Đánh giá tác động của vi sinh vật đến chất lượng nhiên liệu diesel (L-0,05-62) trong điều kiện nhiệt đới

Dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ là nguồn năng lượng quan trọng cho sự

phát triển kinh tế các nước trên thế giới, đảm bảo cho an ninh kinh tế, quốc phòng

của mỗi quốc gia. Trong bảo quản và khai thác nhiên liệu, vi sinh vật (VSV) sử dụng

nhiên liệu làm nguồn cacbon duy nhất để sinh trưởng, phát triển. Chúng có thể xuất

hiện ở các bể chứa hay trong các thiết bị, máy móc sử dụng nhiên liệu [6, 9]. Dựa vào

khả năng phân hủy dầu này của VSV, một số nghiên cứu đã tập trung vào ứng dụng

để xử lý môi trường ô nhiễm dầu và các sản phẩm dầu mỏ. Tuy nhiên, sự phát triển

của VSV trong nhiên liệu có thể dẫn đến sự thay đổi thành phần và chất lượng của

nhiên liệu. Nghiên cứu của Livinhenko cho thấy VSV phát triển trong các sản phẩm

dầu mỏ làm cho hàm lượng nhựa tăng gấp đôi, hàm lượng parafin giảm 9,5% - 10,4%

so với đối chứng, đồng thời làm tăng chỉ số axit, hàm lượng nhựa, hàm lượng tro, tạp

chất cơ học [2, 4, 5]. Tác giả Lại Thúy Hiền cũng đã cho thấy VSV làm thay đổi

thành phần của nhiên liệu JetA1 [3, 6]. Mặt khác, trong quá trình bảo quản, khai thác

và sử dụng nhiên liệu, VSV lây nhiễm có thể bám vào các màng lọc, chi tiết bơm

nhiên liệu, sinh trưởng và làm thay đổi tốc độ dòng, dẫn tới giảm công suất cũng như

ảnh hưởng tới đặc tính kỹ thuật của thiết bị

Đánh giá tác động của vi sinh vật đến chất lượng nhiên liệu diesel (L-0,05-62) trong điều kiện nhiệt đới trang 1

Trang 1

Đánh giá tác động của vi sinh vật đến chất lượng nhiên liệu diesel (L-0,05-62) trong điều kiện nhiệt đới trang 2

Trang 2

Đánh giá tác động của vi sinh vật đến chất lượng nhiên liệu diesel (L-0,05-62) trong điều kiện nhiệt đới trang 3

Trang 3

Đánh giá tác động của vi sinh vật đến chất lượng nhiên liệu diesel (L-0,05-62) trong điều kiện nhiệt đới trang 4

Trang 4

Đánh giá tác động của vi sinh vật đến chất lượng nhiên liệu diesel (L-0,05-62) trong điều kiện nhiệt đới trang 5

Trang 5

Đánh giá tác động của vi sinh vật đến chất lượng nhiên liệu diesel (L-0,05-62) trong điều kiện nhiệt đới trang 6

Trang 6

Đánh giá tác động của vi sinh vật đến chất lượng nhiên liệu diesel (L-0,05-62) trong điều kiện nhiệt đới trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 10820
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá tác động của vi sinh vật đến chất lượng nhiên liệu diesel (L-0,05-62) trong điều kiện nhiệt đới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá tác động của vi sinh vật đến chất lượng nhiên liệu diesel (L-0,05-62) trong điều kiện nhiệt đới

