Bài giảng Quan hệ công chúng - Chương 3: PR nội bộ (internal PR) - Ngô Minh Cách
CHƯƠNG 3: PR NỘI BỘ (INTERNAL PR)
3.1. Thực chất và vai trò của PR nội bộ
3.1.1. Thực chất của PR nội bộ
3.1.2. Vai trò của PR nội bộ
3.2. Các kỹ thuật và công cụ chủ yếu của hoạt
động PR nội bộ
3.2.1. Truyền thông nội bộ
3.2.2. Giao tiếp nội bộ
3.2.3. Tổ chức sự kiện PR nội bộ
3.2.4. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quan hệ công chúng - Chương 3: PR nội bộ (internal PR) - Ngô Minh Cách", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quan hệ công chúng - Chương 3: PR nội bộ (internal PR) - Ngô Minh Cách
1HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Bộ môn Marketing • Môn học: QUAN HỆ CÔNG CHÚNG (PR- PUBLIC RELATION) G.v.c Th.s Ngô Minh Cách (Trưởng bộ môn Marketing) 2CHƯƠNG 3: PR NỘI BỘ (INTERNAL PR) 3.1. Thực chất và vai trò của PR nội bộ 3.1.1. Thực chất của PR nội bộ 3.1.2. Vai trò của PR nội bộ 3.2. Các kỹ thuật và công cụ chủ yếu của hoạt động PR nội bộ 3.2.1. Truyền thông nội bộ 3.2.2. Giao tiếp nội bộ 3.2.3. Tổ chức sự kiện PR nội bộ 3.2.4. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp 3THỰC CHẤT CỦA PR NỘI BỘ PR nội bộ (Internal PR) là hoạt động đầu tiên trong quản trị Pr. Đây là mối quan hệ công chúng cực kỳ quan trọng, quyết định sự thành bại trong hoạt động của mọi tổ chức Lúc đầu, PR nội bộ được quan niệm và thực hiện rất đơn giản. Đó chính là phương thức giao tiếp nội bộ của tổ chức 4THỰC CHẤT CỦA PR NỘI BỘ PR nội bộ: là chức năng quản lý của một tổ chức, nhằm thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhóm công chúng và thành viên trong nội bộ tổ chức; Trên cơ sở đó hoàn thành tốt nhất mục tiêu và đảm bảo sự thành công của tổ chức đó. 5PHÂN CẤP MỐI QUAN HỆ TRONG NỘI BỘ TỔ CHỨC Các nhà lãnh đạo, quản trị cao cấp ( CEO): Nhóm này bao gồm các thành viên của hội đồng quản trị, thành viên trong ban giám đốc công ty. Các nhà quản trị trung gian: Nhóm này bao gồm các nhà quản trị cấp chi nhánh, phòng, ban, đơn vị trực thuộc công ty. Những người lao động trực tiếp: Nhóm này bao gồm đông đảo những người lao động trực tiếp, họ là đối tượng quản lý trong công ty. 6CÁC MỐI QUAN HỆ CƠ BẢN CỦA PR NỘI BỘ Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên. Mối quan hệ giữa các phòng ban chức năng trong cơ chế quản lý doanh nghiệp. Mối quan hệ trong nội bộ từng nhóm công chúng: Mối quan hệ giữa nhân viên với nhân viên, lãnh đạo với lãnh đạo, 7NHIỆM VỤ CỦA PR NỘI BỘ Xác định mục tiêu của hoạt động PR nội bộ Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình PR nội bộ Tổ chức thực hiện và kiểm tra 8CÔNG THỨC SMART TRONG XÂY DỰNG MỤC TIÊU Specific: rõ ràng, cụ thể Measurable: có thể đo lường được Achievable: có thể đạt được Realizable: có tính thực tế Timetable: thời gian cụ thể 9XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PR NỘI BỘ Xác định nội dung các công việc cần tiến hành Phương thức thực hiện từng công việc Thời gian tiến hành từng công việc Phân cấp quản lý và người chịu trách nhiệm các công việc Kinh phí cần thiết cho các hoạt động, 10 PR NỘI BỘ VỚI CHIẾN LƯỢC PR CHUNG Giúp cho tất cả thành viên trong tổ chức, doanh nghiệp hiểu được sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức mình. Từ đó mỗi người xác định được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đóng góp vào sự phát triển và thành công chung của tổ chức. Xây dựng được mối quan hệ tình cảm thân thiện và tốt đẹp trong nội bộ doanh nghiệp. Từ đó tạo ra động lực cho các thành viên cống hiến hết mình vì sự nghiệp chung. 