Chuyển đổi số các hoạt động khâu sau trong công nghiệp dầu khí

Mặc dù hiểu rõ tiềm năng của chuyển đổi số nhưng các doanh nghiệp dầu khí trên thế giới thường phải đối mặt với nhiều thách thức

khi khởi động và triển khai các dự án số hóa trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh cốt lõi. Do tốc độ đổi mới công nghệ nhanh chóng và mức

độ phức tạp của hoạt động khâu sau (downstream), các doanh nghiệp lọc hóa dầu cần áp dụng các phương pháp tiếp cận có hệ thống mới

có thể khai thác được toàn bộ giá trị tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại. Strategy& - 1 trong 6 công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế

giới theo xếp hạng của Vault năm 2019 và 2020 - đã đưa ra mô hình chuyển đổi số cho các doanh nghiệp khâu sau bao gồm 3 nội dung

sau: Ưu tiên chuyển đổi số những chức năng và hoạt động đem lại giá trị tối đa; xây dựng năng lực nền tảng; áp dụng cách triển khai linh

hoạt. Mô hình này nếu thực hiện thành công sẽ đem lại sự chuyển đổi căn bản lấy công nghệ làm động lực - điểm mấu chốt để cải thiện

hiệu quả của các doanh nghiệp dầu khí.

Chuyển đổi số các hoạt động khâu sau trong công nghiệp dầu khí trang 1

Trang 1

Chuyển đổi số các hoạt động khâu sau trong công nghiệp dầu khí trang 2

Trang 2

Chuyển đổi số các hoạt động khâu sau trong công nghiệp dầu khí trang 3

Trang 3

Chuyển đổi số các hoạt động khâu sau trong công nghiệp dầu khí trang 4

Trang 4

Chuyển đổi số các hoạt động khâu sau trong công nghiệp dầu khí trang 5

Trang 5

Chuyển đổi số các hoạt động khâu sau trong công nghiệp dầu khí trang 6

Trang 6

pdf 6 trang viethung 9260
Bạn đang xem tài liệu "Chuyển đổi số các hoạt động khâu sau trong công nghiệp dầu khí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyển đổi số các hoạt động khâu sau trong công nghiệp dầu khí

