Ảnh hưởng của tỉ lệ pha loãng, chất bảo quản và nhiệt độ đến chất lượng tinh trùng cá mú cọp bảo quản trong tủ lạnh

Mục đích của nghiên cứu này là tìm ra tỉ lệ pha loãng, chất bảo quản và nhiệt độ thích hợp cho chất lượng tinh trùng cá mú cọp tối ưu bảo quản trong tủ lạnh. Tinh trùng cá mú cọp được pha loãng trong các chất bảo quản BSA, 0,3 M Glucose, MPRS và ASP, với các tỷ lệ 1:1, 1:3, 1:5, 1:10 (tinh dịch:chất bảo quản) và bảo quản ở các thang nhiệt độ 0oC, 2oC, 4oC.

Ảnh hưởng của tỉ lệ pha loãng, chất bảo quản và nhiệt độ đến chất lượng tinh trùng cá mú cọp bảo quản trong tủ lạnh trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của tỉ lệ pha loãng, chất bảo quản và nhiệt độ đến chất lượng tinh trùng cá mú cọp bảo quản trong tủ lạnh trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của tỉ lệ pha loãng, chất bảo quản và nhiệt độ đến chất lượng tinh trùng cá mú cọp bảo quản trong tủ lạnh trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của tỉ lệ pha loãng, chất bảo quản và nhiệt độ đến chất lượng tinh trùng cá mú cọp bảo quản trong tủ lạnh trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của tỉ lệ pha loãng, chất bảo quản và nhiệt độ đến chất lượng tinh trùng cá mú cọp bảo quản trong tủ lạnh trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của tỉ lệ pha loãng, chất bảo quản và nhiệt độ đến chất lượng tinh trùng cá mú cọp bảo quản trong tủ lạnh trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của tỉ lệ pha loãng, chất bảo quản và nhiệt độ đến chất lượng tinh trùng cá mú cọp bảo quản trong tủ lạnh trang 7

Trang 7

pdf 7 trang Danh Thịnh 12/01/2024 2380
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của tỉ lệ pha loãng, chất bảo quản và nhiệt độ đến chất lượng tinh trùng cá mú cọp bảo quản trong tủ lạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của tỉ lệ pha loãng, chất bảo quản và nhiệt độ đến chất lượng tinh trùng cá mú cọp bảo quản trong tủ lạnh

Ảnh hưởng của tỉ lệ pha loãng, chất bảo quản và nhiệt độ đến chất lượng tinh trùng cá mú cọp bảo quản trong tủ lạnh
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
NHA TRANG UNIVERSITY • 65
ẢNH HƯỞNG CỦA TỈ LỆ PHA LOÃNG, CHẤT BẢO QUẢN 
VÀ NHIỆT ĐỘ ĐẾN CHẤT LƯỢNG TINH TRÙNG CÁ MÚ CỌP 
BẢO QUẢN TRONG TỦ LẠNH
EFFECTS OF DILUTION RATIO, EXTENDER AND TEMPERATURE 
ON SPERM QUALITY OF TIGER GOUPER SPERM STORED IN REFRIGERATOR
Lê Minh Hoàng1, Phạm Quốc Hùng1
Ngày nhận bài: 21/10/2015; Ngày phản biện thông qua: 22/12/2015; Ngày duyệt đăng: 15/12/2016
TÓM TẮT
Mục đích của nghiên cứu này là tìm ra tỉ lệ pha loãng, chất bảo quản và nhiệt độ thích hợp cho chất 
lượng tinh trùng cá mú cọp tối ưu bảo quản trong tủ lạnh. Tinh trùng cá mú cọp được pha loãng trong các 
chất bảo quản BSA, 0,3 M Glucose, MPRS và ASP, với các tỷ lệ 1:1, 1:3, 1:5, 1:10 (tinh dịch:chất bảo quản) 
và bảo quản ở các thang nhiệt độ 0oC, 2oC, 4oC. Kết quả thu được từ các thí nghiệm cho thấy: Tinh trùng cá 
mú cọp bảo quản trong tủ lạnh bằng chất bảo quản ASP với tỷ lệ 1:3 ở nhiệt độ 4oC cho chất lượng tốt nhất và 
hoạt lực có thể duy trì đến ngày thứ 24. Kết quả này cho thấy rằng tinh trùng cá mú cọp có thể bảo quản được 
ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh.
