Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại thành phố Long Xuyên

Nghiên cứu được thực hiện với mục đích xác định ảnh hưởng của thông tin minh bạch, kiến thức về

thực phẩm hữu cơ đến thái độ, niềm tin của người tiêu dùng, từ đó cùng với chuẩn chủ quan ảnh hưởng đến

ý định mua thực phẩm hữu cơ. Dữ liệu được thu thập từ 238 người tiêu dùng tại thành phố Long xuyên có

độ tuổi từ 18 trở lên và có nghe nói đến thực phẩm hữu cơ. Phương pháp phân tích EFA và cấu trúc tuyến

tính SEM được dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết. Kết quả cho thấy,

thái độ và niềm tin có mối quan hệ cùng chiều với ý định mua thực phẩm hữu cơ. Bên cạnh đó, nghiên cứu

cho thấy niềm tin đóng vai trò như tiền đề của thái độ và làm trung gian trong mối quan hệ giữa thông tin

minh bạch và kiến thức về thực phẩm hữu cơ với ý định mua thực phẩm hữu cơ

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại thành phố Long Xuyên trang 1

Trang 1

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại thành phố Long Xuyên trang 2

Trang 2

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại thành phố Long Xuyên trang 3

Trang 3

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại thành phố Long Xuyên trang 4

Trang 4

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại thành phố Long Xuyên trang 5

Trang 5

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại thành phố Long Xuyên trang 6

Trang 6

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại thành phố Long Xuyên trang 7

Trang 7

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại thành phố Long Xuyên trang 8

Trang 8

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại thành phố Long Xuyên trang 9

Trang 9

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại thành phố Long Xuyên trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang viethung 19740
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại thành phố Long Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại thành phố Long Xuyên