Đánh giá tác động của vi sinh vật đến chất lượng nhiên liệu diesel (L-0,05-62) trong điều kiện nhiệt đới
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 04, 09 - 2013 21 
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VI SINH VẬT ĐẾN CHẤT LƯỢNG 
NHIÊN LIỆU DIESEL (L-0,05-62) TRONG ĐIỀU KIỆN NHIỆT ĐỚI 
 NGÔ CAO CƯỜNG 
I. MỞ ĐẦU 
Dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ là nguồn năng lượng quan trọng cho sự 
phát triển kinh tế các nước trên thế giới, đảm bảo cho an ninh kinh tế, quốc phòng 
của mỗi quốc gia. Trong bảo quản và khai thác nhiên liệu, vi sinh vật (VSV) sử dụng 
nhiên liệu làm nguồn cacbon duy nhất để sinh trưởng, phát triển. Chúng có thể xuất 
hiện ở các bể chứa hay trong các thiết bị, máy móc sử dụng nhiên liệu [6, 9]. Dựa vào 
khả năng phân hủy dầu này của VSV, một số nghiên cứu đã tập trung vào ứng dụng 
để xử lý môi trường ô nhiễm dầu và các sản phẩm dầu mỏ. Tuy nhiên, sự phát triển 
của VSV trong nhiên liệu có thể dẫn đến sự thay đổi thành phần và chất lượng của 
nhiên liệu. Nghiên cứu của Livinhenko cho thấy VSV phát triển trong các sản phẩm 
dầu mỏ làm cho hàm lượng nhựa tăng gấp đôi, hàm lượng parafin giảm 9,5% - 10,4% 
so với đối chứng, đồng thời làm tăng chỉ số axit, hàm lượng nhựa, hàm lượng tro, tạp 
chất cơ học [2, 4, 5]. Tác giả Lại Thúy Hiền cũng đã cho thấy VSV làm thay đổi 
thành phần của nhiên liệu JetA1 [3, 6]. Mặt khác, trong quá trình bảo quản, khai thác 
và sử dụng nhiên liệu, VSV lây nhiễm có thể bám vào các màng lọc, chi tiết bơm 
nhiên liệu, sinh trưởng và làm thay đổi tốc độ dòng, dẫn tới giảm công suất cũng như 
ảnh hưởng tới đặc tính kỹ thuật của thiết bị. 
Hiện nay, nhiên liệu diesel (DO) mác L-0,05-62 được nhập từ nước ngoài để 
sử dụng cho các thiết bị chuyên dụng cần được bảo quản dài hạn trong điều kiện khí 
hậu nhiệt đới, sao cho các chỉ số kỹ thuật của nhiên liệu không bị thay đổi [3, 6, 7]. 
Bởi vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi đánh giá khả năng tác động của VSV tới 
chất lượng và đặc tính kỹ thuật của nhiên liệu DO dùng cho tàu thuyền thông qua 
phân lập VSV xuất hiện trong quá trình bảo quản và thử nghiệm gia tốc để đánh giá 
tác động của các VSV phân lập được, làm cơ sở bước đầu cho việc tìm ra giải pháp 
bảo quản lâu dài. 
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Vật liệu 
Nhiên liệu DO nhập khẩu mác L-0,05-62. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
2.2.1. Phương pháp làm giàu và phân lập VSV 
Lọc 2 lít nhiên liệu DO qua bông thủy tinh, cho bông lọc vào 50 ml môi 
trường khoáng (thành phần: 3g KNO3; 0,3g KH2PO4; 0,7g Na2HPO4; 0,4g MgSO4; 
1 lít nước máy; pH 7,2) đã khử trùng và bổ sung 5 ml nhiên liệu DO. Nuôi cấy ở 
điều kiện lắc 200 vòng/phút, nhiệt độ 30oC. Sau 7 ngày nuôi cấy, chuyển 5 ml dịch 
nuôi ở bình tam giác ban đầu sang bình tam giác chứa 45 ml môi trường khoáng 
mới có bổ sung 5 ml nhiên liệu DO như ban đầu. Sau ba lần làm giàu VSV tiến 