Từ khóa: Cá mú cọp, tinh trùng, bảo quản trong tủ lạnh, chất bảo quản
ABSTRACT 
The objectives of this study were to fi nd the optimal dilution ratio, extender and temperature for sperm 
quality of tiger grouper stored in refrigerator. Sperm of tiger grouper was diluted in different extender (BSA, 
0,3 M Glucose, MPRS or ASP), at dilution ratios of 1:1, 1: 3, 1: 5, or 1:10 (sperm:extender) and stored at 0oC, 
2oC, 4oC. The results from these experiments showed that sperm quality of tiger grouper was the best if they 
stored in ASP at ratio of 1:3 at a temperature of 4oC and sperm maintained motility for 24 days. These results 
demonstrate that sperm of tiger grouper can be chilled-stored in refrigerator.
Keywords: Tiger grouper, sperm, chilled storage in refrigerator, extender
1 Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang 
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bảo quản lạnh tinh trùng của động vật thủy 
sản ở nhiệt độ cận 0oC được yêu cầu đối với 
một số tình huống. Việc làm này có thể giúp 
chúng ta không phải nuôi giữ động vật thủy 
sản đực trong thụ tinh nhân tạo. Trong quá 
trình sản xuất giống nhân tạo, việc bảo quản 
lạnh tinh giúp cho quá trình thụ tinh được chủ 
động hơn, đơn giản trong việc vận chuyển cá 
bố mẹ từ nơi này đến nơi khác, phục vụ lai tạo 
giống mới, khắc phục khó khăn trong sản xuất 
nhân tạo một số loài cá do sự lệch pha giữa 
cá đực và cá cái đồng thời bảo vệ được nguồn 
gen. Ngoài ra, bảo quản lạnh tinh trùng còn có 
vai trò quan trọng trong việc hạn chế tối đa việc 
lưu giữ cá đực, bảo tồn dòng thuần, hạn chế 
suy giảm do cận huyết trong quần đàn [3].
Cá mú cọp là loài cá biển có giá trị kinh 
tế, đã và đang nuôi rộng rãi trên thế giới [1]. 
Là đối tượng được liệt kê vào danh mục 
66 • NHA TRANG UNIVERSITY
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
cá loài cá biển có giá trị kinh tế [6, 7]. Đặc biệt, 
cá mú cọp là loài có đặc tính biến đổi giới tính 
từ lúc nhỏ cho đến lúc thành thục là con cái 
sau đó thì chuyển thành con đực. Ngoài ra, loài 
cá này không đồng pha trong sinh sản nhân 
tạo như thu được tinh trùng trong khi đó trứng 
lại chưa đạt mức độ thành thục. Đây là một 
trở ngại lớn trong công tác sinh sản nhân tạo 
khi không chủ động được sự đồng pha giữa 
con đực và con cái. Chính vì vậy, việc nghiên 
cứu bảo quản và lưu trữ tế bào sinh dục thành 
thục nói chung và tinh trùng cá nói riêng trong 
tủ lạnh là giải pháp tốt cho việc chủ động sinh 
sản nhân tạo.