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại thành phố Long Xuyên
71
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM HỮU CƠ 
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ LONG XUYÊN
Huỳnh Đình Lệ Thu1*, Nguyễn Thị Minh Thư2 và Hà Nam Khánh Giao3
1Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
2Sinh viên, Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
3Học viện Hàng không Việt Nam
*Tác giả liên hệ: hdlthu@agu.edu.vn
Lịch sử bài báo
Ngày nhận: 30/6/2020; Ngày nhận chỉnh sửa: 26/8/2020; Ngày duyệt đăng: 19/11/2020
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện với mục đích xác định ảnh hưởng của thông tin minh bạch, kiến thức về 
thực phẩm hữu cơ đến thái độ, niềm tin của người tiêu dùng, từ đó cùng với chuẩn chủ quan ảnh hưởng đến 
ý định mua thực phẩm hữu cơ. Dữ liệu được thu thập từ 238 người tiêu dùng tại thành phố Long xuyên có 
độ tuổi từ 18 trở lên và có nghe nói đến thực phẩm hữu cơ. Phương pháp phân tích EFA và cấu trúc tuyến 
tính SEM được dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết. Kết quả cho thấy, 
thái độ và niềm tin có mối quan hệ cùng chiều với ý định mua thực phẩm hữu cơ. Bên cạnh đó, nghiên cứu 
cho thấy niềm tin đóng vai trò như tiền đề của thái độ và làm trung gian trong mối quan hệ giữa thông tin 
minh bạch và kiến thức về thực phẩm hữu cơ với ý định mua thực phẩm hữu cơ. 
Từ khóa: Kiến thức về thực phẩm hữu cơ, Long Xuyên, thực phẩm hữu cơ, thông tin minh bạch, Ý định mua.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
FACTORS INFLUENCING CONSUMERS' INTENTION OF BUYING
ORGANIC FOOD IN LONG XUYEN CITY
Huynh Dinh Le Thu1*, Nguyen Thi Minh Thu2 and Ha Nam Khanh Giao3
1An Giang University, Viet Nam National University, Ho Chi Minh City
2Student, An Giang University, Viet Nam National University, Ho Chi Minh City
3Viet Nam Aviation Academy
*Corresponding author: hdlthu@agu.edu.vn
Article history
Received: 30/6/2020; Received in revised form: 26/8/2020; Accepted: 19/11/2020 
Abstract 
This study was conducted to identify the eff ects of explicit information and perceived organic knowledge 
on their attitudes and trust, together with subjective norms infl uencing consumers’ intention to buy organic 
foods. The data was collected from 238 consumers in Long Xuyen city, who were 18 years of age and older, 
having heard of organic food. Exploratory Factor Analysis (EFA) and Structural Equation Modeling (SEM) 
medthods were used to validate the instrumental scale and theoretical testing models. The results showed 
that attitudes and trust have a positive relationship with intentions of organic-food purchase. Besides, trust, 
serving as the antecedent of attitudes, signifi cantly mediates the relationships between explicit information, 
perceived organic knowledge, and organic purchase intentions. 
Keywords: Explicit information, Long Xuyen city, organic food, perceived organic knowledge, 
purchase intentions.
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 10, Số 1, 2021, 71-84
72
Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn
1. Đặt vấn đề
Các tác nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe 
người tiêu dùng và môi trường từ việc sử dụng 
thuốc trừ sâu, các sinh vật biến đổi gen và các 
chất phi tự nhiên khác trong sản xuất nông nghiệp 
nhằm gia tăng sản lượng đã và đang thúc đẩy 
