Chiến lược phát triển của ENI đến năm 2050

Chiến lược của các công ty dầu khí thế giới đang hướng tới chuyển đổi dần từ công ty dầu khí sang công ty năng lượng và tập trung

phát triển năng lượng xanh vì một thế giới sạch. Bài báo giới thiệu chiến lược phát triển của Eni (Italy) đến năm 2050 và kế hoạch thực

hiện giai đoạn 2020 - 2023. Trong chiến lược của mình, Eni đã đưa ra tham vọng trở thành công ty “không carbon” vào năm 2050. Các

mục tiêu và kế hoạch triển khai đã được Eni đưa ra, bao gồm: (i) Tập trung vào lĩnh vực khai thác khí đối với hoạt động năng lượng truyền

thống; (ii) Duy trì có giới hạn số lượng các nhà máy lọc dầu truyền thống và tăng cường tối ưu hóa hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả của

những nhà máy này; (iii) Chuyển đổi dần các nhà máy lọc dầu truyền thống thành các nhà máy lọc dầu sinh học; (iv) Tập trung sản xuất

các sản phẩm đặc trưng và tăng cường hoạt động tái chế các nguồn thải; (v) Đa dạng hóa, mở rộng chuỗi giá trị sản phẩm và tăng cường

lĩnh vực cung cấp dịch vụ.

Chiến lược phát triển của Eni có thể là mô hình tham khảo tốt cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khi xây dựng chiến lược phát triển trong

bối cảnh bức tranh năng lượng toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng

Chiến lược phát triển của ENI đến năm 2050 trang 1

Trang 1

Chiến lược phát triển của ENI đến năm 2050 trang 2

Trang 2

Chiến lược phát triển của ENI đến năm 2050 trang 3

Trang 3

Chiến lược phát triển của ENI đến năm 2050 trang 4

Trang 4

Chiến lược phát triển của ENI đến năm 2050 trang 5

Trang 5

Chiến lược phát triển của ENI đến năm 2050 trang 6

Trang 6

Chiến lược phát triển của ENI đến năm 2050 trang 7

Trang 7

Chiến lược phát triển của ENI đến năm 2050 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 10880
Bạn đang xem tài liệu "Chiến lược phát triển của ENI đến năm 2050", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chiến lược phát triển của ENI đến năm 2050