Chuyển đổi số các hoạt động khâu sau trong công nghiệp dầu khí
65DẦU KHÍ - SỐ 12/2020 
PETROVIETNAM
CHUYỂN ĐỔI SỐ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÂU SAU 
TRONG CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ
TẠP CHÍ DẦU KHÍ
Số 12 - 2020, trang 65 - 70
ISSN 2615-9902
Reinhard Geissbauer1, Anil Pandey2, Jean Salamat2, Nguyễn Thị Lan Oanh3
1PwC Strategy& based in Munich, Germany
2Strategy& Middle East
3Viện Dầu khí Việt Nam
Email: reinhard.geissbauer@strategyand.de.pwc.com 
https://doi.org/10.47800/PVJ.2020.12-08
Tóm tắt
Mặc dù hiểu rõ tiềm năng của chuyển đổi số nhưng các doanh nghiệp dầu khí trên thế giới thường phải đối mặt với nhiều thách thức 
khi khởi động và triển khai các dự án số hóa trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh cốt lõi. Do tốc độ đổi mới công nghệ nhanh chóng và mức 
độ phức tạp của hoạt động khâu sau (downstream), các doanh nghiệp lọc hóa dầu cần áp dụng các phương pháp tiếp cận có hệ thống mới 
có thể khai thác được toàn bộ giá trị tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại. Strategy& - 1 trong 6 công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế 
giới theo xếp hạng của Vault năm 2019 và 2020 - đã đưa ra mô hình chuyển đổi số cho các doanh nghiệp khâu sau bao gồm 3 nội dung 
sau: Ưu tiên chuyển đổi số những chức năng và hoạt động đem lại giá trị tối đa; xây dựng năng lực nền tảng; áp dụng cách triển khai linh 
hoạt. Mô hình này nếu thực hiện thành công sẽ đem lại sự chuyển đổi căn bản lấy công nghệ làm động lực - điểm mấu chốt để cải thiện 
hiệu quả của các doanh nghiệp dầu khí. 
Từ khóa: Chuyển đổi số, khâu sau, công nghệ, trưởng thành kỹ thuật số, tiếp cận linh hoạt.
1. Cách tiếp cận đúng để số hóa: Mục tiêu sản xuất 
kinh doanh là mục tiêu ưu tiên hàng đầu 
Công nghệ luôn được áp dụng để cải thiện hiệu quả 
hoạt động khâu sau, gồm cả lọc dầu và hóa dầu. Nhiều 
cách tiếp cận sáng tạo đã được phát triển để mô hình hóa 
và quản lý các quy trình phức tạp, minh giải dữ liệu để 
thấu hiểu vấn đề, từ đó cải thiện hiệu suất. Việc chuyển 
đổi sang kỹ thuật số mang lại tiềm năng lớn hơn, đặc biệt 
là khi nhiều doanh nghiệp thúc đẩy chiến lược mở rộng 
thị phần khâu sau, nhất là hóa dầu, trong chuỗi giá trị dầu 
khí. Số hóa không chỉ là cơ hội mà còn là yêu cầu cấp thiết 
đối với các doanh nghiệp dầu khí (Hình 1). Strategy& đánh 
giá việc số hóa các hoạt động khâu sau sẽ mang lại những 
lợi ích sau:
- Chi phí vận hành: giảm từ 12 - 20%;
- Thông lượng: cải thiện từ 6% lên 12%;
- Số lần dừng máy không có kế hoạch: giảm từ 15 - 
25%;
- Hiệu suất của các nhà máy: tăng từ 8% lên 12%.
- Hiệu quả An toàn - sức khỏe - môi trường (HSSE) và 
năng suất lao động được cải thiện.
Từ kết quả khảo sát 1155 cơ sở sản xuất tại 26 quốc 
gia và phỏng vấn giám đốc điều hành cấp cao tại các công 
ty dầu khí quốc gia và quốc tế, Strategy& cho biết, các tổ 
chức thường phải đối mặt với các thách thức chung khi 
thực hiện chuyển đổi số.
Đầu tiên là chiến lược. Để thực hiện được chuyển đổi 
kỹ thuật số trong toàn tổ chức, điều quan trọng là cần có 
tầm nhìn rõ ràng, hiểu rõ các khó khăn hiện tại để xác định 
cụ thể hoạt động cần áp dụng ngay các giải pháp công 
nghệ. Trên thực tế, có doanh nghiệp vội vàng quyết định 
đầu tư vào các dịch vụ kỹ thuật số mới nhất chỉ vì được 
các công ty công nghệ liên tục chào mời các giải pháp ấn 
