Cộng đồng người Hoa ven biển miền Trung trong giao lưu văn hóa, hội nhập và phát triển
Trong bối cảnh người Hoa đến các nước trong vùng Đông Nam Á, Đàng Trong của quốc gia Đại Việt đã trở thành điểm dừng chân của nhiều đoàn di dân Trung Hoa. Nhờ vị trí địa lý tự nhiên giáp biển, cộng với những điều kiện thuận lợi trong và ngoài nước, vào các thế kỷ XVI–XIX, các thương nhân và di dân Trung Hoa đã có mặt tại các tỉnh ven biển miền Trung (đặc biệt là tại địa phận khu vực ngày nay thuộc các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên). Khi định cư tại các nước Đông Nam Á, cũng như miền Trung Việt Nam, bên cạnh việc bảo lưu các yếu tố truyền thống nhằm kiến tạo những thành tựu kinh tế, văn hóa tại vùng đất mới, cộng đồng người Hoa đã sớm hoà nhập vào khối cộng đồng dân cư bản địa, chủ động giao lưu văn hóa, hội nhập và phát triển. Bài viết tìm hiểu sự giao lưu văn hóa, hội nhập và phát triển của cộng đồng người Hoa ở ven biển miền Trung trong lịch sử và hiện tại. Từ đó cho thấy sự đóng góp của cộng đồng cư dân này trong lĩnh vực văn hoá, kinh tế, xã hội nhằm góp phần xây dựng đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập quốc tế
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Cộng đồng người Hoa ven biển miền Trung trong giao lưu văn hóa, hội nhập và phát triển
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ: 11 CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, TẬP 2, SỐ 4, 2018 Tóm tắt—Trong bối cảnh người Hoa đến các nước trong vùng Đông Nam Á, Đàng Trong của quốc gia Đại Việt đã trở thành điểm dừng chân của nhiều đoàn di dân Trung Hoa. Nhờ vị trí địa lý tự nhiên giáp biển, cộng với những điều kiện thuận lợi trong và ngoài nước, vào các thế kỷ XVI–XIX, các thương nhân và di dân Trung Hoa đã có mặt tại các tỉnh ven biển miền Trung (đặc biệt là tại địa phận khu vực ngày nay thuộc các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên). Khi định cư tại các nước Đông Nam Á, cũng như miền Trung Việt Nam, bên cạnh việc bảo lưu các yếu tố truyền thống nhằm kiến tạo những thành tựu kinh tế, văn hóa tại vùng đất mới, cộng đồng người Hoa đã sớm hoà nhập vào khối cộng đồng dân cư bản địa, chủ động giao lưu văn hóa, hội nhập và phát triển. Bài viết tìm hiểu sự giao lưu văn hóa, hội nhập và phát triển của cộng đồng người Hoa ở ven biển miền Trung trong lịch sử và hiện tại. Từ đó cho thấy sự đóng góp của cộng đồng cư dân này trong lĩnh vực văn hoá, kinh tế, xã hội nhằm góp phần xây dựng đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Từ khóa—người Hoa, miền Trung, giao lưu, hội nhập, phát triển. 1 KHÁI LƯỢC VỀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở VEN BIỂN MIỀN TRUNG 1.1 Lược sử cộng đồng người Hoa đến vùng đất miền Trung Miền Trung Việt Nam là vùng đất có điều kiện địa lý, tự nhiên thuận lợi, có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời. Ở vào các thế kỷ XVI – XIX, nhờ có các yếu tố trong và ngoài nước, khu vực Trung Bộ, nhất là tại bốn các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngày nhận bản thảo: 15-12-2017; Ngày chấp nhận đăng: 06-02-2018; Ngày đăng: 31-12-2018. Đào Vĩnh Hợp, Trường Đại học Sài Gòn (Email: daovinhhop@gmail.com) Võ Thị Ánh Tuyết, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM (email: vothianhtuyet@hcmussh.edu.vn) Ngãi, Bình Định, Phú Yên đã thành nên các phố cảng nổi tiếng như: Hội An (Quảng Nam), Thu Xà (Quảng Ngãi), Nước Mặn (Bình Định), Vũng Lấm, Mỹ Á (Phú Yên) ... Trong thời kỳ thịnh đạt nhất, các phố cảng này giữ vị trí quan trọng đối với hoạt động kinh tế trong nước và quốc tế. Bấy giờ tại đây, thương thuyền các nước đã vào ra cập bến đến buôn bán. Nhờ chính sách cai trị nhu viễn của các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, cộng với những biến động từ đất nước Trung Hoa, thương nhân Hoa tới khu vực các tỉnh miền Trung ngày một đông. Khi Hội An trở thành một đô thị – thương cảng phồn thịnh, trung tâm mậu dịch lớn nhất của Đàng Trong và cả nước Đại Việt, là một trong những thương cảng sầm uất của vùng biển Đông Nam Á trong các thế kỷ XVI – XVIII, thương thuyền Trung Hoa đã có mặt. Giai đoạn trước thế kỷ XVII, người Hoa chỉ dừng chân mua bán chứ không lưu trú, nhưng giai đoạn sau thế kỷ XVII, người Hoa dần dần thế chân người Nhật nắm quyền buôn bán, xây nhà, lập phố ở Hội An. Cộng đồng người Hoa đã lập phố “Phố Khách” (“Đường nhân phố” hay “Phố Tàu”) riêng bên cạnh “Phố Nhật” của người Nhật. Việc buôn bán của các thương nhân người Hoa ở Hội An rất phát đạt và thuận lợi, do đó các Chúa Nguyễn phải đặt ở đây một cơ quan gọi là “Tàu vụ ty” để kiểm soát ngoại thương, thu thuế thương thuyền, cứu giúp những thuyền ngoại quốc bị bão trôi giạt đến và giao phó cho người Trung Quốc và người Minh Hương giữ các chức quan trong Tàu vụ ty này ([8], tr. 538-539). Tại Quảng Ngãi, có thể nói Thu Xà là địa điểm quy tụ nhiều người Hoa nhất vào cuối thế kỷ XVII. Tác giả Đoàn Ngọc Khôi căn cứ vào nội dung tờ thị: “thị tỉ phong chức của chúa Nguyễn Phúc Chu cho Trần Công Vinh, giao cho ông này nhiều việc, trong đó có việc quản lý trông coi dân chánh hộ trong các huyện, tổng, xã, thôn, phường thuộc bản phủ cùng thương nhân người Hoa” viết năm Chính Hòa thứ 12 (1691) để suy đoán người Cộng đồng người Hoa ven biển miền Trung trong giao lưu văn hóa, hội nhập và phát triển Đào Vĩnh Hợp, Võ Thị Ánh Tuyết 12 SCIENCE AND TECHNOLOGY DEVELOPMENT JOURNAL- SOCIAL SCIENCES & HUMANITIES, VOL 2, ISSUE 4, 2018 Minh Hương tụ cư khá đông ở Thu Xà trước năm 1691 ([7], tr. 32). Tuy nhiên, thương cảng Thu Xà hình thành và phát triển muộn hơn: các thế kỷ XVIII, XIX và đầu thế kỷ XX ([7], tr. 26, tr. 31). Vào giai đoạn thịnh vượng của Thu Xà, người Hoa phát triển đông và có thế lực mạnh nên đã xây dựng nhiều kiến trúc của cộng đồng (hình 1 – 2). Hình 1. Hội quán Hải Nam (Quảng Ngãi) (Nguồn: Đào Vĩnh Hợp, Võ Thị Ánh Tuyết, 2016) Hình 2. Gian thờ Thiên Hậu tại chính điện hội quán Triều Châu (Quảng Ngãi) (Nguồn: Đào Vĩnh Hợp, Võ Thị Ánh Tuyết, 2016) Khoảng cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, người Hoa đã có mặt đông đúc tại vùng đất thuộc Bình Định, Phú Yên ngày nay. Tại đây, người Hoa đến lập các Minh Hương phố buôn bán nhộn nhịp và tạo lập nhiều công trình kiến trúc có giá trị. Thực chất từ thời kỳ phát triển của cảng thị Nước Mặn trong thế kỷ XVII, người Hoa đã có mặt tại khu vực Bình Định. Tuy nhiên vào đầu thế kỷ XIX, khi Quy Nhơn phát triển thành đô thị thương nghiệp lớn của cả nước dưới triều Nguyễn, đồng thời cũng là trung tâm, thương mại lớn của các tỉnh miền Trung, là đô thị cảng bao gồm thương cảng và quân cảng quan trọng của đất nước, thì dấu ấn của người Hoa ở đây mới đậm nét. Sự xuất hiện và hoạt động kinh tế thương mại của người Hoa tại bến cảng Quy Nhơn đã góp phần làm cho đô thị Quy Nhơn trở thành nơi có hoạt động mậu dịch đối ngoại đặt biệt là buôn bán với Trung Quốc thật năng động ([2], tr. 153). Bấy giờ, tại Quy Nhơn người Hoa đã lập nên rất nhiều hội quán, bao gồm: Hải Nam (Quỳnh Phủ) hội quán, Triều Châu hội quán, Quảng Đông hội quán, Phúc Kiến hội quán và Ngũ bang hội quán. Còn riêng đối với vùng biển Phú Yên, các tàu buồm người Hoa cũng đã cập bến và định cư ở thị