11 PR NỘI BỘ VỚI CHIẾN LƯỢC PR CHUNG Là cơ sở để các tổ chức, doanh nghiệp thu hút và giữ gìn nhân tài; tạo ra nguồn nội lực quan trọng nhất cho sự phát triển bền vững. Xây dựng được nền nếp quản trị doanh nghiệp dựa trên cơ sở nhân văn, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, tạo ra những giá trị văn hóa truyền thống. Trên cơ sở đó, mọi thành viên trong tổ chức, doanh nghiệp sẽ tự giác và dốc lòng để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nhóm công chúng bên ngoài, góp phần thực hiện chiến lược PR của cả tổ chức. 12 PR NỘI BỘ VỚI VIỆC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU Những yếu tố xây dựng thương hiệu: Xây dựng thương hiệu bằng sản phẩm Xây dựng thương hiệu bằng dịch vụ Xây dựng thương hiệu bằng hệ thống phân phối Xây dựng thương hiệu bằng con người Xây dựng thương hiệu bằng truyền thông Xây dựng thương hiệu bằng văn hóa 13 PR NỘI BỘ VỚI VIỆC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU Trong các yếu tố xây dựng và bảo vệ thương hiệu,điểm nhấn quan trọng nhất là con người với ba yếu tố căn bản là: thái độ, kỹ năng và năng lực. Thái độ của con người, ý thức và trách nhiệm của họ được hình thành và phát triển tùy thuộc vào hiệu quả của hoạt động quan hệ công chúng nội bộ mang lại. Mặt khác, quan hệ nội bộ cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách nhìn nhận đánh giá uy tín và hình ảnh của tổ chức, doanh nghiệp trong con mắt của công chúng bên ngoài tổ chức đó. 14 PR NỘI BỘ VỚI VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA TỔ CHỨC Xây dựng văn hóa của một tổ chức, một doanh nghiệp là quá trình xây dựng và gìn giữ những giá trị truyền thống.Điều đó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng nhận thức và hành vi ứng xử của các thành viên trong các tổ chức và doanh nghiệp. Xây dựng văn hóa của doanh nghiệp bao gồm hai mặt: văn hóa bên trong và văn hóa bên ngoài. Văn hóa bên trong chính là xây dựng các giá trị trong quan hệ giữa các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp Thông qua PR nội bộ, doanh nghiệp hình thành nên sự thống nhất về mục tiêu, tạo ra động lực bên trong, đồng tâm hiệp lực để xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công. 15 CÁC KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA PR NỘI BỘ Truyền thông nội bộ Giao tiếp nội bộ Tổ chức sự kiện PR nội bộ Xây dựng văn hóa doanh nghiệp 16 NHIỆM VỤ CỦA TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ • Cung cấp thông tin: nhiệm vụ công tác từng thời kỳ, thay đổi chính sách và bộ máy • Tuyên truyền và giáo dục : Đường lối, chính sách, pháp luật, truyền thống • Xây dựng mối quan hệ nội bộ • Khích lệ, động viên và thi đua :Tấm gương, các phong trào, hoạt động xã