tượng và các công nghệ mới nổi để cải tiến hoạt động và 
chuyển đổi mô hình kinh doanh. Tuy nhiên, cách tiếp cận 
này không đem lại giá trị lâu dài do không xuất phát từ 
nhu cầu sản xuất kinh doanh cốt yếu của doanh nghiệp.
Thách thức thứ hai là về tổ chức với sự phụ thuộc 
quá mức vào phương pháp quản lý dự án phân tầng kiểu 
Ngày nhận bài: 19/8/2020. Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 19/8 - 12/9/2020. 
Ngày bài báo được duyệt đăng: 15/12/2020.
66 DẦU KHÍ - SỐ 12/2020 
CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ
truyền thống chậm chạp thay vì các phương pháp tiếp 
cận linh hoạt, khuyến khích sự hợp tác và thúc đẩy tiến độ 
thực hiện. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong điều 
hành và quản lý dữ liệu, thiếu các tiêu chuẩn để nắm bắt, 
trích xuất, làm sạch và trực quan hóa dữ liệu để đem lại 
tri thức và hiểu biết hữu ích. 
Ngoài ra, các thách thức khác như rào cản văn hóa, 
rủi ro an ninh mạng cũng là yếu tố cản trở sự phát triển 
tư duy và khả năng thích ứng để sử dụng công nghệ mới 
hiệu quả và an toàn.
Các doanh nghiệp đều hiểu khái niệm công nghệ kỹ 
thuật số mới, nhưng quan trọng hơn, cần xác định mục 
tiêu và cách thức thực hiện (“tại sao” và “làm như thế 
nào”) trước khi đưa ra quyết định đầu tư cho bất kỳ dự án 
chuyển đổi số nào. Doanh nghiệp cần xác định được các 
thách thức trước khi bước vào quá trình chuyển đổi số nếu 
không muốn lãng phí thời gian và tiền bạc khi đầu tư vào 
các công nghệ hấp dẫn nhưng không phù hợp với nhu 
cầu, thậm chí có thể khiến họ bỏ lỡ các công nghệ phù 
hợp hơn trong tương lai. So với các ngành khác, mức độ 
số hóa trong hoạt động khâu sau của ngành dầu khí chưa 
trưởng thành bằng vì gặp nhiều khó khăn trong việc thực 
hiện chuyển đổi.
2. Mô hình chuyển đổi số cho khâu sau 
Dựa trên kinh nghiệm làm việc với các doanh nghiệp 
dầu khí, Strategy& cho rằng quá trình số hóa đòi hỏi mô 
hình mới, bao gồm 3 nội dung: i) ưu tiên kinh doanh, ii) 
năng lực nền tảng và iii) tiếp cận linh hoạt (Hình 2).
2.1. Gắn dự án chuyển đổi số với các lĩnh vực hoạt động 
ưu tiên
Nội dung đầu tiên trong khung chuyển đổi số của 
các doanh nghiệp dầu khí khâu sau là tập trung ưu tiên 
các hoạt động chính, theo kết quả khảo sát của Strategy& 
Digital Champions về các nhà điều hành. Các hoạt động 
sản xuất kinh doanh có tiềm năng tạo ra giá trị lớn nhất 
cần được lựa chọn, trong đó ưu tiên chính là tối ưu hoạt 
động vận hành và bảo trì. Đối với doanh nghiệp dầu khí 
khâu sau, cải thiện được hoạt động sản xuất kinh doanh là 
thành công quan trọng. Việc sử dụng tốt hơn các nguồn 
lực kỹ thuật và bảo trì có thể đảm bảo giám sát công 
việc và tăng năng suất làm việc của nhân viên. Thiết bị di 
động/cầm tay, “bản sao số” (cơ sở ảo có thể mô hình hóa 
tác động của việc thay đổi các thông số đ ...  Excellence
- Phân tích dữ liệu dự báo 
với thông tin phù hợp 
đưa lên các thiết bị 
thông minh
- Mô phỏng đào tạo/bảo trì 
bằng cách sử dụng bản sao số
- Sử dụng trí tuệ nhân tạo 
và phân tích dữ liệu 
để quản lý lưu kho 
vật liệu gửi đi 
- Kết nối nhà máy 
với khách hàng
Tính di động
Công nghệ thực tế ảo/
tăng cường
Robot hợp tác Thiết bị bay không người lái Trí tuệ nhân tạo
Bl
oc
kc
ha
in
Đi
ện
 to
án
 đá
m
 m
ây
In
 3D
Phân tích dữ liệu Nền tảng kết nối vạn vật
M
ô h
ìn
h 3
D/
bả
n s
ao
 số
67DẦU KHÍ - SỐ 12/2020 