Chiến lược phát triển của ENI đến năm 2050
25DẦU KHÍ - SỐ 7/2020 
PETROVIETNAM
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA ENI ĐẾN NĂM 2050 
TẠP CHÍ DẦU KHÍ
Số 7 - 2020, trang 25 - 32
ISSN 2615-9902
Trương Như Tùng, Nguyễn Hữu Lương, Hoàng Thị Đào
Viện Dầu khí Việt Nam
Email: tungtn@vpi.pvn.vn
Tóm tắt
Chiến lược của các công ty dầu khí thế giới đang hướng tới chuyển đổi dần từ công ty dầu khí sang công ty năng lượng và tập trung 
phát triển năng lượng xanh vì một thế giới sạch. Bài báo giới thiệu chiến lược phát triển của Eni (Italy) đến năm 2050 và kế hoạch thực 
hiện giai đoạn 2020 - 2023. Trong chiến lược của mình, Eni đã đưa ra tham vọng trở thành công ty “không carbon” vào năm 2050. Các 
mục tiêu và kế hoạch triển khai đã được Eni đưa ra, bao gồm: (i) Tập trung vào lĩnh vực khai thác khí đối với hoạt động năng lượng truyền 
thống; (ii) Duy trì có giới hạn số lượng các nhà máy lọc dầu truyền thống và tăng cường tối ưu hóa hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả của 
những nhà máy này; (iii) Chuyển đổi dần các nhà máy lọc dầu truyền thống thành các nhà máy lọc dầu sinh học; (iv) Tập trung sản xuất 
các sản phẩm đặc trưng và tăng cường hoạt động tái chế các nguồn thải; (v) Đa dạng hóa, mở rộng chuỗi giá trị sản phẩm và tăng cường 
lĩnh vực cung cấp dịch vụ. 
Chiến lược phát triển của Eni có thể là mô hình tham khảo tốt cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khi xây dựng chiến lược phát triển trong 
bối cảnh bức tranh năng lượng toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng.
Từ khóa: Chiến lược, thượng nguồn, hạ nguồn, Eni, không carbon. 
1. Giới thiệu 
Eni là công ty năng lượng tích hợp chiều dọc (an inter-
grated energy company) từ thăm dò, phát triển khai thác, 
vận chuyển, lọc hóa dầu, sản xuất điện và phân phối sản 
phẩm lọc hóa dầu, phân phối điện. Việc tích hợp chiều dọc 
cho phép Eni tạo ra sức mạnh tổng hợp trong hoạt động 
và tối ưu chi phí, đồng thời nắm bắt được các cơ hội mới. 
Eni có trụ sở công ty mẹ tại Italy, hoạt động tại 67 quốc 
gia trên thế giới, bao gồm 213 công ty thành viên và 31,7 
nghìn nhân sự (2018). 
Trong thời kỳ giá dầu suy giảm kéo dài, công suất lọc 
dầu dư thừa và cạnh tranh gay gắt, Eni đã thực hiện tái 
cơ cấu các lĩnh vực hoạt động chính để thích ứng với môi 
trường kinh doanh mới. Hiện tại, để đảm bảo hoạt động 
bền vững cũng như đáp ứng các chính sách về môi trường 
ngày càng khắt khe, Eni đã đặt tham vọng trở thành tập 
đoàn hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng xanh và đạt mục 
tiêu “không carbon” vào năm 2050. Hoạt động của Eni, từ 
khâu thượng nguồn đến các khâu trung, hạ nguồn, đều 
tập trung vào các mục tiêu nâng cao hiệu quả tài chính, 
thích ứng với thị trường biến đổi nhanh chóng và giảm 
phát thải, cụ thể:
- Thượng nguồn là trụ cột chiến lược của Eni với mục 
tiêu duy trì sự tập trung mạnh mẽ vào hoạt động thăm 
dò để đảm bảo trữ lượng thay thế ở nhiều khu vực khác 
nhau trên thế giới. Chiến lược thăm dò của Eni dựa trên 
các định hướng gồm: áp dụng mô hình thăm dò kép (dual 
exploration model), sử dụng vốn hiệu quả, rút ngắn thời 
gian ra thị trường của trữ lượng dầu khí và tăng khai thác 
dầu khí khi mang lại lợi nhuận. 
Mô hình thăm dò kép dựa trên nguyên tắc đơn giản 
là có thể tạo ra nguồn thu sớm từ hoạt động dầu khí bằng 