hội 17 CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ Các phương tiện in ấn (báo chí nội bộ; các bản tin; sách về tổ chức; thư từ; các bài phát biểu v.v) Các bảng thông báo Mạng Internet nội bộ Phim ảnh tài liệu về tổ chức Đài truyền thanh nội bộ Các cuộc họp và giao ban nội bộ (Một số công cụ như báo chí, sách viết về tổ chức,trang web vừa đảm bảo chức năng truyền thông nội bộ, vừa thực hiện truyền thông ra bên ngoài) 18 NỘI DUNG CỦA TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ Tổ chức bộ máy quản lý và nhân sự của công ty Sản phẩm hàng hoá dịch vụ kinh doanh Truyền thống và các thành tựu đạt được Nhiệm vụ và kế hoạch trong từng thời kỳ Các sáng kiến và giải pháp cải tiến Tấm gương người tốt việc tốt Các hội nghị và thảo luận khoa học Các hoạt động văn hóa, thể thao, kỷ niệm Các chương trình tài trợ, từ thiện Các văn bản pháp luật mới 19 GIAO TIẾP NỘI BỘ Giao tiếp là một quá trình con người trao đổi thông tin cho nhau để hiểu được nhau và hành động ứng xử cho phù hợp với từng hoàn cảnh nhất định 20 MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG TRONG GIAO TIẾP Ý tưởng Mã hoá Gửi Nhận Giải mã Hiểu Hồi đáp Người gửi Người nhận www.ibg.com.vn Các yếu tố Gây nhiễu 21 NHỮNG MỐI QUAN HỆ GIAO TIẾP NỘI BỘ Giao tiếp giữa lãnh đạo và nhân viên Giao tiếp giữa các nhân viên với nhau Giao tiếp trong mối quan hệ chức năng công việc. Là biểu hiện nề nếp quản lý và văn hóa của công ty, tạo ra mối quan hệ tình cảm tốt đẹp giữa các thành viên. Đó chính là động lực khuyến khích các hoạt động sáng tạo, hướng tới hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của tổ chức 22 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ GIAO TIẾP NỘI BỘ Sự tin cậy và tôn trọng giữa lãnh đạo và nhân viên Khả năng cống hiến &phát huy năng lực của mỗi cá nhân Sự quan tâm đến các vấn đề chung của công ty đối với các thành viên Mối đoàn kết thống nhất trong nội bộ Niềm tin vào tương lai Sự phát triển bền vững của công ty Hình ảnh của công ty, của lãnh đạo và đồng nghiệp trong tình cảm của các thành viên 23 NGUYÊN TẮC TRONG GIAO TIẾP NỘI BỘ Tính có mục đích: giao tiếp hướng tới những mục tiêu nhất định; không giao tiếp theo lối tự do, tùy tiện và thiếu trách nhiệm; phù hợp với từng mối quan hệ giao tiếp Tính tổ chức: giao tiếp theo đúng chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ được giao; chấp hành và tôn trọng những nội quy và cam kết của công ty . Tính chuẩn mực: giao tiếp trên cơ sở tôn trọng quy định của pháp luật; tuân theo những chuẩn mực văn hóa, lịch thiệp. Tính thân thiện : Giao tiếp phải xây dựng được mối quan hệ tin cậy và thân thiện trong nội bộ tổ chức 24 PHÂN LOẠI GIAO TIẾP NỘI BỘ Xét theo tính chất của cuộc giao tiếp + Giao tiếp chính thức: Là giao tiếp mang tính công vụ, cần thực hiện đúng nghi thức, độ chuẩn hóa của thông tin phải cao (mít tinh, hội họp, tổng kết, thi đua) + Giao tiếp không chính thức: Là giao tiếp mang tính cá nhân, không quan trọng về nghi thức, dựa trên mối quan hệ tình cảm của các chủ thể (thăm hỏi, nói chuyện, giao lưu văn nghệ). Xét theo số lượng các chủ thể tham gia giao tiếp: + Giao tiếp giữa các cá nhân: giữa cấp trên với cấp dưới, giữa nhân viên với nhân viên. + Giao tiếp tập thể: Giao tiếp cùng một lúc của nhiều người (hội họp, mít tinh). 