người tiêu dùng và các nhà tiếp thị quan tâm 
nhiều hơn đến thực phẩm hữu cơ (Teng và Wang, 
2015). Riêng ở nước ta, theo thống kê được 
đăng tải trên báo Thời Nay, năm 2019 đã xảy ra 
58 vụ ngộ độc thực phẩm với 1668 người mắc 
và 9 người tử vong vì thế nhu cầu tiêu dùng các 
thực phẩm an toàn đảm bảo cho sức khỏe ngày 
càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Người 
tiêu dùng ngày càng quan tâm đến việc lựa chọn 
thực phẩm tiêu dùng hàng ngày (Thu Lưu, 2019). 
Trên thực tế, tiêu thụ thực phẩm hữu cơ đã trở 
thành một xu hướng mới ở Việt Nam. Thậm chí, 
trong vài năm trở lại đây, các sản phẩm hữu cơ 
đang tạo nên cơn sốt đối với một bộ phận người 
tiêu dùng. Rau, cá, thịt, hoa quả hữu cơ đều nằm 
trong danh sách thực phẩm được các bà nội trợ 
lựa chọn cho bữa ăn gia đình. 
Khi xem xét các lý thuyết liên quan đến 
tiêu thụ thực phẩm hữu cơ, nhiều nghiên cứu đã 
xem xét động cơ mua thực phẩm hữu cơ chẳng 
hạn Agarwal (2019), Secapramana và Katargo 
(2019), Effendi và cs. (2015), Teng và Wang 
(2015), Švecová và Odehnalová (2019), Hughner 
và cs. (2007). Nghiên cứu của Hughner và cs. 
(2007) kết luận rằng ý định mua thực phẩm hữu 
cơ bao gồm các mối quan tâm về sức khỏe, môi 
trường, an toàn thực phẩm và sự bảo vệ động vật, 
những mong muốn hỗ trợ nền kinh tế địa phương 
và một cuộc sống khỏe mạnh. Tuy nhiên, các 
nghiên cứu trước không tập trung nhiều vào các 
yếu tố có thể giúp người tiêu dùng tạo ra niềm 
tin và thái độ tích cực đối với thực phẩm hữu 
cơ, hoặc khám phá sự kết hợp giữa các yếu tố có 
thể làm tăng mức tiêu dùng thực phẩm hữu cơ 
(Teng và Wang, 2015). Các tác giả đã lập luận 
rằng niềm tin là một điều kiện tiên quyết giúp 
một doanh nghiệp thành công vì người tiêu dùng 
thường do dự khi thực hiện hành vi mua, trừ khi 
họ tin tưởng vào người bán (Kim và cs. 2008). 
Niềm tin của người tiêu dùng có thể còn quan 
trọng hơn trong quyết định mua thực phẩm hữu 
cơ so với thực phẩm thông thường. Niềm tin là 
điều cần thiết đối với hành vi mua thực phẩm 
hữu cơ (Teng và Wang, 2015).
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về ý định mua 
thực phẩm hữu cơ cũng đã được thực hiện ở 
những bối cảnh khác nhau và tìm thấy các yếu 
tố ảnh hưởng đến ý định mua như thái độ, chuẩn 
chủ quan, niềm tin, sự quan tâm sức khỏe, mức độ 
quan tâm môi trường, nhận thức về chất lượng, 
khả năng kiểm soát hành vi,(Nguyễn Kim 
Nam, 2015; Hoàng Thị Bảo Thoa và cs., 2019; 
Trịnh Thùy Anh, 2014). Tuy nhiên, số lượng các 
nghiên cứu còn hạn chế và chưa đưa ra được kết 
luận chung về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định 
mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại 
Việt Nam cũng như tại các địa phương. Trong 
những năm trở ...  và ý định 
mua đều đạt được giá trị phân biệt (Steenkamp 
và Trijp, 1991).
Kết quả SEM cho thấy mô hình này đạt 
độ tương thích với dữ liệu thị trường: 𝜒2[182] = 
370,789; Chi-square/df = 2,037 < 3 với giá trị p 
= 0,000; GFI = 0,873 > 0,8; CFI = 0,922 > 0,9; 
và RMSEA = 0,066 < 0,08 (xem Hình 2). Như 
vậy, mô hình này phù hợp với dữ liệu thu thập 
(Hà Nam Khánh Giao và Bùi Nhất Vương, 2019).
Hình 2. Kết quả kiểm định SEM mô hình nghiên cứu (chuẩn hóa)
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả.
Phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) được 
sử dụng để kiểm định các giải thuyết nghiên 
cứu. Kết quả kiểm định cho thấy có năm mối 
