Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Phú Yên

Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn

trong công việc của nhân viên tại công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Phú Yên (trước đây là

công ty cổ phần Pygemaco) thông qua các bước thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy của

thang đo bằng hệ số Cronbach alpha và phương pháp phân tích yếu tố khám phá - EFA.

Nghiên cứu áp dụng phương pháp định tính và định lượng dựa trên mẫu khảo sát từ 200

nhân viên đang làm việc tại công ty. Nghiên cứu cho thấy có 7 nhân tố tác động đến sự thỏa

mãn của nhân viên đối với công việc là: cấp trên, đồng nghiệp, trả lương theo chất lương

công việc, bản chất công việc, phúc lợi, điều kiện làm việc và đào tạo thăng tiến.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Phú Yên trang 1

Trang 1

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Phú Yên trang 2

Trang 2

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Phú Yên trang 3

Trang 3

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Phú Yên trang 4

Trang 4

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Phú Yên trang 5

Trang 5

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Phú Yên trang 6

Trang 6

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Phú Yên trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 10600
Bạn đang xem tài liệu "Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Phú Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Phú Yên

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Phú Yên
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3 * 2013 59 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG 
ĐẾN SỰ THỎA MÃN TRONG CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN 
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ PHÚ YÊN 
Nguyễn Quang Huy 
Nguyễn Thị Trâm Anh ** 
Tóm tắt 
Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn 
trong công việc của nhân viên tại công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Phú Yên (trước đây là 
công ty cổ phần Pygemaco) thông qua các bước thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy của 
thang đo bằng hệ số Cronbach alpha và phương pháp phân tích yếu tố khám phá - EFA. 
Nghiên cứu áp dụng phương pháp định tính và định lượng dựa trên mẫu khảo sát từ 200 
nhân viên đang làm việc tại công ty. Nghiên cứu cho thấy có 7 nhân tố tác động đến sự thỏa 
mãn của nhân viên đối với công việc là: cấp trên, đồng nghiệp, trả lương theo chất lương 
công việc, bản chất công việc, phúc lợi, điều kiện làm việc và đào tạo thăng tiến. 
Từ khóa: sự thỏa mãn, công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Phú Yên 
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ngày nay, ngoài hai yếu tố đầu vào quan trọng là nguồn lực tài chính và vật 
chất, nguồn nhân lực ngày càng trở nên quan trọng đối với các tổ chức. Thực tế cho 
thấy, các công ty thành công đều là những công ty quản trị tốt nguồn nhân lực của 
họ. Nói cách khác, đó là những công ty đã dỡ bỏ được những thách thức về nguồn 
nhân lực, đảm bảo quản lý và có kế hoạch đào tạo nhân viên tốt đáp ứng được nhu 
cầu nhân sự cho từng giai đoạn phát triển của mình. Một trong số những thách thức 
này có liên quan đến sự hài lòng của nhân viên về công việc của họ. Chính vì vậy, 
việc nghiên cứu về sự thỏa mãn của nhân viên đối với công việc tại công ty là hết 
sức cần thiết. 
II. NGUỒN SỐ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
1. Nguồn dữ liệu 
Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp điều tra, phỏng vấn theo mẫu phiếu 
điều tra đã thiết kế sẵn, bao gồm: thông tin cá nhân, những nhân tố có liên quan đến 
sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên. Đối tượng điều tra là nhân viên công ty. 
Thời gian thu thập số liệu qua điều tra phỏng vấn trực tiếp từ tháng 4 đến tháng 6 
năm 2012. 
2. Phƣơng pháp nghiên cứu 
 ThS, Sở Công Thương tỉnh Phú Yên 
**
 TS, Trường ĐH Nha Trang 
60 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
Tác giả phỏng vấn nhân viên công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Phú Yên 
thông qua hình thức trả lời các bảng câu hỏi. 
Các bảng câu hỏi sau khi thu thập được tiến hành phân tích và xử lý thông 
qua phần mềm thống kê SPSS 16.0 
Để phân tích tác động của các nhân tố đến mức độ hài lòng đối với công việc 
của nhân viên, phương pháp phân tích nhân tố và hồi qui bội được sử dụng. 
3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 