25 PHÂN LOẠI GIAO TIẾP NỘI BỘ Xét theo tính chất của cuộc tiếp xúc: + Giao tiếp trực tiếp: Trao đổi, hội họp, thăm hỏi. + Giao tiếp gián tiếp: Qua thư từ, điện thoại, qua Internet Xét theo công cụ giao tiếp: + Giao tiếp bằng ngôn ngữ nói + Giao tiếp bằng ngôn ngữ viết + Giao tiếp bằng ngôn ngữ biểu cảm + Giao tiếp bằng hành vi + Giao tiếp bằng ngoại hình 26 TỔ CHỨC SỰ KIỆN PR NỘI BỘ Event nội bộ góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong nội bộ công ty. Đồng thời đó cũng là cách thức thu hút sự chú ý và tranh thủ tình cảm của dư luận xã hội, mang lại lợi ích cho tổ chức và công ty đó. Cách thức tổ chức sự kiện rất phong phú và đa dạng, phản ánh nhiều mối quan hệ trong công ty. Việc tiến hành tổ chức các sự kiện cũng do nhiều bộ phận thực hiện. 27 CÁC LOẠI HÌNH EVENT NỘI BỘ Tổ chức các đại hội & hội nghị Các hoạt động gặp mặt giao lưu nội bộ Tổ chức các lễ kỷ niệm, đón nhận danh hiệu Tổ chức lễ phát động và tổng kết phong trào thi đua Các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao Các hoạt động tài trợ và từ thiện nội bộ 28 TỔ CHỨC CÁC ĐẠI HỘI & HỘI NGHỊ Việc tổ chức đại hội & hội nghị có thể theo thời gian khác nhau. Có hội nghị tiến hành thường kỳ (tổng kết năm, sơ kết 6 tháng, Đại hội cổ đông hàng năm.); có những hội nghị được triển khai đột xuất (hội nghị về vệ sinh, an toàn thực phẩm, về triển khai sản phẩm mới) Quy mô của các đại hội & hội nghị có thể với quy mô toàn công ty, quy mô đại biểu giới hạn, hoặc quy mô hẹp hơn Chịu trách nhiệm tổ chức các đại hội & hội nghị cũng có thể được phân công theo chức năng và cấp quản lý: Chính quyền, Công đoàn, Tổ chức đảng, đoàn thanh niên 29 TỔ CHỨC CÁC ĐẠI HỘI & HỘI NGHỊ Mỗi cuộc họp và hội nghị đều có mục đích và nội dung riêng, cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chỉ đạo sát sao và quản lý chuyên nghiệp. Người tổ chức và chỉ đạo hội nghị, hướng mọi người vào việc giải quyết tốt nhất các vấn đề mà cuộc họp và hội nghị phải thông qua. Trong các cuộc họp và hội nghị, các bài phát biểu của lãnh đạo là đặc biệt quan trọng, cần chuẩn bị hết sức chu đáo. Đó cũng là nguồn tài liệu tin cậy và uy tín cho truyền thông trong nội bộ cũng như bên ngoài 30 CÁC HOẠT ĐỘNG GẶP MẶT, GIAO LƯU Gặp mặt các thành viên mới của tổ chức Chia tay các thành viên cũ (chuyển công tác, nghỉ hưu) Gặp mặt chúc mừng sinh nhật, chúc mừng sự thăng tiến (đề bạt, tăng lương); thăm hỏi, động viên và chia buồn (tai nạn, ốm đau, tang lễ). Gặp mặt của lãnh đạo với nhân viên nhân dịp lễ, tết Chú ý: Việc tổ chức các sự kiện này cần được phân cấp rõ ràng và kiểm tra chu đáo. Cần giáo dục ý thức trách nhiệm của các thành viên tinh thần “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”. 