Trên thế giới cũng như Việt Nam, có rất 
nhiều công trình nghiên cứu bảo quản lạnh 
tinh trùng của một số loài cá đã được công 
bố như tinh trùng cá hồi bảo quản trong điều 
kiện có kháng sinh ở 0oC duy trì thời gian sống 
lên tới 34 ngày [18], tinh trùng cá tra có thể 
duy trì hoạt lực lên đến 21 ngày khi được bảo 
quản ở 4oC tương tự hoạt lực tinh trùng cá tầm 
kéo dài đến 28 ngày [12, 17], tinh trùng cá đù 
vàng bảo quản trong dịch tương nhân tạo có 
bổ sung kháng sinh duy trì hoạt lực lên tới 26 
ngày [15], tinh trùng cá chẽm mõm nhọn bảo 
quản trong dịch tương nhân tạo có thể duy trì 
hoạt lực đến ngày thứ 24 ở nhiệt độ 2oC [4]... 
Đa phần các công trình nghiên cứu này cho 
rằng chất lượng tinh trùng bảo quản trong tủ 
lạnh chịu sự ảnh hưởng của tỉ lệ pha loãng, 
chất bảo quản và nhiệt độ [3]. Một vài nghiên 
cứu đã được công bố trên cá mú cọp như 
nghiên cứu đặc tính tinh dịch và ảnh hưởng của 
cation lên hoạt lực tinh trùng [2] và nghiên cứu 
ảnh hưởng của tỉ lệ pha loãng, nhiệt độ, pH và 
áp suất thẩm thấu lên hoạt lực tinh trùng [5]. 
Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào về 
lĩnh vực này lên bảo quản tinh trùng cá mú 
cọp. Chính vì thế, nghiên cứu “Ảnh hưởng của 
tỉ lệ pha loãng, chất bảo quản và nhiệt độ lên 
chất lượng tinh trùng cá mú cọp Epinephelus 
fuscoguttatus bảo quản trong tủ lạnh” là việc 
làm hết sức có ý nghĩa nhằm xác định được tỉ 
lệ pha loãng, chất bảo quản và nhiệt độ tối ưu 
cho chất lượng tinh trùng cá mú cọp bảo quản 
trong tủ lạnh đạt chất lượng tốt.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Quản lý cá đực và vuốt tinh
Mỗi đợt thí nghiệm chúng tôi chọn cá đực 
từ 10 - 15 con. Cá được chọn ở tình trạng khỏe 
mạnh, không tổn thương, không dị tật, Nguồn 
cá bố mẹ từ dự án do Quỹ phát triển khoa học 
Quốc tế (IFS) của Thụy Điển tài trợ từ 3/2012 
đến tháng 3/2014 với mã số A/5165-1. Cá sau 
khi chọn đưa vào tiến hành vuốt tinh. Lưu ý cá 
đực và cá cái nhốt riêng. Các con cá này được 
nuôi vỗ tại lồng nuôi - Vạn Ninh - Khánh Hòa. Cá 
bố mẹ được cho ăn bằng thức ăn cá tạp, lượng 
thức ăn bằng 5% khối lượng cá bố mẹ. Những 
con cá mú cọp đực trưởng thành có màu sắc 
tươi sáng, hoạt động tốt, không xây sát dị tật và 
không bị bệnh được sử dụng để tiến hành vuốt 
lấy tinh dịch. Trước khi tiến hành vuốt tinh, cá đực 
được gây mê bằng 200 ppm Methyleneglycol 
monophe ... oãng 
và nhiệt độ tốt nhất cho bảo quản tinh trùng cá, 
ta tiến hành bảo quản tinh trùng trong 4 chất 
bảo quản sau: BSA, 0,3 M Glucose, MPRS, 
ASP ở tỷ lệ pha loãng 1:1, 1:3, 1:5, 1:10 (tinh 
dịch: chất bảo quản). Thành phần của các chất 
bảo quản sử dụng để bảo quản tinh trùng trong 
tủ lạnh được thể hiện ở Bảng 1. Tinh trùng sau 
khi pha loãng trong các chất bảo quản được 
cho vào các eppendorf tube 1,5 mL và bảo 
quản trong ở 03 tủ lạnh (Sanyo SR-125RN, 
Việt Nam) khác nhau và nhiệt độ được đặt lần 
lượt ở 0oC, 2oC, 4oC. Hoạt lực tinh trùng được 
tiến hành đánh giá sau 3 ngày một lần, chẳng 
hạn như: ngày 3, 6, 9 cho đến khi tinh trùng 
ngừng hoạt động.