việc bán một phần cổ phần nhưng vẫn giữ được quyền 
kiểm soát ở giai đoạn thăm dò và dùng số tiền đó để tái 
đầu tư. Mô hình này cho phép Eni giảm vốn đầu tư và tài 
sản cố định nhưng không mất quyền kiểm soát đối với 
hoạt động dầu khí. Do đó, dự án được thực hiện nhanh 
chóng và quyền lợi của Eni tại các dự án này vẫn được 
đảm bảo. Sau khi áp dụng thử nghiệm mô hình thăm dò 
kép vào năm 2013 với dự án ở Mozambique, Eni áp dụng 
cho dự án khí Zohr ở Ai Cập năm 2016. Trong dự án này, 
Eni bán cho BP 10%, Rosneft 30% và Mubadala Petroleum 
10%. Đến năm 2019, Eni đã thu về khoảng 10,3 tỷ USD từ 
mô hình thăm dò kép [1].
Ngày nhận bài: 5/3/2020. Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 5 - 26/3/2020. 
Ngày bài báo được duyệt đăng: 23/6/2020.
26 DẦU KHÍ - SỐ 7/2020 
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG
Bên cạnh đó, để rút ngắn thời gian có được dòng dầu đầu tiên (first 
oil), thay vì thực hiện tuần tự các bước trong hoạt động thăm dò, khai 
thác, Eni thực hiện gối đầu 2 bước liền kề ở thời điểm bước trước đó đã 
hoàn thành được một phần [2]. Nhờ đó, Eni đã giảm được gần một nửa 
thời gian từ khi có phát hiện dầu khí (discov-
ery) đến khai thác thùng dầu đầu tiên so với 
mức trung bình ngành dầu khí (Eni chỉ mất 
khoảng 3,6 năm, trong khi trung bình ngành 
là 6,8 năm) [3] (Hình 1). Chi phí thăm dò, phát 
triển và khai thác của Eni thuộc nhóm công 
ty có chi phí thấp so với các công ty dầu khí 
tương đương (gồm: BP, Chevron, Equinor, 
Exxon Mobil, Royal Dutch Shell, Total, Cono-
coPhillips) [3] (Hình 2). Đây là lợi thế cạnh 
tranh của Eni so với đối thủ.
Danh mục đầu tư các dự án thượng 
nguồn hiện tại của Eni có mức giá hòa vốn 
23 USD/thùng và IRR tổng thể vào khoảng 
25% (số liệu năm 2019) [3]. Trong dài hạn, 
Eni giảm chi phí hòa vốn xuống trung bình 
20 USD/thùng (Hình 3). Giá hòa vốn của Eni 
tương đối cạnh tranh với mức trung bình 
ngành khoảng 30 - 60 USD/thùng [4].
- Trung và hạ nguồn: Eni tăng cường 
tích hợp các hoạt động kinh doanh để đảm 
bảo đạt được lợi nhuận cao nhất từ chuỗi giá 
trị của các lĩnh vực hoạt động. Bên cạnh đó, 
Eni cũng tiến hành đơn giản hóa quy trình, 
tận dụng ưu thế thông qua việc đàm phán lại 
các hợp đồng, thúc đẩy các sáng kiến tạo ra 
tăng trưởng có chọn lọc, cải thiện độ tin cậy 
hoạt động của các nhà máy, linh hoạt hơn về 
nguyên liệu đầu vào, đổi mới sản phẩm và 
dịch vụ nhằm tối đa hóa hiệu quả chi phí. 
Trong lĩnh vực lọc dầu, Eni đã thực hiện 
các giải pháp nhằm ổn định lợi nhuận và 
dòng tiền thông qua việc giảm lợi nhuận 
biên hòa vốn bằng việc nâng cấp chuyển đổi 
nhà máy lọc dầu, tối ưu và hợp lý hóa hoạt 
động logistics, đồng thời tập trung vào danh 
mục đầu tư nhiên liệu xanh. Với hoạt động 
marketing, Eni củng cố lợi nhuận bằng việc 
cung cấp sự khác biệt, ...  + Phát hiện thêm 2,5 tỷ thùng dầu quy đổi bằng cách 
tăng cường thăm dò khu vực được cấp phép để tận dụng 
"Mô hình thăm dò kép" nhằm nhanh chóng tạo nguồn 
thu từ các phát hiện dầu khí; tập trung thăm dò các bể 
dầu khí gần bờ và có trữ lượng đã được xác minh; thực 
hiện có chọn lọc các hoạt động đối với các bể dầu khí tiềm 
năng, cận biên; chi phí thăm dò và phát triển trung bình 
giai đoạn 2020 - 2023 khoảng 15 USD/thùng dầu quy đổi 
và chi phí khai thác khoảng 5,5 USD/thùng dầu quy đổi.
 + Chuyển đổi kỹ thuật số để cải thiện hơn nữa tính an 