31 TỔ CHỨC LỄ KỶ NIỆM, ĐÓN NHẬN DANH HIỆU Việc tiến hành tổ chức các lễ kỷ niệm trong công ty chính là cách thức giáo dục truyền thống và quảng bá hình ảnh,uy tín tốt nhất,cần được thực hiện bài bản và chuyên nghiệp Hàng năm, công ty có những lễ kỷ niệm quan trọng như: Ngày thành lập công ty, Ngày thành lập các tổ chức chính trị (Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ,); Ngày kỷ niệm 8/3; Ngày nhà giáo Việt Nam; Ngày thầy thuốc Việt Nam Theo định kỳ 5 năm và 10 năm có các lễ kỷ niệm trọng đại của công ty. Thông thường, trong dịp này công ty sẽ đón nhận các phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước như: Huân chương, bằng khen, cờ thi đua 32 TỔ CHỨC LỄ PHÁT ĐỘNG VÀ TỔNG KẾT PHONG TRÀO THI ĐUA Mục đích của hoạt động này là nhằm khích lệ, động viên tinh thần của tất cả các thành viên trong công ty, dấy lên phong trào thi đua lao động sản xuất, phát huy sáng kiến và cải tiến kỹ thuật Để phong trào thi đua thực sự đi vào nhận thức và nhiệt huyết của mọi người, việc tổ chức lễ phát động, tổng kết và khen thưởng cần phải được quan tâm đúng mức. Đây cũng là hoạt động tuyên truyền, mang cả ý nghĩa tư tưởng và thực tiễn cao 33 CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ, THỂ DỤC THỂ THAO Những hoạt động này mang tính chất vui chơi, giải trí lành mạnh, góp phần hiểu biết lẫn nhau và tăng cường tình cảm, mối quan hệ hợp tác trong công ty (sinh hoạt văn nghệ theo đình kỳ, các cuộc liên hoan, hội diễn văn nghệ và thi đấu thể thao trong nội bộ, hoặc liên kết với các đơn vị bên ngoài) Những hoạt động văn nghệ và thể thao là những sự kiện dễ thu hút được sự quan tâm và chú ý của số đông các thành viên công ty. Đồng thời là cách thức cân bằng giữa lao động công việc và giải trí tích cực nhất. 34 CÁC HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ, TỪ THIỆN NỘI BỘ Các hoạt động tài trợ, từ thiện mang ý nghĩa nhân văn cao cả trong nội bộ công ty. Thông qua các chương trình này thực hiện nhiều mục tiêu quan trọng như: giáo dục truyền thống, xây dựng mối quan hệ nội bộ, nâng cao hình ảnh và uy tín của tổ chức và công ty Các hoạt động tài trợ và từ thiện có thể tiến hành là: tài trợ cho các phong trào thi đua, các sáng kiến, các cuộc thi, cho các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; các chương trình từ thiện giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, khích lệ những tấm gương vươn lên trong công tác và cuộc sống v.v 35 YÊU CẦU KHI TỔ CHỨC SỰ KIỆN NỘI BỘ Phải có ý tưởng hay Mục tiêu phải được xác định rõ ràng Thiết kế chương trình, nội dung phải cụ thể, chi tiết Xác định đúng nhóm công chúng thu hút Có các phương án khác nhau, kể cả phương án dự phòng Chuẩn bị hậu trường phải chu đáo tới từng khâu công việc Coi trọng công tác kiểm tra và điều chỉnh kịp thời. 36 CÁC BƯỚC TRONG TỔ CHỨC SỰ KIỆN NỘI BỘ Quyết định “5W và H” : What, When, Where, Who, Why and How. Chú ý đến từng chi tiết cơ bản, không bỏ sót Lên kế hoạch cụ thể ( kịch bản) Thiết kế sự kiện (ấn phẩm, trang trí, địa điểm) Chuẩn bị hậu trường (an ninh,y tế,rủi ro) Theo dõi sau sự kiện (đánh giá, cám ơn, kinh phí) 37 XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị, niềm tin, nhận thức và phương pháp tư duy được xây dựng nên và gìn giữ trong quá trình phát triển của doanh nghiệp; Nó có ảnh hưởng chi phối đến tình cảm, suy nghĩ, thái độ và hành vi ứng xử của mọi thành viên trong doanh nghiệp 