaCO3; Br2; Al; Zn. 	 C. Na2O; Zn; Cl2; O2. 	 D. H2O; Cu; Ag, Mg.
Câu 17. Cách nói nào sau đây là đúng?
A Phân tử nước gồm một nguyên tử oxi liên kết với một phân tử hiđro.
B. Phân tử nước gồm một phân tử hiđro liên kết với một nguyên tử oxi.
C. Hợp chất nước tạo nên từ hai đơn chất hiđro và oxi. 
D. Hợp chất nước tạo nên từ hai nguyên tố H và O.
Câu 18. Để chỉ 2 phân tử Clo. Chọn cách viết nào sau đây là đúng:
A. 2Cl.	B.Cl2.	C. 4Cl.	D. 2Cl2.
Câu 19. Nguyên tử của nguyên tố X nặng gấp 2 lần nguyên tử Oxi. X là nguyên tố nào sau đây:
A. Na.	B. Zn.	C. S.	D. Ca.
Câu 20. Nguyên tử X nặng gấp 2 lần nguyên tử Cacbon (NTK C = 12). X là nguyên tố nào ?
A. S = 32.	B. O = 16.	C. Fe = 56.	D. Mg = 24.
Câu 21. Phân tử của hợp chất gồm một nguyên tử của nguyên tố X liên kết với 3 nguyên tử Oxi và nặng bằng 2 nguyên tử canxi . Nguyên tố X là:	
A. Lưu huỳnh. 	 B. Phốt pho. 	 C. Nitơ. 	D. Cacbon.
Câu 22. Một hợp chất có phân tử gồm một nguyên tử nguyên tố X liên kết với một nguyên tử O và nặng bằng phân tử khối của SO3. Nguyên tố X là:
A. S.	 B. N. 	 C. P. 	D. Cu.
Câu 23. Cho công thức hoá học của sắt (III) oxit là Fe2O3, hiđro clorua là HCl
CTHH đúng của sắt (III) clorua là:
A. FeCl2. B. FeCl. C. FeCl3. 	 D. Fe2Cl.
Câu 24. Chọn công thức đúng trong của Ba và PO4: 
A. Ba2PO4.	B. Ba3(PO4)2.	C. Ba3PO4.	 D. BaPO4.
Câu 22 Công thức nào sau đây đúng?
A AlO 	 	B. Al2O	C. Al2O3	 D. Al3O 
Câu 20 Cho hóa trị của S là IV, chọn CTHH đúng trong các CTHH sau:
SO2. B. S2O3. 	 C. S2O2. 	 D. SO3.
Câu 23. Cho biết công thức hóa học của nguyên tố X với oxi là: X2O3, công thức hóa học của nguyên tố Y với hiđrô là: YH2. Vậy hợp chất của X và Y có công thức hóa học là: 
A. X2Y3.	B. X2Y.	C. XY3.	D. XY.
Câu 24. Cho biết CTHH hợp chất của nguyên tố X với Cl là XCl2, hợp chất của Y với O là Y2O3. Vậy CTHH của hợp chất của X và Y là:
A. X2Y3.	B. XY2.	C. X3Y2.	D. X2Y.
Câu 25. Cho biết hợp chất tạo bởi nguyên tố A và nhóm (SO4) là A2(SO4)3 và hợp chất tạo bởi nguyên tố B với nhóm (OH) là B(OH)2. Hãy chọn công thức hoá học đúng cho hợp chất của A và B
A. AB3.	B. A3B.	C. A2B3.	D. A3B2.
Câu 26. Cho các hợp chất sau SO3, N2O5 hoá trị của S và N trong các hợp chất trên lần lượt là:
A. VI và V.	 .B I và V.	C. VI và II.	D. IV và III.
Câu 27. Cho các hiện tượng sau:
a/ Magiê cháy trong không khí tạo thành Magiê oxit.	b/ Cồn bay hơi .
c/ Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo thành Lưu huỳnh đioxit.	d/ Nước đá tan thành nước lỏng.
e/ Khi để vôi sống trong không khí, vôi sống hấp thụ khí Cacbon đioxit tạo thành Canxi cacbonnat.