quan hệ giữa các khái niệm đề ra trong mô 
hình nghiên cứu được chấp nhận ở mức ý nghĩa 
thống kê p = 0,000 < 0,05 (xem Bảng 6). Kết 
quả này phù hợp với nghiên cứu của Teng và 
Wang (2015); Agarwal (2019); Eff endi và cs. 
(2015); Hoàng Thị Bảo Thoa và cs. (2019); 
Ajzen (1991); Secapramana và Katargo (2019); 
Nguyễn Kim Nam (2015). Đồng thời, kết quả 
kiểm định cho thấy thông tin minh bạch và kiến 
thức về thực phẩm hữu cơ không ảnh hưởng 
đáng kể đến thái độ. Kết quả nghiên cứu này 
tương tự kết quả của Teng và Wang (2015). Điều 
này cho thấy mức độ hiểu biết cao hơn về thực 
phẩm hữu cơ và những thông tin cung cấp trên 
nhãn thực phẩm hữu cơ không thể trực tiếp dẫn 
đến thái độ tích cực hơn đối với thực phẩm hữu 
cơ. Đối với người tiêu dùng tại thành phố Long 
Xuyên, khái niệm thực phẩm hữu cơ tương đối 
mới, kiến thức có thể tạo ra thái độ tích cực chỉ 
81
khi người tiêu dùng có niềm tin vào thực phẩm 
hữu cơ. Bên cạnh đó, những thông tin cung cấp 
trên nhãn thực phẩm hữu cơ không trực tiếp dẫn 
đến thái độ tích cực hơn của người tiêu dùng 
với thực phẩm hữu cơ, nếu họ không có niềm 
tin vào các thông tin ghi trên nhãn thực phẩm 
hữu cơ, ngược lại họ sẽ có xu hướng nghi ngờ 
với nguồn thông tin được cung cấp.
Bảng 6. Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong nghiên cứu
Mối quan hệ
Chưa chuẩn hóa Giá trị 
ước lượng 
chuẩn hóa
Giá trị 
P - valueƯớc lượng se cr
Niemtin m Thongtin 0,349 0,063 5,494 0,403 0,000
Niemtin m Kienthuc 0,337 0,063 5,353 0,412 0,000
Thaido m Thongtin 0,058 0,073 0,796 0,059 0,426
Thaido m Kienthuc -0,080 0,072 -1,118 -0,086 0,263
Thaido m Niemtin 0,714 0,110 6,470 0,627 0,000
Ydinh m Niemtin 0,410 0,098 4,193 0,373 0,000
Ydinh m Thaido 0,358 0,083 4,295 0,371 0,000
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả.
Kết quả SEM lần 2 cho thấy mô hình này 
đạt độ tương thích với dữ liệu thu thập: 𝜒2[184] 
= 372,574; Chi-square/df = 2,025 < 3 với giá 
trị p = 0,000; GFI = 0,873 > 0,8; CFI = 0,922 
> 0,9; và RMSEA = 0,066 < 0,08 (xem Hình 
3). Như vậy, mô hình này phù hợp với dữ liệu 
thu thập (Hà Nam Khánh Giao và Bùi Nhất 
Vương, 2019).
 Hình 3. Kết quả kiểm định SEM lần 2 (chuẩn hóa)
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả.
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 10, Số 1, 2021, 71-84
82
Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn
Bảng 7. Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong nghiên cứu
Mối quan hệ
Chưa chuẩn hóa Giá trị 
ước lượng 
chuẩn hóa
Giá trị 
P - valueƯớc lượng se cr
Niemtin m Thongtin 0,356 0,063 5,621 0,412 0,000
Niemtin m Kienthuc 0,326 0,062 5,257 0,400 0,000
Thaido m Niemtin 0,699 0,089 7,824 0,614 0,000
Ydinh m Niemtin 0,408 0,098 4,178 0,371 0,000
Ydinh m Thaido 0,360 0,083 4,321 0,373 0,000
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả.
5. Hàm ý quản trị
Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất 
một số giải pháp nhằm thúc đẩy ý định mua thực 
phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại địa bàn 
thành phố Long Xuyên như sau:
Một là, những thông tin ghi trên nhãn đầy đủ 
và đáng tin cậy có ảnh hưởng khá nhiều lên niềm 
tin của người tiêu dùng vào TPHC. Ở Việt Nam, 
thực phẩm hữu cơ là một khái niệm tương đối 
mới so với thực phẩm thông thường, vì vậy những 
thông tin trên ghi trên nhãn TPHC càng minh 