hành phân lập trên các môi trường đặc trưng cho nấm men, vi khuẩn và vi nấm [7]. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 04, 09 - 2013 22 
2.2.2. Làm sạch và giữ giống VSV 
Từ một khuẩn lạc trên môi trường đặc trưng, dùng que cấy thu một lượng tế bào 
vừa đủ, ria cấy trên môi trường đĩa thạch. Nuôi cấy các đĩa thạch trong tủ ấm nhiệt độ 
30oC/48 giờ và thu nhận những khuẩn lạc riêng rẽ. Bảo quản các chủng VSV theo 
phương pháp giữ giống của ATCC (American Type Culture Collection). 
2.2.3. Nhuộm Gram và quan sát tế bào VSV trên kính hiển vi 
Các chủng vi khuẩn được nuôi cấy trên môi trường đặc trưng sau thời gian 48 
giờ, lấy ra quan sát hình dạng, màu sắc, đặc tính bề mặt, làm tiêu bản và nhuộm theo 
phương pháp nhuộm Gram và quan sát hình thái tế bào dưới kính hiển vi có độ 
phóng đại từ 40 đến 1.500 lần [7]. 
2.2.4. Phương pháp thử nghiệm gia tốc độ bền sinh học của nhiên liệu theo 
tiêu chuẩn GOST 9023 - 74 trong điều kiện Việt Nam 
Cho vào mỗi ống nghiệm 3 ml môi trường khoáng Gost đã khử trùng và 0,3 ml 
dịch huyền phù VSV, lắc đều VSV được bổ sung, cho tiếp vào đó 1 ml nhiên liệu 
DO, mỗi chủng cấy 3 ống nghiệm. Nuôi cấy ở cùng điều kiện nhiệt độ 30oC, với 
thời gian 7 ngày thử nghiệm ở hai trạng thái tĩnh và động (lắc tốc độ 200 vòng/phút). 
Kết quả thử nghiệm đánh giá theo quy định của tiêu chuẩn [9]. 
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Phân lập VSV có trong nhiên liệu DO 
Đã tiến hành làm giàu VSV trên môi trường khoáng và cơ chất duy nhất là 
nhiên liệu DO nhập khẩu được bảo quản trong các kho chứa ở Việt Nam. Kết quả 
phân lập VSV trên những môi trường đặc trưng cho thấy có sự xuất hiện của 2 
chủng vi khuẩn SB1, SB2 và 1 chủng nấm men SY1, không có sự xuất hiện của vi 
nấm. Nghiên cứu đặc điểm hình thái khuẩn lạc, tế bào và nhuộm Gram, chúng tôi 
thu được kết quả như trong bảng 1 và hình 1. 
Bảng 1. Đặc điểm hình thái khuẩn lạc các chủng phân lập 
STT Kí hiệu Đặc điểm hình thái 
khuẩn lạc 
Đặc điểm tế bào,
nhuộm Gram Ghi chú 
1 SB1 Khuẩn lạc màu vàng, bề mặt trơn bóng 
Hình que, 
Gram âm 
Vi khuẩn 
2 SB2 Khuẩn lạc trong, bề mặt bóng Hình cầu, 
Gram âm 
Vi khuẩn 
3 SY1 Khuẩn lạc màu trắng đục, bềmặt trơn bóng Hình cầu Nấm men 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 04, 09 - 2013 23 
Hình 1. Hình thái khuẩn lạc chủng vi khuẩn SB1, SB2 và nấm men SY1 
Đặc điểm hình thái tế bào của các chủng SB1, SB2 và SY1 được thể hiện ở hình 2. 
Hình 2. Hình ảnh hiển vi của các VSV phân lập 
Hai chủng vi khuẩn SB1, SB2 phân lập trong nhiên liệu DO đều thuộc nhóm vi 
khuẩn Gram âm, với hình dạng tương ứng là hình que và hình cầu nhỏ. Điều này phù 
hợp với các nghiên cứu trước đây cho thấy các chủng vi khuẩn xuất hiện trong trong 
các sản phẩm dầu mỏ phần lớn đều thuộc nhóm vi khuẩn Gram âm [6, 9]. Việc phân 
loại các chủng vi khuẩn này đến loài đang được nghiên cứu tiếp tục. 
3.2. Thử nghiệm gia tốc độ bền sinh học của nhiên liệu theo tiêu chuẩn 