Hiện tượng hoá học là: 
A. b, d, a.	B. c, d, e. 	C.. a, c, e. 	D. a, b, c. 
Câu 28. Xét các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng hoá học?
 a/ Rượu để trong lọ không kín bị bay hơi.
 b/Dây tóc bóng đèn điện nóng và sáng lên khi có dòng điện chạy qua.
 c/Rượu để lâu ngày trong không khí bị chua.	 d/ Mặt trời mọc, sương bắt đầu tan.
 e/ Trứng bị thối.	 f/ Mực hoà tan vào nước.
 g/Cháy rừng gây ô nhiễm môi trường
A. a, g, f.	B. b, e, c.	 	C. d, a, g. 	D. c, e, g.
Câu 29. Trong PƯHH, khối lượng chất tham gia :
A. Giảm dần.	 	 B. Tuỳ mỗi PƯ.	C. Không đổi. 	 D. Tăng dần. 
Câu 30. Cho thuốc tím đã nung nóng kĩ vào nước sẽ có màu:
A. Xanh. B. Tím. 	 C. Đỏ. D. Không có hiện tượng.
Câu 31. Sự lan tỏa của ammoniac làm quì tím ẩm chuyển sang màu: 
A. Không đổi màu.	B. Đỏ	C. Vàng 	D. Xanh
Câu 32. Cho dung dịch natricacbonat vào dung dịch đựng nước vôi trong, hiện tượng xảy ra là:
Có kết tủa trắng. B. Có kết tủa vàng nâu. C. Không có hiện tượng gì. D. Dd không đổi màu.
Câu 33. Đốt cháy 2,4g Magiê trong khí Oxi thu được 4 gam Magiê oxit. Khối lượng Oxi cần dùng là:
 A. 1,6 gam. B. 1 gam. C. 6,4 gam. 	 D. 4,6 gam.
Câu 34. Phân huỷ hoàn toàn 24,5g muối kali clorat thu được 9,6g khí oxi và muối kali clorua. Khối lượng muối kaliclorua thu được là:
A.16g.	B. 14g.	C.14,9g.	D.15g.
Câu 35. Cho sơ đồ phản ứng sau: Fe2O3 + H2SO4 ----> Fe2(SO4)3 + H2O
Tỉ lệ số phân tử của các chất trong phản ứng trên là:
A. 3: 1: 3: 1.	B. 2: 2: 3: 2.	 	C.1: 3: 1: 3.	D. 2: 3: 2: 1.
Câu 36. Các hệ số a, b, c lần lượt trong PTHH sau là : aFe + bO2 cFe3O4
 A. 3,2,1. B. 3,2,2. C. 3,3,. 	 D. 1,2,3. 
Câu 37. Cho sơ đồ phản ứng sau: Al 	+ 	H2SO4 → Alx(SO4)y + H2. Chỉ số thích hợp của x và y lần lượt là :	A. 3 và 4. B. 1 và 2. C. 3 và 2. D. 2 và 3.
Câu 38. Mol là lượng chất chứa:
A. 6.1023ntử (ptử).	 	B. 6.10-23 ntử (ptử).	 	C. 0,6.1023 ntử (ptử).	D. 1,6.1023ntử (ptử).
Câu 39. Số mol của 2,8 g Fe là:
A. 0,05 mol.	B. 0,25 mol.	C. 0,5 mol.	D. 0,75 mol.
Câu 40.b Nếu 2 chất khí có thể tích bằng nhau (ở cùng điều kiện t0 và áp suất)
A Chúng có cùng số phân tử.	B. Chúng có cùng khối lượng.
C. Chúng khác nhau về thể tích.	D. Chúng khác nhau về số mol.
Câu 41. Thể tích ở đktc của 4,4 gam khí CO2 là:
A. 2,24 lít. 	 B. 0,24 lít. 	 C. 22,4 lít. 	 D. 224 lít.
Câu 42. Một hỗn hợp khí gồm: 12,8 g SO2, 11,2g C2H4 và 6,4g O2. Thể tích của hỗn hợp khí (ở đk thường) là:
 A. 20 lit.	B. 18 lit.	C. 19 lit.	D. 19,2 lit.
Câu 43. Thể tích khí ở (đktc) của 2 mol N2 là:
A. 44,8 lít.	B. 22,4 lít.	C. 5,6 lít.	D. 11,2 lít.
Câu 44. 0,1 mol khí H2 ở đktc có thể tích là: 
A. 0,224 lít,	B. 2,24 lít.	C. 224 lít,	D. 22,4 lít,
Câu 45. Khối lượng của 5,6 lít H2 (đktc) là:
A. 0,5 gam. 	B. 0,2 gam.	C. 0,3 gam.	D. 0,4 gam.
Câu 46. 0,1 mol CuO có khối lượng là :
A.16g.	B. 0,8 g.	C. 80g.	D. 8g.