toàn nơi làm việc và toàn vẹn tài sản.
Năng lượng tái tạo, đây là một trong các lĩnh vực 
hoạt động có tính chiến lược của Eni để hướng đến trở 
thành một tập đoàn năng lượng “không carbon”. Theo đó, 
nhằm hướng đến các mục tiêu chiến lược trung và dài 
hạn, Eni đã và đang triển khai các hoạt động như sau:
 + Mở rộng lũy tiến công suất lắp đặt toàn cầu lên hơn 
55 GW vào năm 2050 (Hình 6);
 + Mở rộng lĩnh vực năng lượng mới ở những nơi mà 
Eni đã có khách hàng hoặc khách hàng mục tiêu để tối đa 
giá trị của mô hình tích hợp;
 + Phát triển hơn nữa các năng lượng mới mà Eni sẵn 
sàng vận hành.
Trong giai đoạn 2020 - 2023, Eni đã đưa vào kế hoạch 
thực hiện để đạt được các kết quả sau:
 + Công suất lắp đặt 3 GW vào năm 2023 và 5 GW vào 
năm 2025;
 + Đầu tư 2,6 tỷ EUR cho giai đoạn 2020 - 2023. 
Khí và điện, nhằm hướng đến mục tiêu chiến lược 
trung và dài hạn, Eni đã và đang triển khai các công tác 
sau:
 + Mở rộng hoạt động bán lẻ đạt đến hơn 20 triệu 
khách hàng vào năm 2050;
 + Kết hợp tăng trưởng kinh doanh với việc tăng 
cường sử dụng năng lượng tái tạo và biomethane;
 + Hoàn thành quá trình chuyển đổi sang hoạt động 
chỉ trong lĩnh vực các sản phẩm sinh học và năng lượng 
tái tạo vào năm 2050;
 + Tăng cường các loại hình dịch vụ cung cấp thế hệ 
mới tới khách hàng như: phân phối điện năng lượng mặt 
trời, trạm nạp xe điện và dịch vụ gia đình (home services);
 + Tăng cường tiếp cận thị trường khí và điện, gồm cả 
thị trường phi truyền thống (không phải từ dầu);
 + Hoạt động khí và điện tập trung vào thị trường 
hiện có;
 + Phát triển các nhà máy điện khí tích hợp với hoạt 
động thu hồi và lưu trữ CO2.
Trong giai đoạn 2020 - 2023, Eni đã và đang triển khai 
các hoạt động sau:
 + Tăng lượng khách hàng bán lẻ, dự kiến đạt khoảng 
11 triệu vào năm 2023, trong đó, có hơn 4 triệu khách 
hàng điện; đồng thời tăng dịch vụ gia tăng để tăng EBIDA 
trên một đầu khách hàng (Hình 7); 
 + Phát triển các sản phẩm mới, tập trung vào các 
dịch vụ phi hàng hóa;
 + Tiếp tục tái cấu trúc danh mục cung cấp khí đốt và 
giảm chi phí hậu cần, thông qua các hành động tối ưu hóa 
và đàm phán lại hợp đồng;
 + Tăng cường đầu tư vào khí hóa lỏng (LNG) thông 
qua phát triển thị trường mới và tích hợp với khâu thượng 
nguồn để nâng cao giá trị của khí. Khối lượng LNG thực 
hiện được hợp đồng dự kiến sẽ đạt 16 triệu tấn/năm vào 
năm 2025. 
Với các kế hoạch thực hiện trên sẽ tạo ra dòng tiền 
tích lũy khoảng 2,1 tỷ EUR trong giai đoạn 2020 - 2023. 
Lọc dầu và marketing, nhiều hoạt động tối ưu hóa 
và đổi mới công nghệ được Eni triển khai trong lĩnh vực 
Hình 6. Công suất lắp đặt năng lượng tái tạo của Eni
3
~15
>25
>55
2023 2030 2035 2050
Công suất lắp đặt (GW)
30 DẦU KHÍ - SỐ 7/2020 
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG
lọc dầu. Nhằm hướng đến mục tiêu chiến lược trung và 
dài hạn, Eni đã đưa ra các kế hoạch sau:
 + Mở rộng công suất lọc sinh học lên hơn 5 triệu tấn/
năm đi từ các loại nguyên liệu sinh học thế hệ 2 và 3 thay 
cho nguyên liệu dầu cọ hiện tại, hướng đến các thị trường 
mục tiêu tại các khu vực như Viễn Đông và Trung Đông, 
châu Âu và Mỹ;
 + Chuyển đổi dần các nhà máy lọc dầu truyền 
thống ở Italy thành các nhà máy mới để sản xuất hydro, 
methanol, biomethane và các sản phẩm khác từ quá trình 
tái chế chất thải;
 + Về lâu dài, chỉ duy trì nhà máy lọc dầu truyền thống 