bạch, đầy đủ và đáng tin cậy (ví dụ: Cách thức 
nông nghiệp được trồng, chế biến sản phẩm và xử 
lý, tỷ lệ thành phần hữu cơ trong sản phẩm, xuất 
xứ, hạn sử dụng,) rất quan trọng để gia tăng 
niềm tin của người tiêu dùng vào TPHC. Ngoài 
ra, kết quả nghiên cứu cho thấy việc ghi nhãn hữu 
cơ rõ ràng được coi là một biện pháp hiệu quả 
để giúp người tiêu dùng có được thông tin hữu 
ích và đáng tin cậy trong thị trường TPHC, đặc 
biệt cho những người không có nhiều kiến thức 
về TPHC, từ đó thúc đẩy ý định mua TPHC. Vì 
vậy, các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành 
thực phẩm hữu cơ cần có các biện pháp ghi nhãn 
TPHC một cách rõ ràng, chính xác thông tin và 
thể hiện sản phẩm là chất lượng để tăng niềm tin 
cho người tiêu dùng. 
Hai là, khi người tiêu dùng nhận thấy họ có 
hiểu biết tốt về TPHC, quy trình sản xuất TPHC 
và có thể phân biệt, nhận diện bao bì TPHC so 
với thực phẩm thông thường cũng như biết được 
những lợi ích của TPHC mang lại sẽ ảnh hưởng 
tích cực đến niềm tin về TPHC, từ đó thúc đẩy 
ý định mua TPHC. Tuy nhiên, kết quả nghiên 
cứu cho thấy người tiêu dùng không có nhiều 
kiến thức về TPHC, cũng như quy trình sản 
xuất TPHC và cách phân biệt, nhận diện bao bì 
hay logo TPHC. Vì vậy, các doanh nghiệp trong 
ngành TPHC nên có các chương trình quảng bá, 
cung cấp các thông tin chính xác và đáng tin cậy 
về TPHC thông qua các trang mạng xã hội, tivi, 
tạp chí, trang web Hơn nữa, cần cung cấp các 
kiến thức về nhận diện bao bì hay logo của sản 
phẩm TPHC và các chứng nhận cho sản phẩm 
hữu cơ. Từ đó giúp người tiêu dùng hiểu biết và 
có niềm tin hơn về TPHC, góp phần thúc đẩy ý 
định mua TPHC của người tiêu dùng.
Ba là, kết quả nghiên cứu cho thấy thái độ có 
mối quan hệ cùng chiều với ý định mua TPHC. 
Thái độ đại diện cho những gì người tiêu dùng 
thích và không thích, và quyết định mua sản 
phẩm thường dựa trên thái độ của người tiêu dùng 
(Secapramana và Katargo, 2019). Trong nghiên 
cứu này thái độ phụ thuộc vào lợi ích sức khỏe, 
an toàn, mức dư lượng hóa học và giá cả của 
sản phẩm TPHC. Do đó, doanh nghiệp trong thị 
trường TPHC cần cung cấp các sản phẩm chất 
lượng, thành phần hữu cơ đúng như trên nhãn 
hữu cơ và có các chiến lược giá hợp lý để thu 
hút người tiêu dùng. 
Bốn là, nghiên cứu cho thấy niềm tin có 
tác động cùng chiều và mạnh mẽ đến thái độ 
83
của người tiêu dùng. Kiến thức có thể tạo ra 
thái độ tích cực đối với TPHC chỉ khi niềm 
tin có thể được xây dựng vững chắc (Teng và 
Wang, 2015). Kết quả nghiên cứu cho thấy 
niềm tin của người tiêu dùng phụ thuộc nhiều 
vào các chứng nhận chất lượng, tổ chức chứng 
nhận và bao bì/logo của sản phẩm TPHC. Vì 
vậy, Chính phủ nên có các quy định về việc 
cấp giấy phép chứng nhận cho sản phẩm hữu 
cơ và quy định về thiết kế bao bì hay logo 
TPHC để người tiêu dùng có thể nhận dạng và 
tin tưởng vào các sản phẩm hữu cơ có chứng 
nhận là chất lượng. Bên cạnh đó, các doanh 
nghiệp trong thị trường TPHC có thể quảng 
bá hình ảnh, quy trình sản xuất TPHC để tạo 
ấn tượng tốt đối với người tiêu dùng. 
Năm là, kết quả nghiên cứu cho thấy sự sẵn 
có của các sản phẩm TPHC tại các siêu thị, cửa 
hàng thực phẩm được người tiêu dùng đánh giá 
cao nhất trong các biến đo lường ý định mua 
TPHC. Vì vậy, các doanh nghiệp nên xây dựng 
và phát triển hệ thống phân phối hiệu quả để 
giúp người tiêu dùng thuận tiện tiếp cận với các 