GOST 9023 - 74 trong điều kiện Việt Nam 
Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm mẫu nhiên liệu DO mác L-0,05-62 theo 
tiêu chuẩn GOST 9023 - 74. Việc thử nghiệm được tiến hành ở hai trạng thái tĩnh và 
động trên các chủng vi khuẩn SB1, SB2, nấm men SY1 và hỗn hợp (MIX) của ba 
chủng SB1, SB2, SY1. Riêng mẫu đối chứng ĐC không bổ sung VSV thử nghiệm. 
Kết quả thu được được ở trạng thái tĩnh được trình bày ở bảng 2. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 04, 09 - 2013 24 
Bảng 2. Kết quả thử nghiệm mẫu nhiên liệu ở trạng thái tĩnh 
TT 
Mẫu 
thử nghiệm
Độ đục 
môi trường 
Biến đổi màu 
môi trường 
Khả năng tạo 
màng giữa pha 
nhiên liệu với 
môi trường 
Khả năng 
tạo kết tủa 
1 SB1 - - - - - - - - - - - - 
2 SB2 + + + - - - + + + - - - 
3 SY1 - - - - - - - - - - - - 
4 MIX + + + - - - + + + + + + 
5 ĐC - - - - - - - - - - - - 
Còn kết quả thu được được ở trạng thái động được trình bày ở bảng 3. 
Bảng 3. Kết quả thử nghiệm mẫu nhiên liệu ở trạng thái động 
TT 
Mẫu 
thử nghiệm 
Độ đục 
môi trường 
Biến đổi màu 
môi trường 
Khả năng 
tạo kết tủa 
1 SB1 - - - - - - - - - 
2 SB2 + + + - - - + + + 
3 SY1 - - - - - - - - - 
4 MIX + + + - - - + + + 
5 ĐC - - - - - - - - - 
Ghi chú: - Không xuất hiện; + Có xuất hiện 
Kết quả thử nghiệm ở trạng thái tĩnh (bảng 2), các mẫu thử nghiệm với chủng 
SB2, MIX chủng đã có hiện tượng làm môi trường bị đục, tạo màng giữa pha nhiên 
liệu với môi trường, còn hai chủng SB1 và SY1 không làm xuất hiện những hiện 
tượng này. Như vậy chủng SB2 có khả năng sử dụng nhiên liệu DO làm nguồn 
cacbon duy nhất để sinh trưởng và phát triển. Mặt khác ở trạng tĩnh, MIX chủng có 
hiện tượng kết tủa còn SB2 thì không, sự kết tủa chứng tỏ lượng VSV trong mẫu thử 
nhiều. Có thể các chủng SB1, SY1 đã sử dụng các sản phẩm phân hủy nhiên liệu DO 
của SB2. Kết quả thử nghiệm ở trạng thái động (bảng 3) cho thấy, chủng SB2 và 
MIX chủng có tạo kết tủa, làm đục môi trường, trong khi đó chủng SB1, SY1 không 
có hiện tượng như trên. Kết quả này một lần nữa cho thấy chủng SB2 là chủng VSV 
có khả năng sử dụng nhiên liệu DO làm nguồn cơ chất. Khi so sánh thử nghiệm ở 
trạng thái tĩnh và trạng thái động đối với chủng SB2 ta thấy, trạng thái tĩnh không tạo 
kết tủa nhưng ở trạng thái động lại có kết tủa. Điều này có thể do việc nuôi cấy chủng 
SB2 có lắc đã tạo điều kiện cho sự tiếp xúc của vi khuẩn SB2 với nhiên liệu và oxy 
tốt hơn, làm số lượng tế bào chủng SB2 tăng nhanh và tạo kết tủa. Mặt khác, ở thử 
nghiệm tĩnh, chủng SB2 luôn tạo màng ở pha ngăn cách giữa dầu và môi trường 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 04, 09 - 2013 25 
khoáng, chứng tỏ có sự phát triển của chủng SB2. Kết quả này cho thấy rất có thể 
chủng SB2 thuộc nhóm vi khuẩn hiếu khí tùy tiện và có khả năng sinh trưởng và phát 
triển tốt trên nguồn nhiên liệu DO hơn những chủng còn lại. Điều này cũng phù hợp 
với nghiên cứu [6] về đa dạng VSV trong bể chứa nhiên liệu JetA1, các VSV thường 
