Ảnh hưởng của kích thước hình học đến sự thay đổi nội lực trong mô hình khung nhà nhiều tầng chịu tải trọng động đất
Dự báo sự thay đổi nội lực trong kết cấu khung nhà nhiều tầng đóng vai trò quan trọng trong tính toán thiết kế cũng như ổn định công trình dân dụng, đặc biệt khi công trình chịu tải trọng động đất. Dựa trên lý thuyết tương tự, bài báo nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước hình học đến sự thay đổi về nội lực trong mô hình khung nhà nhiều tầng chịu tải trọng động đất thông qua việc tính toán với các số tỷ lệ kích thước hình học khác nhau, giữa mô hình mô phỏng và mô hình bài toán thực (nguyên hình).
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của kích thước hình học đến sự thay đổi nội lực trong mô hình khung nhà nhiều tầng chịu tải trọng động đất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của kích thước hình học đến sự thay đổi nội lực trong mô hình khung nhà nhiều tầng chịu tải trọng động đất
92 Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất Tập 59, Kỳ 1 (2018) 92-98 Ảnh hưởng của kích thước hình học đến sự thay đổi nội lực trong mô hình khung nhà nhiều tầng chịu tải trọng động đất Đặng Văn Phi *, Nguyễn Văn Mạnh, Bùi Văn Đức, Phạm Thị Nhàn Khoa Xây dựng, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT Quá trình: Nhận bài 15/6/2017 Chấp nhận 20/7/2017 Đăng online 28/2/2018 Dự báo sự thay đổi nội lực trong kết cấu khung nhà nhiều tầng đóng vai trò quan trọng trong tính toán thiết kế cũng như ổn định công trình dân dụng, đặc biệt khi công trình chịu tải trọng động đất. Dựa trên lý thuyết tương tự, bài báo nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước hình học đến sự thay đổi về nội lực trong mô hình khung nhà nhiều tầng chịu tải trọng động đất thông qua việc tính toán với các số tỷ lệ kích thước hình học khác nhau, giữa mô hình mô phỏng và mô hình bài toán thực (nguyên hình). Kết quả nghiên cứu với các tỷ lệ kích thước khác nhau của cấu kiện chịu lực cơ bản của khung nhà nhiều tầng (cột, dầm) cho thấy sự sai số về nội lực giữa các mô hình và nguyên hình là tương đối lớn, sự sai số này phụ thuộc vào kích thước hình học của mô hình. Vì vậy, khi xây dựng mô hình để nghiên cứu ứng xử của kết cấu chịu lực chính (kết cấu khung) trong nhà nhà cao tầng cần đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn tỷ lệ kích thước hình học của cấu kiện chịu lực chính nói riêng, của mô hình nói chung để hạn chế sai số giữa đại lượng mô hình và nguyên hình. © 2018 Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Tất cả các quyền được bảo đảm. Từ khóa: Khung nhà nhiều tầng Tải trọng động đất Kích thước hình học Lý thuyết tương tự 1. Mở đầu Nghiên cứu ứng xử cơ học cũng như dự báo sự thay đổi thành phần nội lực trong kết cấu công trình đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giải quyết bài toán độ bền, độ ổn định của công trình, đặc biệt khi công trình chịu tải trọng động đất. Trong lĩnh vực kết cấu nhà cao tầng, đã có một số phương pháp được sử dụng để phân tích, nghiên cứu và tính toán định lượng sự thay đổi của các thành phần nội lực, chuyển vị của kết cấu. Hiện nay đã có khá nhiều phương pháp được nghiên cứu và áp dụng, trong đó có phương pháp sử dụng mô hình tương đương. Ưu điểm của phương pháp này là quá trình tính toán đơn giản và có thể áp dụng cho các loại công trình khác nhau. Sử dụng phương pháp mô hình tương đương để nghiên cứu tính toán công trình đã được một số tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu (Đặng Văn Phi, 2014; Võ Văn Thảo, 2013; Nguyễn Võ Thông và nnk., 2013; Yue, 2008; Moncarz and Karawinkler, 1981), trong đó chủ yếu tập trung vào việc xây dựng lý thuyết tương tự, nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu, tải trọng và thời gian tác dụng của tải trọng đến nội lực và chuyển vị của kết cấu trong mô hình; các nghiên cứu trên chưa đề cập nhiều tới sự ảnh hưởng của kích thước _____________________ *Tác giả liên hệ E-mail: dangvanphi@khoaxaydung.edu.vn Đặng Văn Phi và nnk./Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 59 (1), 92-98 93 hình học đến sự thay đổi nội lực trong mô hình tính tương đương, đặc biệt khi mô hình chịu tải trọng động. Để phản ánh chính xác ứng xử của nguyên hình, các tham số của mô hình tương đương như kích thước hình học (tỷ lệ chiều cao, kích thước tiết diện cấu kiện), chủng loại vật liệu phải được tính toán và lựa chọn một cách phù hợp trước khi mô hình được sử dụng để nghiên cứu. Các mô hình tương đương thường được thiết kế với kích thước hình học và quy mô nhỏ hơn với nguyên hình, tuy nhiên luôn dựa trên nguyên tắc mô phỏng chính xác được dạng liên kết, chủng loại vật liệu sử dụng, trạng thái làm việc và kết cấu của công trình. Trong kỹ thuật mô hình hóa, các tham số tỷ lệ tương tự được tạo thành bởi tỷ số những đại lượng của các biến số tương ứng giữa nguyên hình và mô hình. Gọi (s) là tỷ số giữa đại lượng nguyên hình (N) trên đại lượng mô hình (M), phương trình (1) thể hiện mối liên hệ giữa các đại lượng của mô hình và nguyên hình (Võ Văn Thảo, 2013). )M).(s()N( )M( )N( )s( Hướng tới mục tiêu làm rõ được ảnh hưởng của kích thước hình học tới sự thay đổi các thành phần nội lực trong khung nhà nhiều tầng chịu tải trọng động, bài báo sử dụng nguyên lý của mô hình tương đương xây dựng mô hình để nghiên cứu sự thay đổi của thành phần nội lực ứng với những giá trị cụ thể của kích thước hình học của kết cấu khung nhà nhiều tầng; trong đó hai cấu kiện chịu lực chính của kết cấu khung nhà nhiều tầng bê tông cốt thép là dầm và cột được xem xét. 2. Lý thuyết tương tự và mối quan hệ giữa các tham số tỷ lệ tương tự 2.1. Cơ sở lý luận của lý thuyết tương tự Trạng thái của đối tượng nguyên hình, mô hình và các hiện tượng xảy ra trong quá trình tồn tại của chúng là những đặc trưng vật lý, những nguyên nhân phát sinh ra các đặc trưng vật lý đó trong chúng sẽ có cùng chung các định luật vật lý như nhau. Đó là điều kiện tương tự vật lý. Khi đó, những điều kiện tương tự hình học giữa nguyên hình và mô hình là những điều kiện tương tự bắt buộc, khi trạng thái của nguyên hình và mô hình phụ thuộc yếu tố thời gian. Nếu đảm bảo được những điều kiện tương tự đó, thì từ những kết quả nhận được trên mô hình hoàn toàn có thể suy ra cho đối tượng nguyên hình nhờ các mối liên hệ khách quan giữa chúng với nhau. Các định luật của sự tương tự - Định luật thứ nhất của sự tương tự: Đối với những hiện tượng tương tự các chỉ tiêu tương tự bằng 1, các tỷ số không thứ nguyên của những tham số có mang thứ nguyên tương ứng nào đó trong những hiện tượng tương tự là bất biến. - Định luật thứ hai của sự tương tự: Một phương trình đầy đủ Φ bất biểu diễn một hiện tượng hay một quá trình vật lý cần được khảo sát nào đó, được viết trong một hệ đơn vị xác định, có thể thể hiện được thành một phương trình Φ’ chứa các biến số không thứ nguyên. - Định luật thứ ba của sự tương tự: Điều kiện cần và đủ
File đính kèm:
- anh_huong_cua_kich_thuoc_hinh_hoc_den_su_thay_doi_noi_luc_tr.pdf