sản phẩm TPHC, điều này góp phần thúc đẩy ý 
định mua TPHC. 
6. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Kết quả của nghiên cứu này đóng góp những 
hiểu biết về TPHC và ý định mua TPHC. Tuy 
đạt được những kết quả cụ thể nêu trên nhưng 
đề tài nghiên cứu cũng không tránh khỏi những 
hạn chế nhất định như sau: Đề tài nghiên cứu chỉ 
kiểm định được một số nhân tố tác động đến ý 
định mua TPHC, trên thực tế còn có các yếu tố 
khác tác động tuy nhiên chưa được đề cập trong 
nghiên cứu. Do thời gian và nguồn lực có hạn 
nên kích thước mẫu khảo sát có thể chưa đủ lớn 
và hạn chế về mặt địa lý. Vì vậy, trong tương lai 
các nghiên cứu tiếp theo có thể ứng dụng mô hình 
nghiên cứu này vào các khu vực khác và xem xét 
thêm các yếu tố khác tác động đến ý định mua 
TPHC. Bên cạnh đó, có thể nghiên cứu sâu hơn 
về mối quan hệ giữa ý định mua TPHC và hành 
vi mua thực tế của người tiêu dùng./. 
Tài liệu tham khảo
Agarwal, P. (2019). Theory of Reasoned Action 
and Organic Food Buying in India. Srusti 
Management Review, 7 (2), 28-37.
Ajzen, I. (1989). Attitudes structure and behavior. 
In Breckler, S.J. and Greenwald, A.G. (Eds), 
Attitudes Structure and Function, Springer. New 
York, NY, 241-274.
Ajzen, I. (1991). The Theory of Planned Behavior. 
Organizational behavior and human decision 
processes, 50, 179-211. 
Ajzen, I. (2002). Perceived Behavioral Control, Self-
Effi cacy, Locus of Control, and the Theory of 
Planned Behavior. Journal ofApplied Social 
Psycholog, 32 (4), 665-683.
Ajzen, I., and Fishbein, M. (1980). Understanding 
Attitudes and Predicting Social Behavior. 
Prentice Hall, Englewood Cliff s, NJ. 
Ánh Nguyên. (Ngày 13 tháng 11, 2018). Mô hình 
rau an toàn ở TP. Long Xuyên. Báo An Giang 
online. Truy cập từ https://baoangiang.com.vn/
mo-hinh-rau-an-toan-o-tp-long-xuyen-a234359.
html.
Demeritt, L. (2002). All Things Organic 2002: A Look 
at the Organic Consumer. The Hartman Group, 
Bellevue, WA.
Eff endi, I., Ginting, P., Lubis, A.N., and Fachruddin, 
K.A. (2015). Analysis of Consumer Behavior 
of Organic Food in North Sumatra Province, 
Indonesia. Journal of Business and Management, 
4 (1), 44-58.
Fishbein, M., and Ajzen, I. (1975). Belief, Attitude, 
Intention, and Behavior: An Introduction 
to Theory and Research. Reading, MA: 
Addison-Wesley.
Gefen, D. (2004). What makes an ERP implementation 
relat ionship worthwhile: l inking trust 
mechanisms and ERP usefulness. Journal of 
Management Information Systems, 21 (1), 
263-288.
Gracia, A., and Magistris, T.D. (2008). The demand 
for organic foods in the South of Italy: A discrete 
choice model. Food Policy, 33, 386-396.
Hà Nam Khánh Giao và Bùi Nhất Vương. (2019). Giáo 
trình Cao học Phương pháp Nghiên cứu Khoa 
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 10, Số 1, 2021, 71-84
84
Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn
học trong Kinh doanh- Cập nhật SmartPLS. 
Hà Nội: NXB Tài chính. DOI: 10.31219/osf.io/
hbj3k. ISBN: 978-604-79-2154-6.
Hart, P., and Saunders, C. (1997). Power and 
trust: critical factors in the adoption and use 
of electronic data interchange. Organization 
Science, 8 (1), 23-42.
Hồ Thị Diệp Quỳnh Châu. (2015). Các yếu tố ảnh 
hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của 
người tiêu dùng tại TP.HCM. Truy cập từ https://
xemtailieu.com/tai-lieu/cac-yeu-to-anh-huong-