PETROVIETNAM
bảo trì dự báo và bảo trì chỉ định sẽ đem lại hiệu quả 
lâu dài.
Vấn đề ưu tiên nữa là thực hiện kết nối kỹ thuật số cho 
toàn bộ chuỗi cung ứng để tạo ra mối quan hệ chặt chẽ 
hơn giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp và khách 
hàng. Việc liên kết được toàn bộ mạng lưới từ đầu đến 
cuối, từ bên cung cấp nguyên liệu thô đến khách hàng, 
giúp tăng đáng kể hiệu quả kinh tế nhờ giảm hàng tồn 
kho, đưa đến cho khách hàng thông tin sản phẩm/dịch 
vụ kịp thời hơn, minh bạch hơn. Các giải pháp kỹ thuật 
số giúp việc quản lý hóa đơn, đơn đặt hàng, danh mục 
hàng hóa và nhà cung cấp chính xác hơn. AI sẽ cải thiện 
hiệu quả quản lý hàng tồn kho thông qua tích hợp toàn 
bộ hệ thống nhà kho để quá trình làm việc thông suốt, 
phân tích dữ liệu theo thời gian thực, theo dõi vết nguyên 
vật liệu vào ra thông qua mã vạch và gắn thẻ nhận dạng 
tần số vô tuyến. 
Ưu tiên cuối cùng là HSSE thông minh và phòng 
chống cháy nổ. Đối với doanh nghiệp dầu khí khâu sau, 
chuyển đổi số cơ bản cho HSSE bao gồm các giải pháp từ 
hệ thống ứng phó khẩn cấp được kết nối đến việc triển 
khai giấy phép điện tử và số hóa các loại báo cáo sự cố và 
sức khỏe nghề nghiệp. Một số ứng dụng nâng cao, như 
thu thập dữ liệu tài sản kỹ thuật số 3D thông qua thiết bị 
bay không người lái, sử dụng công nghệ thực tế ảo hoặc 
thực tế tăng cường để đào tạo và giám sát thực tế đã 
được các doanh nghiệp dầu khí áp dụng rộng rãi. Trong 
tương lai xa hơn, việc xây dựng bản sao số cho cơ sở hạ 
tầng vận hành sẽ làm giảm các tiếp xúc vật lý của người 
lao động với môi trường có hại.
2.2. Xây dựng các năng lực nền tảng
Việc xây dựng các khả năng cần thiết để thực hiện 
chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số sẽ giúp tổ chức sẵn sàng 
cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Doanh nghiệp cần 
cải tiến cấu trúc và nền tảng công nghệ để tích hợp được 
các công nghệ và ứng dụng mới hơn. Công nghệ mới có 
thể sẽ thay thế hoàn toàn các quy trình và hệ thống cũ; 
hoặc có thể sẽ chạy trên phần cứng hiện có, giúp các tác 
vụ triển khai nhanh hơn. Ví dụ, phân xưởng cracking xúc 
tác và phân xưởng chưng cất dầu thô có thể được kết nối 
liền mạch, được giám sát và can thiệp khi cần thiết thông 
qua phòng điều khiển các quy trình tự động.
Song song với công nghệ là trang bị cho nhân viên 
kỹ năng phù hợp thông qua các chương trình đào tạo tập 
trung về kỹ thuật số. Nhiều nhân viên đang quen với cách 
làm việc cũ và gặp khó khăn khi tiếp xúc với công nghệ 
mới. Để vượt qua rào cản này, doanh nghiệp phải nỗ lực 
để xây dựng văn hóa kỹ thuật số và tạo điều kiện cho các 
cách thức làm việc mới, khuyến khích tạo ra động lực giúp 
nhân viên thay đổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, 
doanh nghiệp cần xóa bỏ hệ thống làm việc cũ, cho thấy 
việc áp dụng công nghệ mới không còn là lựa chọn mà là 
giải pháp duy nhất. 
Hình 2. Mô hình chuyển đổi số cho hoạt động dầu khí khâu sau
Công nghệ thực tế ảo/tăng cường Robot hợp tác Thiết bị bay không người lái Trí tuệ nhân tạo
Bl
oc
kc
ha
in
Đi
ện
 to
án
 đá
m
 m
ây
In
 3D
Nền tảng kết nối vạn vật
Ưu tiên sản xuất kinh doanh
Chuyển đổi số
thành công
1
a
a
Năng lực nền tảng
Cách tiếp cận linh hoạt
2
3
Hoạt động 
và bảo trì xuất sắc
b Kết nối chuỗi 
cung ứng
c HSSE thông minh
và các dịch vụ
phòng chống
cháy nổ 