Câu 47. Một hỗn hợp khí gồm: 2,24 lit H2, 3,36 lit N2 và 11,2 lit CH4. . Khối lượng của hỗn hợp khí (ở đktc ) là:
A 10g.	B. 12,4g.	C. 12g.	D. 11g.
Câu 48. Khí cacbon điôxit (CO2) nặng hơn không khí:
A. 1,35lần.	B. 1,53 lần.	C. 1,52 lần.	D. 1,51 lần.
Câu 49. Tỉ khối của khí A đối với oxi là 1,375. Khối lượng mol của khí A là:
A. 64 g.	B. 44g.	C. 46g.	D. 40g	.	
Câu 50. Tỉ khối của khí A đối với không khí là 2,207. Khối lượng mol của khí A là:
A. 64 g.	B. 22g.	C. 23g.	D. 40g	.	
Câu 51. Cho các khí sau: Cl2, O2, H2, CO2, N2. Nếu đặt ngửa bình có thể thu được những khí nào?.
A. H2, Cl2, O2.	B. H2, CO2, N2.	C. O2, H2, CO2.	D. Cl2, O2, CO2.
Câu 52. 0,5 mol phân tử của hợp chất A chứa: 1mol H, 0,5 mol S, 2 mol O. Công thức nào sau đây là của hợp chất A:
A. H2SO4. 	B. HSO4.	C. H2SO3. D. H2S3O4.
Câu 53. Trong hợp chất có công thức phân tử là KNO3 thì % khối lượng của K là: 
 ( Biết: N = 14 , O =16 , K =39 ) 
A. 39%.	B. 40%.	C. 35%.	D. 38,6%. 
Câu 54. Thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố nhôm trong hợp chất Al2O3 là:
A. 7,06%.	B. 49,94%.	C. 50,06%.	D. 52,94%.
Câu 55. Đốt cháy 2,4g Magiê trong khí Oxi ta thu được Magiê oxit ( MgO). Thể tích Oxi (ở đktc) là:
A. 6,72 lít.	B. 2,24 lít.	C. 4,48 lít.	D. 1,12 lít.
Câu 56. Hợp chất B có khối lượng mol phân tử là 106 g, thành phần các nguyên tố: 43,4% Na, 11,3% C, 45,3% O. Công thức hóa học của hợp chất B là:
A. NaCO3.	B. Na3CO2.	C. Na2CO3	D. NaCO
Câu 57. Hợp chất khí A có tỉ khối so với khí hiđro là 17, thành phần các nguyên tố : 5,88% H, 94,12% S. Công thức hóa học của hợp chất B là:
A. H3S.	B. H2S.	C. HS.	D. HS2.A 
Câu 59. Thổi hơi thở vào nước vôi trong thì nước vôi trong sẽ: 
A. Hóa đục.	B. Hóa xanh.	C. Hóa đỏ.	D. Không có hiện tượng.
 Câu 60. Tỉ khối của khí X so với khí hiđrô là 22. X là khí nào trong những khí sau:
 A. CO B. NO C. CO2 D. SO2
Câu 61. Trong 6,4g Cu có chứa số nguyên tử là:
A 6.1023 nguyên tử. 	B. 0,6. 1023 nguyên tử. 	C. 3.1023 nguyên tử. 	D. 6.1021 nguyên tử. 