Dựa trên lý thuyết về nhu cầu và kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn 
Văn Duy Nhất (2009), Lê Hồng Lam (2009), Nguyễn Thị Hải (2009), Nguyễn Trần 
Thanh Bình (2009) và Phạm Thị Ngọc (2007); mô hình đánh giá sự thỏa mãn của 
nhân viên tại công ty cổ phần Pygemaco được xây dựng như hình sau: 
Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
1. Kết quả đánh giá thang đo 
Kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha cho từng nhân tố cho thấy các thành 
phần thang đo đều có hệ số Cronbach Alpha > 0,6 nên các thang đo đều đạt tiêu 
chuẩn. Hệ số Cronbach Alpha của các thành phần cụ thể như sau: thành phần “Đặc 
điểm công việc” = 0,701; thành phần “Đào tạo và thăng tiến” = 0,829; thành phần 
Lương thưởng 
Cấp trên 
Đồng nghiệp 
Đào tạo và thăng tiến 
Môi trường làm việc 
Đặc điểm công việc 
Đánh giá công việc 
Phúc lợi 
Sự 
 thỏa 
mãn 
việc 
Các yếu tố cá nhân 
- Thời gian công tác 
- Giới tính 
- Trình độ 
- Thu nhập 
- Bộ phận công tác 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3 * 2013 61 
“Cấp trên” = 0,796; thành phần “Đồng nghiệp” = 0,660; thành phần “Lương 
thưởng” = 0,871, thành phần “Phúc lợi” = 0,731, thành phần “Môi trường làm việc” 
= 0,866, thành phần “Đánh giá công việc” = 0,834 và thành phần “Sự thỏa mãn của 
nhân viên” = 0,895. Đồng thời, đa số các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến 
tổng cao và lớn hơn 0,3 nên các biến đều đạt yêu cầu và đảm bảo độ tin cậy. Do vậy, 
các thành phần này có đủ điều kiện để tiếp tục được sử dụng trong các phân tích tiếp 
theo. 
Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng tiếp theo để gom các nhân tố 
và thu nhỏ dữ liệu. Kết quả phân tích cho thấy các biến đều được gom lại theo đúng 
như mô hình dự kiến ban đầu, trừ biến “Lương thưởng” và “Đánh giá công việc’ 
được nhóm thành nhân tố “Trả lương theo chất lượng công việc”. Điều này cho thấy 
mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu là tương đối cao. 
Bảng 1. Ma trận xoay nhân tố trong phân tích nhân tố khám phá EFA 
Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc .652 
Các khoản trợ cấp của công ty là hợp lý .616 
Tiền lương được trả công bằng giữa các nhân 
viên 
.527 
Chính sách thưởng công bằng, thỏa đáng .766 
Anh/chị biết rõ về chính sách lương, thưởng 
của công ty 
.824 
Việc đánh giá được thực hiện kháh quan, 
công bằng 
.731 
Kết quả đánh giá đầy đủ, chính xác .716 
Việc đánh giá giúp cải thiện được năng suất 
lao động 
.506 
Nơi làm việc an toàn và thoải mái .692 
Được cung cấp đầy đủ các phương tiện làm 
việc 
 .690 
Không phải làm thêm giờ nhiều .845 
Thời gian bắt đầu và kết thúc giờ làm là hợp 
lý 
 .683 
Lãnh đạo của công ty quan tâm đến nhân viên .793 
Nhân viên nhận được sự hỗ trợ từ cấp trên 
trong công việc 
 .652 
62 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
Lãnh đạo lắng nghe quan điểm và suy nghĩ 
của nhân viên 
 .695 
Cấp trên coi trọng khả năng và sự đóng góp 
của nhân viên 
 .669 
Hàng năm công ty tổ chức các hoạt động du 
lịch, hội thao, gặp mặt cho nhân viên 
 .764 
Tạo điều kiện cho nhân viên nghỉ phép khi có 
nhu cầu 
 .800 
Công ty tuân thủ đầy đủ các chế độ bảo hiểm 
cho nhân viên 
 .701 
Các chính sách thăng tiến của công ty là rõ 
ràng 
 .803 
Được đào tạo và phát triển nghề nghiệp khi 
làm việc tại công ty 
 .839 
Được công ty tạo điều kiện để học tập và đào 
tạo các kỹ năng cần thiết cho công việc 
 .713 
Đồng nghiệp sẵn lòng giúp đỡ lẫn nhau .749 
Đồng nghiệp tận tụy để hoàn thành tốt công 
việc 
 .488 
Đồng nghiệp thân thiện, hòa đồng .657 
Công việc phù hợp với năng lực cá nhân .592 
Công việc thú vị .692 
Tôi hiểu rõ về công việc đang làm .836 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3 * 2013 63 
Hình 2. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh 
2. Kết quả kiểm định mô hình bằng hồi qui tuyến tính bội 
Kết quả hồi quy tuyến tính cho thấy rằng 93,8% độ biến thiên của biến sự 
thỏa mãn của nhân viên được giải thích chung bởi 7 thành phần đã nêu ở trên. Sau 
khi phân tích hồi quy, tác giả đã tiến hành kiểm tra các giả thuyết của mô hình hồi 
quy tuyến tính, đặc biệt là giả thuyết về phân phối chuẩn của phần dư, đa cộng tuyến 
và phương sai thay đổi, các giả thuyết này không bị vi phạm. Do đó, kết quả phân 
tích hồi qui tuyến tính có ý nghĩa thống kê và có thể sử dụng được. 
Theo kết quả ở bảng 2, ta có được phương trình thể hiện mối quan hệ giữa 
các nhân tố công việc và sự thỏa mãn của nhân viên công ty như sau: 