tập trung ở cặn đáy, nơi tiếp giáp giữa lớp nước và nhiên liệu. 
Căn cứ theo tiêu chuẩn GOST 9023 - 74, nhiên liệu mác L-0,05-62 được coi là 
không bền với VSV trong điều kiện Việt Nam. 
3.3. Phân tích đánh giá ảnh hưởng của VSV đến chất lượng, chỉ tiêu kỹ 
thuật của nhiên liệu 
Mẫu nhiên liệu thử nghiệm cho vào bình vô trùng, với tỷ lệ theo thể tích giữa 
môi trường khoáng : nhiên liệu : dịch huyền phù VSV là 30:10:3. Nuôi ở điều kiện 
tĩnh, nhiệt độ 30oC, sau thời gian 3 tháng đem đi phân tích kết quả. Từ các yêu cầu 
về chỉ tiêu của nhiên liệu DO mác L-0,05-62 do nhà sản xuất đưa ra phù hợp với 
động cơ tua bin khí dùng cho tàu hải quân và căn cứ vào điều kiện xác định các chỉ 
tiêu kỹ thuật tại Trung tâm Hóa nghiệm xăng dầu - Cục Xăng dầu, chúng tôi chọn 
phân tích 15 chỉ tiêu kỹ thuật đặc trưng cho chất lượng nhiên liệu. Kết quả phân tích 
các chỉ tiêu kỹ thuật (tại Trung tâm Hóa nghiệm xăng dầu - Cục Xăng dầu) của mẫu 
nhiên liệu sau thời gian thử nghiệm có mẫu đối chứng so với yêu cầu chỉ tiêu kỹ 
thuật của nhiên liệu DO mác L-0,05-62 do РОСНЕФТЬ đưa ra cho thấy, trong 15 
chỉ tiêu phân tích có 4 chỉ tiêu vượt mức quy định yêu cầu kỹ thuật nhiên liệu nghiên 
cứu. Các chỉ tiêu có sự thay đổi vượt ra ngoài quy định là độ nhớt động học, nhiệt độ 
chớp lửa, hàm lượng lưu huỳnh tổng số và độ axit của mẫu thử nghiệm với VSV 
(bảng 4). Điều này cho thấy khả năng tác động của VSV làm thay đổi chất lượng của 
nhiên liệu sau thời gian thử nghiệm gia tốc ở trong phòng thí nghiệm là rất cao. Hai 
chỉ tiêu về hàm lượng lưu huỳnh tổng số và độ axit có sự thay đổi lớn. Hàm lượng 
lưu huỳnh trong nhiên liệu tăng có thể do sự chuyển hóa từ môi trường bởi VSV. 
Theo như tài liệu đã công bố, hai chỉ tiêu này có sự ảnh hưởng lớn tới tính năng và độ 
bền động cơ khi sử dụng nhiên liệu DO dẫn tới làm gia tăng sự ăn mòn với các bộ 
phận và thiết bị trong động cơ, làm giảm tuổi thọ động cơ. 
Bảng 4. Kết quả các chỉ tiêu vượt quá quy định 
TT Tên chỉ tiêu Quy định Mẫu thử nghiệm 
Mẫu đối 
chứng 
1 Độ nhớt động học ở 20oC 3,0 - 6,0 6,84 5,787 
2 Nhiệt độ chớp lửa cốc kín, oC Không thấp hơn 70 80 67 
3 Hàm lượng lưu huỳnh tổng số mg/kg 
Không quá 
0,05 0,11 0,04 
4 Độ axit, mg KOH/100ml Không quá 5 6,336 4,01 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 04, 09 - 2013 26 
Từ các dẫn liệu trên cho thấy sự phát triển của VSV trong nhiên liệu trong thử 
nghiệm gia tốc đã ảnh hưởng tới chất lượng nhiên liệu, làm thay đổi một số chỉ tiêu 
kỹ thuật của nhiên liệu, vượt ngưỡng cho phép của mác nhiên liệu. Điều này có 
nghĩa nhiên liệu này khi được bảo quản lâu dài trong điều kiện tự nhiên có thể bị suy 
giảm chất lượng 
IV. KẾT LUẬN 
1. Đã phân lập được hai chủng vi khuẩn và một chủng nấm men trong mẫu 
nhiên liệu DO mác L-0,05-62 được nhập khẩu từ Liên bang Nga; các chủng vi 
khuẩn đều thuộc nhóm vi khuẩn Gram âm. 