duy nhất là Ruwais hoạt động ở UAE trên cơ sở tận dụng vị 
trí tối ưu và hiệu quả hoạt động của nhà máy;
 + Tăng dần đa dạng hóa các dịch vụ và sản phẩm 
được cung cấp tại các cửa hàng xăng dầu, hướng đến tỷ 
lệ dịch vụ chiếm > 40% và đạt 100% sản phẩm “không 
carbon” vào năm 2050;
 + Tăng cường các dịch vụ bổ sung để cải thiện tỷ suất 
lợi nhuận biên và nâng cao sự gắn bó của khách hàng.
Trong giai đoạn 2020 - 2023, Eni đã và đang triển khai 
các hoạt động sau:
 + Tăng cường tích hợp các hoạt động lọc dầu truyền 
thống với nhà máy lọc dầu Ruwais nhằm đạt được hiệu 
quả cao nhất; mức lợi nhuận biên hòa vốn lọc dầu trong 
dài hạn đạt ở ngưỡng 1,5 USD/thùng.
 + Tiếp tục đa dạng hóa hoạt động thông qua việc 
đầu tư vào lọc dầu sinh học, hướng đến đạt công suất lọc 
dầu sinh học đạt 1 triệu tấn từ nguyên liệu phi dầu cọ vào 
năm 2023;
 + Phát triển khởi tạo kinh tế sản xuất hydro và 
methanol từ quá trình tái chế chất thải và dầu thầu dầu 
(castor oil);
 + Hợp nhất thị trường châu Âu cho các phân khúc lợi 
nhuận cao và phát triển hơn nữa các dịch vụ phi dầu mỏ 
trong bán lẻ;
 + Tăng cường cung cấp các loại nhiên liệu thay thế và 
phát triển bền vững.
Các kế hoạch thực hiện trên dự kiến sẽ tạo ra dòng 
tiền tích lũy tương đương 2,6 tỷ EUR trong giai đoạn 2020 
- 2023.
Hóa chất, đối với mục tiêu chiến lược trung và dài hạn 
trong lĩnh vực hóa chất, Tập đoàn Eni hướng đến các hoạt 
động như sau:
 + Tập trung sản xuất các loại polymer tiên tiến, có 
chất lượng cao;
 + Phát triển và tích hợp sản xuất hóa chất từ các 
nguồn tái tạo và hoạt động tái chế;
 + Nhiệt phân các loại nhựa không thể tái chế để 
chuyển hóa thành các loại polymer có tính chất tương tự 
như được sản xuất từ hydrocarbon;
 + Thiết lập nền tảng tích hợp công nghệ để tối đa 
hóa sự tương tác giữa lọc dầu và các quy trình khí hóa 
nhựa thải.
Trong giai đoạn 2020 - 2023, Eni triển khai các hoạt 
động sau:
 + Cân đối lại chuỗi sản xuất ethylene - polyethylene, 
đồng thời kết hợp với các hoạt động tái chế bằng các 
phương pháp cơ học và hóa học đối với các nguồn thải;
Hình 7. Lĩnh vực khí và điện - tăng số lượng khách hàng và dịch vụ bán lẻ đến năm 2023
2019 2020 2023 
Khí 
Điện 
~11 
9,4 
Số lượng khách hàng (triệu)
>50 
~65 
44 
EBIDA/khách hàng (Euro)
2019 2020 2023 
Khí 
Điện 
~11 
9,4 
Số lượng khách hàng (triệu)
>50 
~65 
44 
EBIDA/khách hàng (Euro)
31DẦU KHÍ - SỐ 7/2020 
PETROVIETNAM
 + Chuyển dịch dần danh mục các polymer sang các 
sản phẩm có giá trị gia tăng lớn hơn;
 + Phát triển hóa chất từ năng lượng tái tạo thông qua 
các quy trình và sản phẩm mới;
 + Giảm dần lượng khí thải khí gây hiệu ứng nhà kính, 
tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và tính linh hoạt của 
nguyên liệu đầu vào;
 + Tăng trưởng thông qua phối hợp với các lĩnh vực 
kinh doanh khác của Tập đoàn Eni.
4. Kết luận 
- Eni là tập đoàn năng lượng quốc gia của Italy với 
hoạt động trải dài từ thượng nguồn (thăm dò và khai thác) 
đến hạ nguồn (chế biến, phân phối sản phẩm và cung cấp 
dịch vụ). Từ thông tin về chiến lược phát triển của Eni đến 
năm 2050, có thể thấy rằng, đứng trước bối cảnh công 
nghiệp năng lượng đang hướng đến hoạt động ngày 
càng bền vững hơn, Eni đã đặt tham vọng trở thành tập 
đoàn năng lượng hoạt động trên nền tảng “không carbon” 
vào năm 2050. Để đạt được mục tiêu này, Eni đã tập trung 