a Kiến trúc công nghệ b Tài năng và văn hóa
kỹ thuật số
c Phân tích và 
quản trị dữ liệu
Đánh giá mức độ 
hoàn thành kỹ thuật số
b
c
d
Đặt kỳ vọng
e Triển khai các giải pháp 
trên toàn doanh nghiệp
Linh hoạt
Lựa chọn các ứng dụng kỹ thuật số
Triển khai thí điểm/
chứng minh khái niệm 
M
ô h
ình
 3D
bả
n s
ao
 số
Tính di độngPhân tích dữ liệu
68 DẦU KHÍ - SỐ 12/2020 
CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ
Dữ liệu và phân tích dữ liệu là yếu tố quan trọng 
nhất để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp từ các giải pháp 
kỹ thuật số. Doanh nghiệp sẽ cần các chuyên gia về khoa 
học dữ liệu để thu được tối đa thông tin chi tiết từ lượng 
lớn dữ liệu hiện có và dữ liệu mới. Thiết lập quan hệ đối 
tác và liên minh, như với các nhà sản xuất thiết bị gốc, sẽ 
giúp doanh nghiệp kết hợp các giải pháp tiên tiến nhanh 
chóng hơn. Tất cả cần đi kèm với mô hình quản lý và quản 
trị dữ liệu giúp thông tin có thể truy cập được bởi đúng 
người, vào đúng thời điểm và đảm bảo an ninh mạng để 
bảo vệ các hoạt động và tài sản quan trọng.
2.3. Áp dụng phương pháp tiếp cận linh hoạt để triển 
khai
Cách tiếp cận linh hoạt để chuyển đổi số bao gồm 5 
bước (Hình 3), thay thế cách tiếp cận truyền thống thông 
qua triển khai công nghệ (thường khá chậm, các chương 
trình quy mô lớn thường mất nhiều năm mới hoàn thành).
Bước 1. Đánh giá mức độ trưởng thành kỹ thuật số 
của các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đã chọn và phát triển 
tầm nhìn để thay đổi
Trước tiên, cần phải xác định được mức độ trưởng 
Hình 3. Năm bước chuyển đổi số
Hình 4. Mức độ trưởng thành kỹ thuật số cho các quy trình khâu sau
1.
Đánh giá mức độ 
trưởng thành kỹ thuật số
của các lĩnh vực sản xuất 
kinh doanh đã chọn
và phát triển tầm nhìn
để thay đổi
2.
Đặt ra kỳ vọng 
bằng cách đối sánh 
chuẩn với các 
công ty hàng đầu 
về kỹ thuật số 
3.
Lựa chọn các ứng dụng 
kỹ thuật số cho những 
lĩnh vực sản xuất 
kinh doanh đã sẵn sàng
4.
Thực hiện thông qua
các thí điểm kỹ thuật số/ 
kiểm chứng khái niệm
5.
Triển khai các giải pháp 
trên quy mô toàn doanh 
nghiệp
Vận hành và 
bảo trì xuất sắc
Kết nối chuỗi 
cung ứng 
HSSE và phòng chống 
cháy nổ
Mức độ trưởng thành kỹ thuật số cho các quy trình khau sau
- Tối ưu hóa phân mảnh 
các hoạt động trong 
một tài sản duy nhất 
- Kiểm định thiết bị
- Tối ưu hóa hoạt động
của tài sản tối thiểu
- Giám sát thời gian thực
được phân mảnh 
- Tối ưu hóa hoạt động
của nhiều tài sản 
- Giám sát tài sản 
theo thời gian thực
- Tối ưu hóa mạng lưới 
hoạt động
- Bảo trì dự báo và bảo trì
chỉ định cho toàn bộ tài sản
Các tháp chức năng 
trong chuỗi cung ứng
Tích hợp chuỗi cung ứng
nội bộ, theo dõi vết, 
khả năng hiện thị (visibility)
và lập kế hoạch
Tích hợp chuỗi cung ứng
đầu - cuối; có khả năng 
hiển thị với các nhà 
cung cấp và khách hàng
Lập kế hoạch đầu - cuối theo 
thời gian thực; có khả năng hiển thị
và tích hợp hoàn toàn dựa trên 
cảm biến
Sử dụng tích hợp 
các cảm biến với phân tích 
trực tuyến và ứng phó 
Sử dụng phân mảnh 
cảm biến và phân tích 
ngoại tuyến
Phân tích dự báo và
phản hồi; và ứng phó 
bán tự động 
Tích hợp ứng phó khẩn cấp
với đối tác, sử dụng robot hợp tác/
AI để giải quyết vấn đề 
Làm quen kỹ thuật số Tích hợp chiều dọc Cộng tác chiều ngang Hàng đầu về kỹ thuật số
69DẦU KHÍ - SỐ 12/2020 
PETROVIETNAM
thành kỹ thuật số của doanh nghiệp (“Thang đo mức độ 