Bảng 1. Thành phần của các chất bảo quản trong 100ml nước cất
Thành phần
Chất bảo quản
BSA 0,3 M Glucose MPRS ASP
NaCl (mg) 1,0 0,675 0,353 0,5
NaH2PO4 (mg) - - 0,0216 0,02
NaH CO3 (mg) - - 0,0432 0,01
KCl (mg) - - 0,0298 0,04
CaCl2.2H2O (mg) - - 0,0166 0,01
BSA (mg) 1,0 - - -
Glucose (mg) - 5,945 0,98 -
MgCl2.6H2O (mg) - - 0,0229 0,02
pH 7,8 7,5 7,7 8,1
ASTT (mOsm/kg) 342 335 327 32 0
ASTT: áp suất thẩm thấu, BSA: bovine serum albumin, ASP: artifi cial seminal plasma (dịch tương nhân tạo), MPRS: 
modifi ed plaice ringer solution
4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung 
bình ± sai số chuẩn. Số liệu được xử lý bằng phần 
mềm Microsoft Excel. Tác động của chất bảo 
quản, tỷ lệ pha loãng và kháng sinh đến hoạt lực 
của tinh trùng được phân tích phương sai một yếu 
tố (One-way ANOVA) bằng phần mềm SPSS 18.0.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Ảnh hưởng chất bảo quản lên chất lượng 
tinh trùng cá mú cọp bảo quản trong tủ lạnh
Hoạt lực (%) của tinh trùng cá mú cọp bảo 
quản trong BSA, 0,3 M Glucose, MPRS, ASP 
được thể hiện thông qua Hình 1.
68 • NHA TRANG UNIVERSITY
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
Tinh trùng được bảo quản trong ASP có 
hoạt lực tốt nhất so với MPRS, BSA và 0,3 M 
Glucose. Tinh trùng bảo quản trong ASP có hoạt 
lực 4,00%, với vận tốc đạt 33,00mm/s sống đến 
ngày thứ 24, trong khi đó khi bảo quản trong 
0,3 M Glucose, MPRS, BSA có hoạt lực và vận 
tốc lần lượt là 9,00% và 41,00mm/s sống đến 
21 ngày; 8% và 27,00mm/s có thể sống đến 
15 ngày; và 4,00% và 28,00mm/s sống đến 15 
ngày. Qua Hình 1, ta thấy hoạt lực của tinh trùng 
có sự sai khác không đáng kể giữa các chất bảo 
quản sau ngày thứ nhất, cụ thể: trong 3 chất 
bảo quản ASP, MPRS và BSA hoạt lực không 
có sự sai khác nhưng lại sai khác vận tốc so 
với lô tinh trùng bảo quản trong 0,3 M Glucose 
nhóm này cũng có sai khác so với lô đối chứng. 
Sau 3 ngày bảo quản, hoạt lực và vận tốc của 
tinh trùng trong các chất bảo quản gần như đã 
có sự sai khác rõ rệt chỉ có nhóm ASP và lô 
đối chứng là không có sự sai khác nhưng đến 
ngày thứ 6 thì đã có sự sai khác hoàn toàn giữa 
4 chất bảo quản và so với lô đối chứng. Tuy 
nhiên, tinh trùng được bảo quản trong chất bảo 
quản ASP có hoạt lực, vận tốc và thời gian sống 
lớn nhất, kéo dài đến 24 ngày.