vào các hoạt động sau:
 + Chuyển đổi dần lĩnh vực hoạt động từ chỗ dựa 
trên dầu khí truyền thống sang đa dạng hóa các loại năng 
lượng, trong đó, tập trung vào phát triển năng lượng sạch 
như khai thác khí, các loại năng lượng tái tạo và hoạt động 
tái chế các nguồn thải;
 + Về lọc dầu, chỉ duy trì những nhà máy có lợi thế về 
địa điểm và tăng cường các hoạt động tối ưu hóa năng 
lượng, đa dạng hóa nguyên liệu, đồng thời chuyển dần 
các nhà máy lọc dầu truyền thống còn lại thành các nhà 
máy lọc dầu xanh;
 + Về hóa chất, tập trung vào các sản phẩm có tính 
năng đặc trưng để đi vào các thị trường ngách và mang lại 
giá trị gia tăng cao, đồng thời tăng cường các hoạt động 
tái chế các nguồn thải;
 + Đa dạng hóa và mở rộng chuỗi giá trị sản phẩm để 
tối đa hóa lợi nhuận và tăng cường hoạt động cung cấp 
dịch vụ.
- Đối với PVN, hoạt động hiện tại vẫn đang chủ yếu 
dựa trên nguồn dầu khí truyền thống. Trong tương lai, với 
sự biến chuyển nhanh của thế giới như yêu cầu giảm phát 
thải CO2, sự bùng nổ của xe điện dẫn đến giảm nhu cầu 
sử dụng nhiên liệu, tốc độ phát triển nhanh chóng của 
các loại năng lượng mới, Việt Nam nói chung và PVN nói 
riêng không thể nằm ngoài “guồng quay” này. Hiện nay, 
trong bối cảnh giá dầu đang giảm sâu, PVN càng có cơ sở 
để xem thách thức này là cơ hội để xác định hướng đi bền 
vững trong tương lai. 
Trong quá khứ, các nguồn năng lượng tái tạo được 
xem là khó cạnh tranh được với các dự án dầu khí, với 60 
USD/thùng IRR dự án khai thác dầu khí đạt khoảng 19%, 
trong khi IRR của dự án năng lượng tái tạo chỉ vào khoảng 
10% [6]. Tuy nhiên, bức tranh năng lượng hiện tại trên thế 
giới đã thay đổi, với yêu cầu nghiêm ngặt về môi trường, 
sự xuất hiện các nguồn dầu khí đá phiến và các loại năng 
lượng mới khác làm giá dầu giảm. Trong khi đó, với sự phát 
triển nhanh chóng về công nghệ sản xuất năng lượng tái 
tạo, giá thành sản xuất đang dần rẻ hơn, cạnh tranh được 
với các nguồn dầu khí truyền thống và trở thành chiến lược 
phát triển năng lượng của nhiều quốc gia trên thế giới. 
Thực sự, lợi nhuận mang lại từ các hoạt động đầu tư vào 
năng lượng tái tạo và năng lượng truyền thống đang dần 
trở nên cân bằng, khi giá dầu đạt < 35 USD/thùng thì rủi 
ro từ năng lượng tái tạo thấp hơn nhiều so với các hoạt 
động dầu khí truyền thống, với giá dầu 35 USD/thùng thì 
IRR trung bình của các dự án dầu khí chỉ vào khoảng 6% [6]. 
Bên cạnh đó, PVN có các vấn đề liên quan đến nâng 
cao hiệu quả hoạt động của các nhà máy chế biến dầu khí, 
đa dạng hóa và mở rộng chuỗi giá trị sản phẩm, phát triển 
các sản phẩm mới dựa trên lợi thế cạnh tranh của chính 
PVN là những bài toán cần được đưa vào chiến lược hoạt 
động và cụ thể hóa qua kế hoạch triển khai và mục tiêu 
cần đạt. Vì vậy, ngay từ bây giờ, PVN cần xây dựng chiến 
lược phát triển bền vững có khả năng thích ứng với những 
biến đổi trên. Chiến lược của Eni có thể là một ví dụ tốt để 
PVN tham khảo trong quá trình xây dựng chiến lược cho 
riêng mình.
- Đối với lĩnh vực hạ nguồn:
 + PVN cần thực hiện tối ưu hóa Nhà máy Lọc dầu 
Dung Quất và Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn bằng việc giảm 
thiểu tối đa chi phí vận hành; tối ưu hóa, giảm thiểu chỉ số 
tiêu thụ năng lượng (EII); nâng cao năng lực quản trị, kiểm 
soát và hỗ trợ của PVN đối với 2 nhà máy lọc dầu;
 + Nâng cao vị trí của PVN trong Công ty TNHH Lọc 