trưởng thành kỹ thuật số”). Đối với mỗi hoạt động ưu tiên 
đã lựa chọn, doanh nghiệp cần xác định cụ thể lĩnh vực 
dẫn đầu, lĩnh vực chỉ nên ngang hàng với đối thủ cạnh 
tranh và lĩnh vực cần giảm thiểu hoặc hoàn toàn chấm dứt 
đầu tư. Bằng việc xác định mức độ trưởng thành cho từng 
lĩnh vực ưu tiên, doanh nghiệp có thể bắt đầu đưa ra định 
hướng/tầm nhìn để thay đổi (Hình 4).
Độ trưởng thành kỹ thuật số của một tổ chức có thể 
được đánh giá theo 4 mức từ thấp đến cao như sau:
 + Làm quen với kỹ thuật số: Doanh nghiệp có sẵn 
một số công nghệ và ứng dụng kỹ thuật số biệt lập, nhưng 
chỉ giới hạn ở một số chức năng hoặc phòng ban riêng lẻ.
 + Tích hợp chiều dọc: Doanh nghiệp đã tích hợp một 
số chức năng nội bộ (như bán hàng, sản xuất, tìm kiếm 
nguồn cung ứng) hoặc kỹ thuật cho phép cộng tác chặt 
chẽ hơn.
 + Cộng tác chiều ngang: Doanh nghiệp đã số hóa 
hầu hết các hoạt động nội bộ và thực hiện các bước để 
kết nối kỹ thuật số với các đối tác và khách hàng quan 
trọng bên ngoài, sử dụng các nền tảng tích hợp để trao 
đổi thông tin và cộng tác.
 + Hàng đầu về kỹ thuật số: Doanh nghiệp có vị trí 
chiến lược rõ ràng trên thị trường với các ứng dụng được 
thiết kế riêng dành cho khách hàng, được cung cấp thông 
qua các tương tác kỹ thuật số đa cấp.
Bước 2. Đặt kỳ vọng bằng cách đối sánh với doanh 
nghiệp hàng đầu về kỹ thuật số
Để đặt ra kỳ vọng cho công việc kinh doanh, đội ngũ 
quản lý phải hiểu được cách thức các doanh nghiệp hàng 
đầu về kỹ thuật số kết hợp công nghệ mới; có thể học hỏi 
từ doanh nghiệp ở các thị trường khác, giảm bớt gánh 
nặng phải triển khai từ đầu. 
Bước 3. Lựa chọn các ứng dụng kỹ thuật số cho những 
lĩnh vực kinh doanh đã sẵn sàng
Khi xác định được mục tiêu và đặt ra các kỳ vọng liên 
quan đến số hóa, cần thu hẹp phạm vi lựa chọn dựa vào 
mức độ sẵn sàng và trưởng thành kỹ thuật số của các lĩnh 
vực kinh doanh cũng như tính sẵn có của nhà cung cấp/
giải pháp kỹ thuật số trên thị trường. 
Để hiểu rõ giá trị mà số hóa sẽ đem lại và xác định 
mức độ sẵn sàng của mô hình kinh doanh đã có đối với 
các công nghệ được lựa chọn, doanh nghiệp cần xây 
dựng tình huống giả định với mục tiêu và lợi nhuận dự 
kiến rõ ràng cho bất kỳ công cụ hoặc ứng dụng nào định 
đầu tư. Quyết định đầu tư số hóa vào 1 lĩnh vực cụ thể phụ 
thuộc rất nhiều vào kết quả nghiên cứu ban đầu. Ngoài ra, 
việc lựa chọn giải pháp cụ thể còn phụ thuộc vào mức độ 
trưởng thành của các yếu tố bổ trợ như: dữ liệu, kiến trúc 
công nghệ và văn hóa.
Bước 4. Triển khai thông qua thử nghiệm kiểm chứng 
khái niệm kỹ thuật số 
Bất kỳ giải pháp/ứng dụng nào cũng cần thử 
nghiệm kiểm chứng và triển khai thí điểm để kiểm tra 
công nghệ trước khi mở rộng quy mô. Số hóa ngày nay 
khác với các sáng kiến công nghệ thông tin trong quá 
khứ, khi các doanh nghiệp có thể dành nhiều năm và 
hàng chục triệu USD để thực hiện hệ thống hoạch định 
nguồn lực doanh nghiệp cho toàn bộ tổ chức. Ngày nay, 
công nghệ thay đổi rất nhanh, đòi hỏi quá trình thực 
hiện phải linh hoạt. 
Ví dụ, doanh nghiệp có thể khởi động dự án thử 
nghiệm số hóa 1 quy trình tại 1 địa điểm thị trường cụ 
thể. Việc triển khai sang các lĩnh vực và thị trường khác sẽ 
được quyết định căn cứ vào bài học kinh nghiệm và kết 
quả đạt được. Doanh nghiệp có thể phải thực hiện những 
điều chỉnh cần thiết, hoặc thậm chí kết thúc triển khai để 