2. Việc thử nghiệm gia tốc độ bền vi sinh của nhiên liệu theo GOST 9023 - 74 
cho thấy nhiên liệu mác L-0,05-62 được coi là không bền với VSV trong điều kiện 
nóng ẩm. VSV có mặt trong nhiên liệu DO đã làm một số thông số như độ nhớt 
động học, nhiệt độ chớp lửa cốc kín, hàm lượng lưu huỳnh tổng số và độ axit thay 
đổi vượt ngưỡng cho phép. Điều này có thể xem là dự báo về sự phá hủy sinh học 
của nhiên liệu DO mác L-0,05-62 khi được bảo quản lâu dài trong điều kiện nhiệt 
đới Việt Nam và cần được tính đến khi tìm biện pháp bảo quản. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Văn Ngọc, Báo cáo khoa học đề tài, Nghiên cứu ảnh hưởng của sự 
thay đổi chỉ số màu sắc đến chất lượng nhiên liệu Jet A-1, 2005, tr.1-30. 
2. Đặng Phương Nga, Luận án thạc sĩ khoa học sinh học, Nghiên cứu đặc điểm một 
số chủng vi khuẩn thường gặp trong nhiên liệu máy bay JetA1 và ảnh hưởng của 
chúng đến chất lượng các sản phẩm dầu mỏ, Hà Nội, 1998, tr.1-14. 
3. Kiều Đình Kiển, Các sản phẩm dầu mỏ và hóa dầu, Nhà xuất bản Khoa học và 
Kỹ thuật, Hà Nội, 1999, tr.113-131. 
4. Lại Thúy Hiền, Giáo trình sau đại học - vi sinh vật dầu mỏ, NXB Khoa học tự 
nhiên và công nghệ, Hà Nội, 2011, tr7-179. 
5. Lại Thúy Hiền, Đặng Cẩm Hà, Lý Kim Bảng, Vi sinh vật trong xăng, diezel và 
dầu nhờn ở Việt Nam, Hà Nội, 1989. 
6. Nguyễn Thành Lương, Động cơ đốt trong, phương tiện giao thông Tập 1, Nhà 
xuất bản xây dựng, Hà Nội, 2002. 
7. Egorov N.X (Nguyễn Lân Dũng dịch), Thực tập vi sinh vật học, Nhà xuất bản 
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1976, tr.72-80; 145-165; 201-217. 
8. Frederick J, Passman, Fuel and fuel system Microbiology, fudamentals, dianosis 
and contamination control, Mayfiel, PA 6-2003, tr.1-13; 29-31; 98-106. 
9. ТОПЛИВА НЕФТЯНЫЕ, Метод лабораторных испытаний биостойкости 
топлив, защищенных противомикробными присадками (ГОСТ 9.023 - 74), 
Государственный комитет стандартов совета министров ссср, Москва 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 04, 09 - 2013 27 
SUMMARY 
EVALUATION OF THE IMPACT OF MICROORGANISM ON THE 
QUALITY OF DIESEL FUEL (L-0.05-62) IN TROPICAL CONDITIONS 
It is known that bacteria, yeast and fungi are potentially petroleum degrading 
microorganisms. In our study, we have found two bacterial strains and one yeast strain 
from imported diesel fuel grade L-0.05-62. The results of accelerated test according to 
the GOST 9023 - 74 in laboratory show that the diesel fuel can be affected by the 
microorganisms during long-term preservation in tropical conditions. After testing for 
3 months the microorganisms change a number of parameters such as kinematic 
viscosity, closed cup flash point, sulfur and the acidity exceeding the threshold. 
Từ khoá: Diesel fuel, microorganisms. 
Nhận bài ngày 08 tháng 8 năm 2013 
Hoàn thiện ngày 17 tháng 9 năm 2013 
Phân viện Công nghệ sinh học, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_tac_dong_cua_vi_sinh_vat_den_chat_luong_nhien_lieu.pdf