Muchlisin [16] cho rằng chất bảo quản là 
môi trường đệm giúp pha loãng tinh dịch và 
để có được lượng tinh trùng pha loãng lớn 
trong sinh sản nhân tạo. Do đó, việc sử dụng 
chất bảo quản trong quá trình bảo quản lạnh 
tinh trùng là rất cần thiết. BSA là một trong 
chất bảo quản tối ưu cho một số loài cá biển 
như cá bơn (Scophthalmus maximus) [11], 
cá chẽm châu Âu (Dicentrarchus labrax) [16]. 
Tuy nhiên, trong nghiên cứu này thì kết quả 
cho thấy không tốt hơn cho với ASP. Ngoài ra, 
MPRS là chất bảo quản tốt nhất cho cá chẽm 
châu Á (Lates calcarifer). Khi áp dụng chất này 
cho bảo quản tinh cá mú cọp cũng mang lại 
kết quả kém hơn so với ASP. Bên cạnh đó, 0,3 
M Glucose là chất bảo quản tốt nhất cho một 
số loài cá mú như cá mú đen (Epinephelus 
malabaricus) [10, 14] nhưng áp dụng vào 
nghiên cứu này thì không mang lại hiệu quả 
so với ASP. Việc lựa chọn chất bảo quản thích 
hợp rất quan trọng, thành phần của chất bảo 
quản là một trong những yếu tố quyết định lên 
kết quả bảo quản. Việc áp dụng kết quả của 
một số nghiên cứu trước cho cá mú cọp không 
mang lại kết quả tốt. Một trong những nghiên 
cứu gần đây người ta đã phân tích thành phần 
trong tinh dịch cá và tạo ra một môi trường 
bảo quản dựa vào các thành phần này. Trong 
nghiên cứu này dịch tương nhân tạo (ASP) 
Hình 1. Hoạt lực (%) và vận tốc của tinh trùng (mm/s) cá mú cọp bảo quản trong BSA, 0,3 M Glucose, 
MPRS, ASP ở tỉ lệ 1:3 trong tủ lạnh 4oC
AS: Sau khi pha loãng. Control: Không pha loãng. Số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± sai số chuẩn. Đồ 
thị cột biểu thị hoạt lực tinh trùng, đồ thị đường biểu thị vận tốc tinh trùng
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
NHA TRANG UNIVERSITY • 69
Qua đồ thị ta thấy tinh trùng bảo quản ở 
tỷ lệ 1:3 cho hoạt lực tốt nhất 4,56%, vận tốc 
12,33mm/s kéo dài thời gian sống đến 21 ngày 
và ngắn nhất là ở tỷ lệ 1:10 hoạt lực 25,22%, 
với vận tốc 71,11mm/s chỉ có thể sống đến 
được 6 ngày.
Như vậy, có thể thấy rằng: sau 1 ngày bảo 
quản hoạt lực của tinh trùng trong ASP tỷ lệ 
1:1, 1:3 và lô đối chứng không có sự sai khác, 
trong khi đó lại sai khác vận tốc so với tỷ lệ 
1:10. Đến ngày thứ 3 thì hoạt lực và vận tốc 
của tinh trong ASP ở các tỷ lệ đều có sự sai 
khác hoàn toàn với nhau và so với lô đối chứng. 
Tuy nhiên, hoạt lực của tinh trùng bảo quản 
ở tỷ lệ 1:3 có hoạt lực, vận tốc và thời gian 
sống tốt nhất, kéo dài đến ngày thứ 21.
Theo nghiên cứu của Le và ctv [15] thì tinh 
trùng cá đù vàng (Larimichthys polyactis) bảo 
quản ở tỷ lệ 1:3 cho thời gian sống lâu nhất 
(14 ngày), trong khi đó ở tỷ lệ 1:1 (10 ngày) và 
tỷ lệ 1:5 (12 ngày). Đối với tinh trùng cá tuyết 
Đại T ây Dương (Gadus morhua), cá tuyết chấm 
đen (Melanogrammus aeglefi nus) và cá mướp 
vân (Osmerus mordax) tỷ lệ pha loãng 1:3 tốt 
hơn so với các tỷ lệ 1:1, 1:2, 1:5 và 1:10 [13]. 