bắt đầu lại với công nghệ hoặc ứng dụng khác.
Bước 5. Mở rộng quy mô triển khai
Khi đã hoàn thành và đánh giá hiệu suất của các thử 
nghiệm kỹ thuật số ban đầu, doanh nghiệp cần lên kế 
hoạch thực hiện có phương pháp trong toàn bộ tổ chức 
và giới thiệu những thành công đã đạt được ban đầu. Áp 
dụng trên quy mô lớn các giải pháp đã thành công sẽ đem 
lại lợi ích tối đa của chuyển đổi số. Đồng thời, việc triển 
khai liên tục các giải pháp và công nghệ mới sẽ gửi đi 
thông điệp ngầm rằng văn hóa của tổ chức đang thay đổi. 
Đội ngũ lãnh đạo cần đồng thuận và cam kết mạnh mẽ để 
thay đổi và đảm bảo quá trình chuyển đổi số đang diễn ra 
là ưu tiên của doanh nghiệp. 
3. Kết luận
Những cải tiến mới nhất trong quá trình số hóa 
mang lại cơ hội đáng kể để thay đổi quy trình quản 
lý và vận hành các cơ sở dầu khí khâu sau. Tuy nhiên, 
nhiều đội ngũ quản lý chưa thích nghi được bởi hàng 
loạt công nghệ mới, cũng như tốc độ phát triển và sự 
phức tạp trong việc áp dụng những công nghệ đó trong 
các doanh nghiệp lớn. Để hiểu rõ các lựa chọn, doanh 
nghiệp cần thực hiện phương pháp tiếp cận công nghệ 
để ưu tiên các mục tiêu sản xuất kinh doanh thay vì tiếp 
cận sản xuất kinh doanh từ việc ưu tiên các ứng dụng 
70 DẦU KHÍ - SỐ 12/2020 
CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ
công nghệ. Bằng cách áp dụng mô hình chuyển đổi số 
gồm 3 nội dung được giới thiệu, các nhà lãnh đạo quản 
lý doanh nghiệp khâu sau có thể điều chỉnh tổ chức để 
đạt được hiệu suất tốt hơn hiện nay đồng thời định vị 
doanh nghiệp, sẵn sàng tận dụng các công nghệ mới sẽ 
xuất hiện trong tương lai.
Tài liệu tham khảo
[1] Reinhard Geissbauer, Anil Pandey, Jean Salamat, 
Ivan Gallo, Devesh Katiyar, and Siavash Rahimi, “Digitizing 
downstream oil and gas operations: A framework for 
capturing value”, PwC, 2019. [Online]. Available: https://
www.strategyand.pwc.com/m1/en/reports/2019/
digitizing-downstream-oil-and-gas-operations.pdf.
Summary
Oil and gas companies worldwide understand the potential of digitisation for their downstream operations. Yet they often face 
challenges in launching and executing digitisation projects in their core businesses. Given the fast pace of technological innovation and 
the complexity of a downstream business, refiners and petrochemicals players can capture the full value of digitisation only if they apply a 
structured, systematic approach. Strategy& - 1 of 6 leading strategic consulting firms in the world according to Vault’s ranking in 2019 and 
2020 - proposes a digitisation approach for downstream companies which consists of three specific areas: to prioritise digitisation efforts by 
linking them to the functions with the maximum value, to build foundational capabilities, and to apply a more agile approach. This approach 
if successfully applied will lead to a technology-driven transformation - the key to improve the efficiency of oil and gas businesses. 
Key words: Digitisation, downstream, technology, digitally mature, agile approach.
DIGITISING DOWNSTREAM OIL AND GAS OPERATIONS
Reinhard Geissbauer1, Anil Pandey2, Jean Salamat2, Nguyen Thi Lan Oanh3
1PwC Strategy& based in Munich, Germany
2Strategy& Middle East
3Vietnam Petroleum Institute
Email: reinhard.geissbauer@strategyand.de.pwc.com 

File đính kèm:

  • pdfchuyen_doi_so_cac_hoat_dong_khau_sau_trong_cong_nghiep_dau_k.pdf