B/ TỰ LUẬN 
Bài 1: Lập các PTHH theo sơ đồ phản ứng sau:
1/ Na + O2 ---> Na2O	 2/ K + Cl2 ---> KCl
3/ KOH + AlCl3 ---> Al(OH)3 + KCl 	 4/ Al + CuO ---> Al2O3 + Cu
5/ BaCl2 + AgNO3 ---> AgCl + Ba(NO3)2 	6/ KClO3 ---> KCl + O2
7/ BaO + HNO3 ---> Ba(NO3)2 + H2O 8/ Al + HCl ---> AlCl3 + H2
9/ Fe + Cl2 ---> FeCl3 10/ P + O2 ---> P2O5 11/ K + H2O ---> KOH + H2 12/ Fe + H2SO4 ---> FeSO4 + H2 13/ KMnO4 ---> K2MnO4 + MnO2 + O2 14/ Na + H2O ---> NaOH + H2
15/ Al + O2 ---> Al2O3 16/ C2H4 	+ O2 ---> CO2 + H2O
17/ Fe2O3 	+ HCl ---> FeCl3 + 	H2O	18/ Mg(OH)2 + H3PO4 ---> Mg3(PO4)2 + H2O
19/ FeCl2 + NaOH	 ---> 	Fe(OH)2 + NaCl 
20/ Al(OH)3 	+ H2SO4 ---> Al2(SO4)3 + H2O 21/ Fe3O4 + CO ---> Fe + CO2 22/ Fe2O3 + CO ---> Fe + CO2
23/ CnH2n      +       O2     --->             CO2   +       H2O 24/ FeClx   +   Cl2  --->  FeCl3
25/ Ba(NO3)2   +  Al2(SO4)3  →      BaSO4    +  Al(NO3)3 
Bài 2: Hãy chọn hệ số và công thức hoá học thích hợp điền vào chỗ trống có dấu hỏi trong các phương trình hoá học sau: 
a)   ? CaO   +     ?   HCl   --->    CaCl2     +    ? b)  ?Al       +     ?     --->       2Al2O3
c)  FeO   +      CO    --->    ?      +   CO2 d)  ?Al     +    ?H2SO4  --->Al2(SO4)3     +     ?H2
e)  BaCl2    +   ?AgNO3    --->Ba(NO3)2    +    ? f)   Ca(OH)2    +    ?HCl      --->      ?   +      2H2O
g) 3Fe3O4    +       ?Al    --->      ?Fe   +       ? h) ? + ? HCl ---> ZnCl2 + H2
Fe(OH)x   +       H2SO4         →      Fe2(SO4)x   +       H2O    i) ? + ? AgNO3 ---> Al(NO3)3 + ?Ag k) Mg + ......?..... ---> MgCl2
l) .....?...... + ?O2 ---> Fe3O4
Bài 3: Lập công thức hoá học của các hợp chất sau và tính phân tử khối :
 a/ Na & O	b/ S(VI) và O	c/ Na và (SO4) 	 d/ Ca & PO4 	e/ Fe(III) & Cl	
f/ Al và (NO3) g/ P(V) và O	h/ Mg và (OH) k/ Zn và (SO4) l/ Fe(II) và (SO3)	m/ Ba và (CO3)
 Bài 4: Trong các công thức hoá học sau đây, công thức hoá học nào sai? Sửa lại cho đúng: FeCl , ZnO2 , KCl , Cu(OH)2 , BaS, MgNO3 , Mg2OH, K2SO4 , Ca2(PO4)3, AlCl, ZnO2, K2SO4, HCl, BaNO3, Mg(OH)3 ZnCl, MgO2, KSO4, HCl, Ca(OH)3, K2Cl, BaO2, KSO4, H2O, Zn(NO3)2, Al(OH)2, NaOH2, SO3, Al(SO4).
Bài 5: Khí metan (CH4) cháy trong không khí sinh ra khí cacbon đioxit (CO2) và hơi nước (H2O).
a) Viết PTHH đốt cháy metan trong không khí. b) Lập PTHH trên?
c) Xác định thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất khí metan?
Bài 6: Đốt cháy sắt trong không khí sinh ra hợp chất oxit sắt từ (Fe3O4).
a) Viết PTHH đốt cháy sắt trên. b) Lập PTHH trên.
c) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất oxit sắt từ trên.
Bài 7: Một hợp chất B có phần trăm các nguyên tố theo khối lượng là 40% Ca, 12% C, 48% O. Biết khối lượng mol của B bằng 100 g. Xác định công thức hóa học của B. Cho (Ca = 40, C = 12, O = 16)
Bài 8: a) Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng
b) Cho 27 gam nhôm tác dụng vừa đủ với lượng bạc nitrat (AgNO3) thu được 89 gam nhôm nitrat (Al(NO3)3 ) và 108 gam bạc.
Lập PTHH của phản ứng trên.