Ở tinh trùng cá trê Phi (Clarias gariepinus) 
tỷ lệ 1:5 thì tốt hơn so với tỷ lệ 1:3 hay 
1:10 [3]. Ở tinh trùng cá chẽm mõm nhọn 
Hình 2. Hoạt lực (%) và vận tốc của tinh trùng (mm/s) với các tỷ lệ pha loãng khác nhau 
bằng chất bảo quản ASP trong tủ lạnh ở 4oC
AS: Sau khi pha loãng. Control: không pha loãng. Số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± sai số chuẩn. Đồ 
thị cột biểu thị hoạt lực tinh trùng, đồ thị đường biểu thị vận tốc tinh trùng
chính là dựa trên thành phần có trong tinh dịch 
cá mú cọp. Đối với tinh trùng của cá đù vàng 
(Larimichthys polyactis) khi bảo quản trong 
ASP (Artifi cial Seminal Plasma) có thể sống 
được 14 ngày và trong marine fi sh Ringer’s 
solution được 10 ngày [15]. Tinh trùng cá bơn 
(Scophthalmus maximus) bảo quản trong 
Ringer 200 và artifi cial seminal liquid cho thời 
gian hoạt lực kéo dài tới 6-7 ngày [11]. Tinh 
trùng cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca 
waigiensis) bảo quản trong ASP cho thời gian 
hoạt lực kéo dài đến ngày thứ 24 [4]. Dựa trên 
kết quả nghiên cứu này thì việc bảo quản tinh 
trùng cá mú cọp trong ASP mang lại hiệu quả 
tốt hơn so với bảo quản trong các chất bảo 
quản khác. Như vậy, ở các loài cá khác nhau 
thì chất bảo quản cũng khác nhau.
2. Ảnh hưởng của tỷ lệ pha loãng đến chất 
lượng tinh trùng cá mú cọp bảo quản trong 
tủ lạnh
Hoạt lực (%) của tinh trùng cá mú cọp 
bảo quản trong ASP khi ở các tỷ lệ pha loãng 
1:1,1:3, 1:5, 1:10 được thể hiện thông qua 
Hình 2.
70 • NHA TRANG UNIVERSITY
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
(Psammoperca waigiensis) tỷ lệ pha loãng 1:3 tốt hơn so với tỷ lệ 1:1, 1:5 hay 1:10 [4]. Như vậy, từng 
loài cá khác nhau thì tỷ lệ pha loãng để cho bảo quản cũng khác nhau.
3. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên chất lượng tinh trùng cá mú cọp bảo quản trong tủ lạnh
Hoạt lực (%) của tinh trùng cá mú cọp bảo quản trong ASP với tỷ lệ pha loãng 1:3 ở các thang 
nhiệt độ 0ºC, 2ºC, 4ºC được thể hiện thông qua Hình 3.
Hình 3. Hoạt lực (%) và vận tốc của tinh trùng (mm/s) với tỷ lệ pha loãng 1:3, 
ở thang nhiệt độ 0ºC, 2ºC, 4ºC trong ASP
AS: Sau khi pha loãng. Số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± sai số chuẩn. Đồ thị cột biểu thị hoạt lực 
tinh trùng, đồ thị đường biểu thị vận tốc tinh trùng
Qua đồ thị ta thấy tinh trùng bảo quản ở 
thang nhiệt độ 4°C cho hoạt lực 10,00% và vận 
tốc 54,00mm/s tốt nhất, có thể kéo dài thời gian 
sống đến 24 ngày và ngắn nhất là ở nhiệt độ 
0°C và 2°C với hoạt lực lần lượt 8,11%, 8,00% 
và vận tốc lần lược là 55,78mm/s; 55,00mm/s 
chỉ sống đến 21 ngày.