xã Tuy Hòa cùng hầu hết các thị trấn, thị tứ và những vùng đông dân cư, đặc biệt là tại các địa phươn ... trường hợp chùa Ông (số 411 Trần Hưng Đạo, TP. Quy Nhơn) và chùa Bà (số 152 Trần Hưng Đạo TP. Quy Nhơn) được xây dựng bởi người Hoa và người Việt để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Còn ở Phú Yên, năm 1943, bà con người Hoa Phú Yên và các địa phương như: Quy Nhơn, Bồng Sơn, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, Ninh Hoà, Vạn Giã, Sài Gòn – Chợ Lớn quyên góp tiền để xây lại chùa Hải Nam và Trường tiểu học Minh Nam của người Hoa (nay là trường tiểu học Lê Quý Đôn, 04, đường Chu Mạnh Trinh, Tp. Tuy Hòa, Phú Yên) 3 ([1], tr. 14). 3 GIAO LƯU VĂN HÓA, HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGƯỜI HOA VEN BIỂN MIỀN TRUNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Theo số liệu công bố chính thức từ cuộc điều tra dân số cuối năm 2009, người Hoa của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ là 19.057 người, chiếm 2,315% tổng số người Hoa của cả nước. Tại các tỉnh, số lượng người Hoa cụ thể như sau: Quảng Nam: 943 người, chiếm 0,115% tổng số người Hoa của cả nước, Quảng Ngãi: 173 người, chiếm 0,021% tổng số người Hoa của cả nước, Bình Định: 651 người, chiếm 0,079% tổng số người Hoa của cả nước, Phú Yên: 482 người, chiếm 0,059% tổng số người Hoa của cả nước ([12], tr. 188 – 192). Tại vùng đất mới miền Trung, các thế hệ người Hoa đã ra sức lao động và góp phần tạo lập nên các di sản kinh tế, văn hóa, xã hội. 3 Trên bức tường ở trường Minh Nam còn lưu lại một bia đá khắc tên 419 hộ ở Phú Yên và các địa phương bạn quyên góp 64.983 đồng để xây dựng lại chùa và trường. 18 SCIENCE AND TECHNOLOGY DEVELOPMENT JOURNAL- SOCIAL SCIENCES & HUMANITIES, VOL 2, ISSUE 4, 2018 Là kết quả của mối quan hệ, giao lưu văn hóa Việt – Hoa, Hoa – Việt trong nhiều thế kỷ, một số người Hoa ở miền Trung đã có hôn nhân hỗn hợp với người Việt. Mặc dù đồng bào Hoa rất yêu mến chữ Hoa và tiếng nói địa phương của mình, tuy nhiên do số lượng cư dân ít và hoạt động cộng cư rải rác nên ngày nay, phần lớn người Hoa miền Trung ít sử dụng thường xuyên ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Tiếng Quảng Đông và các ngôn ngữ khác như tiếng Phúc Kiến, tiếng Triều Châu... không được thông dụng trong đồng bào Hoa ở miền Trung, thậm chí các thế hệ con cháu người Hoa sau này có nhiều người không biết đến chữ Hoa và các ngôn ngữ mẹ đẻ. Rất nhiều người Hoa và hậu duệ của họ đã sử dụng phổ biến ngôn ngữ và chữ viết tiếng Việt, nhiều trường hợp sử dụng song song hai ngôn ngữ Việt và Hoa. Đa số các hội quán, trong tổ chức hội quán, thành phần hội viên đã có sự tham gia của người Việt gốc Hoa, thậm chí có cả người Việt bên cạnh thành phần chủ đạo là người Hoa Văn hóa cộng đồng người Hoa ở các tỉnh miền Trung chính là sự kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa Trung Hoa trên vùng đất Trung Bộ trong quan hệ giao lưu văn hóa Việt và các dân tộc anh em. Ngày nay, phong tục, tập quán trong các gia đình, dòng họ người Hoa không còn thuần yếu tố Hoa, các lễ tết, lễ hội cổ truyền của người Hoa hay vốn có nguồn gốc Trung Hoa đã được người Việt và các dân tộc khác hưởng ứng và trở thành tài sản chung của cộng đồng cư dân, thu hút rất đông người Việt và các du khách nước ngoài tham gia. Tại các cơ sơ tín ngưỡng, tôn giáo Hoa, không chỉ người Hoa mà người Việt cũng đến tham quan, cúng lễ, cầu tài, cầu lộc, cầu con, cầu phước cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc, làm ăn may mắn... Tại đây đã diễn ra rất nhiều hoạt động tín ngưỡng, văn hóa, lễ hội... thu