Tính khối lượng AgNO3 tham gia phản ứng
Bài 9: Đốt cháy hết 3,1 g phot pho. Biết sơ đồ phản ứng như sau: P + O2 ---> P2O5
 a) Tính thể tích khí oxi (ở đktc) cần dùng?
 b) Tính khối lượng hợp chất tạo thành sau phản ứng? ( Cho P = 31, O = 16) 
Bài 10: Một loại muối sắt có khối lượng mol phân tử là 162,5gam. Thành phần theo khối lượng của các nguyên tố là 65,53% Cl và 34,47% Fe. Hãy xác định công thức hoá học của muối sắt.
Bài 11: Khí Metan CH4 cháy trong không khí sinh ra khí Cacbon đioxit CO2 và hơi nước H2O.
Biết khối lượng Metan tham gia phản ứng là 8 gam. Hãy tính:
a) Viết PTHH đốt cháy Metan trong không khí. b) Thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc.
c) Thể tích không khí cần dùng ở đktc. Biết Oxi chiếm 1/5 thể tích không khí.
Bài 12: Sắt tác dụng với axít clohydric tạo thành sắt (II) Clorua và khí hyđrô 
 a/ Viết phương trình hoá học .
 b/ Tính thể tích khí hyđrô thoát ra sau phản ứng (đktc). Biết rằng trong phản ứng này có 11,2 gam sắt tham gia phản ứng? (NTK Fe = 56)
Câu 13: Cho 15 gam sắt tác dụng với dung dịch axit clohiđric (HCl), sau phản ứng thu được 34,28 gam sắt (II) clorua (FeCl2) và 0,54 gam khí hiđro. 
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra.	b. Tính khối lượng axit cần dùng?
Câu 14: Một hợp chất gồm 2 nguyên tố Fe và O, trong đó Fe chiếm 70% về khối lượng. Tìm công thức hóa học của hợp chất đó, biết khối lượng mol của hợp chất này là 160 gam.
Câu 15: Một hợp chất có phân tử gồm nguyên tố Cu (II) và nguyên tố Cl (I) 
a. Lập công thức hóa học của hợp chất đó?
b. Xác định thành phần % (theo khối lượng) của các nguyên tố có trong công thức trên? (Cu = 64, Cl = 35,5)
Câu 16: Cho 2,24 lit khí SO3 ( ở đktc ) vào 1,8 g nước H2O ta thu được axit sunfuric H2SO4.
a/ Lập PTHH của phản ứng hóa học xảy ra ?
 b/ Viết công thức về khối lượng của phản ứng trên ?
c/ Tính khối lượng của axit sunfuric tạo thành sau phản ứng ?
Câu 17: Một hợp chất khí có thành phần theo khối lượng là: 81,81% C và 18,19% H. Hãy cho biết: 
a) Công thức hóa học của hợp chất. Biết hợp chất này có tỉ khối đối với khí hiđrô là 22.
b) Tính số mol nguyên tử của các nguyên tố trong 1,5 mol hợp chất trên. (C = 12, Na=23, S = 32, O = 16, H=1 )
Câu 18: Một hợp chất có phân tử gồm nguyên tố Al (IIII) và O (II). 
Lập nhanh CTHH của hợp chất đó.
Tính thành phần phần trăm của mỗi nguyên tố trong hợp chất.
Câu 19: Một hợp chất có phân tử gồm 1 nguyên tử của nguyên tố X liên kết với 2 nguyên tử O và nặng hơn phân tử hiđro 32 lần. a) Tính nguyên tử khối của X, cho biết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố đó. 
Tính phần trăm về khối lượng của nguyên tố X trong hợp chất.
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam Al trong khí oxi, sau khi phản ứng kết thúc thu được 10,2 gam nhôm oxit (Al2O3).
Lập PTHH trên?
Tính số gam khí oxi và thể tích khí oxi ở đktc đã tham gia phản ứng?
Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của nguyên tố Al trong hợp chất Al2O3.
Câu 21: Một hợp chất khí có thành phần theo khối lượng là: 27,27 % C còn lại là % O.
Hãy cho biết: 
a) Công thức hóa học của hợp chất. Biết hợp chất này có tỉ khối đối với khí hiđrô là 22.
b) Tính khối lượng của nguyên tố C có trong 1,5 mol hợp chất.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2020_2021.docx