Nhiệt độ thấp có thể giảm đi sự phát triển 
của vi khuẩn. Điều này có thể giải thích bảo 
quản tinh trùng ở nhiệt độ thấp trong khoảng 
dao động từ 0-4oC sẽ kéo dài thời gian tồn tại 
của tinh trùng. Sự tồn tại của tinh trùng bảo 
quản lạnh ở nhiệt độ 0-4oC có thể giảm tỉ lệ trao 
đổi chất [9]. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào 
từng loài cá và đặc biệt hơn là các loài cá nhiệt 
đới. Ở cá hồi, tinh trùng có thể tồn tại một vài 
ngày nếu bảo quản chúng ở nhiệt độ 1-4oC [8]. 
Ở cá bơn, tinh trùng có thể tồn tại 30 ngày 
nếu bảo quản chúng ở nhiệt độ 0oC. Ngoài ra 
các loài cá song thì tinh trùng có thể tồn tại 7 
ngày nếu bảo quản chúng ở nhiệt độ 4oC. Một 
nghiên cứu gần đây nhất của Le và ctv [15] 
cho rằng nhiệt độ 0oC là nhiệt độ tối ưu cho 
bảo quản tinh trùng cá đù vàng. Bên cạnh đó, 
Lê Minh Hoàng và ctv [4] cho rằng nhiệt độ 2oC 
là nhiệt độ tối ưu cho bảo quản tinh trùng cá 
chẽm mõm nhọn. Trong nghiên cứu này thấy 
rằng nhiệt độ 0oC và 2oC lại cho ra kết quả thấp 
hơn so với nhiệt độ 4oC. Như vậy, hoạt lực, vận 
tốc của tinh trùng cá mú cọp bảo quản ở 4°C 
là tốt nhất trong nghiên cứu này và thời gian có 
thể kéo dài đến ngày thứ 24.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tinh trùng dược bảo quản trong ASP cho 
thời gian hoạt lực và vận tốc tốt nhất duy trì 
đến ngày thứ 24 và ngắn nhất bảo quản trong 
BSA chỉ duy trì đến ngày thứ 15.
Thời gian hoạt lực và vận tốc tinh trùng duy 
trì lâu nhất khi bảo quản trong ASP ở tỷ lệ pha 
loãng 1:3 lên đến 24 ngày và ngắn nhất ở tỷ lệ 
1:10 chỉ sống đến ngày thứ 9.
Tinh trùng được pha loãng ở tỷ lệ 1:3 trong 
ASP và bảo quản ở 4oC cho thời gian hoạt lực 
và vận tốc cao nhất, kéo dài đến 24 ngày và 
thấp nhất ở 0oC và 2oC chỉ sống đến 21 ngày.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
NHA TRANG UNIVERSITY • 71
2. Kiến nghị
Qua các thí nghiệm cho thấy tỷ lệ sống và 
thời gian hoạt lực của tinh trùng cá mú cọp 
thay đổi theo thời gian bảo quản, ở đó chất 
lượng tinh trùng cũng thay đổi. Do đó, đối với 
các nghiên cứu sau này nên tiến hành cho thụ 
tinh nhằm đánh giá được chất lượng tinh trùng 
một cách chính xác hơn. 
Do thời gian nghiên cứu ngắn nên chưa 
đánh giá tác động của kháng sinh lên thời gian 
bảo quản của tinh trùng trong tủ lạnh. Chính 
vì thế, các nghiên cứu sau nên tiến hành thí 
nghiệm để đánh giá vai trò của kháng sinh lên 
thời gian bảo quản lạnh tinh trùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Tiếng Việt
1. Đoàn Khắc Bộ, 2008. Kỹ thuật nuôi cá mú. NXB Đà Nẵng.
2. Hoàng Thị Hiền, Lê Minh Hoàng, 2014. Một số đặc tính của tinh trùng và ảnh hưởng của các cation lên hoạt lực 
của tinh trùng cá mú cọp (Epinephelus fuscoguttatus Forsskal, 1775). Tạp chí nghề cá sông Cửu Long, 3:23-32.