hút rất đông người Hoa, Việt ở trong các tỉnh và khu vực lân cận về tham dự. Các lễ hội của cộng đồng người Hoa đã trở thành lễ hội chung của các tỉnh và cả khu vực duyên hải Nam Trung Bộ. Thông qua ua đó thể hiện sự hòa hợp giữa niềm tin tâm linh vào cuộc sống hàng ngày, thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng không chỉ có ý nghĩa đối với người Hoa mà còn cả với người Việt. Đồng thời, các hoạt động lễ hội còn góp phần tạo nên những nguồn quỹ tương trợ xã hội, tăng cường tình đoàn kết gắn bó cộng đồng và trở thành nét văn hóa chung của dân tộc Việt Nam. Đây chính là điểm tựa tinh thần cho cộng đồng người Hoa miền Trung chung vai góp sức vào sự phát triển phồn thịnh của vùng đất. Hiện nay, các kiến trúc cổ cùng hoạt động tín ngưỡng, lễ hội của người Hoa miền Trung vẫn được bảo tồn, duy trì khá tốt. Đây chính là những nguồn tài nguyên nhân văn quý giá, mang đến cho các tỉnh miền Trung cơ hội phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch bền vững. Sản phẩm du lịch mới độc đáo: du lịch văn hóa, du lịch di sản, du lịch lễ hội... qua các di sản của người Hoa đã và đang thu hút du khách, đem lại doanh thu cao cho ngành du lịch, tạo đà phát triển kinh tế của khu vực, đặc biệt là góp phần tạo cơ hội hội nhập quốc tế cho các tỉnh nói riêng và khu vực miền Trung, Việt Nam nói chung. Vùng đất miền Trung vốn đã trải qua nhiều biến cố, thăng trầm cùng lịch sử dân tộc, do vậy lịch sử cộng đồng người Hoa sinh sống tại đây cũng có nhiều biến thiên. Lịch sử ghi nhận người Hoa đến miền Trung nhiều nhất là trong các thế kỷ XVIII, XIX. Vốn mang đặc trưng của nền văn hoá phương Đông, khi đến các nước Đông Nam Á, cộng đồng người Hoa đã sớm hoà nhập vào khối cộng đồng dân cư bản địa, cùng đồng cam cộng khổ phấn đấu làm giàu cho bản thân, cho cộng đồng và cho đất nước, đồng thời chủ động giao lưu văn hóa, hội nhập và phát triển. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, rất nhiều người Hoa đã sát cánh cùng quân dân Việt Nam đứng lên bảo vệ chủ quyền dân tộc, thống nhất đất nước. Sau ngày giải phóng miền Nam (1975), hoạt động kinh tế – văn hoá của cộng đồng người Hoa ngày càng sôi nổi, nhộn nhịp, phát triển theo chiều hướng đi lên. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, người Hoa, đặc biệt là giới công thương đã khá nhạy cảm với đường lối chính sách kinh tế, vươn lên làm giàu. Những năm qua, họ đã đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng kinh tế của các tỉnh, khu vực. Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, người Hoa có những đóng góp nhất định đối với kinh tế văn hóa, xã hội của nước ta nói chung, trong đó có các tỉnh miền Trung nói riêng. Hiện nay, hoạt động kinh tế, văn hoá của người Hoa rất sôi nổi, nhộn nhịp. Họ vẫn tiếp tục phát triển nhiều ngành nghề khác nhau như trên lĩnh vực kinh tế, thủ công nghiệp, trồng trọt, thương mại, dịch vụ, ngân hàng, phạm vi hoạt động mở rộng ra nhiều tỉnh thành và mang cả tính quốc tế. Hoạt động kinh tế của người Hoa miền Trung nói chung khá phát triển, góp phần thúc TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ: 19 CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, TẬP 2, SỐ 4, 2018 đẩy sản xuất, tạo công ăn việc làm, phục vụ đời sống của cộng đồng, tăng cường mối quan hệ đoàn kết Việt – Hoa, góp phần cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội chung của các tỉnh miền Trung. Người Hoa ở ven biển miền Trung Việt Nam phần lớn có nguồn gốc đến từ các tỉnh miền biển phía Nam và Đông Nam Trung Quốc, đông nhất là từ các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông và Hải Nam. Trong quá trình định cư, chung sống tại miền Trung, người Hoa có mối quan hệ chặt chẽ với các dân tộc ở nước ta, nhất là các dân tộc ở vùng Nam Trung Bộ... Vốn có truyền thống hoạt động kinh tế thương mại, gắn kết sản xuất với kinh doanh, nên các nhà sản xuất người Hoa luôn chú ý tìm kiếm và mở rộng thị trường trong nước cũng như nước ngoài, tận dụng mọi điều kiện quan hệ thị trường quốc tế. Ngày nay, người Hoa miền Trung còn có mối quan hệ chặt chẽ với người Hoa ở nước ngoài, đặc biệt các nước trong khu vực Đông Nam Á và các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Thậm chí, thông qua các hoạt động kinh tế và sự di cư đến các nước theo quan hệ huyết thống, ngày nay người Hoa miền Trung còn có các mối quan hệ thân thiện với bà con người Hoa khắp năm châu như: Mỹ, Úc, Canađa và các nước Tây Âu. Điển hình như trường hợp nhiều người Hoa ở Hội An hiện đang sinh sống và định cư tại Mỹ, Canađa hoặc có thân nhân ở các nước này. Trong các dịp Lễ, Tết, nhiều kiều bào người Hoa đã đóng góp cho các hoạt đọng của hội quán hay trở về nước và họp mặt tại hội quán chúng của các bang – hội quán Trung Hoa. Như vậy, vốn là một bộ phận hết sức quan trọng trong 54 dân tộc anh em ở nước ta, qua các giai đoạn lịch sử định cư và phát triển tại các tỉnh miền Trung Việt Nam, người Hoa đã góp phần chung tay xây dựng đất nước, hợp tác hội nhập và phát triển. 4 KẾT LUẬN Trong suốt quá trình di cư, làm ăn buôn bán, định cư tại các tỉnh ven biển miền Trung, người Hoa đã trải qua bao biến cố lịch sử, lúc thăng, lúc trầm nhưng họ đã có nhiều đóng góp quan trọng trong công cuộc khai phá, xây dựng các tỉnh, thành phố nói riêng và diễn trình lịch sử văn hóa vùng đất nói chung. Quá trình hội nhập, giao lưu văn hoá của cộng đồng người Hoa vốn một xu thế tất yếu, đã diễn ra rất tự nhiên và hoà bình nên các yếu tố đặc sắc vốn có của văn hóa Trung Hoa vẫn được lưu giữ và mang nét độc đáo riêng. Qua đó đã chứng minh cụ thể quá trình người Hoa tụ cư ở ven biển miền Trung và vai trò quan trọng của họ đối với sự ra đời và thịnh đạt của các đô thị thương cảng trong lịch sử Việt Nam thời trung – cận đại. Đặc biệt hơn, các bằng chứng về sự giao lưu văn hóa Việt – Hoa còn thể hiện quá trình giao lưu, hội nhập kinh tế, văn hoá diễn ra sôi động ở miền Trung xưa và nay, tạo nên sự đa dạng cho văn hóa miền Trung và văn hóa Việt Nam. Giao lưu văn hóa, hội nhập và phát triển đã giúp các di dân Trung Hoa giữ gìn bản sắc dân tộc, kiến tạo những thành tựu văn hóa tốt đẹp trên vùng đất mới. đồng thời còn cho thấy những người Hoa tha hương đã dần hội nhập vào đại gia đình các dân tộc Việt Nam, góp phần xây dựng đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban công tác người Hoa thị xã Tuy Hòa – Phân hội nghiên cứu văn hóa dân tộc Hoa tỉnh Phú Yên, 2003, Người Hoa Phú Yên, UBMTTQVN tỉnh Phú Yên. [2] Đỗ Bang, Nguyễn Tấn Hiểu, 2002, Lịch sử thành phố Quy Nhơn, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. [3] Ngô Đức Thịnh, 2012, Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb. Trẻ. [4] Ngô Hữu Thảo, 2006, Tín ngưỡng thánh nhân và tín ngưỡng thần linh trong cộng đồng người Hoa ở Việt Nam (Qua nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh), Đề tài cấp bộ, Viện nghiên cứu tôn giáo. [5] Nguyễn Đình Tư, 2004, Non nước Phú Yên, Nxb. Thanh Niên. [6] Nguyễn Văn Đăng, 2011, “Vài nhận xét về tổ chức cộng đồng người hoa ở Nam Trung Bộ (các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên)”, Tạp chí Khoa học trường Đại học Huế, Số 66. [7] Nguyễn Văn Đăng, Trần Thị Thu Hương, 2011, “Bước đầu tìm hiểu