Sự thỏa mãn trong công việc = 0.529 * Đặc điểm công việc + 0.108 * Đào 
tạo thăng tiến + 0.078 * Cấp trên + 0.067 * Đồng nghiệp + 0.124 * Trả lương 
thưởng theo chất lượng công việc + 0.094 * Phúc lợi + 0.064 * Môi trường làm việc. 
Như vậy, kết quả kiểm định mô hình lý thuyết cho thấy tất cả 7 thành phần 
trong mô hình nghiên cứu điều chỉnh đều có tác động dương đến sự thỏa mãn của 
nhân viên. 
Trả lương thưởng theo 
chất lượng công việc 
Cấp trên 
Đồng nghiệp 
Đào tạo và thăng tiến 
Môi trường làm việc 
Đặc điểm công việc 
Phúc lợi 
Sự thỏa 
mãn 
trong 
công 
việc 
64 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
Bảng 2. Phân tích hệ số hồi quy 
Biến 
Hệ số hồi qui chưa 
chuẩn hoá 
Hệ số hồi qui 
chuẩn hoá Kiểm định 
student 
Ý nghĩa 
thống kê 
Thống kê 
cộng tuyến 
Hệ số Beta Sai số Hệ số Beta 
Dung 
sai 
VIF 
Hệ số góc -.178 .083 -2.157 .052 -.178 .083 
Đặc điểm công việc .529 .038 .514 13.875 .000 .238 4.205 
Đào tạo thăng tiến .108 .037 .110 2.947 .004 .232 4.305 
Cấp trên .078 .022 .079 3.486 .001 .637 1.571 
Đồng nghiệp .067 .026 .071 2.557 .011 .421 2.378 
Trả lương theo chất 
lượng công việc 
.124 .035 .143 3.539 .001 .201 4.983 
Phúc lợi .094 .042 .098 2.266 .025 .173 5.766 
Môi trường làm việc .064 .032 .069 2.010 .046 .277 3.616 
IV. KẾT LUẬN 
Mô hình nghiên cứu được xây dựng gồm 8 biến: Đặc điểm công việc, Đào 
tạo thăng tiến, Cấp trên, Đồng nghiệp, Lương thưởng, Phúc lợi, Môi trường làm việc, 
Đánh giá công việc. Từ 8 yếu tố đó, tác giả đã nghiên cứu đưa ra các giả thuyết cho 
mô hình nghiên cứu. Tuy nhiên sau quá trình rút trích, kết quả cuối cùng cho thấy có 
7 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động tại 
công ty là: Cấp trên, đồng nghiệp, trả lương theo chất lượng công việc, bản chất 
công việc, phúc lợi, điều kiện làm việc và đào tạo và thăng tiến. Sau khi tiến hành 
phân tích hồi quy cho thấy tất cả 7 nhân tố đều có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong 
công việc của nhân viên. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy các vấn đề của công ty được người lao động 
đánh giá chưa cao. Điều này là do bên cạnh các mặt đã làm được như: sự phân chia 
công việc hợp lý, phân công trách nhiệm, quyền hạn một cách rõ ràng đã giúp cho 
công tác nhân sự bố trí đúng người, đúng việc, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi 
trong kiểm tra, đánh giá công việc thực hiện. Hơn nữa, hình thức trả lương kín đã 
tránh được tình trạng so bì, ganh đua, bất mãn trong các mối quan hệ đồng nghiệp.
 Nghiên cứu này có điểm hạn chế là chưa đưa ra được kết quả so sánh với các 
công ty khác trên địa bàn tỉnh và phạm vi nghiên cứu còn hẹp. Hơn nữa, nghiên cứu 
chưa xét đến các yếu tố như văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến nhân viên của công ty. 
Do đó, trong nghiên cứu tiếp theo sẽ nghiên cứu đầy đủ hơn các vấn đề trên 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3 * 2013 65 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Vũ Duy Nhất (2009), Ảnh hưởng của sự hài lòng đến nỗ lực và lòng trung 
thành của nhân viên trong ngành dịch vụ viễn thông tại Việt Nam, luận văn thạc sỹ. 
[2] Nguyễn Trần Thanh Bình (2009), Đo lường mức độ hài lòng của người lao động tại 
công ty cổ phần cơ khí chế tạo máy Long An, luận văn thạc sỹ. 
[3] Vũ Khắc Đạt (2009), Các yếu tố tác động đến lòng trung thành của nhân viên văn 
phòng khu vực miền Nam Vietnam Airlines, luận văn thạc sỹ. 
[4] Ivangevich, John M; Mattenson, Michael T (1999), Organization behavior and 
management, Editorial Irwin/ Mc Graw – Hill. 
Abstract 
The factors affecting job satisfaction in the staff of employees 
in Phu Yen PV Oil Joint Stock Company 
This study aims at determining the factors affecting the job satisfaction of 
employees in PV Oil Phu Yen Joint Stock company through the steps of descriptive statistics, 
reliability evaluation on the measurement scale with Cronbach alpha coefficient and factor 
analysis methods - EFA. The study applied both qualitative and quantitative methods based 
on the data collected from 200 employees working at the company. This research shows 
that there are seven factors that have impact on employee job satisfaction: superiors, 
colleagues, and payment according to the work quality, job nature, benefits, working 
conditions and training - promotion. 
Key words: customer satisfaction, PV Oil Phu Yen Joint Stock Company 

File đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_den_su_thoa_man_trong_cong_viec_cua_nh.pdf