3. Lê Minh Hoàng, 2015. Bảo quản lạnh tinh trùng của một số đối tượng thủy sản. NXB Nông nghiệp, TP. Hồ Chí 
Minh: 156 p.
4. Lê Minh Hoàng, Bông Minh Đương, Mai Như Thủy, Phạm Quốc Hùng, 2013. Nghiên cứu bảo quản tinh trùng 
cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis trong tủ lạnh. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản.
5. Lê Minh Hoàng, Hoàng Thị Hiền, Phạm Phương Linh, Phạm Quốc Hùng, 2014. Ảnh hưởng của tỷ lệ pha loãng, 
nhiệt độ, pH và áp suất thẩm thấu lên hoạt lực tinh trùng cá mú cọp Epinephelus fuscoguttatus. Tạp chí Khoa 
học - Công nghệ Thủy sản. 
6. Vũ Văn Toàn, 2002. Danh mục các loài nuôi biển và nuôi nước lợ Việt Nam - Hợp phần hỗ trợ nuôi trồng thủy 
sản biển và nước lợ (SUMA), Danida. Bộ Thủy sản, Hà Nội: 118 p.
7. Lê Anh Tuấn, 2004. Tình hình nuôi cá mú ở Việt Nam: Hiện trạng và các trở ngại về mặt kỹ thuật. Tạp chí Khoa 
học - Công nghệ Thủy sản, Số đặc biệt:174-179.
 Tiếng Anh
8. Basavaraja N, Hegde SN., 2005. Some characteristics and short-term preservation of spermatozoa of Deccan 
mahseer, Tor khudree (Sykes). Aquaculture Research, 36(5):422-430.
9. Bobe J, Labbe C., 2009. Chilled storage of sperm and eggs. In: E. Cabrita V. Robles, P. Herráez, editor. Methods 
in reproductive aquaculture: Marine and Freshwater Species: CRC Press, Taylor Francis Group: 219-235.
10. Chao NH, Tsai HP, Liao IC., 1992. Short- and long-term cryopreservation of sperm and sperm suspension of the 
grouper Epinephelus malabaricus. Asian Fish Sci., 5:103-116.
11. Chereguini O, Cal RM, Dreanno C, Ogier de Baulny B, Suquet M, Maisse G. Short-term storage and 
cryopreservation of turbot (Scophthalmus maximus) sperm. Aquat Living Resour. 1997;10:251-255.
12. Christensen JM, Tiersch TR. Refrigerated storage of channel catfi sh sperm. Journal of the World Aquaculture 
Society. 1996;27(3):340-346.
13. DeGraaf JD, Berlinsky DL. Cryogenic and refrigerated storage of Atlantic cod (Gadus mor hua) and haddock 
(Melanogrammus aeglefi nus) spermatozoa. Aquaculture. 2004;234(1-4):527-540.
14. Gwo JC. Cryopreservation of black grouper (Epinephelus malabaricus) spermatozoa. Theriogenolgy. 
1993;39(6):1331 - 1342.
15. Le MH, Lim HK, Min BH, Park MS, Chang YJ. Stor age of yellow croaker Larimichthys polyactis semen. The 
Israeli Journal of Aquaculture - Bamidgeh. 2011;63.
16. Muchlisin ZA. Review: Current stat us of extenders and cryoprotectants on fi sh spermatozoa cryopreservation. 
Biodiversitas. 2005;6(1):66-69.
17. Park C, Chapman FA. An Extender solution for the short-term storage of sturgeon Semen. North American 
Journal of Aquacultu re. 2005;67:52-57.
18. Stoss J, Holtz W. Successful storage of chilled rainbow trout (Salmo gairdneri) spermatozoa for up to 34 days. 
Aquaculture. 1983;31(2-4):269-274.

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_ti_le_pha_loang_chat_bao_quan_va_nhiet_do_den.pdf