38 Tạo động lực phát triển và tính thống nhất Điều chỉnh hành vi các thành viên kiểm soát hệ thống Giảm bớt xung đột Xây dựng nguồn lực Xây dựng thương hiệu Tạo lợi thế cạnh tranh Tài sản vô hình quan trọng nhất của mỗi DN CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 27/06/2010 38www.ibg.com.vn 3939 Các yếu tố thực thể hữu hình Những nét văn hóa truyền thống( những giá trị được chấp nhận) Những ngầm định nền tảng và giá trị cốt lõi (các quan niệm ẩn) 27/06/2010 www.ibg.com.vn 39 THÀNH PHẦN CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 4040 Các SP hữu hình : kiểu kiến trúc đặc trưng; cảnh quan môi trường; máy móc trang thiết bị , nhà xưởng; biểu tượng ( logo, màu sắc), Slogan, ấn phẩm và tài liệu; giai thoại Hành vi của các thành viên doanh nghiệp : trang phục, giao tiếp, ứng xử Hệ thống quy định, thủ tục, phương thức tổ chức hoạt động Lễ nghi, lễ hội hàng năm CÁC YẾU TỐ THỰC THỂ HỮU HÌNH 27/06/2010 40www.ibg.com.vn 4141 NHỮNG NÉT VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Trải qua thời gian áp dụng, các quy định, nguyên tắc,chuẩn mực sẽ dần trở thành niềm tin, thông lệ và quy tắc ứng xử chung mà mọi thành viên đều thấm nhuần, tức là trở thành “những nét văn hóa truyền thống” 27/06/2010 41www.ibg.com.vn 4242 Được chấp nhận là đúng một cách tự nhiên và rất ít biến động trong một nền VHDN Hướng dẫn hành vi, mách bảo các thành viên cách nhận thức, suy nghĩ và cảm nhậnvề mọi thứ xung quanh Được cho là hiển nhiên đến mức nếu một thành viên không tuân theo sẽ bị coi là ngoại đạo và sẽ bị thải loại một cách tự nhiên 27/06/2010 www.ibg.com.vn 42 CÁC NGẦM ĐỊNH NỀN TẢNG (CÁC QUAN NIỆM ẨN) 43 Quan hệ sứ mệnh toàn công ty Quan hệ lãnh đạo và nhân viên Quan hệ đồng cấp Quan hệ với khách hàng Quan hệ trong mối quan hệ công chúng Quan hệ công việc Quan hệ ngoài công việc Quan hệ với xã hội và môi trường sống 43 NHỮNG NGẦM ĐỊNH NỀN TẢNG CƠ BẢN TRONG MỘT CÔNG TY 27/06/2010 www.ibg.com.vn 4444 VĂN HÓA DOANH NGHIỆP • Trang phục • Biểu tượng • Cách bài trí VP • Lễ nghi, ứng xử • Giá trị cốt lõi • Ngầm định nền tảng 44www.ibg.com.vn 45 NỘI DUNG XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP Văn hóa hòa nhập bên trong Văn hóa thích ứng bên ngoài 46 XÂY DỰNG VĂN HOÁ BÊN TRONG Xây dựng hệ thống giá trị và quan niệm chung Xây dựng cơ chế quản lý, xác lập nhiệm vụ, chức năng và mối quan hệ của các cấp quản lý. Phân phối quyền lực và địa vị. Xây dựng chuẩn mực văn hóa giao tiếp ứng xử nội bộ Xây dựng mối quan hệ đoàn kết nội bộ Tổ chức các sự kiện nội bộ Xây dựng cơ chế thưởng phạt nghiêm minh 47 MỘT NỀN VHDN MẠNH 27/06/2010 www.ibg.com.vn 47 Văn hóa mạnh Thấu hiểu các giá trị cốt lõi Kiểm soát hành vi cao Cam kết chặt chẽ với các giá trị cốt lõi Đồng thuận cao và ổn định 4848 MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA VHDN Rất mạnh: xây dựng được lý tưởng,khát khao được cống hiến Tương đối mạnh: tạo cho mọi người niềm tin và hiểu được các gía trị cốt lõi Trung bình: chỉ làm thay đổi thái độ Yếu: nhân viên không hiểu điều gì là quan trọng và phải làm gì? 27/06/2010 www.ibg.com.vn
File đính kèm:
- pr_noi_bo_internal_pr.pdf