hóa dầu Nghi Sơn (NSRP); 
 + Các nhà máy lọc dầu chỉ nên được xem xét nghiên 
cứu mở rộng theo hướng phát triển hóa dầu với quy mô 
đầu tư và công suất đạt mức cao, đồng thời, mô hình liên 
doanh cũng cần được nghiên cứu; 
 + Xem xét khả năng tích hợp các nguồn tái tạo vào 
các nhà máy, dự án chế biến dầu khí;
32 DẦU KHÍ - SỐ 7/2020 
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG
 + Tinh gọn bộ máy và quy trình quyết định. 
- Để đạt được mục tiêu “không carbon” vào năm 
2050, Eni đã xác định khoa học công nghệ là một trong 
các mũi nhọn cần được đầu tư và phát triển. Các chương 
trình dài hạn R&D của Eni trung bình từ 15 - 20 năm và gắn 
liền với chiến lược phát triển. Tương tự, song song với việc 
xây dựng một chiến lược phát triển phù hợp cho riêng 
mình, PVN cũng cần đẩy mạnh hoạt động phát triển khoa 
học công nghệ thông qua phát triển đội ngũ cán bộ khoa 
học trẻ chuyên nghiệp trong các lĩnh vực như: Chế biến 
và sử dụng hiệu quả khí CO2 và các nguồn khí thiên nhiên 
giàu CO2; Phát triển hóa dầu từ dầu; Tối ưu hóa và tiết kiệm 
năng lượng để nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà 
máy chế biến dầu khí; Phát triển năng lượng tái tạo và ứng 
dụng công nghệ 4.0. 
Tài liệu tham khảo
[1] Eni, “The dual exploration model”, 2013. [Online]. 
Available: https://www.eni.com/en-IT/operations/dual-
exploration-model.html.
[2] Eni, “Our exploration model”, 31/5/2018. 
[Online]. Available: https://www.youtube.com/
watch?v=zllSF1piNnw&feature=emb_ logo.
[3] Eni, “Long-term strategic plan to 2050 and 
action plan 2020 - 2023”, 28/2/2020. [Online]. Available: 
https://www.eni.com/assets/documents/press-release/
migrated/2020-en/02/pr-long-term-strategic-plan-to-
2050-and-action-plan-2020-2023.pdf.
[4] BCG, “Navigating through COVID-19 and oil 
supply-demand shock”, Discussion with PVN CEO, 14 April 
2020.
[5] Eni, “Financial reports”. [Online]. Available: https://
www.eni.com/en-IT/investors/reports.html.
[6] Wood Mackenzie, “Could clean energy be the 
winner in the oil price war?”, 24/3/2020. [Online]. Available: 
https://www.woodmac.com/news/opinion/could-clean-
energy-be-the-winner-in-the-oil-price-war/.
Summary
Oil companies in the world are gradually converting into energy ones and focusing on green development. This article presents Eni’s 
development strategy until 2050 and its action plan for 2020 – 2023, targeting to become a “zero carbon” company by 2050. For that purpose, 
several objectives and an action plan have been established, namely: (i) focus on gas production in the fossil energy sector; (ii) limitation on 
the number of conventional refineries and optimisation to enhance their efficiencies; (iii) gradual conversion of conventional refineries into 
bio-refineries; (iv) focus on production of specialised products and waste recycling; and (v) diversification and expansion of product chains, 
and promotion of the service sector. 
This is a good reference for PVN to prepare its development strategy in a context of fast changes in the global energy industry. 
Key words: Strategy, upstream, downstream, Eni, zero carbon.
ENI’S DEVELOPMENT STRATEGY UNTIL 2050
Truong Nhu Tung, Nguyen Huu Luong, Hoang Thi Dao
Vietnam Petroleum Institute
Email: tungtn@vpi.pvn.vn 

File đính kèm:

  • pdfchien_luoc_phat_trien_cua_eni_den_nam_2050.pdf