về phố cảng Thu Xà ở Quảng Ngãi (từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX)”, Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, số 10, tr. 32. [8] Phan Khoang, 1969, Việt sử: Xứ Đàng Trong 1558 – 1777, Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn. [9] Trần Lâm Biền, 1998, “Giao lưu mỹ thuật Hoa – Việt”, Bước đầu tìm hiểu sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt – Hoa trong lịch sử. Nxb. Thế Giới, Hà Nội, tr.152. [10] Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di tích Hội An, 2008, Lễ lệ lễ hội Hội An, Hội An. [11] Võ Văn Hoàng, 2006, “Tìm hiểu chi tiết “mắt cửa” trong trang trí kiến trúc ở khu phố cổ Hội An”, Giá trị và tính đa dạng của Folklore Châu Á trong quá trình hội nhập, Nxb. Thế giới, Hà Nội. [12] Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương, (2010), trang 188 – 192. 20 SCIENCE AND TECHNOLOGY DEVELOPMENT JOURNAL- SOCIAL SCIENCES & HUMANITIES, VOL 2, ISSUE 4, 2018 Võ Thị Ánh Tuyết, Thạc sĩ Khảo cổ học (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG-HCM) năm 2011. Cử nhân Khảo cổ học (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG-HCM) năm 2007. Nghiên cứu sinh Khảo cổ học (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG-HCM) khóa 2016-2019. Tham gia giảng dạy tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG-HCM từ năm 2007. Lĩnh vực nghiên cứu: “Khảo cổ học Lịch sử, kiến trúc cổ của người Hoa”. Đào Vĩnh Hợp, Thạc sĩ Khảo cổ học (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG-HCM) năm 2011. Cử nhân Khảo cổ học (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG-HCM) năm 2007. Cử nhân Anh văn (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG-HCM) năm 2013. Nghiên cứu sinh Lịch sử Việt Nam (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG-HCM) khóa 2012. Tham gia giảng dạy tại Trường ĐH Sài Gòn từ năm 2014. Lĩnh vực nghiên cứu: “Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, Lịch sử người Hoa ở Việt Nam và Đông Nam Á”. Cultural exchanges, intergration and developmet of the chinese community in central coastal provinces Dao Vinh Hop1, Vo Thi Anh Tuyet2,* 1Sai Gon University 2University of Social Sciences and Humanities, VNUHCM *Corresponding author: vothianhtuyet@hcmussh.edu.vn Received: Dec 15th 2017; Accepted: Feb 6th 2018; Published: Dec 31st 2018. Abstract—In the circumstance of the Chinesse emigrants going abroad to seek shelter and find new lands, especially southeast Asia, Dang Trong of Dai Viet kingdom has gradually become a point of arrival which attracts them strongly. Depending on geographic position of contigous sea and advantage of Dang Trong context at home and abroad, Chinese merchants and emigrants have come to the central coastal parts (especially in Quang Nam, Quang Ngai, Binh Dinh, and Phu Yen). Having settled in southeast Asia region as well as in the central part of Vietnam, Chinese emigrants have preseved their traditional culture to gain achievements in this land region. Besides, they have actively integrated into native communities, exchanging culture for prosperity and development. This paper indicates cultural exchanges, integration and development of the Hoa in the central coastal provinces in history and present, which asserts their contributions in the fields of culture, economy and society to build Vietnam nation, notably in the age of present international integration. Index Terms—the Hoa, the central coastal provinces, exchanges, integration, development.
File đính kèm:
- cong_dong_nguoi_hoa_ven_bien_mien_trung_trong_giao_luu_van_h.pdf