den-y-dinh-mua-thuc-pham-huu-co-cua-nguoi-
tieu-dung-tai-tp-hcm-406187.html.
Hoàng Thị Bảo Thoa, Hoàng Lê Kiên, Nguyễn Thu 
Uyên, và Nguyễn Thị Uyên. (2019). Các nhân 
tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng thực phẩm 
hữu cơ của người tiêu dùng ở Hà Nội. VNU 
Journal of Science: Economics and Business, 
35 (3), 79-90.
Howard, J.A., Shay, R.P., and Green, C.A. (1988). 
Measuring the eff ect of marketing information 
on buying intentions. Journal of Services 
Marketing, 2 (4), 27-35.
Hughner, R.S., McDonagh, P., Prothero, A., Shultz, 
C.J., and Stanton, J. (2007). Who are organic 
food consumers? A complication and review of 
why people purchase organic food. Journal of 
Consumer Behaviour, 6 (2-3), 94-110. 
Kim, D.J., Ferrin, D.L., and Rao, H.R. (2008). A 
trust-based consumer decision-making model in 
electronic commerce: the role of trust, perceived 
risk, and their antecedents. Decision Support 
Systems, 44 (2), 544-564. 
Kim, H.Y., and Chung, J.E. (2011). Consumer 
purchase intention for organic personal care 
products. Journal of Consumer Marketing, 28 
(1), 40-47.
Kramer, R.M. (1999). Trust and distrust in 
organizations: emerging perspectives, enduring 
questions. Annual Review of Psychology, 50 
(1), 569-598.
Lê Thị Thùy Dung. (2017). Các nhân tố tác động 
đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người 
tiêu dùng tại thành phố Đà Nẵng. Truy cập từ 
https://123doc.net//document/4826071-cac-
nhan-to-tac-dong-den-y-dinh-mua-thuc-pham-
huu-co-cua-nguoi-tieu-dung-tai-thanh-pho-da-
nang.htm
Nguyễn Kim Nam. (2015). Ý định tiêu dùng thực 
phẩm hữu cơ của người tiêu dùng trẻ: vai trò 
của niềm tin. Tạp chí Khoa học và Công nghệ 
Đại học Đà Nẵng, 8 (93), 104-108.
O’Fallon, M.J., Gursoy, D., and Swanger, N. (2007). 
To buy or not to buy: impact of labelling on 
purchasing intentions of genetically modifi ed 
foods. International Journal of Hospitality 
Management, 26 (1), 117-130.
Secapramana, L.V.H., and Katargo, A.L.G. (2019). 
Antecedents aff ecting organic food purchase 
intentions. The International Journal of 
Organizational Innovation, 12 (2), 140-150. 
Steenkamp, J-BEM., and Van, Trijp HCM. (1991). 
The use of LISREL in validating marketing 
constructs. International Journal of Research 
in Marketing, 8(4), 283-299. 
Švecová, J., and Odehnalová, P. (2019). The 
determinants of consumer behaviour of students 
from Brno when purchasing organic food. Review 
of Economic Perspectives - Národohospodářský 
obzor, 19 (1). 49-64.
Teng, C.C., and Wang, Y.M. (2015). Decisional 
factors driving organic food consumption. 
British Food Journal, 117 (3), 1068-1081.
Thu Lưu. (Ngày 16 tháng 12, 2019). Phòng, chống 
ngộ độc thực phẩm cuối năm. Thời nay. Truy 
cập từ https://nhandan.com.vn/baothoinay/
baothoinay-xahoi/baothoinay-xahoi-vande/
item/42575602-phong-chong-ngo-doc-thuc-
pham-cuoi-nam.html 
Trịnh Thùy Anh. (2014). Các yếu tố ảnh hưởng đến 
quyết định mua thực phẩm hữu cơ của khách 
hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Khoa 
học thương mại, 68, 36-42.
Vermeir, I., and Verbeke, W. (2006). Sustainable 
food consumption: exploring the consumer 
‘attitude-behavioural intention’ gap. Journal 
of Agricultural and Environmental Ethics, 19 
(2), 169-194.

File đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_den_y_dinh_mua_thuc_pham_huu_co_cua_ng.pdf